Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Trăng

Cắn mảnh trăng kia đã bao lần
Trăng mềm trăng vỡ rụng trên sân
Khẽ nhặt trăng rơi trong đêm vắng
Lắp lại trăng mơ trăng thật gần

Sau ánh trăng thu những ân cần
Trăng thề lưu luyến dấu ái ân
Đêm trăng chung bước đôi hình bóng
Dạ lý và trăng giấc mộng trần

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

ƠN THẦY

PHÂN ƯU

NHẬN ĐƯỢC TIN BUỒN

Thân mẫu của Thầy Nguyễn Thành Hổ qua đời ngày 24-09-2010
Nhằm ngày 17 tháng 8 năm Canh Dần
Tại Thôn Đại Hiệp 2, Xã Hàm Hiệp, Thành Phố Phan Thiết, Việt Nam

Toàn thể Thầy Cô và Cựu Học Sinh Trường Trung Học Hải Long
Xin chân thành chia buồn cùng gia đình Thầy Nguyễn Thành Hổ
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Bà sớm về nơi Tiên Cảnh

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

THƯƠNG NHỚ THẦY!

Gần 40 năm qua, sau khi kết nối lại với bạn bè, bỗng dưng vào một buổi tối, ngoài cửa sổ trời đang đổ cơn mưa, tiếng chuông điện thoại reo vang, nhấc máy, một tiếng nói trầm ấm vang lên trong máy, thế là tôi được nghe một câu chuyện thuật lại cuộc sống của người Thầy mà Bạn tôi yêu quý nhất, rồi Bạn ấy đã xúc động không ngăn được nước mắt, lòng tôi bỗng trở nên nặng trĩu như những giọt mưa kia.
Câu chuyện đối với tôi không ngạc nhiên, vì trong thời thế đổi thay, hầu như ai cũng lâm vào hoàn cảnh đó. Muốn làm một điều gì đó cho Thầy chắc hẳn không thể. Bởi vì thời gian đó chẳng ai tìm đến ai và chẳng ai biết tin tức gì về nhau. Nhưng nếu, phải chi một trong những chúng ta nghĩ ra việc tìm kiếm, liên lạc với nhau sớm hơn vài năm nữa, chẳng phải tốt hơn sao?
Hơn 30 năm về trước, tôi học ở Trường THHL, lúc đó tôi chỉ mới mười mấy tuổi. Thầy dạy môn toán học, một môn học mà ngày xưa tôi học rất dở. Thầy luôn đứng trên bục giảng thao thao bất tuyệt với một giọng không phải địa phương(đến giờ tôi mới nhận ra Thầy có chất giọng Miền Bắc). Mỗi lần giảng bài Thầy thường quay mặt vào bảng, vừa nói, vừa viết, mỗi một câu đều rỏ ràng rành mạch. Quả thực Thầy đã có một cách giảng giải có thể khiến học trò nghe cảm thấy say sưa, hứng thú. Tôi cảm thấy Thầy là một người có học vấn phong phú, một người thành thục trong nghề nghiệp.
Sau khi rời Trường THHL, tôi vào SG tiếp tục việc học, rồi lập nghiệp tại nơi đây. Trong thời gian tương đối dài, tôi hoàn toàn cách ly và không biết tí gì về Thầy Cô, Bè Bạn của mình ở cái vùng quê xa xôi thân thương ấy, thậm chí có những người sống rất gần tôi như Bạn VL, sống tại C/c Lý Thường Kiệt Q10, trớ trêu thay cái C/c là nơi tôi thường xuyên đi tới đó như ăn cơm bữa mà không hề biết rằng có một người Bạn tôi đang sinh sống nơi ấy, và tuy rằng hàng năm cứ Tết đến là tôi lại về quê thăm gia đình nhưng tôi chẳng gặp được ai. Kỳ thực cứ nói tính cách của tôi thuộc loại cô độc thì đúng hơn, tôi sợ nhất là gặp gỡ người khác và nhất là những buổi tụ tập đông đúc chè chén linh đình.Thầy và Bạn cũ của tôi rất nhiều, tôi hầu như không đi thăm ai cả. Trời sinh tính như vậy, biết làm sao được. Như nay lại nghĩ chuyện đi thăm Thầy và các bạn là hoàn toàn không biết có thể xảy ra không?
Khi nghe Bạn kể về cuộc sống gian truân, vất vả và cuộc đời không mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho Thầy, tôi cũng không cầm lòng được, nước mắt tự dưng rơi, khóc cho Thầy, khóc cho ai và khóc cho chính mình. Thầy suốt đời tìm tòi suy nghĩ, không trốn tránh khó nhọc, quãng đường dài mà Thầy đã đi qua thật không dễ dàng. Núi cao quanh co, đường đi khúc khuỷu, Liễu xanh Hoa đỏ, tất cả sự đời Thầy đã từng nếm đủ, thuận lợi và trắc trở Thầy đều trãi qua. Nhưng sau nhiều năm vất vả, cuối cùng Thầy đã tìm được nơi quy tụ tốt nhất cho tinh thần.
Từ lúc tìm được liên lạc với Thầy, tôi vẫn thường xuyên trò chuyện với Thầy qua điện thoại. Cuộc trò chuyện gần đây nhất, Thầy đã nói với tôi: "Em hãy cố gắng sắp xếp về quê một lần đi, để thăm lại Thầy và gặp gỡ Bạn bè cho tường tận lẫn nhau. Giờ đây Thầy rất vui, vui vì học trò cũ của Thầy rất hiếu đạo và nghĩa tình (nhất là học trò ở Mũi Né), cái vui nữa là Thầy không ngờ học trò của mình đa số đều giỏi dang và thành đạt trong Xã hội ngày nay. Nhưng sao Thầy vẫn thấy buồn, buồn vì tuy có những em thành đạt nhưng lại không có được một hạnh phúc gia đình trọn vẹn, giống như chính bản thân Thầy."
Tôi đã trả lời Thầy: " Không sao đâu, không có gì phải buồn đâu Thầy ạ! Số mệnh là do Trời sắp đặt, không ai muốn mà được. Mỗi một con người có một số phận khác nhau, không ai giống ai, đó gọi là số phận. Thôi thì mình cứ đổ thừa cho số phận để khỏi phải tủi thân nghe Thầy, vả lại ngảy nay chúng em thành đạt cả cũng là nhờ ở công lao dạy dỗ của Thầy Cô."
Thầy cười và nói: "Ừ! thì đổ thừa cho số phận vậy, nhưng còn sự thành đạt của các em, một phần là nhờ vào sự phấn đấu của bản thân các em."
Lúc viết bài văn ngắn này, tôi trong một tâm trạng vô cùng khó tả. Tôi nghĩ "Sống và chết là quy luật của tự nhiên, số phận thì không ai có thể thay đổi được". Người xưa nói: "Đại khối lao ngã dĩ sinh, Tức ngã dĩ tử." (Sống là làm việc cật lực, Chết là nghỉ ngơi).
Thầy ơi! Xin hãy an lòng, đừng buồn, đừng nghĩ suy. Hình ảnh của Thầy vẫn mãi mãi trong tâm trí của những người học trò tuổi sắp già và tóc đã nhuốm bạc.
HH viết.

Em Ơi Hà Nội Phố



Em Ơi, Hà Nội Phố

Phú Quang
Thơ: Phan Vũ

Ca sĩ: Nguyên Khang

Em ơi, Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông

Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt hiện
Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

Ta còn em hàng phố cũ rêu phong
Và từng mái ngói xô nghiêng
Nao nao kỷ niệm
Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng hôn về tự bao giờ

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Gloomy Sunday-Bài hát chết người!

Nhật ký trong ngày

Đây là vần T, mt tự đặt ra mời các bạn cùng đọc cho vui nhà HL-PBC nhân ngày chủ nhật:

Tình tha thiết:
Theo thông tin trên "tờ-nét" Th.... tan tác trong tình thời tha thiết, tức tối than thở trách thân thể tiều tụy, tan tóc, tả tơi, thậm thò thậm thụt, toan tính tự tử, tiêu tùng ,"thà tự tử tiêu tan, thề thốt thẹn thùng tới tổ tiên". Tình tôi, tôi tiếc, tôi thương. Trong thâm tâm tôi, tôi thả tình tôi theo thuyền thúng, thanh thản trôi theo thênh thang, tròng trềnh theo tăm tối. Trời thấy tôi than thở, thật thất tình, trời thốt: Thôi theo tao, tao tính truyện tày trời..hahaha...

NHỮNG CHUYẾN ĐI - Gặp Thầy Nguyễn Thành Hổ

Cô Hồng, các Thầy cô, các anh chị và các bạn cựu học sinh Hải Long thân mến!
Ngày 25/9/2010 vừa qua, một số cựu học sinh trường Hải Long đã làm một việc rất ý nghĩa, rất đáng trân trọng là tổ chức đi thăm các thầy cô giáo, cụ thể là đón thầy Cương vào Phan Thiết cùng đi thăm cô Phạm Thị Hoàng Xí, đi Phú Hội thăm Thầy Nguyễn Thành Hổ, ghé nhà Cô Minh Yến dâng hương Thầy Vĩnh Giên vì ngày giỗ Thầy không đến được. Theo tôi việc “tôn sư trọng đạo” mà các anh chị và các bạn đã thực hiện rất xứng đáng được ghi vào tư liệu truyền thống của cựu học sinh trường TH Hải Long.

Cũng trong loạt bài NHỮNG CHUYẾN ĐI, lần này tôi xin ghi lại một số nét với tên là “Gặp Thầy Nguyễn Thành Hổ” nhằm thông tin và bổ sung thêm cho chuyến đi thăm Thầy Cô giáo của các bạn.

Ở Phú Hội, nói đến Ông Bảy Hổ, người ta nghĩ ngay đến một Ông Giáo trên 70 tuổi, dáng cao, to; tính tình vui vẻ; rất văn nghệ, nhạc gì cũng chơi ráo, kể cả hát Karaoke (tôi đã chứng kiến Thầy hát một lúc hai bài nhưng không biết mệt) mà cũng lại là một nông dân sản xuất giỏi có tiếng trong vùng; ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng rất khỏe, trồng hàng ngàn trụ thanh long. Còn ở Rạng, Mũi Né, đặc biệt là cựu học sinh Hải Long khi nhắc đến Thầy Nguyễn Thành Hổ, ai ai cũng phải nghĩ ngay đến một Thầy Hiệu trưởng mẫu mực, thương yêu học trò, tâm huyết với nghề giáo mà cho đến gần 50 năm sau (tức là bây giờ) học trò vẫn còn yêu mến. Cách đây gần một tháng, tình cờ tôi được gặp Thầy cùng với một số bạn cựu học sinh Hải Long tại Phan Thiết, cùng đi hát karaoke, cùng chuyện trò, cùng đi ăn tối…Tạm biệt, Thầy bắt tay, tôi có cảm giác như mình cũng là học trò ngày xưa của Thầy vậy. Sau đó, chương trình đi thăm Thầy Cô giáo, trong đó có Thầy Hổ được anh Liễu và Mai Chí khởi xướng, có thể nói đây là hai nhà “hoạch định” các hoạt động của cựu học sinh Hải Long bởi trước đây đi Tuy Phong thăm Thầy Cương, họp mặt cựu học sinh…cũng đều do hai nhà “hoạch định” này đề ra cả.

Chuyến đi khởi đầu từ một buổi sáng, tiếng nhạc chuông điện thoại di động vang lên í éo:

-Alô. Lành nghe đây…..

Sau đó là cười cười, nói nói, thì thầm to nhỏ và kết thúc bằng một câu gọn trơn: vậy nha.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh (Thanh Tịnh
),
ra khỏi con hẻm 250m (cũng chính là con hẻm trong bài: Hàm Thuận Nam - Đến nhà Lành), gác lại mọi bận rộn của công việc, vi vu trên con đường mới được nâng cấp bằng lớp bê tông nhựa cách đây 3 tuần rộng mênh mông, phẳng lì; vì mới quá chưa kịp sơn giải phân cách nên các loại xe tha hồ phóng, lạng lách, kèn còi bóp inh ỏi. Tôi rất “hí hửng” được nhận nhiệm vụ làm phó nhòm (chụp hình) và tài xế (xe ôm), hòa với dòng xe cộ hướng về Phan Thiết.

Vì phải chờ anh Liễu, anh Lang, chị Thúy Hoa đưa Thầy Cương từ Tuy Phong vào, chúng tôi tập trung tại quán cà phê có cái tên là Phương Đông mà Lành thường nói nhầm là Đông Phương trên đường Thủ Khoa Huân, mà đúng là Phương Đông thật bởi cách bài trí rất là…Phương Đông trong một không gian yên tĩnh (tôi không biết phải diễn tả làm sao cho các bạn hình dung được, thôi thì hôm nào ghé là biết liền), ở một góc khuất về phía sau, nhấp từng ngụm cà phê, thưởng thức những bài hát của thập kỷ 40, 50 nào là Thiên Thai của Văn Cao, Đưa em tìm động hoa vàng của Phạm Duy, Hương Xưa của Cung Tiến ….làm chúng tôi như quay lại quá khứ thời còn học Trung học. Đây là quán cà phê mà trước đây có người nói với tôi là “quán cà phê của anh Mai Chí”; nhưng mà có phải là anh Mai Chí làm chủ đâu? Hôm nay trực tiếp nghe từ anh chủ quán nói “đây là quán cà phê do anh Mai Chí sáng lập”, tôi vội nhìn quanh, đúng là mang “phong cách Mai Chí” bề ngoài tưởng như giản dị nhưng thực ra khung cảnh từng góc quán, từng bức tranh, từng vật dụng trang trí đều “có hồn”, đều mang ý nghĩa rất có chiều sâu….Alô, xe đón Thầy Cương đến Phan Thiết rồi. Thế là chúng tôi bắt đầu chuyến đi thăm Thầy Cô…

…Cũng không khó khăn lắm để tìm nhà Thầy Nguyễn Thành Hổ, cứ đến Phú Hội, hỏi người đi đường, Có phải Ông ấy hồi trước dạy học ? – Đúng rồi – Cứ đi thẳng, qua khỏi cây me “to đùng” bên đường, quẹo phải là nhà Ông Giáo Hổ.

Đón chúng tôi, người phụ nữ trạc chừng cũng gần 70, dáng hình nhỏ nhắn so với Thầy, với giọng nói “rất Huế”, tôi cũng rất ngạc nhiên biết được Cô là vợ của Thầy. Ngước lên:

- Anh Cương

Thầy Cương cười (cũng là nụ cười hiền từ từ xưa đến giờ của Thầy).

Tôi không thể ngờ được, sau chừng ấy năm trời không gặp nhau, vẫn nhận ra nhau và trong tiếng “anh Cương” chứa đựng cả một niềm vui mừng khôn tả, cả một sự ngạc nhiên mà có lẽ Cô chưa hề nghĩ đây là sự thật. Tôi đọc trong ánh mắt Thầy Cô hình ảnh cả một quá khứ khó quên của “những ngày xưa thân ái”. Riêng tôi thì tôi xúc động thật sự.

Thế là đồng nghiệp gặp nhau, thầy trò gặp nhau; tay bắt mặt mừng; chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay nói hoài không cạn…Còn cô, đúng là tiêu biểu của người phụ nữ Á đông, rất hạnh phúc khi được “phục vụ” mọi lúc, mọi nơi “khách” của chồng, chúng tôi từ chối lời mời của Cô ở lại dùng bữa cơm trưa với gia đình…

Có lần, một anh cựu học sinh Phan Bội Châu hỏi Thầy về mối tình đầu, Thầy trả lời rất vui là không thể biết được vì cùng một lúc nhiều cô đến, không phân biệt được ai đầu, ai sau. Thế mới biết ngày xưa Thầy phong độ biết là dường nào (mà bây giờ cũng còn phong độ đấy chứ). Xin phép Thầy, ta cứ tưởng tượng như sau: cách đây nhiều năm, thầy giáo trẻ Nguyễn Thành Hổ với dáng người cao, đẹp trai, hào hoa phong nhã đã “lọt vào mắt xanh” không biết bao nhiêu là cô gái, đã làm cho nhiều con tim “đập loạn xạ” mỗi lần gặp, đã làm “tơ lòng rối tung” khi nụ cười xuất hiện trên môi. Trong những “giai nhân tuyệt sắc” ấy có một nàng (mà theo Thầy) đẹp như nàng Natasha trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của nhà văn Léptônxtôi, với chất giọng Huế trong như pha lê, nhẹ như sương khói bay bổng với những câu hò Vỹ Dạ thực sự đã “đánh gục” chàng trai Bình Thuận, làm cho chàng phải mộng, phải mơ … gắn chặt với nhau cho đến bây giờ và có lẽ là mãi mãi…Tôi hỏi Thầy:

-Thế hồi đó “tín hiệu” nào được phát ra để hai người cùng biết ?

Một chút im lặng như để nhớ lại. Thầy nói có thể tóm gọn trong câu sau (Thầy nói một câu tiếng Pháp), Thầy Cương dịch ra tiếng Việt, tất cả cùng cười. Tôi nghe không rõ nhưng cũng cười theo. Về nhà hỏi Lành, vì đứng ngoài thềm nên cũng chỉ nghe loáng thoáng từ “mains”. Hỏi Mai Chí là biết ngay. Câu đó nguyên văn như sau:

Je veux demander ses mains (Tôi muốn nắm bàn tay cô ấy)

Ôi, cách tỏ tình thơ mộng làm sao, lãng mạn làm sao. Tôi nghe nói, hai người yêu nhau, khi nắm bàn tay thì 5 triệu tế bào cùng lúc rung lên làm “tim đập lung tung”.

Được biết, Thầy Nguyễn Thành Hổ về Trường Hải Long vào khoảng từ năm 1970 cho đến 1972, 1973. Tuy thời gian không nhiều nhưng một trong những việc làm rất ý nghĩa cho vùng đất Mũi né là đã trực tiếp xin Bộ Giáo Dục một triệu bảy trăm ngàn đồng (thời giá lúc đó) và một nhà hảo tâm ở Sài Gòn (Ông Cao Thanh Bình – Gốc Mũi Né) giúp đỡ để xây dựng 2 dãy phòng học, tường rào cho Trường Hải Long (phòng học cũ rất sơ sài, tạm bợ). Cho đến bây giờ, nhiều thế hệ học sinh qua đi, mấy ai biết có một Thầy Nguyễn Thành Hổ đã từng gắn bó với vùng đất Mũi Né, không những đem hết tâm huyết của mình trang bị kiến thức cho học sinh mà còn góp công sức xây dựng cơ sở vật chất cho trường, làm nền tảng vững chắc để tồn tại cho đến ngày nay.

Không có thời gian gặp nhiều hơn như mong muốn vì gia đình Thầy đang có việc, chúng tôi vội đến rồi vội đi như cơn mưa buổi trưa ở Phú Hội vội ào xuống rồi chợt ngưng lúc chia tay Thầy, cùng với không khí nhộn nhịp của một vùng ngoại ô đang bắt nhịp với thời kỳ công nghiệp hóa, chúng tôi trở lại Phan Thiết. Nếu ai về Phú Hội, qua khỏi trụ sở Xã đi thẳng gặp cây me “to đùng” bên đường, quẹo phải là nhà Ông Giáo Hổ./.

Tháng 9/2010- Phạm Đình Nhân

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Hình ảnh thăm Thầy Cô ngày 25.9.2010

Anh Liễu đọc bài viết "Thăm Cô Phạm Thị Hoàng Xí"


Sân nhà Cô Hoàng Xí



Sau khi giới thiệu về trang blog HLPBC cho hai Thầy biết

Trước nhà Thầy Nguyễn Thành Hổ (đứng sau chị Thúy Hoa tên Lãn, bên cạnh Thầy Thành Hổ tên Xuân Mai là bạn Nhân Lành - Sau vai là vợ Thầy)




Sau khi đốt nhang Thầy Vĩnh Giên


Chụp hình kỷ niệm tại nhà Cô Minh Yến

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Cảm Nghĩ


Sau cuộc điện đàm của thầy trò qua bao nhiêu năm xa cách. Hoàng Gia Kế: "Thầy gởi cho em một tấm hình của thầy". Nhận lời, không những hình riêng thầy mà gởi luôn hình của cô chụp chung cho có đôi bạn không lẻ loi tuổi già cô đơn. Hình chụp cách đây khoảng 5 năm về trước trên một bờ hồ du ngoạn trong ngày chúa nhật tại thành phố Cary, North Carolina.

Kế còn nói: "Thầy viết cho vài câu để đưa lên trang web của HL-PBC". Có đáng gì đâu mà đưa lên trang blog. Đã nghỉ dạy từ lâu! Bây giờ nói chuyện với học sinh cũ xưng hô thầy cho đỡ buồn, đỡ thẹn với hạng từ "Mất dạy" !

Biết viết gì đây! Thôi thì thầy trò khen nhau: "Các em rất giỏi! Hậu sinh khả úy." Rất thiện chí. Đã gợi lại hình ảnh mái trường xưa thầy trò thân mật. Gợi lại tình thương, tình cảm thầy trò, các bạn học chung lớp chung trường qua tiếng phone thăm hỏi hay trên blog, mặc dù thời gian đã trôi qua hàng chục năm.

Thật là một việc làm đáng khen ngợi! Tình cảm dạt dào, một cảm mến không quên của thầy Phi đối với các em. Đặc biệt Hoàng Gia Kế và Mai Thân.

Cary, North Carolina, 09/20/2010

Thầy Phi

Vicky Leandros - Après Toi

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Cung Trầm Thương

Tặng VĐL

Đàn ai trầm cung mênh mang
Nguồn đau thương vọng từ hàng lệ rơi
Lòng ta chiếc bóng bên trời
Ôi con sông đó dài trôi lặng lờ
Làm sao đợi làm sao chờ
Làm sao còn mãi những giờ yêu em

Nhạc Phú Quang

CD Phú Quang - V.A.

NHỚ THẦY

Người mặc bộ quần áo nâu đà, nhưng không phải là nhà Sư mà Thầy đứng trên bục giảng vẽ từng nốt nhạc, bắt nhịp những bài hát hay dạy cho chúng em.
Thầy đã giảng cho chúng em hiểu về từng địa danh, đất nước, con gười trên thế giới và những vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Thầy không dạy toán.
Còn nhớ! Lúc ấy Thầy ở nhà "Bác Hai" cứ mỗi chiều là Thầy cùng Cô Mai Nương đi tắm biển. Thầy đẫy đà, to lớn và cũng là huấn luyện viên bơi lội cho Cô giáo hơi gầy, mãnh dẽ M.Nương. Thầy có biệt tài là nằm ngữa nổi người trên mặt biển như xác chết trôi, thật siêu đẳng!
Mỗi lần, trường tổ chức trại hè, Thầy đạo diễn thì thật tuyệt, có những anh học sinh PBC ra tham gia và hướng dẫn những trò chơi, đốt lửa trại, thi đua nấu ăn ngon, ca hát...
Đúng thật là Thầy! Chúng em mang ơn Thầy.
Lần Thầy bệnh nặng nằm ở nhà cô giáo Mai, tụi em đếm thăm Thầy và trông thấy Thầy thật là kỳ lạ...Thầy nằm bất động, chung quanh cắm những cây bạch lạp nhỏ đã đốt lên, chúng em nhỏ dại không hiểu Thầy có những ý tưởng gì và tại sao? Chỉ có Thầy mới hiểu.
Chúng em đã lớn khôn, học trò Thầy có người có gia đình hạnh phúc và thành đạt trong xã hội, cũng có người còn lận đận chuyện tình duyên, con cái cùng những vấn đề khó khăn khác nhưng khi có dịp gặp nhau thì chúng em không quên nhắc đến những Thầy Cô và nhất là Thầy Hiệu trưởng đã có công ơn dạy dỗ cho chúng em nên người.
Lần Thanh Vân ở Mỹ về, Mai Chí điều động được 2 chiếc xe cùng một số học trò trường Hải Long đến thăm lại ngôi trường cũ "Lục Thị Đậu".
Bùi ngùi, xúc động quá! Những ký ức từ xưa, những kỷ niệm vui buồn nhớ lại vẫn còn đó bóng dáng thầy to lớn, đẫy đà và đôi bàn tay mềm mại bắt nhịp cho chúng em hát "Giờ đây phút chia ly, bạn ơi vui ra đi..." Thầy đã đi xa mãi, chúng em luôn nhớ Thầy.



MƯA HẠ
(Tặng TV dễ thương)
Mưa rơi, rơi rơi hoài...
Tí tách, tí tách rơi.
Gió lay rèm khung cửa.
Tiếng ve sầu ca than!
Giọt buồn trong đêm tối.
Rì rào dáng cây ru.
Lao xao, lao xao hát.
Của rừng đêm mênh mông.
Có chút gì thổn thức.
Bên trời đêm xa lạ...



CON ĐƯỜNG CŨ
(Tặng các bạn học trường Hải Long)
Có chút gì để nhớ
Con đường cũ ta đi
Áo dài trong trắng quá
Trên đường về thênh thang
Dòng đời trôi trôi mãi
Áo trắng đã phai màu
Bây giờ còn đâu nữa
Thơ ngây thuở học trò
Những tháng ngày êm ả
Vô tư nhìn bâng khuâng
Bây giờ con đường cũ
Có nhìn thấy dáng xưa
Vườn dừa không còn nữa
Tóc dài bay đâu rồi...?...?

Mê Khúc

Chiều bay trong cõi trời hồng

Bụi tình theo lối mây bồng bềnh trôi

Em về sóng biếc rạng ngời

Tâm tri giao động ngõ đời xôn xao

Nắng chia nữa giấc chim bao

Bến mê một tối ngọt ngào tương duyên

Thấy em ta đã thấy em

Trong xa mờ ấy trong miền hoang vu

Chiều nay nữa cõi xa mù

Về đây vây kín hết thu yêu người

Cõi đam mê đợi em về

Môi cười chín cả trái sầu yêu thương

Chiều nay một lối đời em

Xiết bao tâm sự gởi người tình chung

Ta về sao thấy mênh mông

Hoàng hôn hát khúc tình hồng ấm êm

Tặng THÙY - HGK

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

NHỮNG CHUYẾN ĐI - Chùa Hang - Tập 3


Theo tài liệu, Chùa do thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế khai lập vào khoảng từ nửa đầu thế kỷ thứ XIX (1835 – 1836), ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ, vách ván, lợp lá. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo; đến thời Thiệu Trị, Chùa được xây dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật; các đời chủ trì kế tục đều có duy tu, bảo dưỡng, mở rộng, kiến tạo thêm nhiều công trình mới. Hiện nay toàn bộ ngôi Chùa có diện tích 1.200 m2, bao gồm: khu chánh điện, khu tam quan ngoại, gác chuông, lầu trống, nhà thiền, từ đường… và rất nhiều hang động ăn sâu vào núi, mỗi hang đều thờ Phật, hoặc Bồ Tát... Ta bắt đầu khám phá, chiêm ngắm một vài khu vực trong quần thể của Chùa:

Qua cổng Tam Quan và một khoảng sân rộng là ngôi chùa chính, tương đối lớn được xây dựng quy mô, đây là chính điện thờ Phật tổ, ngày đêm khói hương nghi ngút, vào những ngày lễ, tết khách thập phương từ mọi miền đất nước đến chiêm bái, lễ Phật, người ra, kẻ vào nườm nượp; nội thất được trang trí rất đẹp với nhiều câu liễn, câu đối hoành phi có niên đại cổ được khảm bằng xà cừ, chạm khắc trên gỗ, ghép mực sành…Ra khỏi gian chính điện, đi theo hướng tay phải sẽ thấy tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên ngọn núi có tên là Linh Thứu, uy nghi, tự tại giữa không gian mênh mông nhìn ra biển khơi; tiếp tục xuống cấp, lên cấp, quanh co, khúc khuỷu theo hướng ngược kim đồng hồ sẽ tới một khe đá, ở đây có những tảng đá cao, to đứng sát vào nhau, chừa ra một khoảng khe nhỏ vừa đủ cho từng người đi qua, gió từ khe núi thổi ra mát rười rượi, khác với chân núi nóng bao nhiêu thì ở đây mát bấy nhiêu, cái mát dễ chịu vô cùng, tôi dám bảo đảm chưa có kỹ sư nào trên thế giới có thể chế ra được cái máy làm mát như cái mát ở đây; đi cả buổi thấy cũng hơi hơi mệt, phải chi chỗ này ít người qua lại, ngã mình xuống đánh một giấc “thăm thẳm chiều trôi” thì đã đời biết mấy. (ông bà ta gọi là đánh một giấc thẳng cẳng).

Khe núi - gió mát rười rượi, tha hồ nghĩ chân

Cũng một cái Chùa, người thì nói là Chùa Hang, người thì nói là Chùa Cổ Thạch không biết cái tên nào là đúng. Viết đến đây làm tôi lại nhớ đến câu chuyện có mấy em nhỏ thấy chiếc xe tăng đi qua, một em nói: Ô…chiếc xe tăng, em kia nói: sai rồi, xe bọc thép, em khác cãi lại: xe tàu bò, có một em im lặng từ nãy đến giờ lên tiếng: không đúng, đó là xe thiết giáp. Cứ thế cãi nhau um sùm củ tỏi. Cuối cùng thống nhất là “thiết vận xa”. Như thế này tên là Chùa Hang thì dễ hiểu rồi vì nó có nhiều cái hang, còn Chùa Cổ Thạch là vì sao ? Phải tìm hiểu cho ra lẽ mới được.

Gặp một người trung niên, có lẽ là dân địa phương, mặt mày chân tay đen như cột nhà cháy, có bộ ria mép dáng dấp “đại ca”.
- Chào anh, anh cho tôi hỏi cái tên Chùa Cổ Thạch có nghĩa là gì ?
- Cái anh này hỏi mới lạ, thì Chùa Cổ Thạch tức là Chùa Cổ Thạch chứ gì. Thế mà cũng hỏi !!!
(Hình như hai vợ chồng đang gây lộn, dịp may hiếm có để trút giận).

Mà nghĩ cũng đúng, tên riêng mà, Chùa Cổ Thạch là Chùa Cổ Thạch chứ sao nữa; cũng như tên của ông Hoàng Gia Kế, Mai Thân, Mai Chí, Trần Vĩnh Lại, Võ Văn Hào, Phạm Đình Nhân có nghĩa là mấy ông đó chớ, chẳng lẽ là mấy ông khác được sao ?

Chưa thỏa mãn, đi hỏi tiếp. Gặp một lão “tiền bối”, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, lúc nào cũng giữ nụ cười trên môi.
- Thưa Bác, cho cháu hỏi tên Chùa Cổ thạch có nghĩa là gì thế Bác ?
- À! Hình như: thạch là đá, cổ là cũ, chùa là chùa. Chùa Cổ Thạch có nghĩa là chùa bằng đá cũ.


Lạ nhỉ ? Đá cũng có đá mới đá cũ nữa sao ? mà “hình như” thì chưa chắc lắm. Lại phải tiếp tục đi hỏi. Gặp một Hòa thượng, mặc áo chùng nâu, tay cầm xâu chuỗi, phốp pháp to tê như ông Lỗ Trí Thâm trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc nhưng nét mặt rất hiền từ, đôi mắt rất từ bi.
- Bạch thầy, con là khách du lịch từ xa đến, muốn hỏi Thầy một việc?
- Thí chủ có điều chi muốn hỏi ?
- Dạ thưa Thầy, tên Chùa Cổ Thạch có nghĩa là gì ạ ?
- Theo tài liệu, sách vở còn lưu lại trong Chùa, Lão nạp được biết Chùa Cổ Thạch có nghĩa là chùa cổ, chùa xưa được xây dựng bằng đá.


À ra thế! Chùa cũ chứ không phải đá cũ; chỉ cần đọc Chùa Cổ…(nghĩ một chút) rồi mới tới Thạch thì có nghĩa là “Chùa xưa được xây dựng bằng đá” là đúng; còn nếu đọc Chùa…(nghĩ một chút) rồi mới tới Cổ Thạch thì có nghĩa “chùa đá cũ” là trật lất. Còn nếu đọc ba chữ Chùa Cổ Thạch liền một hơi không nghĩ là muốn hiểu sao thì hiểu. Rắc rối nhỉ! Phức tạp nhỉ! Thôi thì gọi quách là Chùa Hang cho nó chắc ăn.


Nói đến việc đọc cho đúng làm tôi nhớ đến hồi đó, mỗi lần muốn thông báo điều gì là có cái ông alô, dùng miếng tôn kẽm cuốn thành cái loa để đi alô alô (bấy giờ chưa có phương tiện thông tin hiện đại như bây giờ). Một hôm, ông vừa cầm cái loa, vừa cầm tờ giấy đi alô:
- Alô alô! Sáng mai là ngày………, các anh chị thanh niên nam nữ phải tham dự đầy đủ, khi đi trang phục gọn gàng, lịch sự: Nam bỏ áo trong quần Nữ…(đến đây hết trang giấy, lật qua mặt sau đọc tiếp) áo dài. Đọc mãi cũng không nhớ nỗi 2 chữ của trang sau. Cứ thế, từ đầu làng đến cuối xóm: …Nam bỏ áo trong quần Nữ…áo dài.

Đường đi quanh co khúc khuỷu

Lại tiếp tục quanh co, khúc khuỷu, lên xuống; hai bên lối đi dọc theo vách núi là những hình tượng được chạm khắc trên đá miêu tả cuộc đời Đức Phật và các Chư vị Bồ tát, cũng có cả thầy trò Tam Tạng đi Tây thiên thỉnh kinh. Xen lẫn giữa những núi đá san sát nhau là những hang động; hang thờ Tổ khai lập Cổ Thạch Tự Bảo Tạng có tượng nhà sư và nhiều bài vị của các nhà sư khác có công lao xây dựng chùa đã viên tịch; hang thờ Phật Chuẩn Đề có tượng Phật 8 tay và và nhiều tượng cổ; Hang Tam bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau; các hang động khác cũng được kiến tạo phù hợp với điều kiện thờ phụng. Tiếp tục bước lên nhiều tam cấp sẽ gặp một hang động, muốn vào hang lại phải tiếp tục bước thêm mấy tam cấp nữa, hang này nằm ở độ cao nhất trong quần thể các hang; cửa hang rất hẹp, phải khom người xuống mới “chui” vào được (coi chừng đụng đầu), nhiều người vào đây đã bị đụng đầu rồi, tôi vô ý cũng bị cái “cốp”, may mắn là nhẹ nên không “xuất hiện cục u”; cho dù người ta có muốn cửa hang rộng thêm nhưng không được vì bị chắn bởi hai tảng đá vô cùng lớn, mà đục đẽo thì lại làm mất vẻ tự nhiên, hoang sơ; thôi có sao thì để vậy. Tuy cửa vào hang nhỏ, hẹp nhưng trong lòng hang vô cùng rộng, thờ rất nhiều Phật, Bồ tát mà tôi không biết hết.

Có đi vào từng hang đá mới cảm nhận hết sự trang nghiêm của những nơi thờ kính, mới thấy hết vẻ đẹp tự nhiên, huyền bí một cách lạ lùng. Tiếp tục đi về hướng mặt trời lặn là gác chuông, gian để trống, trên đường đi sẽ gặp 2 khối đá ước chừng nặng hàng chục tấn, gần như vuông vức, chồng lên nhau rất sít sao, sắc sảo, đẹp mắt tưởng như có bàn tay của những nghệ nhân điêu luyện đục, đẽo, ráp, nối (tôi không biết phải diễn tả làm sao cho các bạn hình dung được nét độc đáo của nó).


Trong khu vực này, phía dưới chân Chùa có một cái giếng, tên là Giếng Tiên, nước trong vắt, ngọt lịm, mát lạnh, uống vào thấy trong người bớt mệt mỏi, nghe nói giếng không bao giờ hết nước kể cả những năm hạn hán, nguyên cả khu vực cây cối rũ lá vì thiếu nước nhưng giếng tiên thì không cạn chút nào…Và còn rất nhiều những cảnh quan, những hang động, những điều kỳ bí khác nữa mà miêu tả mãi đến ngày mai có lẽ cũng chưa hết. Cứ đi, rồi nghĩ mệt, rồi khám phá, rồi chiêm ngưỡng, rồi lại tiếp tục đi, loanh quanh, lên dốc, xuống dốc …lau mồ hôi, mệt quá! Nghỉ một chút, lại tiếp tục đi cho đến khi hết đi nỗi thì thôi! Còn nhớ, cách đây mấy năm, lần đầu đi Chùa Hang, lên xuống dốc rất vất vả vì chưa có nhiều tam cấp được xây như bây giờ, bạn Mai Chí với đôi chân đau buốt, ráng chịu đựng, cà nhắc, cà nhắc dẫn Thầy Cương và bạn bè thưởng ngoạn cảnh Chùa, giờ nhắc lại thấy vẫn còn thương lắm bạn Mai Chí ơi.
(còn nữa)

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Hình Cô Bông

Cô Bông ra MNé dạy chúng em lúc Cô còn qúa trẻ .Nhìn hình Cô làm cho em trẻ và sống lại những ngày tháng cũ dưới mái trường HLong thân yêu.
Thầy Kai đang nói chuyện với Cô Bông.
3 ông thần đứng ở giữa là:Thắng gầy,Cao trung Trực và HGKế đang chụp hình ké. haha...


MT chì nhìn ra một mình Cô Bông,còn 3 Cô khác MT không biết,chờ Cô giãi thích.


Cám ơn Cô đã gởi hình ảnh cũ và kỷ niệm xưa cho chúng em.

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Thơ Ăn Nhà Hàng

Gia Kế đàn giỏi hát hay
Đẹp trai, tóc gió thôi bay, hơi rầu
Hàng ngày thầm ước nguyện cầu
Mong sao cho tóc trên đầu mọc ra .... hahaha :P

Lúc buồn ngồi hát tình ca
Khi vui vô blog tuy xa mà gần
Gọi phone nói với Thanh Vân
Lâu lâu tán gẫu Mai Thân hàng giờ
Gú gồ Talk mở ra chờ
Xem Mai Chí có tờ mờ vô không
Webcam cười nói thật đông
Lành Nhân một cặp vợ chồng quá dzui
Bạn bè gặp gỡ tới lui
Liễu, Lang, đàn hát, ông tui om xòm
Thời kỳ hại điện chấm com
Gọi nhau ơi ới vô dòm mo ni tơ

Mỹ Lệ lên mạng Blogger
Nhắc lại kỷ niệm mộng mơ ngày nào
Cái thuở áo trắng má đào
Một thời biển nhớ ngọt ngào thanh xuân

Gia Kế lội bể trầm luân
Xây nhà sửa cửa vác khuân mệt đừ
Trồng rau cuốc đất mỏi nhừ
Phải uống rượu tỏi từ từ giãn gân
Đạp xe nước rút xụt cân
Bụng thon ngực nở tay chân đẹp đều

Thanh Mai tâm sự thật nhiều
Vô Skype nhắc nhớ bao điều dễ thương
Ngày xưa cặp sách đến trường
Ôi sao yêu quá quãng đường đã qua

Chị Vân ơi, phen này Thùy ăn nhà hàng no luôn ! :P

Beautiful Sunday

Mình Hay Tôi ?

Chiều vàng gom lá vun đầy
Lặng im từng chiếc dáng gầy xác xơ
Tựa đầu trên mấy vần thơ
Chìm dần theo ảo mộng ngơ ngác tình
Hồn ơi trong cõi lặng thinh
Trải dài bóng đổ là mình hay tôi ?

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

U Hoài

Một lần thương mấy lần đau
Vần thơ diễm tuyệt mắt nào không cay
Lòng ta muôn thuở còn đây
Trái tim nguyên thủy vẫn đầy nhớ thương
Một đời trong mắt ai vương
Sầu nay đã động nỗi buồn tương lai
Mắt nhìn thấu suốt u hoài
Và di cảm biết tháng ngày cô đơn
Đêm về khắc khoải từng cơn
Hồn nghe cô quạnh tiếng buồn muôn xưa

Đêm thu 2010

Bài thơ tặng H

Thấy Hạnh viết cho TH vài hàng được đãi ăn nhà hàng Lẩu Hồng Kông.
- Thế là V cũng nghĩ đến tặng TH một bài thơ để TH cũng đãi mình ăn ( các bạn ai muốn được đãi ăn thì cứ làm thơ làm văn tặng đi nha - tặng ai thì người ấy đãi ăn ).
Mỗi ngày vẫn vào Blog
Lặng lẽ xem bạn mình đã làm gì
Cho nên viết vội vài hàng
Tặng H, nếu đọc nhớ đừng chê nha
Chỉ đãi một chầu nhà hàng
Vân sẽ vui vẻ, viết thêm một bài
TH bạn thân VL
Tình bạn ấy đã bốn chục năm qua
Cho dù hai phương thật xa
Bôn ba công việc mấy mươi năm trời
Khi rảnh thì gặp nhậu chơi
Thật ra hai bạn rất là thân nhau
Tâm sự thì bảo cô đơn
TH bạn ấy đã thương một người
Mũi Né quê nhỏ thâm tình
Bình minh buổi sáng nhớ mình nhớ ta !

Hạnh, Lành, Mỹ Lệ tiếp sức đi nha, mỗi lần viết một bài là V đau khổ lắm bởi vì thơ văn lụm thụm, thôi thì thơ ngắn ăn ít lại một tí. V đề nghị bạn mình ai đó tặng GK một bài thơ, V góp ý để các bạn có đề tài tặng:
GK xây nhà, sửa nhà đẹp cho Thùy.
GK là giáo sư học...bỏ một chữ...
GK đã có công làm nên Blog này
GK gọi VN mỗi ngày... nhiều nhiều nữa V chưa biết
Các bạn viết tặng GK cho V ăn ké được rồi.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

CUỜI VÀI GIÂY THƯ GIÃN

HỎI TRỜI

Bắc thang lên hỏi ông Trời…
Con ăn thịt chó rồi đời ra sao???
Ông Trời hai má đỏ au…
Nhậu mà không rủ - tội chồng gấp ba… !!!

Bắc thang lên hỏi ông Trời…
Côn Lôn theo kiếm hay là theo đao???
Ông trời bứt tóc - gãi tai…
Tao chơi Ngũ Độc làm sao chỉ mày… !!!

Bắc thang lên hỏi ông Trời…
Vợ con ghen quá - làm sao bây giờ?
Ông Trời mới trả lời rằng:…
Mày ngu mày chịu - mày đừng hỏi tao… !!!

Bắc thang lên hỏi ông Trời…
Con muốn “kua gái” thì thời làm sao?
Ông Trời nổi nóng bảo rằng:…
Tao còn đang học - làm sao chỉ mày .



Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Cách Trị Khẩn Cấp Tai Biến Mạch Máu Não

Khi có người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu, cũng không được di chuyển. Vì nếu di chuyển, các mạch máu não sẽ vỡ ra. Hãy giúp bệnh nhân ngồi tại chổ và giữ không cho bệnh nhân bị ngã, rồi bắt đầu chích cho máu chảy ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm ở nhà thì tốt nhất, nếu không có kim tiêm, bạn có thể dùng kim may hoặc một cây kim thẳng.(Nhớ là phải rữa tay bạn thật sạch trước khi thực hiện các việc sau đây:

1. Hơ kim trên lữa để khử trùng rồi dùng nó để chích mười đầu ngón tay.

2. Không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay 1mm.

3. Chích đến khi nào máu chảy ra.

4. Nếu máu không chảy ra được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra.

5. Khi tất cả mười đầu ngón tay đều đã có máu chảy ra, hãy chờ vài phút, nạn nhân sẽ hồi tỉnh.

6. Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai nạn nhân cho đến khi cả hai tai đều đỏ lên.

7. Sau đó, chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai có chảy ra hai giọt máu. Sau vài phút nạn nhân sẽ hồi tĩnh.

Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện vì nếu nạn nhân vội vàng chở đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe chạy bị xóc sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra. Nếu nạn nhân có được cứu sống, ráng lắm mới đi lại được mà thôi.

" Tôi học được phương pháp cứu người bằng cách chích cho máu chảy ra từ Bác sĩ Ha Bu-Ting ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi cũng đã từng có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy tôi có thể nói phương pháp này hiệu quả đến 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại trường Ðại Học Fung-Gaap ở Tai-Chung. Một ngày nọ tôi đang dạy ở trong lớp thì có một giáo viên khác chạy đến lớp tôi và nói trong hơi thở hổn hển: "Cô Liu ơi, mau lên, xếp bị đột quị rồi!"

Tôi chạy ngay lên tầng 3. Khi tôi nhìn thấy xếp tôi, ông ChenFu-Tien, thì ông ta da đã nhợt nhạt, nói ngọng ngịu, miệng méo, tất cả các hiện tượng của chứng đột quỵ. Tôi liền nhờ một học sinh đến một tiệm thuốc bên ngoài trường học mua một cây kim và dùng nó chích mười đầu ngón tay ông Chen Khi tất cả mười dầu ngón tay của ông ta đã chảy máu (mỗi ngón tay đều chảy một giọt máu bằng hạt đậu), sau vài phút, khuôn mặt của ông Chen hồng hào trở lại và đôi mắt cũng đã có thần trở lại. Nhưng miệng ông ta vẫn còn méo. Thế là tôi kéo tai ông ta cho máu chảy đến tai. Khi tai ông ta đã đỏ, tôi liền chích dái tai phải của ông hai lần để nặn ra hai giọt máu. Khi cả hai tai đều đã được nặn máu, mỗi bên hai giọt, thì một điều kỳ diệu đã xãy ra. Trong vòng 3-5 phút, miệng ông ta đã trở lại bình thường và giọng nói trở nên rõ ràng. Tôi để cho xếp tôi nghỉ ngơi một lát và uống một tách trà nóng, rồi tôi giúp ông đi xuống cầu thang và chở ông đến bệnh viện.. Ông nghỉ tại bệnh viện một đêm và hôm sau đựoc xuất viện để trở về trường dạy học.

Mọi việc xảy ra bình thường. Không hề có một tác động nào xấu để lại. Mặt khác, nạn nân đột quỵ thường phải chịu tình trạng mạch máu não bị vỡ khó tránh khỏi trên đường đi đến bệnh viện. Kết quả là các nạn nhân này sẽ không bao giờ phục hồi được (Irene Liu)

Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân thứ hai của tử vong. Nhưng người may man có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu bị liệt suốt đời; điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường 100% .
Chúng tôi hi vọng rằng các bạn sẽ bày cho người khác phương pháp sơ cứu này. Bằng cách làm như vậy, đột quỵ sẽ bị chuyển khỏi danh sách các nguyên nhân chính gây tử vong.

Xin hãy chuyển tiếp cho người khác sau khi bạn đọc xong bài này. Ðây là một việc làm rất tốt.

Buồn Tàn Thu - Thái Thanh

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

Giải Đáp Mục Đố Vui Có Thưởng

Đoạn kết:

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ". Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô được gặp em".

Kết quả cuộc đố vui:

Giải nhất:
Lê Thị Lành
Giải an ủi :
Mai Chí
Mỹ Lệ
Mai Thân

Giải thưởng sẽ phát vào ngày họp mặt Cựu Học Sinh TH Hải Long tại nhà cô Hồng vào tháng 11-2010.
Riêng 2 giải của Lành và Mai Chí cô Hồng sẽ mang về trao cho các bạn trong chuyến đi VN vào cuối tháng 11-2010.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

NHỮNG CHUYẾN ĐI - Chùa Hang - Tập 2


Tới ngã tư cuối cùng, tôi tự đặt tên là ngã tư Chùa. Đi thẳng ra hướng biển: san sát nhà hàng ăn uống, phòng nghỉ; rẽ phải: bãi đậu xe, cũng nhà hàng, nhà nghỉ. Nhìn sang hướng tay trái, sau hai dãy những gian hàng bán đồ lưu niệm dài hun hút, thấp lụp xụp là cả một quần thể kiến trúc: Chùa, Am, Điện, Cốc…liên hoàn với nhau trên độ cao 64 mét ở một vùng núi đá rộng hơn 40.000 m2, gồm hàng ngàn, hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có những tảng nguyên khối như những ngôi nhà, có những tảng hình thù kỳ lạ mang dáng dấp kỳ bí chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo; thiên nhiên đã xếp đặt một cách khéo léo những tảng đá với nhau thành những cái hang: hang to, hang nhỏ; hang lớn, hang bé; hang sâu, hang cạn; hang thấp, hang cao, hang rộng, hang hẹp…ôi thì đủ loại, đủ vẻ, đủ hình dáng; có những hang vào ra thoải mái, cũng có những hang phải khom lưng mới vào được, vô ý đứng thẳng người lên là nghe cái cốp xuất hiện cục u trên đầu ngay. Nhà báo Lưu Trọng Văn, con trai của thi sỹ Con nai vàng ngơ ngác Lưu Trọng Lư khi đến Núi Cấm (An Giang) thấy nhiều hang quá gọi là “một kho hang”; còn tôi đến Chùa Cổ Thạch thấy nhiều hang quá gọi là “một trời hang” cho nó khỏi đụng hàng.


Một góc quần thể của Chùa Cổ Thạch


Xuống xe, lội bộ thôi, chỉ vài trăm mét nữa là đến đích rồi. Trời nắng chang chang, gió biển thổi vào cũng không làm dịu đi cái nóng bức của những ngày cuối Hè này; ở đây cây cối lưa thưa, thấp lè tè, mọc trên cát bạc màu đầy ắp hơi mặn của nước biển, quằn quại chống chọi với khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại. Rẽ vào gian hàng bên đường mua mấy cái nón đội cho nó đỡ nắng, nón được kết bằng những sợi lá y như sợi sóng lá (lá buôn), rộng vành; người đan nón cố ý để chung quanh vành những cọng lá te tua cho nó phong trần. Mỗi người một cái, cũng ra dáng khách du lịch “ta ba lô” đấy chứ.

Theo hướng Chùa nhanh chân thẳng tiến vì nắng quá, dốc thoai thoải, vào tới những gian hàng bán đồ lưu niệm thì không bị nắng mà lại nóng do những gian hàng sát nhau, che cả gió, chỉ chừa lối đi; đồ lưu niệm, đồ trang sức được chế tác bằng san hô, ốc biển và đá cổ thạch như cối giã, ấm trà, bình cắm hoa, chuông gió, vòng đeo tay, xâu chuỗi…đặc biệt là bán cả tượng, cả hình Phật, hình Chúa: Phật tổ Như Lai, Phật bà Quan âm, Phật Thích ca mâu ni, Phật Di lặc…hình Chúa Giêsu, Đức mẹ Maria, các Thánh…Đúng là hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo. Ở một số nước Tây Á, Bắc Á hễ đạo Hồi là đạo Hồi, Đạo Hindu là đạo Hindu, đạo Do Thái là đạo Do Thái, lộn xộn là “bụp” liền. Ở Việt Nam ta “Dao nào cũng là Dao”. Chẳng thế mà Lễ Phật Đản tại Chùa cũng có Linh mục Thiên Chúa Giáo, Thầy cả Hồi Giáo tham dự; Lễ Giáng sinh tại nhà thờ cũng có các chức sắc tôn giáo khác đến viếng thăm là gì.

Điểm đến đầu tiên của Chùa là cái cầu nhỏ xinh xinh bắc qua một khe suối cũng xinh xinh, mùa này khô nước. Từ đây bắt đầu bước vào đất Phật, không khí trở nên mát dịu lạ thường, ta sẽ gặp đôi rồng uốn lượn hai bên đường đi như đón chào những ai có duyên đến viếng Chùa, bên phải chiếc cầu là bức tượng hình Hổ ngồi, đối xứng là tượng Voi nằm được tạc bằng đá với kỹ thuật tinh vi, có cái đầu, vòi, ngà láng bóng vì nhiều người tới đây việc đầu tiên là rờ, vuốt một cái. Ngước lên trên cao, lồ lộ hiện ra cái cổng Chùa rất lớn (gồm một cửa chính, hai cửa phụ) cũng được xây bằng đá mang dáng dấp cổ xưa mà ta thường thấy ở các ngôi Chùa, đình làng, đền thờ…trong ti vi; cổng được trang trí rất đẹp, họa tiết Long Lân Quy Phụng, khắc nhiều chữ Tàu, có 3 chữ rất lớn, có người dịch là Cổng Tam Quan, tôi không biết chữ Hán nên dịch là Cổ Thạch Tự. Muốn đến cổng Chùa còn phải leo 36 bậc thang cũng được xây bằng đá tương đối dốc. Lên tới bậc cuối cùng ta sẽ gặp một kiệt tác của thiên nhiên đó là 3 phiến đá xếp thành hàng ngang tạo dáng con cá Kình; theo Kinh Phật gọi là con “Ma Kiệt” một loài được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ngoài biển khơi.

Cổng Tam Quan – Chùa Cổ Thạch
Nhìn lưng áo các bạn ướt đẫm mồ hôi; nhìn bao quát cảnh Chùa từ độ cao: nào am, nào cốc, nào đá, nào núi, nào hang trùng trùng điệp điệp xen kẽ lẫn nhau, chồng chất lên nhau, tôi nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan lúc đến Đèo Ngang:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Còn tôi thì:
Bước đến Chùa Hang nắng quá trời
Chùa chiền chen đá cát chen hang
(Tôi đang tập làm thơ, nhờ Thùy chỉnh sửa để đạt trình độ thơ con cóc).
(còn nữa)

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Dòng Lệ-Dòng Mưa

Thăm Cô Phạm Thị Hoàng Xí



Cô Xí, được điều động về dạy Trường Hải Long khoảng từ năm 1972 hay 1973 cho đến 1975, tức là bắt đầu từ lớp thứ 5 trở đi; từ lớp thứ 4 trở về trước rất ít người biết đến cô. Tuy không học lớp do Cô trực tiếp dạy, nhưng là Thầy Cô đã từng dạy trường Hải Long nên tôi có ý định sắp xếp đi thăm cô. Và điều đó đã được thực hiện. Xin được ghi lại đôi nét về cuộc gặp gỡ:

14 giờ ngày 11/9/2009, sau vài vòng tìm kiếm dưới trời nắng nóng của Phan Thiết, cuối cùng cũng tìm được con hẻm 402 (từ tin nhắn của Mai Chí, 402 mà không hiểu sao tôi lại đọc là 420 nên tìm mãi không ra), vì đã điện thoại trước nên Cô ra sân đón chúng tôi. Tuy chưa bao giờ gặp nhưng tôi nhận ra Cô ngay vì trên vóc dáng ốm, cao; khuôn mặt vẫn thể hiện nét đặc trưng của nhà sư phạm. Sau khi vào nhà, chào hỏi, Cô rất cởi mở và kể cho chúng tôi rất nhiều về cuộc đời Cô:
Sau năm 1975, Vợ chồng Cô đều là giáo viên dạy ở Phan Thiết, cuộc sống ổn định, có 2 người con (một trai, một gái). Vì Cô có bằng Dược nên mở thêm tiệm bán thuốc tây, ở thời điểm này vì đồng lương giáo viên quá ít hơn nữa tiệm thuốc tây không có người quản lý nên cô xin nghĩ dạy học. Kinh tế gia đình bắt đầu khó khăn từ ngày chồng Cô mất sau cơn bệnh ung thư (cách đây 10 năm), về Tuy Phong chịu tang chồng khi trở lại Phan Thiết thì nhà ở đã bị người anh của Cô cho người khác mướn, trước đây gia đình Cô có nhiều khu đất nhưng cũng đã bị quy hoạch hết. Ba mẹ con phải mướn chỗ trọ từ nơi này đến nơi khác, bương chải để kiếm chén cơm hàng ngày và nuôi hai con ăn học. Nơi Cô ở hiện tại là do một người tốt bụng cho mướn với giá thấp, hàng ngày Cô buôn bán nhỏ trên đường Thủ Khoa Huân để sinh sống. Mấy hôm nay có lẽ làm việc quá nhiều nên bị suy nhược, mệt mõi phải nghĩ ở nhà. Nhìn Cô xanh xao, ốm yếu lòng tôi như thắt lại. Cô nói:
- Cô mơ ước mình có đủ sức khỏe để nuôi dạy 2 con trưởng thành
Tôi chỉ biết động viên Cô cố gắng giữ gìn sức khỏe, vượt khó khăn để đạt được mơ ước của mình. Cô còn nói thêm:
- Cô đi dạy nhiều nơi, nhiều năm nhưng chỉ thấy học sinh Hải Long nhiều tình cảm hơn cả.
Cô còn nhắc tới Thầy Kai sau 1975 có gặp thăm Cô, nhắc chuyện cách đây mấy hôm Cô Hồng điện thoại về chị em nói chuyện rất nhiều, nhắc đến những cái tên của học sinh trường Hải Long mà Cô đã dạy trước đây.
Cô đồng ý cho tôi chụp hình để đưa lên trang blog. Tôi hẹn có dịp sẽ đến thăm cô nữa.
Trên đường về, tôi cứ nghĩ mãi, tại sao một con người sinh ra và lớn lên tại Phan Thiết hơn nửa thế kỷ nay, từ lúc nơi đây còn thưa thớt người ở; hoàn cảnh thật trớ trêu, để rồi đến bây giờ cũng chưa có một nơi ở ổn định cho bản thân, càng nghĩ càng thấy thương Cô./.

Lê Thị Lành

Yessss...đã Liên lạc được cô Bông.

MT đã liên lạc được cô Bông sáng nay.Cô hiện đang sống ở Chicago, tiểu bang Illinois U.S.A.
Cô rất mừng và cả đêm không ngũ được khi hay tin MT tìm trên báo.
Cô cũng rất mong tất cả Thầy Cô Hải Long,và chúng ta sớm liên lạc với Cô.
MT đã báo tin cho Cô Hồng rồi,

Đây là số phone của Cô Bông: 1 773 262 0678(nhà) 1 773 807 1524(di động)
E-mails:bongt47@yahoo.com

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Thầy Hổ, Thầy Cương, Thầy Phi

Hôm nay Kế gọi điện thoại nói chuyện với thầy Hổ, thầy Cương và thầy Phi. Cả 3 thầy đều khỏe mạnh và vui vẻ. Các thầy gửi lời thăm đến các thầy cô khác và tất cả học sinh trường TH Hải Long.

HGK

Áo Bích may









HÀNH VI NHÂN ÁI!

Hành vi nhân ái bạn làm hôm nay có thể sinh điều ích cho bạn hoặc cho một người mà bạn yêu thương vào lúc bạn không ngờ đến. Nếu bạn không được thấy lại những cử chỉ nhân ái ấy, ít ra bạn đã làm cho Thế giới này có được một chỗ tốt để sống. Vả lại, đấy chẳng phải là mục tiêu của cuộc đời hay sao?
Này Bạn! Bài học khó nhất của cuộc đời là ta phải biết đi qua cái cầu nào và đốt đi cái cầu nào... Trong cuộc đời, có thể nhiều người đi vào và đi ra khỏi đời ta mà chẳng để lại trong ta những gì, nhưng chỉ những bạn bè đích thực mới để lại những dấu ấn trong tim chúng ta.
Chúc Bạn mỗi ngày an vui!

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

MT Tìm Cô Bông Trên Báo Người Việt California

Tìm Cô Giáo Nguyễn Thị Bông
Tuesday, September 07, 2010 Bookmark and Share

Chúng em học sinh trường trung học Hải Long (Mũi Né), Bình Thuận muốn tìm cô Nguyễn Thị Bông dạy môn Toán-Lý-Hóa. Cô gốc người Huế, học trường Trưng Vương Sài Gòn, rồi vào Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn và ra Mũi Né bắt đầu đi dạy cấp 2 năm 1971, 1972... Sau 1975 cô không còn dạy và ở Mũi Né nữa, chúng em cũng không biết tin tức về cô hiện tại ở đâu, và ra sao. Mong cô liên lạc qua email: mai_than@hotmail.com

Tấm lòng nhân ái!

Với Xã Hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ tấm lòng của Cô Hồng dành cho tất cả mọi người, tôi chợt có một chút cảm nghĩ:
"Chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi, ích kỷ, bởi tôi tin rằng trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm Đông gía rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người."
Trong cuộc sống hiện nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại LÒNG NHÂN ÁI.
HH viết Kính tặng Cô Hồng.

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Sunset Beach, California









Hoàng hôn ở Sunset Beach, California,
thứ sáu, 3 tháng 9, 2010.

Đọc báo cuối tuần

NIỀM TIN VÀO TƯƠNG LAI

Các Trường Đại Học Danh Tiếng Nhất Thế Giới năm 2009




Tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh Times Higher Education ( THE ) và tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới công bố danh sách 100 trường đại học hàng đầu năm 2009.
So với năm 2008 thì bảng xếp hạng năm vừa qua đã có một số biến động nhỏ. Ngoài trường Đại học Havard, ngôi trường vẫn giữ vị trí quán quân, thì ngay trong top 5, vị trí các trường đã có sự hoán đổi cho nhau. Trường đại học Cambridge của Anh, năm 2008 giữ vị trí thứ 3, thì đến năm 2009 đã soán ngôi vị á quân của trường đại học Yale (Mỹ) và đẩy trường này về vị trí cũ của mình. Có những trường ở vị trí 6, 7 năm 2008 như trường Đại học UCL, trường Imperial, sau 1 năm đã được thăng hạng lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Trong khi đó trường đại học lâu đời nhất nước Anh, Đại học Oxford lại bị rớt 1 bậc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vị trí xếp hạng cũng như một số thông tin về các trường này.
Đại học Harvard, ngôi trường đúng đầu bảng
Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai ( sau Quỹ Bill & Melinda Gates ) với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.
Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.
Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.
Đại học Cambridge vươn lên vị trí thứ 2
Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.
Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.
Đại học YALE giữ vị trí thứ 3
Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 ( Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2 ).
Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.
Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách ( hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ ).
Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.
Đại học UCL ( University College London ) giữ vị trí thứ 4
Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.
Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.
Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh. Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.
Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5
Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.
Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.
Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.
Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.
Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.
Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47.
Dưới đây là danh sách 50 trường nổi tiếng nhất thế giới :
1. Đại học Harvard, Mỹ .
2. Đại học Cambridge, Anh .
3. Đại học YALE, Mỹ .
4. Đại học UCL ( University College London ), Anh .
5. Đại học IMPERIAL College London, Anh .
6. Đại học OXFORD, Anh .
7. Đại học Chicago, Mỹ .
8. Đại học PRINCETON, Mỹ .
9. Học viên công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of Technology , Mỹ .
10. Học viện công nghệ California - California Institute of Technology , caltech , Mỹ .
11. Đại học COLUMBIA, Mỹ .
12. Đại học PENNSYLVANIA, Mỹ .
13. Đại học JOHNS HOPKINS, Mỹ .
14. Đại học DUKE, Mỹ .
15. Đại học CORNELL, Mỹ .
16. Đại học STANFORD, Mỹ .
17. Đại học Quốc gia Australia - The Australian National University, ANU , Úc .
18. Đại học Mcgill, Canada .
19. Đại học MICHIGAN, Mỹ .
20. Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ ( ETH Zurich ), Thụy Sỹ .
21. Đại học EDINBURGH, Anh .
22. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
23. Đại học LONDON ( King’s College London ), Anh .
24. Đại học HONG KONG, Hong Kong .
25. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
26. Đại học MANCHESTER, Anh .
27. Đại học CARNEGIE MELLON, Mỹ .
28. Đại học Sư Phạm PARIS - École normale supérieure , Pháp .
29. Đại học TORONTO, Canada .
30. Đại học Quốc gia Singapore - National University of Singapore, Singapore .
31. Đại học BROWN, Mỹ .
32. Đại học NORTHWESTERN, Mỹ .
33. Đại học California, Los Angeles, Mỹ .
34. Đại học BRISTOL, Anh .
35. Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG, Hong Kong .
36. Trường Bách Khoa Paris - Ecole Polytechnique , Pháp .
37. Đại học MELBOURNE, Úc .
38. Đại học SYDNEY, Úc .
39. Đại học California, BERKELEY, Mỹ .
40. Đại học BRITISH COLUMBIA, Canada .
41. Đại học QUEENSLAND, Úc .
42. Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE, Thụy Sĩ .
43. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
44. Đại học TRINITY, Dubline, Ai Nhĩ Lan .
45. Đại học MONASH, Úc .
46. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hong Kong .
47. Đại học Quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
48. Đại học NEW SOUTH WALES, Úc .
49. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
50. Đại học AMSTERDAM, Hòa Lan .
10 trường nổi tiếng nhất ở Châu Á :
1. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
2. Đại học Hồng Kông, Hồng Kông .
3. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
4. Đại học quốc gia Singapore, Singapore .
5. Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông, Hồng Kông .
6. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
7. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hồng Kông .
8. Đại học quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
9. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
10. Đại học PEKING,Trung Quốc .
( Times Higher Education - THE )

Học Đại Học nào ở Mỹ ra Trường , lương cao nhất ?


Có bao giờ bạn thắc mắc rằng liệu một sinh viên tốt nghiệp từ một trường nổi tiếng có tiêu chuẩn học tập cao như Stanford sẽ chắc chắn lãnh lương cao, hay là xuất thân từ một trường nổi tiếng về mục ăn chơi ( party school ) như University of Florida vẫn có thể kiếm được việc làm tốt, trả lương hậu?
Một công ty online chuyên về vấn đề lương bổng, PayScale.com, vừa đưa ra một bản báo cáo về lương của các sinh viên tốt nghiệp, mang tên “2009 College Salary Report” liệt kê các mức lương cao nhất và thấp nhất của sinh viên vừa ra trường và sự thay đổi trong mức lương 10 năm sau đó.
Trong khi bản báo cáo có những chi tiết mà hầu như chúng ta ai cũng biết là những ngành nghề như xã hội ( social work ) ở vào mức lương thấp nhất, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sinh viên tốt nghiệp trường đại học Darthmouth khấm khá về mặt tài chánh 10 năm sau khi ra trường, hơn là sinh viên từ trường Harvard.
Cho dù bạn xuất thân từ trường nhỏ, ít ai nghe nói đến hay trường lớn, ở trong số thành phần “Ivy League”, hãy xem danh sách dưới đây để biết là trường cũ của bạn có ở trong danh sách 10 trường có sinh viên lãnh lương cao nhất khi vừa ra trường và 10 năm sau đó hay không.
Đại Học Vừa ra Trường ( Lương 1 năm ) 10 năm sau đó ( Lương 1 năm )
1. Dartmouth College 58.000 USD 129.000 USD
2. Massachusetts Institute of Technology ( MIT ) 71.000 USD 126.000 USD
3. Harvard University 60.000 USD 126.000 USD
4. Harvey Mudd College 71.000 USD 125.000 USD
5. Stanford University 67.500 USD 124.000 USD
6. Princeton University 65.000 USD 124.000 USD
7. Colgate University 51.900 USD 122.000 USD
8. University of Notre Dame 55.300 USD 121.000 USD
9. Yale University 56.000 USD 120.000 USD
10. University of Pennsylvania 60.400 USD 118.000 USD
Có thể bạn không đi học ở những trường trong danh sách này, nhưng còn một yếu tố khác cũng đóng góp vào việc được lãnh lương cao: đó là ngành học của bạn.
Theo giám đốc phân tích của PayScale, ông Al Lee, thì điều còn quan trọng hơn cả trường theo học trong việc ảnh hưởng mức lương có được, là ngành học. Lấy thí dụ, một sinh viên tốt nghiệp ngành Anh văn từ đại học Harvard, có thể sẽ lãnh lương đến cả 100.000 USD nhưng người đó sẽ là ngoại lệ trong giới những người chọn ngành này.
Vậy thì ngành học nào giúp người ta kiếm tiền cao nhất ?
Ðó là những ngành có liên hệ đến con số, theo ông Al Lee. Bảy trong số 10 sinh viên tốt nghiệp cử nhân có mức lương cao nhất là những người trong ngành kỹ sư, kinh tế, vật lý và điện toán.
Bạn hãy xem bảng danh sách dưới đây :
Ngành Vừa ra Trường ( Lương 1 năm ) 10 năm sau đó ( Lương 1 năm )
1. Aerospace Engineering - Kỹ thuật hàng không vũ trụ 59.600 USD 109.000 USD
2. Chemical Engineering - Hoá học 65.700 USD 107.000 USD
3. Computer Engineering - Kỹ thuật Máy tính 61.700 USD 105.000 USD
4. Electrical Engineering - Kỹ thuật điện 60.200 USD 102.000 USD
5. Economics - Kinh tế 50.200 USD 101.000 USD
6. Physics - Vật lý 51.100 USD 98.800 USD
7. Mechanical Engineering - Cơ khí 58.900 USD 98.300 USD
8. Computer Science - Khoa học Máy tính 56.400 USD 97.400 USD
9. Industrial Engineering - Kỹ thuật Công nghiệp 57.100 USD 95.000 USD
10. Environmental Engineering - Kỹ thuật Môi trường 53.400 USD 94.500 USD
Một số chi tiết lý thú khác trong bảng phân tích của PayScale :
- Người học ngành triết ( philosophy major ) lãnh lương cao hơn người học ngành quản trị xí nghiệp hay điều dưỡng ( nursing ), mười năm sau khi tốt nghiệp.
- Hai trong số 10 công việc mà các sinh viên tốt nghiệp Harvard thường làm nhất là giám đốc cơ quan thiện nguyện và giáo sư trung học.
- Sinh viên tốt nghiệp trường Loma Linda University có mức lương khởi sự trung bình vào khoảng 71.400 USD một năm. Hơn mức lương khởi sự trung bình của một sinh viên tốt nghiệp từ Princeton khoảng 6.000 USD.
- Người học ngành Anh văn lãnh lương cao nhất là những người làm việc viết lách về kỹ thuật ( technical writers ), như những người soạn các tập hướng dẫn sử dụng sản phẩm của các công ty.
- Những người học ngành Khoa Học Chính Trị ( Political Science ) có mức lương cao nhất là các chuyên gia phân tích tình báo ( Intelligence Analysts ).

(Trích từ trang báo điện tử http://niemtin.free.fr/30.htm)

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Rượu Tỏi

Kế gửi đến các anh chị và các bạn bài viết về rượu tỏi ,dùng để chữa bệnh. Kế đang dùng thấy có kết quả.

I - Xuất Xứ

Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.

Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 1 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế.

Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương.
Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đó thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo :

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh :

1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).

Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là :

5) Trĩ nội & trĩ ngoại.
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)

Nhật cũng công bố : "Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao".

II – Nguyên Lý

Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.

Trong tỏi có 2 chất quan trọng :

1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

III - Kết quả chữa bệnh

Tác giả tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y dùng đã nhiều như "Cao hổ cốt", "rượu tắc kè" (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.

Vào cuối năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi. Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả. Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không còn biểu hiện gì cả.

Cho nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng :
"Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.

(Theo World Hearth Organizations)


Cách bào chế rượu tỏi

1 - 250 gam tỏi . Tỏi có tép nhỏ và có mùi thơm khi bấm vào, lột vỏ, cho vào cối giả hoặc máy sinh tố xay nhỏ hạt. Không cần nhuyễn nhừ như trái cây uống sinh tố. Cho vào 1/2 lít rượu trắng, loại rượu ngon chuyên dùng để ngâm thuốc.

2 - Đậy kín nắp lọ (dùng lọ thuỷ tinh). Sau khi ngâm 10 ngày, múc bả tỏi cho vào compress (vải mùng) vắt ráo. Nhớ làm mỗi lần một tí, cho đến khi hết tỏi đã ngâm trong lọ.

3 - Nước cốt tỏi có được và rượu còn trong lọ, cho tất cả vào chai thuỷ tinh. Đậy kín để 1 tuần, sau đó bắt đầu uống.

Rượu tỏi hơi khó uống vì hôi nồng và nóng, vì thế lúc bắt đầu nên uống chừng 40 giọt (5 ml) bằng 1 muỗng cà phê mỗi lần uống; từ từ có thể tăng lên. Ngày uống 1 hoặc 2 lần.

* * * * *