Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Lịch sử & cấu tạo cây đàn Guitar


Đàn guitar có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những nguời thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên đuợc phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạc và đàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùa và gân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).

Từ guitar bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn guitar đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.

Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.

Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latina và guittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.

Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ guitar ngày nay.
Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn guitar. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.

Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây guitar ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn mandoline) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn guitar hiện đại.

Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn guitar mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.

Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV[cần dẫn nguồn]. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê guitar cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn guitar đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.

Dù thế, cây đàn guitar vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn guitar phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.

Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), Fernando Sor (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn guitar trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây guitar có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc guitar, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, Robert Schumann, Johann Sebastian Bach cho guitar.
Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.

Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây guitar cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng guitar chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoyaphòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của guitar cổ điển.

Sang đầu thế kỷ 20, cây guitar sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn guitar đã rẽ sang các nhánh mới như nhạc rock, nhạc jazz và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.
Cấu tạo
Bộ phận quan trọng nhất của đàn là dây đàn và thùng đàn. Thùng có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung động, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung động của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh mặt thùng đàn dao động với cùng tần số và tai ta nghe được âm thanh. Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.

Những phần cơ bản của guitar điện và cổ điển
1-Headstock (đầu đàn)
2-Nut (lược đàn)
3-Machine heads (bộ trục lên dây đàn hoặc những chốt chỉnh dây)
4-Frets (những phím đàn)
5-Truss rod
6-Inlays
7-Neck (cần đàn)
8-Heel (acoustic or Spanish), neckjoint (electric)
9-Body (thân đàn)
10-Pickups (bộ phận cảm ứng âm thanh)
11-Electronics (điện tử)
12-Bridge (ngựa đàn)
13-Pickguard
14-Back (mặt sau)
15-Soundboard (top)
16-Body sides (ribs)
17-Sound hole, with rosette inlay (lỗ thoát âm)
18-Strings (những dây đàn)
19-Saddle (lưng ngựa đàn)
20-Fretboard or fingerboard (bàn phím)

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

MÓN ĂN NÓNG HỔI...


CÁC MÓN ĂN QUÊ HƯƠNG NÓNG HỔI, VỪA THỔI VỪA ĂN...

H.1 : 

H.2 : 

H.3 : 

H.4 : 

H.5 : 

H.6 : 

H.7 : 

H.8 :

THẬT TUYỆT VỜI... HÌ, HÌ...

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

NẮNG KHUYA




































Như trời khuya có nắng
Nồng ấm từng giọt rơi
Như Em ở trong Tôi
Lửa lòng nghe nóng lạ

Tiết mùa đang vào hạ
Phượng nở thắm ven đường
Ve hát khúc yêu thương
Chín mùi hương trái mộng

Ươm mầm xanh cuộc sống
Rạo rực nét môi duyên
Bóng đêm thêm ảo huyền
Khẽ ru hồn xao xuyến

Trời khuya...! Ôi diễm tuyệt
Đắm đuối nụ hôn tình
Trong Tôi vẫn có Em
Chung say dòng tâm tưởng.
 (KIM HOA)


Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Xăn tay nấu Mì Quãng

Hôm nay mt nhớ đến món MQuãng-PT, lên net search cách nấu Mì Quãng ,chia sẽ cùng BCCB.
Bắt đầu xăn tay..

Vật liệu cho 10 người ăn:
- 5 cái móng giò heo (hay sườn heo)
- 2 lbs thịt đùi heo (có cả nạt và da mỡ)
- 20 con tôm tươi còn nguyên đầu
- Dầu ăn
- 1 tsp bột ngọt, muối, ớt bột có mà đỏ, 1 củ nhỏ tỏi tươi, đường, nước mắm, hột màu
- 1 hộp gia vị nấu bún riêu tôm (hay 1 nắm tôm khô)
- 1 củ lớn hành tây trắng
- Giá (bean sprout), hành lá xanh
- Rau thơm: húng lũi (mint), tía tô, & diếp cá
- 2 gói hủ tiếu trắng cọng lớn + tí bột nghệ
- Đậu phộng rang giòn giã bể miếng nhỏ
- Ớt cắt miếng hay tương ớt, chanh cắt miếng
Cách làm:
- Cắt lát thịt đùi heo miếng lớn cỡ 3 ngón tay, dày 1/2 lóng ngón tay. Nếu dùng sườn heo thì trộn chung vô rồi đem ướp với: muối, ớt bột, tỏi tươi xay nhuyễn, đường, 1 - 2 muỗng nước mắm. Các bạn có thể cho tí nước hột màu vào ướp nếu như dùng ớt bột ít. Để khoảng 2 tiếng (nếu có thì giờ để thịt trong tủ lạnh qua đêm thì thịt thấm hơn) dùng chung muối với nước mắm là vì muốn có mùi thơm của nước mắm nhưng không muốn có vị chua.
- Móng giò heo chặt miếng lớn nhỏ tùy thích rồi đem hầm mềm
- Nếu như không có hộp gia vị nấu bún riêu tôm thì nấu mềm tôm khô rồi đem xay nhỏ cho vào nồi nước lèo móng giò
- Tôm tươi cắt bỏ râu ria chân cẳng rồi đem ướp với gia vị như ướp thịt khoảng 1 tiếng rồi đem xào lên với dầu cho chín
- Khi móng giò sắp mềm thì đem thịt đã ướp ra xào lên với dầu cho xăn thịt & thơm mùi tỏi rồi cho vào nồi nước lèo. Tiếp tục đun lửa vừa phải cho thịt chín mềm. Sau đó thì nêm lại nước lèo với nước mắm, đường, ớt bột cho vừa ăn rồi cho thêm nước hột màu lên mặt.
- Củ hành tây trắng thì đem cắt miếng khỏang 2 ngón tay rùi cho vào nồi nước lèo trước khi tắt lửa (10 phút trước khi ăn) để giữ độ giòn của hành
- Hành lá xanh đem cắt ngắn khoảng 2 đốt ngón tay trộn chung với giá rửa sạch
- Hủ tiếu khô ngâm nước ấm với bột nghệ cho có màu vàng rồi với ra rỗ
- Bày rau thơm rửa sạch để ra dĩa
- Đậu phộng rang giòn giã bể miếng nhỏ
- Ớt cắt miếng hay tương ớt, chanh cắt miếng

Khi ăn thì trụng nước sôi giá & hành lá xanh cho lên tô, trụng hủ tiếu lên trên, cho vài con tôm, múc thịt & hành tây lên. Bỏ 1 tsp tương ớt hay ớt cắt miếng + vắt chanh + 1 tsp đâu phộng + rau thơm.


Món này phải nấu nhiều tỏi & ớt màu cho thơm và có màu đỏ của ớt. Nước lèo thì nêm đâm đà và ăn ít nước như hủ tiếu bò kho, hay dùng 1 hộp gia vị nấu bún riêu tôm cho có mùi thơm của tôm khô.

Chúc các bạn có một bữa nấu Mì Quãng thành công.
mt

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

TUỔI GIÀ GIÀU CÓ NHƯ THẾ NÀO ???

Lâu nay bàn tán về tuổi, nào là tuổi hồng, tuổi già, nhưng quí vị đâu biết tuổi già giàu có như thế nào ?

Bạc đầy đầu
Vàng đầy răng.
Đá trong thận.
Đường trong máu.
Chì trong chân.
Sắt trong gân.
Và không ngừng sản suất khí thải thiên nhiên !
Chắc bạn không biết tuổi già đã tích tụ bằng đó tài sản

Vậy thì chúng ta đã giàu có quá rồi, phải không ? Hu, hu...

Hai viên gạch xấu

SỰ HOÀN HẢO VÀ MẶC CẢM - Hai viên gạch xấu

Thiền Sư Ajahn Brahm

Sau khi mua đất để xây tu viện vào năm 1983, chúng tôi hết sạch tiền. Chúng tôi lâm vào hoàn cảnh nợ nần. Miếng đất trống trơn, chẳng có nhà cửa gì cả, một túp lều cũng không. Những tuần sau đó chúng tôi không có giường để nằm mà phải ngủ trên những tấm cửa cũ mua rẻ từ một vựa phế liệu và chúng tôi kê gạch bên dưới các góc để nâng nó lên cao một chút.
(Dĩ nhiên là không có nệm vì chúng tôi là những tu sĩ trong rừng.)

Vị viện chủ được dành cho tấm cửa đẹp nhất, một tấm cửa phẳng phiu. Còn tấm cửa của tôi thì có một lỗ trống ở giữa do trước kia đó là chỗ tra bộ khóa. Tôi nói đùa rằng khi ngủ dậy tôi không cần bước xuống giường để đi vệ sinh. Thật ra thì buổi tối rất lạnh vì gió luồng qua lỗ trống đó thổi lên khiến tôi ngủ không yên.

Chúng tôi là những tu sĩ nghèo cần cất nhà nhưng không đủ tiền để thuê thợ xây – đối với chúng tôi tiền mua vật liệu xây dựng cũng hầu như vượt quá khả năng rồi.

Vì thế chúng tôi phải học cách xây: nào là đào móng, trộn hồ, đặt gạch, nào là cất mái, lắp ống nước – nói chung là tất cả mọi công việc. Hồi chưa xuất gia tôi học vật lý và là một giáo viên trung học, chưa biết lao động chân tay. Thế nhưng sau vài năm sống ở đây tôi đã trở thành thợ khéo, và thậm chí gọi nhóm xây dựng của chúng tôi là BBC (Buddhist Building Company – Công ty Xây dựng Phật giáo). Nhưng nhớ lại khi mới bắt đầu thật là khó khăn.

Mới thoạt nhìn thì việc xây tường đâu có gì khó: chỉ lót một lớp hồ mỏng bên dưới, một chút ở hai bên, một lớp ở trên. Thế nhưng khi bắt tay đặt viên gạch lên thì công việc hóa ra không dễ : tôi gõ nhẹ ở một đầu cho bằng thì đầu kia nhô lên. Tôi gõ đầu kia xuống thì viên gạch chệch ra, không còn thẳng hàng nữa. Sau khi gõ lại cho ngay ngắn thì ở góc nó lại hơi vênh. Bạn cứ thử làm đi thì biết.
Là thầy tu tôi có thì giờ lẫn sự kiên nhẫn cần thiết để tiến hành công việc. Thế nên tôi cẩn thận từng chút để mọi viên gạch đều ngay hàng thẳng lối dù mất thời gian bao lâu cũng được. Cuối cùng tôi cũng xây xong bức tường đầu tiên và đứng lùi ra mấy bước để ngắm nhìn.
Chỉ lúc đó tôi mới thấy – Mô Phật ! – có hai viên gạch bị lệch. Thật là xấu xí khủng khiếp. Nó làm hỏng cả bức tường. Thật là quá dở.

Nhưng lúc đó thì vữa đã đông cứng rồi không thể gỡ hai viên gạch đó ra được. Thế nên tôi xin phép thầy Viện chủ cho đập bỏ bức tường đểxây lại. Tôi thật là vụng về và lấy làm xấu hổ. Nhưng thầy Viện chủ không cho.

Sau này khi dẫn khách đi xem công trình tôi tránh để khách đi ngang qua bức tường đó. Tôi không muốn người ta nhìn thấy nó. Nhưng một hôm, sau khi xây xong chừng ba bốn tháng tôi đi cùng với một vị khách đi xem và vị ấy nhìn thấy bức tường.

Ông ta khen ngợi, “ Bức tường này xây đẹp đó.”

Tôi ngạc nhiên hỏi, “ Đạo hữu có bỏ quên kính trong xe không? Hay là mắt của đạo hữu có làm sao? Đạo hữu có thấy hai viên gạch lệch kia không? Nó làm xấu cả bức tường.”
Những gì ông ta nói sau đó làm thay đổi quan niệm của tôi về bức tường, về cách tôi nhìn chính mình và cả cách nhìn đời. Ông ta nói, “ Có, tôi có thấy hai viên gạch xây lệch đó. Nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch xây ngay hàng thẳng lối.”

Tôi hết sức kinh ngạc. Đó là lần đầu tiên trong vòng nhiều tháng tôi nhìn thấy được những viên gạch khác ngoài hai viên bị lỗi kia. Phía trên, phía dưới, ở hai bên hai viên gạch lệch là những viên gạch tốt, được xếp ngay ngắn. Ngoài ra, những viên gạch xây tốt chiếm một số lượng nhiều hơn hai viên gạch xấu rất nhiều. Thế mà trước đây mắt tôi chỉ tập trung nhìn hai viên gạch hỏng thôi. Tôi không nhìn thấy cái gì khác. Đó là lý do khiến tôi không thích nhìn bức tường, cũng không thích mọi người nhìn thấy nó. Đó là lý do khiến tôi muốn đập bỏ nó. Bây giờ khi tôi có thể nhìn thấy những viên gạch khác thì bức tường trông cũng không tệ lắm. Mà ông khách còn khen là xây đẹp nữa đấy.

Hai mươi năm sau bức tường vẫn còn đó nhưng tôi không còn nhớ hai viên gạch xấu nằm ở đâu. Tôi không còn nhìn thấy lỗi lầm.

Có bao nhiêu người đã cắt đứt mối quan hệ hay đi đến ly dị bởi vì họ nhìn thấy “hai viên gạch xấu”? Bao nhiêu người trong chúng ta đây đã từng thất vọng, thậm chí nghĩ đến việc tự tử, chỉ vì thấy trong ta “hai viên gạch xấu”?

Sự thật là có nhiều viên gạch tốt, hoàn hảo, ở bên trên, bên dưới, ở khắp xung quanh viên gạch lỗi – nhưng chúng ta có lúc không nhìn thấy. Thay vào đó, mắt chúng ta chỉ tập trung nhìn vào chỗ không tốt. Chúng ta chỉ thấy lỗi lầm và chúng ta nghĩ tất cả đều xấu, thế cho nên chúng ta muốn đập bỏ. Và đôi khi, thật đáng tiếc, là chúng ta phá hủy cả “một bức tường đẹp”.
Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch xấu, nhưng những viên gạch đẹp trong mỗi người chúng ta lại rất nhiều, nhiều hơn những viên gạch xấu. Khi chúng ta thấy được điều này thì sự việc không đến nỗi tệ. Không những chúng ta có thể làm lành với mình, với những lỗi lầm của mình, mà còn có thể làm hòa với người khác. Đây là một tin tức không tốt đối với giới luật sư, nhưng là một tin tốt lành cho tất cả các bạn.

Tôi đã kể lại câu chuyện này nhiều lần với những người xung quanh.

Một hôm, có một người thợ nề bước đến gần và nói cho tôi nghe một bí mật nghề nghiệp:

Tất cả thợ nề chúng tôi đều phạm lỗi, nhưng chúng tôi nói với khách hàng là nó làm cho ngôi nhà có một “nét độc-đáo".

PHỞ HƠN CƠM Ở CHỖ NÀO ???

Phở hơn Cơm ở chỗ nào??? 


















   Dân gian (hay đúng hơn là đàn ông trong giân dan) gọi vợ là cơm, bồ là phở.
   Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì 2 "nguyên tố" ấy đều có 2 giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng xét về giá trị "nhận thức" rõ ràng có ưu thế, vì phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm.
   Thật vậy, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn hàng ngàn trang giấy tán tụng phở như Thuần Việt, Hồn Việt hay Đặc Việt. Chính một quan chức cấp cao đã từng kêu: Thương hiệu Việt dường như chỉ có phở, áo dài, và nón lá. Rất ít bài viết về cơm. Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về bài ký "Phở", chưa có nhà văn, thơ nào nổi tiếng về bài ký "Cơm". Thật quá ngạc nhiên.
   Trở lại vấn đề chán "cơm" thèm "phở", đã có rất nhiều bài vè bài thơ và chuyện hài về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc buồn cười là "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".
   Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề "cơm" và "phở". Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:
   1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
   2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc
   3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.
   4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát *a.
   5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.
   6. "Phở' có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
   7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.
   8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.
   9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn... thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,"cơm" sẽ dừng ngay.
   10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

CÁM ƠN ĐỜI !



THƯ CẢM ƠN

Tôi Phạm văn Chung(Chung Chuột) thông qua các bạn lớp 9 một và 9 hai khóa 7 đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy Cô, anh chị và các bạn của TRƯỜNG TRUNG HỌC HẢI LONG với số tiền tổng cộng là: 7.550.000 đồng VN và 600 USD. Gia đình xin ghi nhận và vô cùng cảm ơn!

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP:

- Cô Nở và Cô Sen: 1.200.000đg

- Anh Tấn và Phát: 1.000.000đg

- Bạn Minh Hồng: 1.200.000đg

- Chị Mỹ Lệ: 200.000đg

- Chị Lành: 200.000đg

- Bạn Liễu Hoa: 200.000đg

- Bạn Vinh(Thu): 200.000đg

- Bạn Ba Nhân: 200.000đg

- Bạn Tuyết: 100.000đg

- Bạn Khuê: 100.000đg

- Bạn Yến: 100.000đg

- Bạn Loan: 100.000đg

- Bạn Xì: 100.000đg

- Bạn Cảnh: 100.000đg

- Anh Kỳ: 100.000đg

- Bạn Hương: 50.000đg

- Bạn Oanh: 50.000đg

- Bạn Ngọc Hoa: 50.000đg

- Trích quỹ lớp 9 khóa 7: 400.000đg

- Bạn Võ văn Vinh(Mỹ): 500 USD

- Bạn Thanh Vinh: Nước uống

- Bạn Trần Thị Thanh Hoài (NaUy): 1.000.000đg

- Chị Cao Thị Mỹ (Mỹ): 100 USD

- Anh Lê Văn Liễu: 500.000đg

- Chị Nguyễn Thị Mành: 400.000đg
Một lần nữa gia đình xin ghi ơn và chúc đến Thầy Cô, anh chị và các bạn nhiều sức khỏe, vui tươi, may mắn và tràn đầy hạnh phúc.

Kính chào:

Phạm văn Chung

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Cụ Bà tại Indonesia được tiền thưởng tại phòng xử án.

(Đây là 1 câu chuyện có thật tại Indonesia)



Trong phòng xử... án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói :” Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”

Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp
“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.”Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo”

Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

BÊN ĐỜI VẪN CÓ

Hồi ấy, ở vào độ tuổi đang ăn đang lớn. nhưng bạn tôi Phạm Văn Chung với vóc dáng nhỏ tí như con gái nên trong lớp học được xếp ngồi trên bàn của nhóm tóc dài. Bởi thế nên các bạn phong tặng cho biệt danh là " Chung Chuột."
Giã từ Trường Trung Học Hải Long vào năm 1975 vào đời làm việc rồi lập gia đình sinh sống tại quê hương ruột thịt Mũi Né. Vợ chồng có với nhau bốn người con và ba trong số đó đã xuất gia theo Phật. Đi tu xa nhà nên không giúp gì được cho gia đình.
Hiện giờ Chung gặp rất nhiều khó khăn khi phát hiện ra căn bệnh ung thư phổi của mình (giai đoạn cuối).Mọi chi phí trong nhà đều dựa vào đứa con còn lại là lao động duy nhất kiếm tiền của gia đình nên đời sống của Chung vô cùng chật vật.
Được tin Chung bệnh nặng, nhóm bạn của lớp (9 một + 9 hai) đã đến thăm chia sẻ, động viên cùng hổ trợ một ít tiền phụ thêm vào công việc chạy chữa.Thông qua các bạn Cô Nở và Cô Sen gởi giúp kịp thời một số tiền cùng lời thăm hỏi.
Thuở trước bạn rất vui khỏe, yêu đời giọng nói cà lăm lâu lắm mới rặn ra được một vài câu thật hồn nhiên và vô tư, nhưng bây giờ vẫn âm điệu ấy sao nghe như yếu ớt,mong manh quá! Bạn gầy còm nằm co ro một chỗ không đi đứng được việc ăn uống thì phải xay nhuyễn thức ăn rồi bơm vào,mọi sinh hoạt cần có người túc trực để giúp đỡ. Chúng tôi nói chuyện cho Chung nghe,vui lây niềm vui của các bạn mang lại nên tinh thần Chung cũng phấn chấn hơn nhiều vơi đi phần nào nỗi bi quan do bệnh tật mang lại.
Rồi chia tay nhau trong bịn rịn, chúng tôi nhìn thấy trong ánh mắt Chung như ngộ ra rằng: Đời người "sanh lão bệnh tử" là chuyện tự nhiên trong trời đất, và trên hết bạn đã rất mãn nguyện vì "BÊN ĐỜI VẪN CÓ" rất rất nhiều người quan tâm, chia sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn , bệnh tật giống như bạn.
Mong tất cả chúng ta và nhất là các bạn trong khóa 9 khi đọc bài viết này cùng mở rộng vòng tay yêu thương giúp đở cho "Chung Chuột" trong cơn hiểm nghèo, tiếp thêm cho bạn sức lực để sống nốt những ngày tháng quý báo còn lại trong đời và cùng cầu nguyện cho Chung.
- Được sự động viên và đồng ý của các bạn lớp 9 khóa 9 để tôi thực hiện bài viết này.
Võ thị thanh Vinh

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Cậu bé đánh giầy

Chú bé Lula sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây (Brazil). Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi và thiếu ăn. Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn, 3 cặp mắt đều sáng lên.  
Một đứa nhỏ nói: từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay cháu sẽ chết đói!“
Đứa khác nói: “Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…”
Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói: “Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng!!”
Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.
Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi chắc chắn Ông sẽ hài lòng”
Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc, sau khi được hắn đánh óng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.
Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta ,và bao cả bữa cơm tối.
Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Thằng bé hiểu rằng: Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời.
Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.
Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ cậu ta tham gia vào công-đoàn, năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao Công.
Năm 2002, trong cuộc ứng cử tổng thống, khẩu hiệu của Lula là: Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này. Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil.Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2 cho 4 năm tới.
Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa:
- 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm: giúp đời!!
Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là " Con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu". Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới.
Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên của vị tổng thống Brazil (2002 - 2010)

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

CHUYỆN ĐÃ QUA HÔM NAY CÒN TỨC

'' Hôm nay ngày Tám Tháng Ba
Tui giặt dùm bà cái áo của tui "

Đọc xong trong dạ vui vui
Cả năm bà giặt cho tui cơ mà
Hôm nay ngày lễ của bà
Tôi liền đi chợ đãi bà bửa cơm
Biết bà thích ăn nấm rơm
Tôi sẽ nấu món nấm rơm ,heo rừng
Bạn và tôi nhậu tưng bừng
Bà chỉ ngồi đó mà chờ dọn thôi

Mười hai giờ khuya qua rồi
Xem như đã hết lễ rồi phải không ?
Vậy là coi như đã xong
Một ngày vất vã ,long đong . . . vì bà !

Nói xong xiêu vẹo vô nhà
Bỏ lại một đống dọn mà mệt luôn
"Yêu em" . . . chỉ bíết nói suông
Tức quá là tức .. . chồng ơi là chồng ! ! !

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

CHÚC MỪNG NGÀY 8 THÁNG 3... Ha, ha...

















Nếu thế giới không có đàn bà

Nếu thế giới không có đàn bà
Hàng tỉ đàn ông sẽ chết già
Ai làm đối tượng cho ông ghẹo
Khi có cô nào õng ẹo qua

Nếu thế giới không có đàn bà
Ai sẽ thay ông gánh việc nhà
Quạt nồng ấp lạnh ai chu tất
Nuôi cả đàn con cũng chẳng la

Nếu thế giới không có đàn bà
Thì các ông ở đâu mà ra
Mồng tám tháng ba ông nên nhớ
Mang tặng mỗi bà một đoá hoa.

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

HÌNH HỒI NHỎ !

    Vừa rồi TẤN & PHÁT có về MŨI NÉ, tình cờ tìm thấy được một số HÌNH HỒI NHỎ vào khoảng thập niên 50 hay 60 gì đó...của các CỰU HỌC SINH HẢI LONG... Nhưng không rõ là của ai??? Vậy nhờ các Anh Chị, và các Bạn CHSHL nhớ lại trong KÝ ỨC của mình... Hình ảnh cụ thể của ai HỒI CÒN NHỎ nha! Ha, ha...

H. 1 : A. THÂN hồi nhỏ đã biết THẤT TÌNH rồi nè!...Hè, hè...

H. 2 : THẮNG GẦY đang tè ướt tả... Hu, hu...

H. 3 : TRUNG ĐEN Ngầu quá ! Há, há....

H. 4 : Với da trắng, hình như là LIỄU ( Khóa 5) mới biết YÊU?... Hì, hì...

H. 5 : Có lẻ là CHT  (*_*) đó !... (Hồi nhỏ đã có RÂU rồi!) Hè, hè...

H. 6 : A. XỈN đã biết nhậu xỉn khi còn nhỏ !... Híc, híc...

H. 7 : PHÁT đang cạo râu... XÍ XOẠN chuẩn bị đi gặp Người Yêu Bé bỏng... Hì, hì...

H. 8 :  TRUNG (LŨI) đang NHÕNG NHẼO đòi tập lái xe... Hu, hu...

H. 9 : Giống A. MAI CHÍ hồi nhỏ quá àh! Hà, hà...

H. 10 : THỊ LỢI hay đi theo THẮNG GẦY quậy quá!... Há, há...

H. 11 : Họa sỹ THỊ MỸ đang vẽ lên mặt HÒANG YẾN... Đẹp ghê! Hê, hê...

H. 12 : Hồi nhỏ ĐÀO TÂM đã biết cắt móng chân rồi... Hì, hì...

H. 13 : Tay đua GIA KẾ khi đọat Cúp MẦM NON LẠNG LÁCH... Há, há...

H. 14 : Chị LÀNH đang la Con LA... Ah... ah... Sợ quá!...

H. 15 : Có phải A.QUÂN đây không???... Hè, hè...

H. 16 : Với răng như thế này => Chắc có lẻ là MINH QUANG rồi... Hì, hì...

H. 17 : Bé MINH HỒNG mới vừa tắm xong nè!... Hè, hè...

H. 18 : A. LIỄU đang thục Bi gì vậy???... Hì, hì...

H. 19 : A. KỲ làm gì KỲ thế??? Hê, hê...

H. 20 : Chị MỸ LỆ hồi nhỏ còn TI SỮA đó !...Ho, ho...

H. 21 : KIM HƯỜNG đang MỘNG MƠ làm thơ... Hơ, hơ...

H. 22 : A. LANG đang MƠ thấy gì nè??? Hè, hè...

H. 23 : A. BẤT nhìn ai đang TẮM đó??? Hó, hó...

H. 24 : Chèn ơi! Bốn LÃO HỒI NHỎ nào vậy ta??? Ha, ha...

Hì, hì... Hè, hè... Hà, hà...