Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Tin tức Bình Thuận





                                                         MAI CHÍ CỰU HOC SINH HẢI LONG LỚP THỨ 4

 Phó giám đốc sở Bình Thuận từ chức vì bất đồng ý kiến



Sáng 25/4, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho biết đã chấp nhận đơn xin từ chức phó giám đốc sở NN-PTNT của ông Mai Chí.





Về nguyên nhân, theo Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận - Huỳnh Thanh Cảnh, chính là căn bệnh gút khá nặng của ông Chí khiến ông không thể đi công trường (ông Chí phụ trách mảng công trình thủy lợi).
Trong khi đó, bản thân ông Mai Chí chia sẻ rằng mình còn nhiều trăn trở và không tán thành cơ bản với cách triển khai một số công trình thủy lợi của tỉnh hiện nay. Bởi vậy mới có việc ông xin về hưu sớm.
Dẫu cách lí giải có phần bất nhất song đến thời điểm này, đơn từ chức của ông Mai Chi đã được lãnh đạo tỉnh chấp nhận.
Theo Thanh niên, ông Mai Chí vốn là thạc sĩ chuyên ngành cơ học công trình, được đào tạo tại Pháp và từng cùng các chuyên gia của Hiệp hội Thủy điện Thế giới chuyển giao công nghệ xây đập thủy lợi của Pháp cho Bình Thuận.Ông là người khá nổi tiếng trong giới khoa học thủy lợi.
Chưa rõ sự bất đồng ý kiến giữa ông Mai Chí với lãnh đạo cụ thể ra sao, nhưng một Phó giám đốc sở, đang nắm trong tay việc triển khai công trình thuỷ lợi toàn tỉnh, lại sẵn sàng rời bỏ chiếc ghế không vì sai phạm nào cả, thì quả là một vị quan chức hiếm có, xứng đáng làm tấm gương cho việc kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng 5 sẽ lần đầu tiên tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo.


 

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng - Phạm Duy - Thái Thanh




Thân tặng Mai Chí.

Mời nghe nhạc chiều chủ nhựt

Tưởng Niệm
Ca sĩ: Tuấn Ngọc
Sáng tác: Trầm Tử Thiêng

Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời
Thì hải hùng, hoàng hôn trờ tới
Ta nghiêng vai soi lại tình người
Thì bóng chiều chìm xuống đôi môi

Đang mân mê cho đời nở hoa
Chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy
Bỗng ngỡ ngàng vụt mất trong tay

Ta khổ đau một đời
Để chết trong tình cờ
Ta tìm nhau một thời
Để mất nhau vài giờ
Bàn tay làm sao níu
Một đời vừa đi qua
Bàn tay làm sao giữ
Một thời yêu thiết tha

Mang ơn em trao tình một lần
Là kỷ niệm, dù không đầm ấm
Mang ơn em đau khổ thật đầy
Welcome to Yeucahat.com 

Là nắng vàng, dù nhốt trong mây

Mang ơn trên cho cuộc đời ta
Vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ
Trong cơn đau một vùng nhang khói
Kéo ta về, về cõi hư vô


Nghe bài này xong các bạn sẻ nỗi da gà:~)
Kính mời

Mời nghe nhạc


Ơn Em
Tác giả: Du Tử Lê
Ơn em thơ dại từ trời,
Theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mộng mưa vời,
Theo ta lên núi, về đồi yêu thương.
Ơn em ngực ngải môi trầm,
Cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.
Ơn em hơi thoáng chỗ nằm,
Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.
Ơn em tình như mù lòa,
Như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
Tạ ơn em… tạ ơn em…

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Mời đọc: AI MỚI THẬT SỰ LÀ TÁC GIẢ BÀI HÁT TÔI ĐƯA EM SANG SÔNG

toiduaemsangsongBài viết từ hội  nhạc sĩ Việt Nam.(vnmusic.com.vn)
Mời BCCB đọc báo cuối tuần:

Tôi đưa em sang sông là một bài hát hay, rất quen thuộc được nhiều người ái mộ trong thập niên 60. Thời học sinh sinh viên tôi cũng thích bài nầy vì giai điệu đơn giản - slow rock - lời hát chân thành  xúc cảm. Gần đây qua internet với nhiều tư liệu khác nhau cho thấy hai vị đồng tác giả của bài hát (Nhật Ngân và Y Vũ) đều phát biểu khác nhau về nguồn gốc bài hát. Nhật Ngân thì cho rằng bài nấy ông có cảm xúc sáng tác từ Đà Nẵng và đưa vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân lăng-xê dùm. Còn nhạc sĩ Y Vũ (em Y Vân ) thì nói rằng bài hát được cảm xúc từ mối tình lãng đãng với một cô gái ở Sài Gòn. Vậy không biết sự ra đời bài hát bắt nguồn từ đâu?
Mời quý vị xem tư liệu mà tôi sưu tập được để cùng nhận định, góp ý thêm một giai thoại về bài hát.
Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.
Vào khoảng cuối thập niên 50, bố ông đã qua đời, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.
NhatNgan
Nhạc sĩ Nhật Ngân
Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không mua nổi cây đàn cho ông. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Vì lòng đam mê âm nhạc và nhất là nhờ ở khả năng thiên phú của mình, Nhật Ngân đã hoàn thành nhạc phẩm đầu tay khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên Tôi đưa em sang sông.
Về trường hợp ra đời ca khúc này, Nhật Ngân cho biết: khi trở về dạy học ở Ðà Nẵng, ông có yêu một người. Thời đó đối với các gia đình ở miền Trung là phải có chức phận thì họ mới gả con gái cho mình. Ông chỉ là người dạy học thôi, nhất là còn trẻ lắm, nên gia đình cô ấy không chịu gả. Và cô ấy đi lấy chồng. “Thật sự là ngẫu hứng thôi, tôi làm bài hát đó".
Mặc dù chưa có phương tiện phổ biến rộng rãi trong thời gian đầu, nhưng Tôi đưa em sang sông đã trở thành một ca khúc được giới học sinh, sinh viên Ðà Nẵng rất ưa thích, chép tay truyền cho nhau hát.
Sau đó Nhật Ngân gửi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân phổ biến dùm, với sự sửa đổi một vài chữ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông tin lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời. Và đời em là cánh hoa thì bao người ước mơ, đưa đón trông chờ" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời. Mà đời em là ước mơ đẹp muôn ngàn ý thơ, như ngóng trông chờ" cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh của đất nước.
Câu kết của bản chính là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Sự thay đổi lời ca này đã khiến cho cảm thấy "hẫng" đi một chút, như lời ông nói, vì không đúng với tâm trạng của mình khi đến lúc đó, chưa hề trải qua đời sống trong quân ngũ.
Hơn nữa, vì tác giả còn là một người chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên để Tôi đưa em sang sông đến với quần chúng dễ dàng hơn. Khi được phát hành, Tôi đưa em sang sông được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ. (Theo Trường Kỳ -nhacvangonline)
nsYvu
Nhạc sĩ Y Vũ
Còn đây là lời tâm sự của nhạc sĩ Y Vũ (Y Vũ là tác giả bài Kim nổi tiếng năm 1964 với điệu twist sôi động  qua tiếng ca của nữ hoàng nhạc twist thời đó - ca sĩ Túy Phượng):
Tôi sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên tại đất Sài Gòn náo nhiệt. Những ngày tháng thơ ngây tại trường trung học có lẽ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của tôi, bởi ở đó tôi đã để trái tim mình rung động trước cô bạn chung lớp tên Thanh. Tình yêu học trò trong sáng lắm, chỉ cảm nhận qua ánh mắt, nụ cười chứ đâu có dám ngồi gần, dám nắm tay. Những khi tan trường sóng bước bên nhau cũng không biết nói câu gì, chỉ biết... đá cái lon sữa bò khua vang đường phố.

Thanh là con một gia đình khá giả, có cây xăng ở ngã bảy Lý Thái Tổ. Còn tôi hồi đó chỉ có chiếc "xế nổ" hiệu Roumie ngày ngày đi học. Mỗi chiều khi thay ba ra trông cây xăng, Thanh lại nhắc tôi ra đổ xăng... chùa. Những ngày tháng đó với tôi thật hạnh phúc, lãng mạn. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, Thanh biến mất khỏi cuộc đời tôi vì một đám cưới ép gả với chàng bác sĩ. Hụt hẫng, chơi vơi, tôi uống chén đắng đầu đời và nếm trải mùi vị của "thất tình". Tỉnh cơn say vào 2 giờ sáng, tôi ôm guitare và thế là Tôi đưa em sang
sông ra đời. Bài hát với giai điệu buồn da diết được coi là tài sản chung cho nhiều chàng trai lâm vào cảnh như tôi thời đó.
Mối tình đầu làm tôi trắng tay, nhưng nỗi bất hạnh ấy đem lại cho tôi xúc cảm để có được hai bài hát tâm đắc. Sau Tôi đưa em sang sông gắn liền với tiếng hát Lệ Thu, ca khúc Ngày cưới em lại thành công vang dội: "Hôm nay ngày cưới em, nào men nồng nào hoa thơm, nào môi hồng nào da phấn, khăn áo muôn sắc đua chen...".
Tôi là kẻ đa tình nhưng cũng rất chung tình. Trong đời tôi chưa lần nào phụ người. Khi yêu ai đó, tôi đều yêu hết lòng, sống hết mình. Nhưng rồi không hiểu sao tôi cứ bị ruồng bỏ. Tại tôi vụng về chăng? Tôi cũng tự vấn mình rất nhiều, nhưng rồi cũng không thể trả lời câu hỏi ấy được. Chỉ biết rằng, đời nghệ sĩ như tôi long đong, lận đận đến tận bây giờ, ngoài 60 tuổi mà vẫn chưa có một mái ấm gia đình. Sau mỗi đêm tại nhà hàng Arnold với công việc phụ trách âm nhạc, tôi lại cô đơn trở về căn phòng trọ. Nhưng dù thế nào thì cuộc sống vẫn tiếp nối; dù thế nào tôi cũng vẫn phải làm việc, sáng tạo và yêu thương.
Mỗi tác phẩm của tôi đều in dấu ấn của kỷ niệm, của nỗi niềm riêng. Ca khúc Kim được nhiều người yêu thích chính là ca khúc tôi viết tặng cô gái tên Kim có gương mặt buồn và gia cảnh thật đáng thương. Một năm sau ngày bài hát được tung ra, Kim đã mất vì bệnh tim.
( tham khảo link http://my.opera.com /diemxuacafe/blog/show.dml/2402789)
Ghi chú: theo Chương trình phát thanh radio Australia : 70 năm tình ca trong Tân nhạc Việt Nam thì cho rằng bài Tôi đưa em sang sông là của Nhật Ngân (sở dĩ để tên Y Vũ vì nhạc sĩ Y Vân ghi tên em mình lên cho thu hút thính giả mà thôi).

 

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Cơ hội của sự chối từ

Bạn ao ước tham gia đội bóng, nhưng đội trưởng lại nghĩ khác. Đầu tiên cậu ta lựa chọn những người bạn thân nhất, sau đó là những người có khả năng ghi bàn. Và danh sách cuối cùng không có bạn.

Bạn thấy mình hoàn toàn có khả năng tham gia đội văn nghệ. Cả lớp bầu chọn mãi, cũng tuyển được những "nghệ sĩ" đại diện cho lớp. Nhưng cuối cùng bạn đành ngậm ngùi làm khán giả.

Nếu bạn không có năng lực, chúng ta sẽ nói về sự công bằng. Còn ở đây, bạn có năng lực, nhưng người ta vẫn có thể từ chối bạn, viện dẫn hàng tá lý do: dáng vẻ bên ngoài, sự giàu nghèo, tôn giáo, đôi khi cả giới tính cũng bị đưa lên bàn cân. Cảm giác bị cô lập, lòng tự trọng bị tổn thương, tự dằn vặt mình có thể làm trái tim bạn tan nát, thế giới như sụp đổ. Và có rất nhiều, rất nhiều người quá yếu đuối đã không thể vượt qua được một lần bị bỏ rơi.

Thế nhưng không phải sự chối từ nào cũng tệ hại. Một sự từ chối cũng có nghĩa là thêm một cơ hội mới cho bạn khám phá. Khi bạn lớn lên và đi xin việc, sự từ chối có thể giúp bạn tiếp cận với những cơ hội lớn hơn trong đời mình. Một lời từ chối ở nơi này chính là con đường đưa bạn đến với một vị trí cao hơn ở một nơi khác tốt hơn. Bạn có bao giờ nghĩ thế không ?

Sự chối từ còn cho phép bạn tự khám phá chính bản thân mình, cho phép mình nhận ra mình cứng cỏi và bản lĩnh hơn mình nghĩ khi bạn vượt qua được điều đó. Nó còn giúp bạn nhìn nhận ra bản chất của những con người xung quanh, đâu là những người "bạn", và những ai chỉ đơn giản là "bè".

Cũng giống như những thứ khác trong cuộc đời, bị từ chối sẽ gây ra những vết thương nông sâu khác nhau. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là tất cả mọi người đều từng bị từ chối, ít nhất một lần, hoặc vài lần, vào một lúc nào đó trong đời mình. Vì thế, nếu điều đó có đến với bạn thì hãy tin tôi, đây không phải là ngày tận thế.

Vậy thì nếu có bao giờ bị từ chối bởi một ai đó, bị loại bỏ, bị cho ra rìa trong một tập thể, ở một nơi nào đó, thì bạn của tôi ơi, xin hãy nhớ một điều, khi một cánh cửa đóng lại trước mặt bạn, nghĩa là có những cánh cửa khác đang mở ra, và những cánh cửa mở luôn dẫn đến những điều tốt đẹp. Bạn hãy mỉm cười, bước lên và đi đến đó.