Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Đố vui, có thưởng lớn!

Xin phép được đố các anh chị cựu Học sinh TH Hải Long Mũi Né,
cô gái trong ảnh này đang làm gì?




Có 3 phương án trả lời
(chỉ là gợi ý, người dự thi có quyền đưa ra câu trả lời khác):
(1) Cô đang giăng dây để phơi quần áo,
(2) Cô đang giăng dây để mấy ông thợ hồ xây chuồng heo,
(3) Cô đang giăng dây để ông xã cô tính thử nhà mình có bao nhiêu m2?

(hè hè.. vậy là cô đã có ông xã rồi đấy nhá!)

+Ai trả lời đúng và đăng đàn sớm nhất trên trang blog này, sẽ có phần thưởng rất có giá trị. Được biết, ban tổ chức sắp họp để quyết định phần thưởng này là gì, và phương pháp chấm giải nhất, nhì, ba,.. và giải khuyến khích ra sao, hè hè!

+gợi ý thêm:
-sợi dây cô cầm là sợi dây cước (ngư dân dùng nhiều để làm lưới đánh cá)
-nhà cô ở sát bờ biển Phan Thiết (điều này là bảo đám đúng 100%),
-và ảnh này do MAICHI mới vừa chộp cách đây khoảng 6h (hôm nay là thứ sáu, 30/7/2010) !

Một Cõi Đi Về


Hảy nghe TCS hát bằng trái tim chứ không phải bằng chất giọng

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Ru Ta Ngậm Ngùi - Khánh Ly

Love Story - acoustic guitar solo

Tìm bạn

Mỹ ơi ! Mỹ đâu rồi . Mỹ vừa xuất hiện ở blog là các bạn đã nhiệt tình chào đón (Vân ganh tỵ nhiều lắm ) cho dù ở phương nào xa lắm , nếu còn nghĩ đến nhau là việc đó sẽ thành sự thật như bây giờ. Vân đang đến nhà VL ở SG. Chiều qua MC vừa ở Pháp về đã hẹn đi nhậu với VL, Vân ăn ké , lâu lắm không gặp 2 ông ấy giống như là tình nhân, ôm nhau ,hôn nhau nữa chứ. Nhắc đến Mỹ lại nhớ đến Mỹ Lệ, Lệ đang làm gì? nhớ tối nào cũng gọi điện thoại nói chuyện, kể chuyện xảy ra hàng ngày và những chuyện xưa cũng nhắc lại.Vân đang ở SG, 9 ngày nữa cùng VL về Phan Thiết rồi cùng các bạn ra nhà Diệu, Hào. Chúc các bạn vui nhiều, ăn nhiều, ngủ nhiều, chơi nhiều ....và còn những cái nhiều…

Vân dễ thương

Biển Xưa Đá Buồn

Đừng yêu tôi nhé đừng yêu tôi
Hãy thả tôi đi để tôi trôi
Theo giòng nước cuốn về với biển
Quay mặt ngoảnh đi đừng mặn môi

Đừng ôm tôi chặt đừng vấn vương
Vòng tay lưu luyến đầy yêu thương
Giữ lại làm gì ngày tháng cũ
Bến bờ hạnh phúc đã mù sương

Đừng khóc cùng tôi mắt buồn tênh
Biển chiều gió lạnh hồn chênh vênh
Thôi bao kỷ niệm trong tâm tưởng
Theo thuyền xa bến mãi lênh đênh

Đừng nhìn tôi thế đừng níu tay
Cạn ly rượu đắng thử cùng say
Đêm nay đêm cuối gần nhau nhé
Mai, xa nhau rồi mắt đừng cay

Tặng anh ... chị ... trúng tâm trạng anh chị nào thì nhận đại nhé , hi hi :P

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Sài gòn cơn mưa chiều ! (tt)

Cám ơn Mỹ Lệ đã cho đăng đầy đủ bài thơ, thực ra MC đã lượm tại quầy tiếp tân một miềng giấy nhỏ, trên đó có ghi mấy câu này, và không nghĩ đó là của một bài thơ dài.
Nhưng MC thích nhất là: "Sống là động, nhưng lòng luôn bất động." "Sống là thương,nhưng lòng chẳng vấn vương".
Hai câu này hay quá, phải không ML!

Cơn mưa Sài gòn bây giờ lại không chịu mưa thêm, và áo em không còn ướt nữa. MC đã phone cho Tám Lại, chàng trai đa tình của chúng ta bận công việc trên Bình Dương, nhưng hẹn trong vòng 1 giờ nữa, sẽ gặp nhau tại một tiệm nhậu, để lai rai tâm sự. Chắc chắn phải là như thế.
Chiếc xe honda của Tám Lại còn ghé nhà Thanh Vân, đón Người đẹp dễ thương của chúng ta, và đã mang nàng đến đó, không biết tự khi nào. Khi MC đến nơi, đã thấy tràn đầy và rực rở những nụ cười..

Không biết Sài Gòn, chiều mai có còn mưa thêm "cơn mưa chiều" nào nữa không! nếu còn, có khi phải ở lại đây thêm một hôm nữa!
hì hì..

SỐNG _SỐNG _SỐNG

Sống không giận
Không hờn không oán trách
Sống mĩm cười
Với thử thách chông gai
Sống vươn lên
Theo kịp ánh ban mai
Sống chan hòa
Với những người chung sống
Sống là động
Nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương
Nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui
Danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến
Giữa dòng đời vạn biến


Mai chí: ̣đây là bài thơ hoàn chỉnh, mình rất thích và đã chép lại lâu lắm rồi. Đi công tác thế nào, khoẻ không ? có gì vui kể cho nhau nghe nhé

Mỹ lệ

La vie en rose - acoustic guitar solo

Sài gòn, cơn mưa chiều!

(MAICHI)
Sài gòn chiều nay, trời bỗng nhiên có cơn mưa, cái kiểu "mưa rồi chợt nắng" (kiểu Trịnh Công Sơn).
Có một thiếu phụ vội vàng dừng xe honda, nhưng không còn kịp, vì áo em đã ướt... nhưng mưa lớn mà đứng đây là sẽ ướt luôn "quần em"! Phải lên xe đi luôn về nhà, tình thế bắt buộc, than ôi, đâu có ai muốn vậy!

Chợt nhớ mấy câu thơ, vừa mới thu lượm từ một khách sạn bên Berlin,
(chắc do ai đó vô tình để lại tại quầy tiếp tân).

Xin ghi lại và thân gửi đến quí bạn HS Hải Long thân yêu:
"Sống là động nhưng lòng luôn bất động;"
"Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương;"
"Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường;"
"Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến."

Chúc mọi người sức khỏe và luôn yêu đời!
hì hì.. trời hãy cứ mưa, ta hãy cứ.. đi dạo phố chiều!

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Ne me quitte pas (If you go away) - acoustic guitar solo

Những Chiều Không Có Em



Tình khúc vượt thời gian

Hàm Thuận Nam - Hồi 4 - Chùa Cú (tiếp theo)

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Phật giáo Phương Đông, có nhiều cột, kèo, xuyên, trính; chạm trổ họa tiết tứ linh “long, lân, quy, phụng”; mái lợp ngói âm dương theo bảy góc uốn lượn hình rồng thể hiện sự thanh thoát trần gian, an hòa, trầm mặc; với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra một kiệt tác về kiến trúc cổ độc đáo của Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay. Theo tài liệu, Chùa được hình thành vào khoảng năm 1878-1880 do Sư Tổ là Trần Hữu Đức, tỉnh Phú Yên đến thiền tu.

Bước vào cửa Chùa, giữa gian Chính điện là tượng Phật đồ sộ được đặt trên bể thờ tương đối cao trước một khoảng nền rộng nghi ngút khói hương, ta tiếp tục rẽ qua hướng tay mặt, một dãy nhà dài với nhiều bộ ván được kê ngay ngắn, sạch sẽ là nơi cho khách thập phương có nhu cầu nghĩ lại qua đêm; tiếp đến là dãy nhà ăn với bếp lò nấu bằng củi, bàn ăn cũng sạch sẽ, tươm tất. Ở đây lúc nào cũng đầy ắp gạo, muối, tương, chao do khách thập phương đưa đến cúng; ai thấy đói bụng cứ “vô tư” tự nấu mà ăn; bên cạnh đó là hai dòng suối nhỏ uốn quanh, nước trong vắt chảy ra từ lòng núi. Nghĩ một chút, nhấp thử một ngụm nước mới thấy thế nào là vị ngọt mát của hương sắc núi rừng.

Giỗ tổ khai sơn ở Chùa được tổ chức ngày mồng 5 tháng 10 âm lịch, vào ngày này thường thì khách ở xa như Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, Miền Tây tới rất đông. Tôi nhớ vào năm 1986, (cách nay 24 năm) lần đầu tiên cùng mấy người đồng nghiệp lên Chùa vào ngày giỗ Tổ, người rất đông, cứ nghĩ thế nào cũng có đồ cúng thí nên không đem theo thức ăn, tình cảnh này coi chừng bị nhịn đói, chúng tôi bố trí mỗi người chen chân đứng trước mỗi am nhỏ, hễ đến giờ Ngọ cúng xong là nhanh tay vơ đại cái bánh ăn “cầm hơi”; thế mà không sao nhanh hơn người khác được; cả bọn đói meo kiếm gốc cây ngồi, chợt một người đồng nghiệp phát hiện có người quen vừa đi qua đem theo một cái cặp như cặp sách học sinh cấp 3, trong đó đựng quần áo để nghĩ qua đêm ở Chùa, anh ấy đến mượn cái cặp và kể “tình cảnh” của chúng tôi; một diệu kế được hình thành, người cho mượn cái cặp vào Chùa báo là có đoàn cán bộ Ủy ban hành chánh Quận lên thăm Chùa, còn chúng tôi chỉnh đốn “xiêm y”, mặt mày cố tươi tỉnh lên, tôi được phân công xách cái cặp y như là cán bộ thật. Chúng tôi được mời vào Chính Điện, tiếp đón ân cần, ăn một bữa cơm chay thỏa thích, sau đó nháy với nhau vội vàng cáo từ xuống núi ngay vì sợ bị phát hiện. Trên đường về mỗi người một câu cười quên cả mệt nhọc.

Vì sao Chùa lại có cái tên Linh Sơn Trường Thọ ? Tương truyền rằng Sư Tổ khai sinh ra Chùa là người thiền tu huyền bí, quanh năm chỉ ăn hoa quả, cây rừng để tu hành nơi chốn Cõi Phật, có tài bốc thuốc, chữa bệnh, cứu người. Vào thời Vua Tự Đức, Hoàng Thái Hậu tức là Bà Từ Cung (mẹ của Vua) bị bệnh nặng, các quan ngự y thuốc thang nhưng không khỏi (bó tay), Vua xuống chiếu cho tìm các danh y trong nước, Sư Tổ nghe tin đã cho các đệ tử đem linh dược quý về kinh tiến Vua, Thái Hậu khỏe hẳn; Vua Tự Đức ghi ơn bằng việc ban tặng cho ngôi Chùa cái tên quý giá “Linh Sơn Trường Thọ” từ đó.

Tiếp tục hành trình, sau khi qua một bãi đá gập gềnh là tới một hang động nằm gần ngang với mặt đất, ăn sâu xuống, nhìn vào tối đen như mực. Tôi đã từng xuống hang này một lát sau quen mắt mới thấy khung cảnh lờ mờ hiện ra, nhưng vội lên ngay vì khói hương đến ngộp thở, có điều lạ là gió trong lòng đất theo hang thổi ngược lên. Tương truyền, thưở xưa Sư tổ thiền tu trong hang này trước khi cất Chùa, hang sâu thẳm có nhiều mỏm đá hoa cương tuyệt đẹp, nhiều ngỏ ngách thông ra bờ biển cách đó hàng chục cây số, hàng trăm năm qua, địa chất thay đổi không còn thấy đường đi xuống sâu hơn, đây là điều bí ẩn chưa được khám phá. Lúc “còn trẻ hơn bây giờ”, vào những ngày giáp tết, tôi cũng thường lên núi tìm Hoa Lan, ở đây có một loại gọi là “Thạch lan” vì mọc trên đá, ạnh Thiện (Mũi Né) gọi là Lan đục bình vì củ của nó bằng ngón chân cái, hình thù như cái đục bình cắm hoa, bên nách củ đâm lên cái ngồng từ 3-5cm, rũ xuống một chùm hoa trắng rực rỡ, đài hoa điểm tím, đỏ trông rất huyền bí nhưng đầy vẻ đài các kiêu sa. Rừng núi mênh mông và bí hiểm, tôi đã từng phát hiện nhiều hang động, có hang lộ thiên đầy Dơi, nhiều hang nằm chìm dưới đất nhìn vào tối đen ẩm ướt. Cách chân núi khoảng ít cây số, có một xóm nhỏ người Chàm (mặc dù cả khu vực này không hề có dấu tích của người Chàm xưa). Tương truyền, lúc Vua Chàm thất trận mất nước đi qua vùng này, có chôn một kho báu trên núi, để lại một nhóm người canh giữ, qua hàng trăm năm, nhiều thế hệ đã qua đi, nơi chôn dấu thất truyền, không ai còn biết vị trí kho báu chỗ nào nữa.

Ra sau Chùa khoảng trăm mét, một kiệt tác có thể nói có một không hai ở vùng Đông Nam Á là pho tượng Thích Ca Mô Ni nhập Niết bàn, nằm nghiêng, gối đầu lên tay, dài 49 mét, cao 11 mét, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển Đông (do kiến trúc sư Dương Đình Ý kiến tạo, xây dựng vào năm 1960). Đây là công trình đồ sộ, bao dung nơi chốn sơn lâm, tịnh mịch, an cư, tượng trưng “đủ hình tứ lục và bảy chúng Phật tử” theo triết lý đạo Phật.



Một kiệt tác khác cũng rất nổi tiếng là cụm tượng Tam Thế Phật độc đáo theo lối kiến trúc kỹ xảo gồm tượng A-di-đà cao 7m, độ lượng, bao dung, ưu ái trần gian; tượng Quan Âm và Thế Chí cao 6m được kiến tạo bằng đá hoa cương biểu tượng của lòng từ bi, hướng thiện, cầu siêu…cách khu vực này 100m là tượng Phật Bà…



Ta cứ tưởng tượng, vào một đêm rằm tháng giêng, khi khí trời còn se lạnh của những ngày sau tết, đem theo cái đàn guitar, tụ tập ở khoảnh đất nơi rừng cây trước tượng Phật nằm, kiếm ít que củi khô, nhóm thành bếp lửa, vừa nấu nước vừa sưởi ấm (như các anh chàng cao bồi trong những đêm lạnh giá nơi hoang mạc vùng viễn tây Hoa Kỳ), pha 1 ca cà phê, 1 ấm trà, vừa thổi vừa nhắm nháp trong cái lạnh của núi rừng nơi độ cao khi màn đêm buông xuống, không gian tối om, chỉ còn lập lòe bếp lửa, ngon đến kỳ lạ (nhà hàng 10 sao chưa chắc được ngon đến thế); phím đàn được ngân lên, khe khẻ hát cho nhau nghe, tuyệt vời không thể nào diễn tả nỗi. Vài tiếng đồng hồ sau, một vầng sáng của ánh trăng từ từ xuất hiện nơi rừng cây sau bức tượng Phật nằm, lung linh, huyền ảo; con người, cảnh vật và khí thiêng của chốn từ bi như hòa quyện vào nhau làm cho ta quên đi thế tục, bước vào chốn thâm sâu nào đó…Càng về khuya, trăng càng sáng, không gian càng tịch mịch, linh thiêng, khí trời càng lạnh, cứ quanh bếp lửa mà ngủ.

Khi những tia sáng đầu tiên trong ngày lóe lên, khí lạnh từ trong đá bốc ra tạo thành những đám mây lơ lửng dưới chân ta giống như đang ở chốn thiên đình, lúc này các bạn nữ học sinh Hải Long mà làm tiên nữ múa hát thì không thể tưởng tượng nỗi đẹp đến mức độ nào. Nếu thế, tôi đề cử anh Liễu đóng vai Ngọc Hoàng, còn ai làm Hoàng Hậu, Hằng Nga và các thiên tướng khác nhờ các bạn phân vai dùm (mời Thùy cùng tham gia).

Chùa Cú còn nhiều chi tiết rất hay trong từng gian thờ, từng pho tượng, từng cái am; nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều điều huyền bí, nhiều bí mật tôi không viết hết ra đây, chờ các bạn đến chiêm ngưỡng và khám phá; Ta tạm biệt ở đây thôi. Lần này “hạ san” cũng theo kiểu Tề thiên “đằng vân” về cho nhanh, vào ca-bin của cáp treo thích thú ngắm nhìn những ngọn cây trôi qua dưới chân và để biết thế nào là “lơ lửng trên chín tầng mây”, chỉ cần 7 phút, có mặt tại chân núi, vào nhà hàng thủy tạ cáp treo, làm mấy món cho biết ẩm thực ở xứ này, cũng chẳng có gì đặc biệt ngoài món thịt gà nấu lá giang, nhưng không thể nào ngon bằng gà lá giang bạn Thanh Vân nấu tại nhà Lành chiêu đãi bạn Trần Vĩnh Lại và các bạn vừa rồi. Phải chi có món thịt Dông băm nhỏ xào lăn xúc với bánh tráng nướng thật vàng, nhai dòn tang mà có lần anh Hữu Khánh chiêu đãi tôi tại nhà hàng Gềnh Mũi Né thì tuyệt biết mấy.

(Mời các bạn xem tiếp hồi cuối: Đến nhà Lành vào kỳ tới)

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Năm nào Phượng Nở

Cám ơn Cao Thị Mỹ nhé ! Vì lời thăm hỏi trên trang blog đơn giản thôi mà nó chứa đầy một trời ấm áp thân thương ngày nào , Vĩnh Lại đang sống tại Sài Gòn , đã có vợ và 02 con trai và đang làm cu li cho một công ty của người HongKong . Hôm nay Vĩnh Lại làm bài thơ cũng không hay lắm để gởi đến các bạn đã có một thời áo trắng với giận thương, với buồn vui của tình bạn học dưới mái trường Hải Long xưa .

Năm nào phượng nở

Phượng nở năm nào lưu bút viết
Đôi dòng kỷ niệm mái trường xưa
Nay về bước khẻ - tìm hương củ
Gió cuốn Hè đi - hương bay xa
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Đôi dòng kỷ niệm thắm thương yêu
Đường mây về chốn xưa trăm lối
Lối rẽ Hè qua - Phượng sang sông
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Mực xanh phượng đỏ câu hò ru
Ru ai về lại thăm trường củ
Đọng chút buâng khuâng của nhớ thương
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Mực xanh phượng đỏ lời tình ca
Ơn mang nghĩa nặng chưa trả hết
Cơm áo Mẹ Cha - chử Cô Thầy
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Mực xanh phượng đỏ như tình nhân
Thì thầm tình bạn thương trường cũ
Ngã bóng hoàng hôn lối đi về
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Mực xanh phương đỏ - mơ ước mơ
Mơ về trường củ - vun hoài bảo
Vun đắp niềm tin - bắc nhịp cầu
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Đôi dòng kỷ niệm tiễn Hè sang
Hành trang nhịp bước vòng tay lớn
Mũi Né , Trường xưa - lớn mộng đời
***
Phượng nở năm nào lưu bút viết
Mực xanh còn thắm - thắm ngàn sau
Người còn nơi đó - người xa xứ
Biết đến bao giờ lại gặp nhau .

Mến thăm các bạn Hải Long cùng lớp

Trước tiên Mỹ cám ơn Hoàng Gia Kế đã cho các bạn và Mỹ có cơ hội gặp nhau qua blog. Các bạn khỏe hết chứ? Cám ơn các bạn đã nghĩ đến Mỹ. Dù cách xa quê nhà nhưng Mỹ luôn luôn nghĩ đến các bạn nơi quê nhà và không biết hiện giờ cuộc sống ra sao?

Xin lỗi Mỹ đã làm các bạn chờ lâu nha. Vì Mỹ đi làm về mệt cứ ngủ mà quên thư cho các bạn. Nhờ Kế đánh thức dậy bằng cách hỏi thư của Mỹ đâu rồi? các bạn
đang chờ sao mà ngủ mãi thôi. Nên vội vàng gởi vì vậy vào lộn không đúng email nên chậm trễ, lý do kỹ thuật hé hé...(đùa cho vui thôi nha).

Mỹ Lệ, Thanh Mai bây giờ ở đâu? Lành, Ba, Quân, Lại , Vân, Nga, Hương, Diệu .........có còn ở Mũi Né không? Cho Mỹ thăm toàn thể tất cả các bạn và chúc các bạn vui vẻ, nhiều sức khỏe. Lần sau sẽ viết rõ ràng và nhiều hơn.

Cao thị Mỹ


Hey Jude - acoustic guitar




Tặng Võ Đình Lang, Đình Nhân, Diệp Kiến, Mai Thân, Vĩnh Lại và các bạn

Hotel California - The Eagles

Hàm Thuận Nam - Hồi 3 - Chùa Cú

Tọa lạc trên đỉnh núi với độ cao gần 700 mét so với mặt nước biển trong một không gian trầm mặc với khung cảnh hùng vỹ bao la nhưng đầy thơ mộng giữa rừng cây cổ thụ đại ngàn, xanh thẳm, bốn mùa sương phủ, khí hậu trong lành, mát mẻ; thảm thực vật rất phong phú, đa dạng có nhiều cây cỏ để làm thuốc; động vật hoang dã quý hiếm còn rất nhiều.

Tôi và các bạn làm một chuyến “cuốc bộ” lên núi đi, cho dù hiện nay đã có cáp treo, vì đi bộ sẽ được nhiều “công ích” hơn, giống như Thầy trò Tam Tạng chỉ cần “phi thân” cái vèo là tới Thiên Trúc ngay nhưng như thế ai mà chịu giao Kinh, phải bị hành hạ đến 81 cái nạn, bầm dập, trầy da tróc vảy thì Kinh mới có giá trị chớ. Nhắc đến Thầy trò Tam tạng (ti vi vừa chiếu xong), tôi lại nhớ đến câu chuyện vui: Sau khi đến Thiên Trúc, Phật tổ Như Lai phán –Ta ghi nhận toàn bộ công lao của các ngươi, sống đi chết lại 81 lần, coi như là sứ mạng đã hoàn thành, nay Ta giao Kinh cho các ngươi, nhớ là về phải truyền bá Kinh của Ta đến toàn thể đất nước Đại Đường –Vậy các ngươi có đem theo cái USB không, để Ta coppy cho –Tề Thiên đứng bên cạnh lầm bầm –Biết như thế này tui vào internet download cho nó nhanh, khỏi mất công vất vả bao nhiêu năm trời.

Từ chân núi, mỗi người kiếm một khúc cây làm gậy vừa đi vừa chống cho nó khỏe vì đường chỉ là những khoảng trống nhỏ ven theo vách đá và rừng cây, vô ý một chút dễ bị trượt chân nhất là những người lần đầu leo núi, sau hơn một tiếng đồng hồ chống chọi với gập gềnh, khúc khỷu, vòng vèo quanh co, trồi lên sụp xuống, vả mồ hôi, sôi nước mắt cuối cùng cũng đến chân dốc cao nhất có tên là Dốc Bằng Lăng, ở đây có vài vĩa đá lớn tương đối phẳng phiu để ta ngồi nghĩ, giải khát, lấy sức trước khi qua cửa ải gian nan cuối cùng đến “Đất Phật”. Tiếp tục hành trình, lúc này không nói là đi nữa mà lê từng bước cho đến khi hai tai lùng bùng, miệng khô đắng nghét xem như là thành công, đi thêm khoảng 100 mét đường tương đối bằng phẳng, ít dốc là tới cổng Chùa, nhìn lên đúng là cả một quần thể di tích đạo Phật lung linh trên lưng chừng núi, dưới là mây trôi lơ lửng, ẩn hiện sau những hàng cây cổ thụ phải 2 người giang tay ôm mới hết, chưa hết đâu lại phải tiếp tục leo thêm mấy chục cái tam cấp bằng đá nữa mới coi như là đến đích. Con đường tôi và các bạn vừa đi khởi đầu là con đường mòn ngắn nhất mà những Thầy tu trên Chùa và khách thập phương thường xuyên lên xuống, trước khi có cáp treo, thiện nam tín nữ gần xa đã đóng góp tiền bạc công sức để ghép những phiến đá thành những bậc thang nhưng không thể theo ý muốn mà dựa vào tự nhiên nên không theo thước tấc quy cụ nào cả, so ra chúng ta đi là dễ dàng hơn các năm trước nhiều. Tôi đã gặp từng đoàn người già trẻ trai gái rán sức vất vả để lên viếng cảnh Chùa, đốt hương lễ Phật; một cụ già nằm trên chiếc võng có 2 người khiêng, hỏi ra mới biết cụ đã 90 tuổi từ hàng trăm cây số đến đây mơ ước một lần duy nhất trong đời được đặt chân đến Chùa. Đúng là chỉ có niềm tin tâm linh mới tạo cho người ta có một sức mạnh vô hình to lớn như thế. Vì khách thập phương thường xuyên lên xuống Chùa nên ở đây tự hình thành một tốp người làm nghề khiêng, vác, gánh đồ đạc lên núi làm kế sinh nhai. Gần 10 năm nay, ở huyện năm nào cũng tổ chức Giải leo núi, vận động viên các tỉnh miền Nam đều dự thi. Tôi mà ở trong Ban tổ chức thì sẽ trao Huy chương vàng cho người gánh đồ đạc lên Chùa, vì có ngày phải đi đến 2, 3 chuyến, còn vận động viên mỗi năm chỉ có 1 lần.

Có cô bạn học từ Sài Gòn ra đố tôi: -Sau khi lên được tới Chùa, Nhân biết mình thấy gì? Tôi nghĩ đến cảnh hoành tráng của thiên nhiên, cảnh đồ sộ của Chùa,chưa kịp trả lời,cô ấy đáp luôn:" thấy mệt " !

(Còn nữa)

Tình nghệ sĩ



Ca khúc vượt thời gian

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Gửi các bạn Hải Long- Mũi Né

Bạn Cao Thị Mỹ của chúng ta gửi lời hỏi thăm đến tất cả các bạn. Mỹ nói: luôn nhớ và nghĩ đến các bạn Hải Long; Mỹ cũng đã nhận lời tham gia vào Blog nhưng chưa thấy bài viết của bạn. Các bạn ráng chờ thêm chút nữa nhé..Thân.

HGK

Lầu Ông Hoàng



Lầu ông Hoàng nay đã trở thành phế tích. Nền củ phía trước, phía sau là lầu nước.
lk

Ngưu Lang - Chức Nữ

Cách đây mấy hôm Mai Chí từ nước ngoài nhắn tin về hỏi sao mà liên lạc với Hoàng Gia Kế không được. Lành vội vàng điện cho Gia Kế, máy báo không liên lạc được; điện cho Mai Chí thì máy báo là không kết nối được;
internet chớp chớp lúc được lúc không.

Lại một chuyện khác, mấy hôm rày đi bán thanh long, đợt này sao mà trái vừa nhỏ, vừa nhẹ ký, cuối cùng thì tìm ra nguyên nhân do trời không mưa thiếu nước, (ở vùng Hàm Thuận Nam từ đầu tháng 5 dương lịch đã bắt đầu vào mùa mưa; năm nay đến giờ này mưa rất ít, đất còn khô).

Vì 2 chuyện trên và nhân mùa “Ngưu Lang Chức Nữ” sắp đến làm Lành nhớ đến câu chuyện vui xem trên một tờ báo lâu lắm rồi; kể cho các anh chị và các bạn xem. Tất nhiên là thêm thắt, mà giới nội trợ gọi là thêm mắm muối, còn giới giang hồ thì gọi là “phịa” thêm cho nó “có đầu có đuôi”; nhờ thư ký riêng (anh Nhân) gõ gõ vào cái “còm-pu-tơ” cho mau kịp xuất bản vì thấy lúc này các anh chị và bạn “phiêu dạt nơi đâu” mà im hơi lặng tiếng thế.


Chuyện kể rằng:

Một hôm, trên thiên đình, Ngọc Hoàng Thượng Đế triệu tập cuộc họp khẩn cấp, có đầy đủ thiên binh thiên tướng nhà trời, sau khi hô xong câu vạn tuế, vạn vạn tuế quen thuộc. Ngọc Hòang lên tiếng:

-Ta hỏi các khanh, tại sao đến giờ này mà dưới hạ thế vẫn chưa mưa, làm cho thanh long nhẹ ký, bán mất giá để cho có người phải “than thân trách phận”. Ta đã tiên liệu điều này nên từ hàng ngàn năm nay đã kiếm cớ phạt anh chàng chăn trâu Ngưu Lang cả gan để trâu nghênh ngang đi vào điện Ngọc Hư và phạt Chức Nữ mê đắm trong tình yêu mà trể nãi việc dệt vải (thực ra là mê tiếng tiêu của Ngưu Lang) phải xa nhau, mỗi năm chỉ được gặp 1 lần vào mồng 7 tháng 7 trên cầu Ô Thước bắc qua Sông Ngân; thương nhớ lâu ngày, gặp nhau mừng mừng tủi tủi nước mắt “lả chả” nhỏ xuống trần gian thành những cơn mưa đầm đìa (cho thanh long tươi tốt) mà người trần thế gọi là mưa ngâu.

Mấy hôm rày, quan tướng nhà trời cùng các tiên nữ lo ăn chơi nhảy múa, hát karaoke, một số thì “đắm chìm” trong in-tờ-nét nên xao lãng công việc, quần thần đứng im như phổng, không ai trả lời được.

-Ta kỳ hạn cho các khanh trong vòng 1 tuần, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ từng người, tỏa đi khắp năm châu bốn bể, tìm cho ra nguyên nhân, báo cáo rõ cho ta xử lý.

Đến kỳ hẹn, sau khi điểm danh không vắng một ai, cũng sau cái câu khẩu hiệu quen thuộc “các khanh cứ bình thân”, một thiên tướng xin báo cáo:

-Khải bẩm Ngọc Hoàng Thượng Đế, chúng thần đã tuân chỉ, tỏa đi khắp hang cùng ngỏ hẻm, theo dõi, rình rập cuối cùng thì cũng tìm ra được nguyên nhân. Số là từ khi có cái gọi là công nghệ thông tin, Ngưu Lang Chức nữ sắm mỗi người 1 cái điện thoại cầm tay di động, thì chúng nó đi bất cứ nơi đâu cũng nói chuyện với nhau được.
Ngọc Hoàng cắt ngang

-Khanh nói mới là lạ, ta cũng có một cái để góc bàn kia, dây nhợ lằng nhằng, làm sao mà đi đây đi đó được, cũng phải lấy cái tay cầm ống nghe lên mới nói chuyện được chứ!

-Ối giời! Ngọc Hoàng lạc hậu mất rồi, cầm tay nghĩa là nó nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay, còn di là di chuyển, động là phải bấm vào một cái mới nghe được chứ không phải như cái điện thoại của Ngọc Hoàng hễ nghe reng reng là cầm lên alô được ngay.

-À ra thế. Khanh tấu tiếp đi

-Việc cái điện thoại coi như là “xưa” rồi, nay lại xuất hiện cái in-tờ-nét nên chúng chỉ cần ngồi nhà tha hồ chát chít với nhau, lại có cả cái cà-mê-ra nên còn nhìn thấy nhau nữa chứ; vì thế chẳng cần đợi đến ngày gặp nhau trên cầu, cũng hết thương nhớ, hết khóc lóc luôn nên dưới trần thế mùa mưa ngâu mà chẳng mưa chút nào, chúng đã không biết còn đặt điều nói là “biến đổi khí hậu toàn cầu” nữa chứ.

-Vậy trong các khanh ai có diệu kế gì không?

Một thiên tướng (bị cà lăm) lên tiếng

-Khải… bẩm Ngọc…Ngọc…..Ngọc… Hoàng

-Việc khẩn cấp như nước sôi lửa bỏng mà còn dài dòng khải với bẩm. Bẩm được rồi.

-Tuân chỉ (sợ quá hết cà lăm luôn), hay là ta cắt luôn cái in-tờ-nét cho rồi

-Kế này không “khả thi”. Không có cái in-tờ-nét thì hạ giới hỗn loạn mất, đặc biệt là cựu học sinh không vào được cái bờ-lốc Hải Long Phan Bội Châu, chúng kiện tụng lên đây, biết ăn nói thế nào, có nước phải đổn thổ mất (trên Thiên đình tìm đâu ra đất mà đổn thổ).

Một thiên tướng khác lên tiếng (rút kinh nghiệm thiên tướng cà lăm, chỉ bẩm thôi)

-Bẩm. Hay là lâu lâu ta cắt một cái, cứ như thế dài dài, chúng nó đang tâm sự mà bị tắt ngang, vừa nối lại chưa được bao lâu lại bị “out” còn tức hơn cả việc không được gặp nhau mỗi năm một lần.

-Diệu kế, diệu kế. Bãi triều…

Vì thế, nếu trời chưa mưa thì cũng đừng than thân trách phận làm gì, còn nếu mà điện thoại không gọi được, cái in-tờ-nét cà giụt cà giựt không vào bờ-lốc được hoặc không gởi nhận i-meo được thì cũng đừng ngạc nhiên vì đây là việc của nhà Trời chơi nhau, người trần gian bị vả lây Chấm hết

Lê Thị Lành

Du Lịch Hàm Thuận Nam

Điểm du lịch núi Tà Cú

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Hàm Thuận Nam - Hồi 2 - Món ăn đặc trưng

Thay lời tựa: Tôi xuất thân mang bản chất nông dân thuần túy, lời văn mộc mạc, chân chất; nếu viết dở quá cũng xin khen một xíu cho ấm lòng …hì…hì…


Hồi 2 - Món ăn đặc trưng

Tôi không có ý định giới thiệu về những món ăn đặc sản của quê mình nhưng khi đọc bài Bánh hỏi lòng heo Phú Long của Thảo Chi (Bảy B) và những món ăn của Thanh Vân (Vân dễ thương): âm thầm nuốt nước miếng cái ực. Vả lại nói về biển mà không nhắc đến những món đặc trưng dễ làm mất đi cái hương vị của nó.

Hải sản ở đây cũng rất là phong phú, đa dạng: ngêu, sò, ốc hến, tôm, cua, cá, mực, ghẹ…ở Mũi Né có thứ gì ở đây có thứ nấy; ngư dân đánh bắt trong ngày, tươi xanh. Đặc biệt là cá Bò Hòm, một loại cá bằng bàn tay, hình khối tam giác, da cá dày cứng, thịt trắng và ngọt lịm như thịt gà ta thả vườn. Để có hương vị ngon của loại cá này, đầu tiên phải được hấp sơ, sau đó đưa lên lò than nướng liu riu cho đến khi bóc da ra, thịt có màu vàng sậm lại hơi nâu, tỏa ra mùi thơm rực làm cho vị giác, khứu giác của những người ngồi xung quanh phải hoạt động tối đa cũng là lúc có thể dọn ra để thưởng thức. Thịt cá phải được cuốn với bánh tráng mỏng, kèm theo rau sống, không thể thiếu rau thơm và những lát mỏng đậu bắp; nước chấm phải là nước mắm nhỉ cá cơm xuất xứ từ Mũi Né dằm với chính lá gan của cá mới trọn vẹn được hương vị của loại cá này (chứ nước mắm loại khác là hỏng bét).


Các bạn cứ hình dung, một buổi nào đó, trong cái mát dịu se se lạnh của biển cùng với bạn bè, người thân, gia đình bên đĩa cá Bò Hòm đang bốc khói (không cần phải vào nhà hàng sang trọng làm gì cho nó mất đi cái vẻ hoang sơ của vùng này, ngồi “chài bài” dưới nền gạch cũng được, cho nó thoải mái). Từng miếng thịt cá nóng hổi thơm phức được xé ra, cuốn với gia vị, chấm với nước mắm dằm gan cá, đưa vào miệng, nhai từ từ mới thấy hết vị đậm đà của cá pha lẫn một chút gì đó nồng nồng của rau thơm, chát chát dòn dòn của đậu bắp và đặc biệt là cái ngót ngót hơi đăng đắng của gan cá thấm dần từ lưỡi vào trong cơ thể mà vài ba ngày sau cái hương vị kia như còn đọng lại đâu đây.



Hình chỉ mang tính minh họa (tôi thấy báo chí bây giờ
thường viết câu này nên bắt chước)

Một món ăn khác đầy hương vị của biển, không cầu kỳ, mang tính dân dã, hoang sơ là món “Hàu”, một loại hải sản bám vào các bãi đá, giống như con sò nhưng xù xì, xấu xí mà thịt lại vô cùng ngon.

Buổi chiều, khi thủy triều xuống tới mức thấp nhất, lòi ra những vĩa đá ven bờ, cùng bạn bè tới đây; thoạt đầu mới nhìn cũng màu đen sạm như đá, nhưng chú ý mới thấy chúng bám đầy dọc theo những rìa đá. Thưởng thức theo “phong cách” sau đây mới là “kiểu Úc”: Dùng một khúc ngắn kim loại như cái búa đóng đinh chỉ của thợ mộc cũng được, khẻ gõ vào cái vỏ cho bể ra, trước mắt bạn hình thù như một cái phểu lộ ra trắng ngần, trong ấy thịt Hàu (trông giống như thịt con sò) bằng đầu ngón tay út, tươi ngon; chỉ cần nhỏ vào 2, 3 giọt chanh tươi cho thịt Hàu săn lại, rắc một xíu nuối tiêu, dùng cái muỗng cà phê múc lên, đưa vào miệng kèm theo một vài cọng rau răm, mắt lim dim, nhai từ từ sau đó thấm môi bằng một ngụm nhỏ rượu nấu bằng gạo nếp…vô cùng tuyệt; không tanh, vị ngon ngọt đặc biệt của món ăn này không thể nào diễn tả bằng lời, chỉ có ai đã từng ăn mới cảm nhận được cái tuyệt vời của nó.

Nếu ai không thích thưởng thức theo “kiểu Úc” thì mời thưởng thức theo phong cách của “ta”. Cứ đằm mình dưới biển cho đến lúc lạnh cóng, bụng cồn cào đói, lên bờ ngồi chung quanh nồi cháo Hàu nóng nghi ngút, cay xè, xì xụp húp cho đến vã mồ hôi, chảy nước mũi…mới thấy đã làm sao. Còn nhiều và rất nhiều những món ăn từ hải sản rất “độc chiêu” mà cách thưởng thức cũng như cách chế biến rất đặc trưng chỉ có ở Hàm Thuận Nam (xin “nổ” một chút cho nó khí thế). Tôi không kể về những món ăn nữa để các bạn tha hồ tưởng tượng cho nó thú vị.



Bãi đá ở Hàm Thuận Nam
(Hình này không biết tác giả là ai, tôi cóp-py từ trên in-tờ-nét)

Hồi 3 – Chùa Cú
Tạm biệt vùng biển, mời các bạn lên miền núi theo con đường mới được tráng nhựa mấy năm gần đây nhưng nhiều đoạn đã bị xuống cấp, ổ gà liên miên (có lẽ do xe chở khách du lịch dập dìu qua lại nhiều quá) để chiêm ngưỡng và hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của một danh lam có cái tên là Chùa Núi hoặc là Chùa Cú cũng được; trong sách vở, giấy tờ có tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ. Tôi thì thích gọi là Chùa Cú cho nó dân dã, bình dân học vụ; gọi là Chùa Núi sợ nó trùng tên vì ở Việt Nam hầu hết các Chùa đều ở trên núi, còn gọi là Linh Sơn Trường Thọ thì nó văn hoa quá. Ta thống nhất gọi nó là Chùa Cú nha.

Có một anh bạn ở Phan Thiết hỏi tôi: ông có biết bài hát Em đi Chùa Hương của Nhạc sĩ Trung Đức phỏng thơ Nguyễn Nhược Pháp không? Tôi trả lời là biết. Anh ấy hỏi tiếp: ở ngoài Miền Bắc có Chùa Hương thì người ta hát “Hôm qua em đi Chùa Hương” còn ở quê ông chỉ có Chùa Cú thì phải hát làm sao? Nhờ các bạn hát dùm, nhớ phải đúng âm điệu của bài hát đó nha.

Viết đến đây tôi bắt chước phim bộ Hàn Quốc, Hồng Kông dừng đột ngột cho nó lôi cuốn người đọc ở những hồi tiếp theo (cũng là từ ngữ kiếm hiệp của Kim Dung). Hẹn các bạn vào kỳ tới.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Đi Thăm Cô Hồng

Trưa chủ nhật vừa qua, vợ chồng tôi đã đến thăm cô Hò̀ng. Cô hiện đang cư ngụ ở Thousand Oaks, một thành phố nhỏ ở miển nam California. Chúng tôi lái xe khoảng 40 phút trên xa lộ 101 về hướng bắc thì đến nhà cô.

Nhà cô nằm trên đồi cao, ngoại cảnh đẹp với không khí thoáng mát. Đứng trước cửa nhà cô, bấm chuông và đợi. Chừng vài giây, cô Hồng mở cửa tươi cười đón vợ chồng tôi. Chúng tôi “Chào cô.” Cô cười thật tươi, nhìn tôi và nói “Có nhận ra cô không?”



Sau vài phút ngỡ ngàng để cô giáo và học trò cũ nhận diện nhau, cô cùng chúng tôi vào ngồi ở phòng khách, bắt đầu hàn huyên từ lúc đó đến khi ra về. Cô và chúng tôi đã có những mẩu chuyện rất thú vị xen lẫn những tiếng cười nhẹ nhàng ấm áp. Những câu chuyện từ 40 năm vể trước với những kỷ niệm vui buổn được nhắc lại và cứ miên man nối tiếp nhau. Cô nhắc về những thầy cô đã từng dậy ở trường Hải Long cùng thời với cô như cô Nở, cô Mòi, cô Quân, cô Linh, thầy Kai ... đặc biệt là cô Bông, người đã cùng học với cô ở trường Trưng Vương và Sư Phạm. Sau khi ra trường lại cùng đến dạy ở Mũi Né. Sau 75, cô đã mất liên lạc với cô Bông và cô Quân (các bạn tìm cô Bông và cô Quân giùm). Cô cũng nhắc đến những học trò cũ mà cô đã gặp lại ở Mũi Né như Trẩn Văn Ba, Lộc ... Cô cho chúng tôi xem những tấm hình lúc còn bé và thời học sinh mà cô còn giữ được, cùng với những hình cô chụp mới đây với các trẻ em nghèo và mồ côi trong những chuyến cô về Việt Nam làm việc từ thiện ở Đức Trọng, Đắc Lak... Cô cũng cho xem những bài viết mà cô đã gửi đăng ở các báo địa phương và nguyệt san cả Mỹ lẫn Việt.

Cô Hồng và Cô Mòi

Cô và chúng tôi trò chuyện huyên thuyên . Một lúc sau cô nói:" mình nói chuyện mãi mà quên cả ăn, thôi chúng ta đi ăn nào ". Chúng tôi ̣được cô đãi món bánh cuốn nhân thịt do tự tay cô làm lấy, vừa ăn vừa tiếp tục nói chuyện...hết bữa ăn chính đến lúc uống trà với bánh trái cây tráng miệng mà vẫn chưa hết chuyện. Nói chuyện với cô cảm thấy thật thân mật, gần gũi và thoải mái .


Sau đó chúng tôi ra ngoài chụp hình với cô, ngắm hoàng hôn xuống thật đẹp và chia tay cô ra về với cảm giác nhẹ nhàng lẫn chút tiếc nuối. Và hẹn đến thăm cô vào dịp khác.

Thùy & Kế

Hàm Thuận Nam

Chào các anh chị và các bạn cựu học sinh Trường Hải Long
Chắc hẳn các bạn đã xem những Video clip trên blog, có một nhận vật được Thầy Cương và các anh chị “kết nạp” làm thành viên của Trường Hải Long hôm họp mặt 6/3/2010 là tôi đó; tuy chưa học được ngày nào ở Trường các bạn nhưng qua những gì biết được trong những lần anh chị gặp nhau, kể cả gặp nhau trên blog; lâu dần mình trở thành cựu học sinh Trường Hải Long lúc nào không hay.
Không có những kỷ niệm đẹp của những ngày xa xưa đối với trường Hải Long và bạn bè như các anh chị để nói, mà im hơi lặng tiếng hoài thấy nó “kỳ một cục”, thôi đành viết một chút về quê hương mình vậy.


“Hồi” 1

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hàm Thuận Nam, cái tên nghe sao mà “lạ hoắc”, mà đúng là lạ thật vì nó mới được “khai sinh” từ sau năm 1983, vùng đất giáp ranh giữa Tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận. Ngày xưa, ở đây khô cằn, sỏi đá, kế sinh nhai chính là làm rẫy, cũng có cái bờ biền dài trên 20 cây số, quanh năm suốt tháng chỉ “có cái nắng, có cái nóng, có cái gió” và có cả bụi cát (hát theo kiểu Siu black). Thế rồi một hôm, mấy cái ông doanh nghiệp từ Sài Gòn ra bắt chước Rạng, Mũi Né, Hòn Rơm từ từ biến thành một dãi dài những khu du lịch, lại có cả khu du lịch sinh thái nữa chứ, kiến trúc muôn màu muôn vẻ, đủ cả từ cổ tới kim; vô cùng đẹp. Tuy ở đây chưa có nhiều resort, nhiều khu nghĩ mát như Mũi Né Hòn Rơm nhưng những gì hiện có cũng đủ nói lên “trên cả tuyệt vời”, chẳng thế mà du khách sau khi đến đã đặt cho cái biệt danh “Đà Lạt trên sa mạc”.
Không tin ư ? Cũng được vì đã có câu “mắt thấy, tai nghe… hoặc là có thấy mới tin”. Thế thì mời bạn làm một chuyến về quê hương tôi đi, sẵn sàng đón tiếp các bạn và tình nguyện làm hướng dẫn viên miễn phí.
Chỉ cần rời khỏi Thành phố Phan Thiết theo hướng Sài Gòn chừng 20 cây số đường chim bay, dọc theo bờ biển, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn là những bãi cát trắng ngần với những hàng phi lao xanh thẳm; những bụi dứa dại lẫn lộn với cây nhãn rừng quấn chặt lấy bờ cát mang đầy tính hoang sơ. Biển ở đây vô cùng đẹp, rất sạch; nước xanh biêng biếc, êm đềm; thỉnh thoảng nhô lên những bãi đá không biết từ bao giờ và do ai đặt cho những cái tên mang hình dáng rất thật: Bãi yên ngựa (như cái yên trên lưng ngựa), Bãi đá nhảy (không nằm thành từng bãi mà rải rác như đá nhảy từ nơi này đến nơi kia), Bãi đá dăm (giống như có ai đó chẻ bãi đá thành những miếng dăm nhỏ)…
Ở đây bạn có thể ngã mình dưới những tán dù, ngắm biển xanh bao la; đu đưa theo nhịp võng giữa rừng phi lao bạt ngàn; thức trắng đến phờ người, khan tiếng với những đêm lửa trại hoặc ngồi ung dung câu cá trên những rìa đá hoặc rạo rực đón tia nắng đầu tiên trong ngày nhô lên từ mặt biển hay thả hồn trong yên tĩnh để ngắm hoàng hôn mờ dần sau những đồi cát…Bạn đã thấy hấp dẫn chưa ?...?...?


Tiếp tục đi về hướng Nam, bạn không thể bỏ qua ngọn Hải đăng trên một hòn đảo nhỏ chỉ cách bờ biển khoảng 500 mét nằm giữa bãi đá lớn với chiều cao 65 mét, đây là ngọn Hải đăng cổ nhất, cao nhất ở Việt Nam do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế xây dựng từ năm 1889 bằng đá hoa cương với 184 bậc thang xoắn ốc. Đây vừa là biểu tượng, vừa là niềm tự hào của quê hương tôi đó. Từ đỉnh Hải đăng lồng lộng gió phóng tầm mắt ra chung quanh, một bên là rừng cây xanh thẳm, một bên là biển cả mênh mông. Trước thiên nhiên bao la, con người như nhỏ bé lại, bay bỗng, hòa lẫn vào không gian…viết đến đây thì tự nhiên tôi mơ ước: tôi và các bạn lùi về thời quá khứ cách đây 30 năm về trước để cùng “bạn của mình” đến nơi đây hát cho nhau bài “Bên em là biển rộng” hay là câu “Biển một bên và em một bên”. Lãng mạn chết đi được.
Tôi viết tiếp nha
Thủy triều ở vùng biển này có nét rất riêng; hàng năm, sau tết Nguyên Đán có từ 2 đến 3 ngày nước xuống cạn kiệt, bạn có thể đi bộ từ bờ ra Hải đăng mà không phải đi bằng tàu như những ngày khác trong năm. Tôi đã gặp một đoàn du khách người nước ngoài, họ không thích đi tàu mà bám chung quanh cái thúng chai, mình chìm dưới nước để cho 1 tàu đánh cá kéo ra, tham quan xong, kéo vào; đi biển kiểu này mới độc đáo; có lẽ đi biển kiểu Úc (vì tôi thấy trên tivi quảng cáo hễ cái gì khác bình thường là kiểu Úc: ăn kiểu Úc, uống kiểu Úc…)
Biển ở đây cũng rất đặc biệt giống như thủy triều mà các vùng khác hiếm thấy, thường thì vào khoảng đầu tháng 9 dương lịch, từng đàn cá đủ loại, lớn có, nhỏ có cùng với một loài Tảo màu đỏ trôi dạt vào bờ; theo ngư dân thì những con cá bơi gần Tảo đỏ sẽ bị say, lờ đờ, sóng biển cuốn vào, nhưng chỉ một lát sau thì cá trở lại bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra, không độc hại. Cứ thế, người dân địa phương và du khách tha hồ dùng tay không, có khi vớt cả rỗ đem về tự chế biến và thưởng thức ngon lành. Nếu có bạn Mai Chí, Gia Kế, Mai Thân, Vĩnh Lại, Tư Hào…ở đây, mình chỉ cần một bó củi đốt thành than hồng, nướng lên, nhắm với rượu gạo thôi; ngon tuyệt vời…


Viết đến đây thì người viết thấy dài quá, mỏi cả tay; mờ cả mắt mà người đọc cũng mệt gần xỉu, gần “tẩu hỏa nhập ma”. Thôi thì tạm dừng, hẹn “Hồi” 2 vào kỳ tới.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Thông Báo

Thông báo đến các anh chị và các bạn.

Từ ngày thành lập Blog đến nay đã gần hai tháng, với 124 bài đăng qua nhiều thể loại. Thiễn nghĩ tất cả chúng ta cũng đã quen thuộc với cách sử dụng Blog. Kể từ nay mong các anh chị và các bạn vui lòng tạo riêng cho mình một hộp thư Gmail dùng để đăng nhập vào Blog HảiLong-PhanBộiChâu, viết bài, sửa bài và viết nhận xét. Sau khi đã có hôp thư Gmail riêng, mong tất cả các anh chị và các bạn e-mail về hộp thư hailongphanboichau6875@gmail.com cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ gửi thư mời tham gia Blog vào hộp thư riêng của mỗi người. Khi nhận được lời mời xin tất cả vui lòng chấp nhận lời mời. Lúc đó các anh chị và các bạn sẽ dùng Gmail của riêng mình để vào sử dụng Blog.

- Nếu có gì trở ngại xin vui lòng liên lạc với chúng tôi.
- Ngoài ra những người đã có hộp thư Gmail từ trước cũng xin vui lòng liên lạc với chúng tôi.

Chào thân mến

Nhóm Cựu Học Sinh Hải Long-Phan Bội Châu

CON CÒ

con cò bay lã bay la
về miền tóc bạc hỏi mình già chưa
trời mưa cứ mặc trời mưa
em đây trắng toát vẫn chưa có già

Một mình



lk

Romantic-Guitar



Tặng KGH,MT và các bạn Hải Long.
lk

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI

Vĩnh Laị gởi lên bài thơ Khói Trắng của nhà thơ Kiên Giang, làm nhiều người xúc động trong đó có tôi.
Không biết tôi suy nghĩ có chủ quan hay không ?nhưng tôi có cảm nhận rằng lần về thăm quê vừa rồi VL đã nhìn thấy Mẹ gìa đi nhiều quá... và trong suy nghĩ của bạn là ngày mình mất Mẹ không còn xa nữa ,dầu răǹg trong thâm tâm bạn rất muốn Ḿẹ sống mãi với mình. nhưng làm sao được ! ! quy luật của Tạo Hóa là như vậy và kiếp con người là thế : Sinh , Lão , bệnh , Tử , không ai tránh được

Ở vào cái tuổi như chúng mình hiện giờ , ít có người may mắn còn đủ cả cha mẹ , phần nhiều là chỉ còn một trong hai người thân sinh ra mình , hoặc là đã mồ côi cả cha và mẹ ..caí từ Mồ Côi nghe buồn và ̣đau lòng cho tất cả moị người

Người ta thường nói có nuôi con mới hiểu hết lòng cha mẹ ,tôi ̣ đã từng làm mẹ và phải nuôi con một mình , tôi hiều nỗi khổ nhọc của người sanh thành ra mình, ngày nay xã hôị đã phát triển ,cuộc sống có sự thay đỗi , vật chất tiện nghi đầy đủ ,người mẹ nuôi con đỡ nhọc nhằn hơn ngày xưa rất nhiều , ngày còn bé tôi là đứa trẻ yếu ớt ,đau bệnh triền miên, vì hay đau bệnh nên tôi rất khó chiụ và quấy khóc , nên mẹ phải ôm tôi suốt cả ngày, lẫn đêm trên võng , trời nóng thì muôĩ mẹ phải luôn tay quạt cho tôi , khi trời laṇh mẹ phaỉ chiụ đựng laṇh lẽo suốt đêm, giấc ngủ cứ chập chờn vì phải luôn chân đưa võng cho tôi ngủ yên giấc , đến bữa cơm th̀i ăn vội ăn vàng , thậm ch́i phải nín đi Vệ Sinh , sau này mẹ mắc bệnh Trĩ nặng cũng do ngày bé tôi làm mẹ khổ như thế..... thế mà tôi chưa làm được gì cho mẹ thì mẹ đã không còn

Và tôi có đọc ở đâu đó câu " Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc " trong cuộc đời làm con của chúng ta đã không it́ lần làm cho cha mẹ phải rơi lệ ... và ngày nay lic̣h sử lập lại không it́ lần con trẻ làm mình phải khóc .. có giận , có buồn nhưng tựu chung laị vẫn là thương , mình có thể giận , ghét tất cả mọi người , cả Thế Gian nhưng với con thì không thể...

Nước mắt chảy xuôi tình Mẩu Tử
Chảy theo nước mắt cuộn mồ hôi
Mẹ đem cái chết làm nên sống
Nước mắt một dòng vẫn chảy xuôi (Kiên Giang)

Vâng !nước mắt luôn chảy xuôi , và lòng cha mẹ muôn đời vẫn thế


Mỹ Lệ

Chú ý khi viết bài

Các anh chị và các bạn.Đễ giúp đở cho bạn HGKế và cho nhóm HL chúng ta
Vui lòng khi viết bài hay gởi thơ,nhạc,tin tức..vv..vv trên diễn đàn HLong.
Làm ơn viết tên người viết cho anh chị khác biết tên tác giả bài viết là ai.

Đây là việc tế nhị chung của chúng ta.Mong anh chị và các bạn chú ý.
Cám ơn anh chị và các bạn.
Mai Thân( lớp thứ IV)

XA XÔI

Xa rồi lại xa thêm lần nữa
Gửi về em một ký ức quen
Em sợ buồn gối mộng tóc nhòa đen
Anh cho mượn những ngày thưa gặp gỡ
Đêm lại về lại nỗi niềm trăn trở
Buồn đi qua khung cửa nhỏ một thời
Dấu nỗi nhớ vào trời thu vời vợi
Tóc dài ơi đêm xõa một màu đen
Chiều bay trong gió tóc rối nhiều thêm
Xa xôi đêm trắng trăng mềm cơn say
Lối xưa giấc mộng vơi đầy
Ta về nghe lại tiếng chày đêm thâu.

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

chiếc lá mùa đông

giận


Giận ai, ai biết giận ai
Giận mây,giận gió, giận "khoai sắn lùi"
Giận đời đen thủi, đen thui
Giận mình sao nở - giận người đa đoan...
lk

Chờ

Em hởi có nghe tiếng nhạc lòng
Của người thiếu phụ mãi chờ trông
Hương sắc một thời đà phai nhạt
Soi đời-Chợt thấy cả mùa đông...
lk

Chào Thầy Cô cùng lời thân thương đến với các bạn

Lâu lắm rồi ! cũng đã gần hết một đời người , Thầy Cô và bạn học ngày ấy dưới ngôi trường Hải Long xưa mỗi người nay mỗi một góc trời , mỗi một phận đời , hôm nay Vĩnh Lại mới được xin gởi đến lời Chào Kính đến các Thầy Cô và lời thân thương đến với bạn học của mái trường Hải Long xưa ngày nào ! mình không biết phải nói gì , viết gì ra đây mà chỉ còn đọng lại nổi niềm nhớ ,nổi niềm thương !

Sáng nay Hoàng Gia Kế gọi điện về nói chuyện vui và có nói ngày mai chủ nhật đi thăm Cô Hồng , mình thấy chạnh lòng với bao là nổi nhớ của ngày nào , trong cảm xúc ấy mình có hỏi Kế còn nhớ bài thơ KHÓI TRẮNG của nhà thơ KIÊN GIANG , Kế nói nhớ nhưng không thuộc và hôm nay VL đăng bài thơ này trong trang blog này cho Kế cùng các bạn , bài thơ này đi với VL từ năm học lớp Đệ Ngũ cho đến giờ .

KHÓI TRẮNG

Hương cau thơm phức Ngôi Sao Mẹ
Thơm ngát mái nhà , thơm áo cơm
Con thở trong mùi hương bát ngát
Thịt da mái tóc , quyện mùi thơm
****
Nước mắt chảy xuôi tình mẫu tử
Chảy theo nước mắt cuộn mồ hôi
Mẹ đem cái chết làm nên sống
Nước mắt một dòng vẫn chảy xuôi
****
Ngày xữa ngày xưa thời trẻ dại
Con đau rên siết mẹ rầu lo
Bán đôi bông cưới mua thang thuốc
Mua bánh tai heo giấy học trò
****
Đêm nào con khóc đòi ru ngủ
Mẹ thức mõi mòn-nhịp võng đưa
Thân lạnh nằm khoanh lòng Mẹ ấm
Mẹ ơi ! con lớn giữa niềm ru
****
Nhớ ngày Mẹ ốm nằm trong xó
Chiếu lạnh ủ không ấm vóc gầy
Đau đớn..không hề rên siết khẽ
Sợ con nghe tiếng mà buồn lây
****
Nói làm sao hết mẹ hiền ơi
Công đức niềm đau lẫn tiếng cười
Mẹ lấy bụi đời làm phấn sáp
Che dù trời nắng, đội mưa rơi
****
Nhớ mùa cau trổ trong vườn cũ
Mẹ quét lá vàng ủ lấy phân
Khói trắng lên trời như tóc Mẹ
Con ngỡ khói trắng quyện mây tần
****
Chiều nay dừng gót bên bờ biển
Nhìn sóng bạc đầu mây trắng trôi
Con ngỡ khói vườn hay tóc Mẹ
Bay tìm con lạc bước đường đời
****
Mai mốt con về thăm xóm Mẹ
Thăm mùa cau trổ, bóng làng xưa
Để rình nghe lại trong hiu quạnh
Tiếng hát ngày xưa nhịp võng đưa
****
Con sẽ kính dâng bên gối Mẹ
Gói trà tàu, gói bánh tai heo
Hương cau lại quyện hai màu tóc
Nước mắt đầu xuân ấm xóm nghèo
****
Nguyện cầu Đức Phật và Danh Chúa
Rũ Đức Từ Bi , xuống Phước Lành
Mẹ sống muôn đời cùng vũ trụ
Ngôi sao Mẹ ngự giữa Thiên Đình

TVL

Thơ

VÔ TÌNH

Vô tình đến vô tình đi
vô tình thấy lại em hồi ấu thơ
đến nơi bến đã sang bờ
đem tâm sự gởi dòng thơ vô tình

Hãy Cứ Là Tình Nhân - Ý Lan

Các Em Thân Mến

Cách đây mấy tháng, tôi ngạc nhiên và vui mừng nhận được điện thoại của Thanh Mai từ bên Đức gọi sang. Hàn huyên một lúc tôi hỏi em email address để liên lạc. Tôi viết cho em ngay mà mong mãi chẳng thấy em hồi âm. Tôi nghĩ chắc em bận.
Thế rồi sáng ngày 12 tháng 7, lại môt ngạc nhiên nữa đến với tôi : em Hoàng gia Kế gọi. Kế cho tôi biết là vợ chồng em đang sống ở Burbank, cách chỗ tôi ở chừng 50 cây số.
Em lại cho tôi biết là cựu học sinh HảiLong-Phan bội Châu đã tạo cho mình cái mạng để các em và thầy cô có nơi để trao đổi tin tức. Chiều hôm đó, hai em Thân và Bích từ Canada gọi sang. Thật cảm động được nghe các em nói. Ba mươi sáu năm trời xa cách các em vẫn như ngày nào, vẫn ân cần, lễ độ. Các em là lý do tôi chọn nghề dạy học.
Cám ơn Thân và Bích đã gởi cho tôi mấy “Links” để nghe nhạc. Các em nhiều tài quá.
Các em làm tôi rất hãnh diện. Mong rằng tinh thần HảiLong-Phan bội Châu sẽ tồn tại mãi mãi.

Đặng thị Hồng

Sóng

Sóng đã già chưa "sóng bạc đầu"
Buồn tình chứ sóng có già đâu
Thuyền rời bến củ quên hẹn ước
Sóng chịu tang đời muôn kiếp sau...
lk

Nhậu

Ai đặt tên chú nó là "cầy"
Rượu nồng lại nhớ món "cờ tây"
Mắm tôm, mơ, khế, riềng, sả, ớt
Dồi, luộc, súp măng, chả chìa đây
Chuối hột một bầu ta cứ nhắp
Gặp lại bạn đời cũng đáng say
Thế gian không nếm mùi cho biết
Lìa khỏi dương trần- tiếc lắm thay!
lk

Viết cho Thùy (tiếp theo)

Chị Thùy ơi, không muốn đọc cũng phải đọc cho hết , Vân muốn kể về Mũi Né nữa ai biểu chị lấy chồng Mũi Né chi và lại gặp cô Vân .Nhưng Vân mà nói thêm phần này chắc là sẽ bị ML chửi nhưng là "chửi yêu".

Tiếp sau đây là V sẽ kể cho Thùy mấy món ăn đặc sản Mũi Né để có khi nào buồn thì nấu cho GK ăn , nếu nấu dở thì nói buồn chứ đừng đỗ thừa tại V , còn vui thì nấu theo ML và MT .

1.Bánh căn, món ăn đơn sơ, chỉ cần 3 chén gạo,1/2 chén nếp,1/2 chén cơm nguội ngâm cỡ 6 tiếng rồi đem xay , trong lúc xay cho thêm nước lạnh vào ;sau đó kho một xoong cá mặn (cá trích hay cá nục)
Đổ bằng khuôn đất thì ăn ngon hơn .Khi bánh chín vàng cậy ra rồi bỏ mở hành vào , rồi bỏ vào tô nước mắm me , thêm ít xoài sống bầm nhuyễn .

2.Bánh xèo: bột vẫn giống như bánh căn thêm thịt ba rọi, tôm nhỏ , giá , hành .Khi ăn cũng giống như ăn bánh căn

3.Cá nục kho đặc biệt : cá tươi đem về đánh vẫy rửa sạch , chặt đuôi , móc mang cá lót dưới xoong (khi ngắt mang cá có bao tử nhỏ nhớ ngắt bỏ ) , xấp cá vào xoong từng lớp , đâm tỏi ớt thêm đường nước mắm bỏ vào bắt lên bếp để lửa riu riu .Khi nước cạn thêm vào ít nước nóng , lắc xoong cá cho thấm rồi ăn .

4.Bánh canh :nấu nước sôi sau đó đổ vào bột năng (bột trắng) , lấy đôi đũa trộn cho bột dính vào nước sôi rồi nhồi cho nhuyễn , nếu nhão thì thêm bột, nếu khô thì thêm nước sôi .Rồi chia thành nhiều cục bột nhỏ cán mỏng , cắt thành sợi như bánh canh .Tiếp theo là phần chả cá .Ở Mủi né người ta nạo thịt cá thu con hay cá mối , giả với hành tiêu cho nhuyễn nếu muốn giai thì lấy tay nắm cục chả cá đập vào cối vài lần .Chia cá ra làm 3 , phần 1 làm cá vò viên chiên sơ nấu 2 lít nước sôi ; phần 2 cán mỏng chiên rồi cắt giống như bánh canh để bỏ trên tô bánh canh ; phần cá thứ 3 thì trán trên dĩa , cắt vài lát thịt ba rọi để trên cá , ấn xuống cho dính cá rồi đem hấp 20 phút , thấy gần chín lấy tròng đỏ trứng trán mặt trên (món cá hấp này là món V thích nhất).

5.Bánh quai zạt :bột mì trộn giống như bánh canh rồi ngắt ra từng viên tròn nhỏ , nhét tôm thịt vào(tôm thịt cắt nhỏ, tao sơ với hành tiêu gia vị)xong đem luột ; vớt ra trụng nước lạnh để ráo , thêm hành mỡ vào và ăn với nước mắm thường thêm tí chanh ớt đường .

6.Chả giò Mủi né cũng làm khác với chả giò SG : củ sắn cắt sợi mỏng vắt bớt nước , cá chỉ lạn thịt ra rồi cắt thành miếng nhỏ ướp với hành ớt , bánh tráng trắng mỏng cắt ra thành hình lá cờ có đuôi , trải bánh tráng ra cái đầu lớn để sắn và thêm một lát cá rồi gói đem chiên .Khi ăn cuốn với rau sống , trứng luộc , nước mắm đậu phộng đâm nhuyễn .

7. Mĩ Quảng : biết nấu nhưng sợ nấu dở không dám nói lên đây (nhà V gần nhà 7 A có 1 bà bán mì Quảng mỗi ngày nấu không sạch lắm nhưng rất ngon , mỗi lần 7A nấu mì Quảng là nói mì Quảng của bà đó )

8.Mực giồi : Mực cở 1 gang tay móc đầu rửa sạch sẽ , để trên thớt bầm nhuyễn thêm vào gia vị , hành ớt , một ít thịt nạc xay rồi lấy nhân thịt bầm nhét vào con mực xong lấy tâm khâu đầu mực đem chiên , nhân mà rớt ra ngoài đem chiên với cơm .

9.Xôi khoai mì tốp mỡ , xôi vò cơm rượu, xôi nhét bánh tiêu

10. Chè sôi nước, chè chuối .

11 . Gỏi cá mai : nếu không có cá mai thì thế vào cá đục hay cá suốt ; mỗi lần làm gỏi là nhớ đến cô Tài đi Pháp về làm món gỏi đồ biển kiểu Tây gồm có 1 trái thơm xẻ đôi làm chiếc thuyền, nhưng vì không nói rõ kêu V chẻ làm 2, thay vì xẻ dài thành chiếc thuyền thì V cứ sắn đôi trái thơm nên bị la , sau đó 7 lùn và Tài làm bếp thì V không dám phụ bếp .

12. Cá mối chiên :phải lựa cá nhỏ làm sạch , tước xương ra rồi ướp với hành ớt, xả gia vị đem chiên để lửa nhỏ cho gia vị thắm vào cá .

bây giờ đói bụng rồi, để suy nghĩ thêm còn món gì hấp dẫn sẽ nói tiếp ...

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Hỏi

Từng giọt rơi rơi, từng giọt đắng
Thả hồn theo nhịp nắng đong đưa
Nhà ai tiếng nhạc sao buồn thế
..." mây ngàn thơ thẩn sắp về chưa"...

kl

Tuyệt

Ta chở hồn theo cơn gió bay
Bỏ quên dĩ vãng khúc thơ say
Ngày mai bên bến bờ vô vọng
Nghe nguyệt cầm buông-khúc đọa đày...

kl

Viết cho Thùy! ( tiếp theo)

Chị Thùy, vì hôm qua đang viết nữa chừng mê ăn bánh căn sau đó đi dạo Mũi Né về đêm, nên hôm nay viết tiếp nha!
Không phải Mũi Né chỉ có chan chan ốc ruốt đâu nha - với cái nhìn và cảm nhận của người MN thì MN rất đẹp và khách du lịch bây giờ đã biết MN rất nhiều - Vân có thể kể sơ sót hoặc không hay chỗ nào GK sẽ diễn tả lại cho Thùy thêm nha, văn thơ của Vân đơn sơ nhà quê không diễn tả hết thông cảm nha. (bắt đầu từ đầu nha)
Từ SG đi về quốc lộ 1 hướng về miền Trung 200km đó là TP.Phan Thiết ( Trường Phan Bội Châu, MC làm việc ở tỉnh này) có 1 con đường nhỏ đi về Mũi Né 22 cây số nữa - từ Phan Thiết đi về MNé thì đi ngang qua Phú Hài( nhà 7B) ,lên 1 con dóc đến lầu ông Hoàng ( thơ Hàn Mặc Tử " Ai mua Trăng ....") , đổ xuống con dốc thì gặp Đá ông Địa, hòn đá này nổi lên trên mặt biển có hình dáng ông Địa nên người dân ở đây thờ cúng như ông Địa, nơi mà Vân bây giờ mỗi lần uống nước dừa chờ ai đó chở đến Đá ông Địa, nhưng có lẽ không uống đúng nước dừa Rạng nên không có ai chở đến Đá ông Địa. Vì xây dựng du lịch nên dừa đã chặt đi chỉ còn một ít để làm cảnh.
Đi khoảng vài cây số nữa là xứ Rạng, quê chồng của Thùy, ngày xưa đi ngang đó vắng vẻ sợ đủ thứ, bây giờ là nơi du lịch nổi tiếng với những khách sạn sang trọng, ban đêm đèn sáng trưng như thành phố, đi thêm 7km nữa là đến MN, nhà V ở MN, gió biển 2 mùa, mùa Hè là gió nồm, mùa Tết là gió bấc, nên rất mát, nhà ở không cần máy lạnh, ngủ thì khách sạn ngàn sao (ngủ ngoài trời nhìn lên có ngàn sao), xung quanh là biển như là một bán đảo nhỏ, đi hết MN xa xa có một ghành đá để GK và T đi câu cá, nhìn xa xa nữa thì có một hòn lao nhỏ, lúc nhỏ Vân hỏi người lớn từ ghành lội ra lao có được không, thì được câu trả lời " 3 ngày nổi" là nổi lên mặt nước đó, đi tiếp thì đến Hòn Rơm nơi đó vừa có biển vừa có cát,bên kia bờ biển là một bãi cát trải dài dọc theo, có Bàu Me, Bàu sen, Bàu trắng, Bàu ông, Bàu bà ( anh K giải thích ), xe tour du lịch từ SG đi Nha Trang phải đi ngang Mũi Né.
Người dân MN, sống đơn sơ bằng nghề biển, đánh cá vào, cá lớn thì ăn, cá nhỏ làm nước mắm, cá cũng có nhiều tên, công thức làm nước mắm V biết luôn (nước mằm MN có tiếng), cứ 3 cá 1 muối, cá cơm thì nhỏ nên thắm muối nhanh, trộn 4 thùng cá 1 thùng muối, công thức thì dài, vắn tắc là thế. Vì phải nói đến nước nhĩ, nước nhất, nước nhì, nước 3...Khoảng 40 năm trước, MN chỉ học đến lớp 9 là phải chuyển vào tỉnh PT học, mấy đứa bạn PT nói là mình hôi nước mắm lắm, mình cứ thắc mắc hoài có phải áo mình hôi mùi nước mắm không? hay là mấy đứa bạn nói giỡn ( đến giờ vẫn chưa có câu trả lời), nhưng lúc đó mình tự an ủi là PT cũng có làm nước mắm vậy, nếu mình có mùi nước mắm thì tụi nó cũng có nên yên tâm một chút. Có ai biết được MN bây giờ không còn làm nghề nước mắm nữa (nhưng còn cá khô), mà là nơi du lịch nổi tiếng!!!!

MONG

Ngày xưa Mẹ bước vào đời
Má hồng môi thắm, nụ cười rất duyên
Bây giờ nắng xế ,chiều nghiêng
Tóc xanh , mắt biếc mẹ nhường phần con
Cầu mong cho gót chân son
Của con không dẫm lối mòn mẹ qua

ML

GÀ NẤU CƠM RƯỢU

NGUYÊN LIỆU
Cho 4 người ăn
- Chuẩn bị trước 1 nồi cơm rượu
- 1 con gà dai
- 4 củ carot
- Hành củ tím
- Hột màu điều

SƠ CHẾ
Hành tím 1/2 bầm nhuyễn xào sơ ,còn 1/2 nướng sơ
Carot gọt võ ,cắt khúc
Cơm rượu tán nhuyễn (có cả nước cơm rượu)
Để chảo nóng cho dầu vào, đỗ hột điều vào, cho ra nước màu "đừng để cháy nước màu sẽ đen"
Gà làm sạch chặt miếng to

CHẾ BIẾN
Cho gà vào nồi , đỗ hành tím xào vào , cho nước mắm , đường , bột nêm và cho tất cả nước màu điều vào ,trộn tất cả hổn hợp lên cho đều , để 20 phút cho thấm
Đăṭ nồi lên bếp ,để lửa vừa thỉnh thoảng xốc nồi lên cho thịt gà thấm đều( lưu ý , khi xốc nồi nên đậy vung )
khoảng 5 phút ,cho tất cả chỗ cơm rượu vào, cho lửa to, khoảng 10 phút , cho carot vào , cho nước dùng vào ,đun nhỏ lửa, 10 phút cho củ hành tím nướng lúc nãy vào, đun thêm 20 phút nữa( cũng nhỏ lửa)
Sau cùng nêm vừa ăn, tắt bếp (món nầy không nêm tiêu ,hoặc ớt)

CẢM QUAN
Thịt gà, carot mềm nhưng không nát
Nước trong , vàng óng, ngọt diụ, và có mùi cơm rượu
Món này dùng nóng với bún hoặc bánh mì
Khi ăn chấm với muối tiêu ,chanh

CHÚC NGON MIỆNG

Trường Bồ Đề MNé

MT học tiểu học trường KThiện.
Lúc đó lớp 5 có hai lớp, một lớp do thầy Lập làm chủ nhiệm,một lớp do Thầy Giang làm chủ nhiệm.
MT học lớp thầy Giang còn hiệu trưởng bấy giờ là thầy giáo Hải.
Lớp mt học của thầy Giang có MT, Xuân sau này còn tiếp tục được đi học, đại đa số nghỉ học con trai thì đi biển, con gái thì ở nhà giữ em hay đi gánh cá.

Ba MT muốn cho mt được tiếp tục đi học, do đó cho mt đi học luyện thi đệ thất thầy giáo Hải dạy, lớp học khoảng hơn 25 đứa, nhưng khi thi vào đệ thất thì 24 được đỗ, chỉ riêng mình mt bị rớt, mt còn nhớ, thầy giáo Hải có đến nhà mt và nói chuyện với Ba mt rằng: Thưa anh Tư(ba mt) đây là số tiền tôi trả lại anh như đã hứa, ai đỗ thì tôi lấy còn rớt tôi hoàn tiền lại, em Thân không học được tôi nghĩ anh thương con thì cho nó đi học nghề, còn không nữa thì cho nó đi tổng khậu từ từ lớn lên rồi thành thợ đi biển.

Chúng ta biết rằng thời đó cho con vào PT học không fải là chuyện nhỏ vì rất hao tốn tiền bạc, mà thời đó làm ăn rất vất vã và kiếm chút tiền dành dụm không fải dể như bây giờ.

Trong khoảng thời gian ấy Ba mt rất phân vân và lưỡng lự là không biết fải xử trí ra sao??? nếu cho mt vào PT học. Mt học dở mà đi xa nhà thì hao tốn và hao tốn nhưng kết qủa thì bại liệt.
Còn cho đi tổng khậu thì tội cho con vì còn nhỏ chỉ nghĩ đến ra khơi bị sóng biển dập dìu oí mữa là đủ sợ.

Trong thời gian đó, có lẽ vì sở giáo dục Tỉnh có chỉ thị gì đó giúp đỡ cho học sinh nghèo, học dở nên trường bắt đầu được mở ra trên Chùa, từ đó có tên trường Bồ Đề, lớp học khoảng chừng 30 đứa, học trên chùa Phật Học đa số giáo sư cũng từ trường Bà Lục Thị Đậu Phụng Cúng lên dạy, chỉ trừ thầy Phi không dạy có lẽ vì thầy Phi đạo Công Giáo nên không dạy.

Đa số các bộ môn dạy do thầy VGiên bao hết khi thiếu giáo sư, Toán thì thầy Cương, Việt văn thì thầy Khải, ngoại trừ môn dạy về Đạo Phật do Thượng Tọa(quên tên) trên chùa dạy.

Sau năm học đó, không hiểu vì lý do gì trường Bồ Đề không tiếp tục dạy nữa, theo mt nghĩ lại có lẽ những đứa trẻ thời đó sau khi thi rớt đệ thất gia đình không đủ khả năng cho con vào trường Bồ Đề như mt mà fải nghỉ. Lớp Bồ Đề dẹp, cả lớp học mt trúng mánh và sát nhập vào trừơng bà LTĐPCúng, từ đó mt mới được học chung lớp 7 với các bạn và sau đó có thêm một số bạn khác từ Tỉnh hay nơi khác cũng về thêm như Thắng gầy,..vv..

Có một điều mà ngay bây giờ mt cũng không hiểu tại sao?? là đa số các bạn cùng lớp Bồ Đề thì học lớp sau như: Chánh, Thọ(rạng), Cần, Tơ, Đá....vv..vv.
Chỉ riêng MT, Bảy A, Tài thì vào lớp này.
Thắc mắc này mt không hiểu vì sao?? vì thầy Giên đã mất rồi.

Bài viết thay lời cám ơn thầy VGiên đã cứu vớt đời em.
mt

Kỷ niệm vui về Thầy Nguyễn Ngọc Hạp

Có một kỷ niệm vui cách đây trên 35 năm mà mỗi lần nhớ đến tôi vẫn còn thấy vui và cười một mình. Hôm nay kể lại cho các bạn và các em cùng vui.

Hồi ấy, trong giờ toán của Thầy Hạp (Thầy dạy năm đầu tiên, trường học lúc ấy là hội trường của Quận Hải long), trong lúc cả lớp đang làm bài tập, nhìn lên thấy Thầy đang dỡ tờ báo ra đọc, có một số bạn tranh thủ coppy nhau. Lát sau Thầy đặt tờ báo xuống và hỏi:
-Các em có biết nảy giờ Thầy đang làm gì không?
-Dạ, Thầy đang đọc báo.
-Không đúng, Thầy đang nhìn các em coppy bài của nhau
Chúng tôi ngạc nghiên, Thầy tủm tỉm cười và giơ tờ báo lên, chúng tôi phát hiện tờ báo được khoét 2 cái lỗ ngay vị trí của 2 mắt Thầy. Thì ra qua 2 cái lỗ này Thầy đã nhìn thấy tất cả.
Lúc này Thầy cười (rất hiền) và cả lớp chúng tôi cùng phá lên cười...!...!...

Lê Thị Sơn (lớp thứ 1 Hải Long)
.

Thư gởi Thầy Phi

Thầy kính!
Lâu lắm rồi không gặp Thầy. Em rất nhớ và luôn mong gặp Thầy. Thầy là ngườiThầy và cũng là người anh đáng kính trong cuộc đời của em. Rất nhiều kỷ niệm trong tuổi học sinh mà em không bao giờ quên được. . .
Thầy ơi ! Thầy có nhớ lần cắm trại Thầy cho tụi em ăn thịt RÙA BIỂN mà Thầy bảo là thịt BÒ đó...
vui quá Thầy nhỉ ! ! !
Em kính chúc Thầy và gia đình luôn luôn khỏe, hạnh phúc và như ý.
Học trò cưng của Thầy
Lê thị Sơn
Thạch Long - Mũi Né

Tiếc

Tuổi thơ giờ đã qua rồi
Bao nhiêu mơ ước cũng trôi theo dòng
Má hồng ơi, hởi má hồng
Có nghe tiếng sáo sang sông gọi đò.

kl

kd


Tiễn bạn phần 4!!!

Sau khi hái một trái thanh long đem về tặng vợ, VL cùng các bạn chia tay về Phan Thiết ghé nhà Khánh rồi ăn bánh hỏi lòng heo, sau đó VL về Sài Gòn, Vân về lại Mũi Né.
Cám ơn bài thơ của Thùy, tặng Thanh Vân rất là hay, mỗi lần Thùy làm thơ làm cho cõi lòng Vân rung động.
Sau đây Vân tặng cho Thùy một cảm tưởng về quê chồng của Thùy.
- Một buổi trưa ngồi phòng khách nhà trọ ở Rạng, nhìn xuyên qua mấy hàng dừa thấy biển trong xanh và yên lặng, một sự bình yên trong tâm hồn mình khi thấy biển, biển mênh mông có những cơn sóng nhỏ chập chùng nhưng thấy biển là cả một sự bình yên, mình đã biết tại sao thơ văn lại ca tụng biển nhiều đến thế.
Hôm qua, 3h chiều đi dạo biển, từ cầu Rạng đến Nước Nhĩ, thấy người ta cào cát bắt óc ruốt, mình không bắt được nên hỏi mua 10.000 VND, phải chạy về nhà trọ lấy 1 cái xoang rồi lấy nước biển ngâm óc vào 1 tiếng cho nó nhả hết cát ra rồi mới luộc, nếu để lâu hơn ốc sẽ chết vì không có cát ( công thức của bà bán ốc ). Gần 30 năm mới ăn lại món ốc ruốt này, nếu bạn nào đã tứng ăn ốc ruốt thì mới biết ốc ruốt ghiền như thế nào.
Nhớ lại năm 2000, Vân về cũng xuống biển ở bờ đê đào cát bắt chang chang, mấy đứa nhỏ nó lấy chân hất cát là có chang chang, mình đào cát mãi không bắt được nên nói mấy đứa nó bán chịu ( vì đi tắm biển không đem theo tiền) một xô chang chang đem về làm le với cả nhà, ở nhà biết Vân không bắt được nên đã mua sẵn một xô không ngờ mấy đứa con nít không cho thiếu chịu lâu nên đến nhà đòi tiền liền, thế là "bể mánh", hôm đó 2 thùng chang chang vừa luộc vừa xào, ngâm nước làm gì cũng không hết nên sợ chang chang cho đến bây giờ.

Ta Yêu

Đi tìm hạnh phúc quanh co
Dẫn về một cõi vòng vo nửa đời
Bỗng tình thoảng đến gọi mời
Bên tai ai khẽ nói lời như thương
Bềnh bồng lửa ấm yêu đương
Mênh mang khói tỏa mù sương quyện tình
Bóng ta trải khắp bóng mình
Lung linh ngọn nến soi hình ta yêu ...


Tặng chị Thanh Vân.

Thùy

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

dinhlang_vo

CẢM GIÁC

Mờ mờ sáng

Trời lành lạnh

đồi cát lạnh

đôi chân trần

gió lùa quanh


Trưa thật hè

Đồi dương gió

Tình nhân say

Sóng rì rào

Nụ hôn mặn

Hòa vào nhau


chiều về gần

sóng vỗ xa

tình nhân kề

Biển cạn lặng lẽ

Tình nhân lặng lẽ

Đi bên nhau


Đêm thâu

Biển trăng xóa

Sóng dạt dào

Trời đầy sao

Trăng lạnh

tình nhân lạnh

Nằm cạnh nhau


Trả Lại Cho Em - Quỳnh Lan

Phan Thiết




Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Kỷ niệm về Cô Hồng!

Cô Hồng về trường TH hải Long dạy học, lúc đó lớp chúng ta là đệ tứ, lớp anh chị lớn nhất lúc bấy giờ, mọi người trong lớp đang bàn luận xôn xao về việc nên chọn ban A hay ban B, để có tiếp tục hay không, vào học trường TH Phan Bội Châu Phan thiết!
Cô dạy môn sử địa, cô có phương pháp sư phạm rất vững vàng, trình bày gọn và dễ nhớ, dễ thuộc. Lúc còn là học trò chúng ta không thấy điều này. Sau này, khi MC đi dạy ở Sài Gòn, nhớ lại mới thấy, thì không biết cô Hồng ở đâu!

Xin kế các bạn nghe một kỷ niệm vui về cô Hồng!
Hôm đó là sáng chủ nhật, có cô Mai Nương, cô Hồng, và nhiều học trò TH Hải Long xuống Rạng chơi, ghé vườn dừa của Ba Má Trực (nhà Trực ở Mũi Né, nhưng có một vuờn cây ăn trái khá rộng ở dưới Rạng). Hình như có cả cô Anh-thầy Cương, và nhiều anh chị lớp trên chúng ta!

Thầy cô và học trò quây quần nhau uống nước dừa (nước dừa xiêm trong bài thơ Mũi Né của Đỗ Nghê, là nước dừa xiêm ở rạng, chắc chắn như thế!).
Một lát, cô Hồng quay qua MC hỏi:
-"còn cơm không vậy em?.. ".
MC vội vàng trả lời:
-"dạ thưa cô, nãy giờ em không về nhà, nên không biết còn cơm hay không nữa!"

Cô Mai Nương cười quá chừng là cười, MC thì không hiểu vì sao?
Tại vì ở rạng, người ta gọi cơm dừa là "cái". Nếu cô Hồng hỏi:
-"còn cái không vậy em?.. ".
thì MC sẽ trả lời chính xác ngay:
-"dạ thưa cô, còn!".
Phần thì vì lúc đó thầy Vĩnh Giêng, mỗi lần đi đâu về, là thầy hỏi:
-"nhà còn cơm (cơm nguội) không em? đem ra cho thầy".
Nên MC cứ tưởng cô Hồng hỏi như thầy Giêng hỏi, là "cơm ăn" ở nhà!
Hì hì..

Qua chuyện này, HGK có gặp Trực thì cho MC gửi lời thăm, đã thấy hình của Trực, nhưng lâu lắm rồi không gặp!
MC!

Đón tiếp VL Phần 3

Ăn uống chưa xong mà lo tập hát bài HSHL hành khúc cùa MT.
V.Lại nói bài hát của MT hay quá, V.Lại biểu anh Liễu với Lành hát đi hát lại để cho các bạn tập (ai cũng tập còn TV ko cần tập cũng hát được).
Ai cũng nói V.Lại vẫn như ngày nào (TV nói giống như ngày nào nhưng không đẹp trai như ngày nào, chứ không V.Lại bể lỗ mũi).
Buổi tối anh Liễu, anh Thiện thức coi World Cup không chịu ngủ, sáng mới 5 giờ qua la lối um sùm (kêu cửa). TV phải dậy nấu nước pha cafe, nấu cháo gà (nấu bằng cơm và thịt gà dư để nguội hôm qua). Vì tới sớm quá không làm gà kịp, vậy mà ăn cũng hết xoong.
V.lại theo Nhân Lành ra hái 1 trái thanh long đem về cho vợ. Lành hái tặng bạn thanh long ruột đỏ ăn cho biết.
Để Vân nghĩ ít bữa rồi viết tiếp Phần 4.

Vân dễ thương.

Đôi

Hai mảnh đời gặp gở bước song song
Sẽ dừng lại, nếu chỉ còn là một
Chỉ là một sẽ không còn gì hết
Nếu vắng rồi một mảnh thứ hai kia....

10/79

Muộn


Thích nghe mày hát "tình nghệ sỉ"
Chất giọng buồn " Ôi khách ly hương...."
Sâu lắng một đời bao thổn thức
Muộn màng... ngồi ngắm giọt mưa tuông.
Tặng KGH

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Tin Vui

Báo Tin cho anh chị em hs HLong và các bạn cùng lớp .
Hôm qua MT và Bích có gọi cho Cô Hồng và trò chuyện cùng Cô.
Thật là một niềm vui, hạnh phúc và cảm xúc khi liên lạc được Cô sau gần 40 năm.

Giọng Cô vẫn như những ngày nào đang đứng lớp dạy các em,đây là sự cảm nhận từ em khi bắt đầu trò chuyện cùng Cô, dù thời gian xa cách giữa Cô và các em,nhưng tình cảm của Cô dành cho các bạn khi có dịp trở lại MNé thăm bạn bè,người thân và đặc biệt Cô tìm đến các bạn cùng lớp .Đây là tình yêu thương Cô đem đến cho lớp chúng em.

Chúng em đón chào Cô trở lại sân trường trung học HL(internet)và mong rằng tình yêu thương của Thầy Cô và hs HL sẽ mãi mãi.
Thân -Bích

Khánh Ly - Nếu Có Yêu Tôi

Hoàng Diệu đã có mặt

Chào mừng Diệu đã về nhà Hải Long, vui quá. Cả nhà sẽ có dịp được nghe Diệu chọc phá bạn bè như ngày xưa . Thanh Vân nhà mình có thêm đồng minh góp sức chắc chắn sẽ vui nhà vui cửa. Thân mến.

HGK