Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Mời đọc báo



Giáo sư Trần Văn Khê dưới mắt người nước ngoài

18/03/2010 07:08:15

Chẳng những hiểu biết thông suốt về Âm nhạc Dân tộc truyền thống Việt Nam, Trần Văn còn là một chuyên gia về Âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Ả Rập, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến Âm nhạc Châu Á trên thế giới.

1. Giáo sư Francois Picard trong tạp chí “Cahiers de Musiques Traditionnelles” 2/1989 (Tạp chí Âm nhạc Truyền thống, xuất bản tại Thụy Sĩ):

"Ngoài tài năng đặc biệt trong lĩnh vực Âm nhạc Truyền thống Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê còn là một nhà nghiên cứu Âm nhạc có mặt trong nhiều Hội nghị quốc tế từ mấy chục năm nay, một Giáo sư hoàn toàn tận tụy với học sinh của Người.

Là một người tiếp nối công việc làm của những người tiền bối trong lĩnh vực Dân tộc nhạc học của nước Pháp, Giáo sư Trần Văn Khê đã biết phối hợp nhuần nhuyễn phương pháp nghiên cứu của phương Tây với một phong cách đặc biệt chứng tỏ rằng ông đã thấm nhuần văn hoá truyền khẩu của Châu Á và tỏ ra được sự tôn trọng truyền thống của nước ông".

a
GS Trần Văn Khê trong một hội nghị Âm nhạc do UNESCO tổ chức (có sự hiện diện của danh cầm violin Yehudi Menuhin - thứ 3 từ phải sang)

2. Nhà nghiên cứu Francis Pinguet trong tạp chí “La Revue Musicale” số 402 – 403 – 404 tháng 12 năm 1987:

"Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt Nam nổi tiếng nhất trong lĩnh vực Âm nhạc và Dân tộc nhạc học ngày nay, danh tiếng khắp hoàn cầu.

Chỉ cần nhắc lại rằng trong lúc chúng tôi soạn ra số tạp chí này, đặc biệt mang tựa là Tran Van Khe et le Viet Nam (Trần Văn Khê và nước Việt Nam ), ông đã đi dự nhiều Hội nghị bên Trung Quốc, Brésil, Việt Nam, Ý... và ông dự định sang dạy học tại Hoa Kỳ khoảng 9 tháng, số báo này in lại 7 bài Giáo sư đã viết và một thư mục đầy đủ gồm các bài Giáo sư đã viết từ năm 1959 đến năm 1987, cộng thêm một số hình ảnh để rọi sáng nhiều khía cạnh về con người, sự nghiệp, tinh thần và những hoạt động của Giáo sư Trần Văn Khê".

a
GS Trần Văn Khê dạy học tại Đài Loan thập niên 90

3. Nhà xuất bản Buchet/Chastel năm 1996:

"Giáo sư Trần Văn Khê cùng một lúc đã làm 4 chuyện khác nhau trong nghề nghiệp: Nghiên cứu trong Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đến năm 1987, Giáo sư Dân tộc Nhạc học tại đại học Sorbonne Paris đến năm 1988, một Nhạc sĩ truyền thống Việt Nam, và là một nhà Âm nhạc học mà kết quả nghiên cứu đã được đăng khắp nơi cho đến ngày nay".

f
Nghiên cứu và giảng dạy (Trung tâm Nhạc học Đông phương CEMO)

a
Giới thiệu Nhạc truyền thống Việt Nam với tư cách nhạc sĩ - nghệ sĩ

4. Nhà xuất bản Ricordi (Torino Ý):

"Giáo sư Trần Văn Khê là một người thầy lớn về Âm nhạc Dân tộc Việt Nam, nguyên Giáo sư đại học Sorbonne Paris, thành viên danh dự của Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco, Viện sĩ thông tấn của Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa học – Văn chương và Nghệ thuật, chẳng những hiểu biết thông suốt về Âm nhạc Dân tộc truyền thống Việt Nam mà còn là một chuyên gia về Âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Ả Rập, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến Âm nhạc Châu Á trên thế giới”.

d
Đến Ấn Độ để nghiên cứu Âm nhạc truyền thống xứ Ấn
(Trần Văn Khê ngồi trước đền thờ nổi tiếng Taj Mahaj)

a
Đến Nhật Bản nghiên cứu và so sánh đối chiếu các loại đàn cùng họ Đàn Tranh ở Châu Á (Trần Văn Khê học đờn Koto Nhật Bản với các bậc thầy tại x



1 nhận xét:

  1. Thật vậy, nhạc sĩ Trần Văn Khê là một nhân tài âm nhạc của VN.

    Trả lờiXóa