Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Hoa có vàng nơi ấy - Quang Dũng




Đêm tàn cho trăng khuyết ra đi theo người.
Ru mai buồn từng cánh rơi ngoài sân mưa.
Yêu ngàn lần hơn nữa cũng mất nhau rồi
Anh trách anh vì sao với hoa không cùng chung đời

ĐK:

Buồn hoài chi ta ơi
Nơi ấy hoa vàng cho đẹp mùa sang
Đường mình qua lúc nào giờ bước âm thầm
Tình bổng dâng trào

Đường về không gian xưa
Đá rêu xanh đầy đi về mình ta
Chiều về hoang phím đàn
Một phút giây nào mình khóc cho nhau

Mình cùng say trong mơ
Em ánh trăng mờ anh làm trời thơ
Ngày tìm đến cuối trời
Người lãng quên rồi đời đã chia đôi

**
Mai dù ai đưa bước em qua đông dài
Em không đợi anh nữa trong lời ru đêm
Xin đừng mang dĩ vãng xưa trao cho đời
Khi tiếng ca từng đêm vẫn đưa anh về bên người

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Hình Thân Bích










MT,B&bạn bè .

MT,B & vợ chồng bảo trợ, con gái .

Gởi các bạn vài tấm hình MT&B vừa đi dự kỷ niệm 40 năm sau ngày cưới của vợ chồng người bảo trợ tổ chức cho gia đình&bạn bè.

Gọi Điện Thoại Vào Mỹ & Canada Không Tốn Tiền.

Kế gửi cho các bạn bản tin về dịch vụ điện thoại gọi vào Mỹ và Canada không tốn tiền của Google vừa thiết lập. Mong các bạn phổ biến đến bạn bè và người thân mình đã có máy vi tính trong nhà.

Gọi điện thoại vào Mỹ & Canada không tốn tiền.

Ngày 27-08-2010, giờ 00:53 Thoạt đầu mới nghe tưởng là tin vịt nhưng đó là sự thật . Hãng Google vừa chính thức loan báo bạn có thể gọi điện thoại từ PC (pesonal computer) để nối với bất cứ số điện thoại nào ở Mỹ & Canada không phải trả lệ phí nào.

Câu hỏi : Người ở Việt Nam có thể gọi vào Mỹ & Canada được không ?

Trả Lời : Không những người ở VN mà ở tất cả những nơi khác trên thế giới đều có thể gọi vào Mỹ & Canada không tốn tiền .

Câu hỏi : Làm sao để có dịch vụ gọi điện thoại vào Mỹ & Canada không tốn tiền nầy ?

Trả Lời : Dễ thôi, bạn hãy tạo cho mình một email của Google là Gmail, sau đó hãy vào download phần mềm tại đây : http://www.google.com/chat/voice/ . Sau khi download xong, bạn install vào máy , login vào Gmail và nhìn ở cột bên trái sẽ có một hình điện thoại và chữ CALL PHONE bấm vào đó sẽ có bàn phím bằng số và bấm vào bàn phím để gọi .

Gọi số nước Mỹ & Canada nên nhớ chỉ cần gọi 10 số là đủ , không cần bấm số 1 đầu , không cần bấm số 00 + 1 nếu gọi từ Việt Nam . Ví dụ sau khi login vào Gmail thì bạn turn on Chat bên cột trái hay nhìn phía dưới cùng trang sẽ có chữ turn on Chat , bấm vào đó để có CALL PHONE rồi bấm vào 10 số như 408- 555-1212 .

Công ty Google cho biết là dịch vụ nầy sẽ FREE cho tới cuối năm nay hoặc lâu dài tùy vào doanh thu. Công ty Google cho biết họ sẽ tính tiền rẻ cho những cú gọi qua những quốc gia khác để lấy tiền bù vào dịch vụ FREE cho Mỹ & Canada .

Nếu bạn từ Mỹ & Canada muốn gọi về Việt Nam thì phải trả 9 cents cho 1 phút gọi. Còn bạn từ Việt Nam gọi qua Mỹ thì hoàn toàn miễn phí (FREE) .

Ghi chú: Muốn gọi từ PC đến số điện thoại bàn, PC của bạn cần có speakers (loa) để nghe và Microphone để nói .

Quan Trọng : Xóa Call List : Sau khi bạn dùng Google gmail để gọi cho người thân, Google sẽ lưu lại số phone bạn vừa gọi trong phần Call History trong email . Trường hợp bạn sợ người khác đột nhập vào email và biết số phone người thân mình vừa gọi thì sau khi login bấm theo link nầy https://www.google.com/voice?pli₫1#history để DELETE (Xóa) phần Call History .

HGK

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Me And You And A Dog Named Boo



Mời các bạn nghe bài: Me and You and a Dog named Boo.Đây là bài hát Lobo đã tạo tên tuổi ở những năm đầu của thập niên 70 tại Hoa Kỳ và thế giới,khi ấy chúng ta đang ở những năm của trung học và thường được nghe ở những quán cà phê.
Hôm nay mời các bạn cùng nghe lại.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Các Bạn Hải Long Thân Mến

Các bạn ơi! Mỹ muốn tìm một người bạn đã từ lâu tên là Phan thị Tiễu Nga ngày xưa ở chợ cũ, sau này ở gần hãng nước đá Trung Nam và là con của bác Hai Cơ bán thuốc Bắc ngoài chợ mới trước nhà Thanh Mai. Nay ở Sai Gòn. Nếu các bạn nào nay ở tại SG có dịp vui lòng giúp Mỹ liên lạc với Phaṃ thị Ngọc để tìm Nga, xin e-mail address và số điện thoaị của Nga giùm Mỹ. CÁM ƠN trước rất nhiều và nhiều lắm lắm. Mọi liên lạc các bạn qua e-mail address của Mỹ trên Blog này. Xin lôĩ làm phiền các bạn nha.
Chúc các bạn vui vẻ, may mắn và luôn luôn khỏe mạnh.

Ảnh Đồi Cát MN

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

DANH SÁCH THẦY CÔ TRƯỜNG THHL TỪ LỚP 6 - 9

Thân gửi các bạn!

Theo lời MC nói : Vì HH còn giữ được học bạ từ lớp 6 đến lớp 9. Vậy HH nên đưa danh sách các Thầy Cô đã dạy chúng ta học trong 4 năm TH để gửi đến các bạn .

Danh sách gồm :
1/ Thầy VĨNH GIÊN (lớp 6, 7, 8)
2/ Cô BÙI THỊ ANH (lớp 6, 7, 8)
3/ Thầy LÊ VĂN PHI (lớp 6, 8)
4/ Thầy NGUYễN PHONG CƯƠNG (lớp 6, 7, 8)
5/ Cô PHẠM THỊ MAI NƯƠNG (lớp 6, 7, 8, 9)
6/ Cô NGUYỄN THỊ NHIỀU (lớp 7, 8)
7/ Thầy HOÀNG THÀNH KAI (lớp 9)
8/ Cô NGUYỄN THỊ NỞ (lớp 9)
9/ Cô ĐẶNG THỊ HỒNG (lớp 9)
10/ Thầy NGUYỄN THÀNH HỔ (lớp 8, 9)
11/ Cô NGUYỄN THỊ BÔNG (lớp 9)
12/ Cô NGUYỄN THỊ XUÂN LAN (lớp 9)
13/ Cô TRẦN ÁI LINH (lớp 9)

Chào các bạn.

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Câu chuyện về một bài thơ

Sau khi xem hoàn cảnh của những em nhỏ trong “Mẹ điên, câu chuyện cảm động…” do Cô Hồng gởi Gia Kế post lên blog làm Lành nhớ đến một bài thơ cũng nói về tâm trạng của một em nhỏ sau khi mẹ đi lấy chồng. Xuất phát từ 2 câu ca dao “Trời mưa bong bóng phập phồng – Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”. Lành hình dung và viết ra nội dung câu chuyện về bài thơ đó như sau:

Như bao làng quê hiền hòa khác, làng tôi cũng có cây đa, bến nước, dòng sông, con đò; tuổi thơ của chúng tôi gắn liền với những buổi chiều Thu thơ thẩn dọc theo những bãi lau, sậy câu cá; những buổi trưa Hè nóng nực đằm mình dưới dòng nước mát lạnh trên bến sông; tắm chán rồi thì xếp những con thuyền giấy và thả hồn bập bềnh theo cho đến khi thuyền mất hút sau khúc quanh của dòng sông . Bạn ấy thiệt thòi hơn tôi vì mất cha sau một cơn bệnh hiểm nghèo, cha mất khi bạn ấy còn bé lắm, chỉ thấy mẹ và những người chung quanh khóc, bạn ấy khóc theo. Một năm sau, mẹ con bồng bế nhau về ở với ngoại đang một mình trong ngôi nhà nhỏ ven bờ đê cuối làng.

Chúng tôi lớn lên, cùng học một trường, cùng chung một lớp. Một hôm trong giờ học không thấy bạn ấy, đây là điều chưa từng xảy ra, linh tính như báo cho tôi đang xảy ra điều gì đó cho bạn. Tôi bỏ cả giờ học đi tìm, thấy bạn ấy ngồi bó gối khóc một mình cuối sân trường; hỏi ra mới biết mẹ bạn ấy đi lấy chồng, chiều nay người ta rước dâu. Chúng tôi vội vã chạy về đến bến nước cũng là lúc con đò vừa rời bến đưa cô dâu qua sông. Bạn ấy đứng nhìn theo chết lặng đi; trời đổ mưa, những hạt mưa hòa với nước mắt ướt đẫm khuôn mặt bạn ấy chạy xuống đôi bờ vai gầy đang rung lên theo tiếng nấc. Thương bạn quá, tôi cũng khóc.

Từ đó, bạn ấy trở nên lầm lì, ít nói, ít cười; và cũng từ đó bạn ấy mới thấy thấm thía nỗi đau của thân phận trẻ mồ côi cha và vắng mẹ. Chúng tôi không còn những buổi trưa chơi đùa tắm sông, không còn xếp những con thuyền giấy thả trôi theo dòng nước. Nhiều hôm tôi bắt gặp bạn ấy một mình trong mưa trên bến nước, đôi mắt vô hồn nhìn qua bên kia sông như chờ đợi một điều gì đó….

Trời mưa… thuyền giấy… bập bồng
Ngày mẹ lấy chồng… trời cũng đổ mưa
Thế là từ đó ghét mưa
Con thôi không thả ước mơ vào thuyền
" Trời mưa bong bóng phập phồng..
Mẹ đi lấy chồng..." cách một dòng sông
Bây giờ trời đã vào đông
Hình như ngoại cũng rất trông mẹ về
Nhà mình vẫn ở cuối đê
Vẫn đường đi cũ… vẫn rào, cổng xưa
Dạo này trời đã vắng mưa
Mà sao mẹ vẫn chưa về thăm con
Tưởng rằng cách trở đèo ngang
Nhưng đây chỉ cách dòng sông bến đò
Nhiều khi nhớ mẹ...lại lo
Sang thăm...dượng thấy...lại cho...mà buồn
Những hôm trời vắng mưa nguồn
Ngoại thường ra ngó mây buồn lang thang
Trên sông những chuyến đò ngang
Giúp chăng chở nỗi nhớ sang thăm người??
Sương mù giăng đã đầy trời
Đêm mưa gió rét nghe lòng chơi vơi"...
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng… con ở với ai?"

Bài thơ này không biết tác giả là ai, Lành đã đọc nhiều lần và mỗi lần lại lâng lâng trong lòng cảm giác buồn khó tả. Cũng không trách được người mẹ trẻ vì đây là lẽ tự nhiên của cuộc đời; cũng không nói trước được tương lai của đứa nhỏ sẽ như thế nào. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại thật đáng thương.

Nhân mùa Vu Lan, mong trong trái tim mọi người vẫn hiện hữu màu bông hồng đỏ thắm.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Lời Mẹ Ru - nhạc Trịnh Công Sơn - Độc Tấu Guitar

Hình Cũ - Lê Văn Tài




Cô Hồng gửi cho Kế tấm hình này, 2 người trong hình là học sinh TH Hải Long, gửi cho cô năm 1978 ở Hoa Kỳ. Các bạn nhận diện được 2 người này không? và biết hiện nay ở đâu? Cho cô biết.

Cám ơn

Huyền thoại Mẹ [Trịnh công Sơn]

SEN VÀNG

Nhân dịp lễ Vu Lan, cô Hồng gửi bài này để các bạn cùng đọc.



''...Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết....”


Cứ hai ngày cô gái lại đến, mang theo một chục hoa Sen. Cô lặng lẽ quét dọn những cánh hoa rụng vương vải trên bàn thờ, dưới đất mà tôi chưa kịp dọn. Cô loay hoay xúc bình rồi cắm hoa mới.
Có khi là những đoá hoa sen trắng muốt, có khi là chục hoa sen hồng. Sau này tôi mới biết những đoá hoa sen mà cô mang đến là loại sen được trồng từ các hồ ở Đại Nội, màu sắc và mùi hương rất nhẹ nhàng, khác với loại sen “Cao sản “, một giống sen mới, người ta trồng để lấy hạt nhiều hơn là chơi hoa, chúng trồng được dễ dàng và rộng khắp, có thể sống được ở các hồ gần bờ ruộng, bên cạnh những cây lúa. Hiện nay loài Sen này đang được trồng nhiều ở các vùng ngoại ô thành phố Huế, huyện Quảng Điền, Phong Điền. Màu trắng của loại sen này ngã về màu xanh của lá, còn màu hồng thì ngã về tím. Dáng, màu đều nặng nề. Hai loại hoa như hai cô gái, một ở kinh thành, quý phái và đài các, một ở nông thôn, khoẻ mạnh và chân chất. Cô lặng lẽ thắp hương và cũng lặng lẽ rút khỏi nhà tôi trước giờ vào sở làm. Buổi sáng chủ nhật, tôi mời cô nán lại uống trà, cô từ chối với lời hẹn.

- Dạ để hôm khác, hôm nay em đang bận. Cứ thế, cô đến và đi, tựa như người thiếu nữ trong Bích Câu kỳ ngộ, hiện ra từ bức tranh, rồi vội vàng chui vào bức tranh, khi đã nấu nướng và dọn sẵn một mâm cơm ngon lành.
Mẹ tôi mất đột ngột bởi một cơn nhồi máu cơ tim. Một bất ngờ, không chỉ đối với tôi, mà còn với rất nhiều người vì Mẹ tôi vẫn còn trẻ, khoẻ và đẹp. Gần 10 năm nay tôi không sống cạnh Mẹ. Vào học Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, ra trường, có cơ hội làm việc ở thành phố lớn, đó là một may mắn với tôi, là niềm vui với Mẹ. Mẹ tôi sống một mình, trong ngôi nhà cũ, Ba tôi mất từ khi tôi còn nhỏ. Đôi khi ở xa, tôi cũng ray rứt nhớ về Mẹ và niềm quạnh quẽ mà mẹ đang chịu đựng. Tôi cảm thấy không an lòng, nhưng mỗi khi tôi điện thoại, bày tỏ ý nghĩ này thì Mẹ bảo: “Con yên tâm, Mẹ vẫn khoẻ và vui, khi nào rảnh thì về thăm Mẹ, chỉ cần một tiếng đồng hồ bay, con có thể nhìn thấy Mẹ rồi”. Mẹ còn cười cười nói thêm: “chuyện nhỏ mà”… Vậy mà cái “chuyện nhỏ” với Mẹ, lại trở thành quá lớn đối với tôi. “Mẹ khoẻ và vui “Tôi biết Mẹ trấn an tôi, như tôi tự trấn an mình. Giờ đây, có bay cả ngàn giờ bay, tôi cũng không bao giờ còn gặp được Mẹ nữa. Tôi nghẹn ngào với ý nghĩ đó.
Cô gái xuất hiện vài ngày sau khi Mẹ tôi nằm trong lòng đất. Cô đến một mình, trong bộ đồ dài đen và chục hoa sen trắng trên tay. Mái tóc dài, nét mặt thanh tú. Trông cô giống những bức tranh “Thiếu nữ “của các hoạ sĩ thập niên 70. Cô đứng ở cổng, nhìn vào nhà, ngơ ngác như một đứa bé đang lạc mất người thân yêu giữa phố chợ đông người. Cô xin phép được cắm những đoá sen lên bàn thờ Mẹ tôi. Cô nói Mẹ tôi rất thích hoa sen, nhất là loại hoa sen thuần giống này. Cô nghĩ, nó cũng trong sáng và nhân hậu như tâm hồn Mẹ. Cô còn nói rằng Mẹ tôi cũng thường ao ước có được một giống sen màu vàng. Đó là sự kết hợp của hai thứ Mẹ tôi yêu thích, loại hoa và màu hoa. Có thể đó sẽ là những hoa sen tuyệt đẹp. Những lời của cô gái xoáy vào tim tôi, nhói đau. Lâu nay tôi quá ít quan tâm đến những gì Mẹ yêu thích, chẳng biết Mẹ đã làm những gì, cho ai. Tôi cứ nghĩ Mẹ tôi đang sống một cuộc sống thanh thản, bình thường như những người phụ nữ khác ở tuổi về hưu, nghỉ ngơi, đọc sách, đi mua sắm, thăm bạn bè, chăm sóc vườn tược. v v…Qua cô, tôi mới biết Mẹ tôi đã làm nhiều hơn thế. Mẹ đã thầm lặng giúp nhiều người khó nghèo từ những đồng tiền dành dụm của mình và quyên góp bạn bè. Cô cũng nói rằng Mẹ vừa mới khoe với cô là đã xoay xở đủ tiền để có thể mở một trung tâm dạy thêm cho các em học sinh khu vực X, quá xa nếu các em phải về thành phố để học và cũng không thể có đủ tiền để đi học thêm. Mẹ đã quan tâm nhiều người, nhiều thứ không liên quan đến bản thân mình. Còn tôi? Tôi cứ mãi quẩn quanh theo những vòng tròn bận bịu mà tôi gọi đó là “sự nghiệp”, không hề biết rằng có những thứ khác còn quan trọng và ý nghĩa hơn gấp nghìn lần. Tôi thật quá vô tâm.




Cô thắp hương cho Mẹ tôi và cho biết là cô vừa đi Trung Quốc về nên không đến dự đám tang của Mẹ tôi được. Buổi tối, trước khi đi, cô có ghé thăm Mẹ tôi và nghe bà nói bà hơi mệt tim. Cô đề nghị đưa bà đến bác sĩ nhưng bà cười bảo: “Không sao”. Cô hẹn là lúc đi công tác về sẽ đưa bà đến khoa tim mạch, nhờ một bác sĩ quen ở đó chụp kiểm tra động mạch vành cho Mẹ tôi, nhưng cô đã không kịp làm điều này và sẽ không bao giờ làm được nữa... Cô bật khóc nức nở. Những ngày sau đó, khi gom đồ đạc của Mẹ tôi, tôi ngồi vào bàn làm việc của Mẹ và mở chiếc máy vi tính. Đây là một đoạn thư tôi tìm thấy trong Inbox của Mẹ.
“Cô yêu quý!
Hôm qua con đọc được tập truyện “Cửa sổ tâm hồn”, trong đó có câu chuyện về hai cái biển hồ. Tự dưng con nghĩ đến cô. Con biết chắc là cô đã đọc truyện này rồi, nhưng con vẫn muốn cô đọc lại một chút cùng con. Hay là để con đọc cho cô nghe cô hí!
“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là Biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Không có một loại cá nào có thể sống nổi trong dòng nước đó, cũng không ai muốn sống gần đó. Nếu uống phải dòng nước này, người và cả súc vật nữa, sẽ mắc bệnh, và chết. Biển hồ thứ hai có tên là Galilée. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ này lúc nào cũng trong xanh mát rượi, dưới đó nhiều loài cá tung tăng bơi lội, tôm cua tha hồ vùng vẫy, nhiều loài san hô xinh đẹp, quyến rũ lung linh dưới mặt nước trong vắt. Dòng nước ngọt lành, mát rượi mang lại cho du khách một cảm giác thư thái, dịu ngọt khi uống vào. Trên bờ, nhà cửa được xây cất rất nhiều và rất tráng lệ. Vườn cây xung quanh thì nảy nở rất tốt tươi nhờ được nguồn nước này thấm vào đất”
(Cô ơi, trong đó có cả những đoá hoa Sen mà cô yêu thích, có cả đoá Sen vàng quý hiếm cô từng mơ ước được ươm mầm nữa đó. Hi! À, con cũng nói để cô mừng, con vừa đọc một tài liệu về Sen. Ở bên Mỹ có giống Sen Vàng đó cô. Họ gọi là yellow lotus, nhưng con không biết là có giống hoa súng vàng bên mình không, có đẹp và hương có thơm bằng hoa sen của mình không? Tài liệu còn nói rằng hạt sen còn nguyên vỏ rất khó hư và có độ nẩy mầm rất cao. Họ đã thí nghiệm lấy một hạt sen còn nguyên vỏ được tìm ở Ai Cập, trong Kim Tự tháp, xây hơn hai ngàn năm qua, nay đem ra ương, vẫn mọc… Khi mô có ai ở bên Mỹ về, con sẽ xin vài hạt sen vàng, Cô cháu mình trồng thử, Cô hí! Con tin là loài hoa này sẽ nhanh chóng nảy mầm trong chiếc bể cạn nhỏ nhỏ của Cô và sẽ cho ra nhũng đoá Sen vàng tuyệt đẹp... Con tiếp tục câu chuyện về hai cái Biển hồ Cô nhé!)

“… Điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đếu được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào Biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lời. Đôi môi hé mở mới thu nhận nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.”
Cô ơi, Con đọc và tự nghĩ có phải tấm lòng của Cô cũng như cái biển hồ thứ hai kia không? Chia xẻ, chia xẻ và chia xẻ... Cô luôn chia xẻ những gì mình có, một sức sống tràn trề, một lòng nhiệt huyết trong công việc, sự cảm thông và niềm yêu thương, niềm tin vào một tương lai tốt đẹp. Những lời động viên, an ủi hay những lời khuyên bảo của Cô đã mang lại cho những người sống gần gủi cô và nhất là cho con, một cô bé mà mọi cánh cửa mở vào cuộc đời tưởng đã khép lại, một niềm tự tin, một cái nhìn lạc quan hơn Cô luôn nói: “Cuộc sống có rất nhiều thử thách và khó khăn. Để vượt qua điều này, đôi khi cũng cần đến trợ lực của người thân, bạn bè. Sự chia xẻ từ họ sẽ là một sức mạnh vô hình kéo ta lên, khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn để chấp nhận nghịch cảnh”. Và “Khi chúng ta cho điều gì, chúng ta sẽ nhận được điều đó. Nếu yêu thương người thì người cũng yêu thương ta”.
Cô yêu quý ơi, Con biết rồi, có phải món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta là biết cảm thông, chia xẻ và yêu thương nhau hơn. Sống như cái Biển Chết thì thực là vô nghĩa. Chẳng cho ai, chẳng chia xẻ với ai cái gì hay điều gì. Sống như biển hồ Galilê mới đích thực là cuộc sống. Phải vậy không Cô?”…


Đó là bức thư của cô gái thường mang hoa sen đến cho Mẹ tôi. Và tôi hiểu ra tại sao trong đám tang của Mẹ tôi, có những người không thân thích, cũng không phải là bạn bè, đã nhỏ những giọt nước mắt chân thành thương tiếc. Và tôi hiểu ra tại sao có một cô gái xa lạ vẫn thường mang đến cho Mẹ những đóa hoa mà Mẹ hằng yêu thích, vẫn nhớ về những gì Mẹ đã làm, đã nói..
Còn tôi, là người gần gũi với Mẹ nhất, là khúc ruột của Mẹ, vậy mà tôi chẳng hề biết, hiểu gì về Mẹ cả. Tôi đã nhận quá nhiều ở Mẹ mà lại quá ít san sẻ cùng Mẹ. Tôi đã sở hữu một tài sản giá trị mà không tự biết để nâng niu, quý trọng và giữ gìn.
Mẹ ơi, thì ra con cũng chỉ là một cái Biển Chết, dù đã được nhận nguồn nước mát rượi từ tâm hồn Mẹ tràn sang.

Thanh Nhã

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Mời đọc báo VNEXPRESS hôm nay

Chủ nhật, 22/8/2010, 11:58 GMT+7

Khác biệt trong cuộc sống Việt Nam và phương Tây

Ảnh minh họa: NY Daily News.
Ảnh minh họa: NY Daily News.

Tại Canada, đàn ông dù kiếm được nhiều hay ít tiền đều phải có trách nhiệm chia sẻ với vợ việc gia đình. Tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường.

Bất cứ ai khi thay đổi môi trường đều phải biết cách thích ứng với môi trường mới, trước hết phải tìm hiểu, sau đó là tìm cách để thích ứng. Có những cái tốt ở môi trường mới cần học tập và có những cái tốt ở môi trường cũ cần kế thừa và phát huy.

Tôi đưa ra đây một số sự khác biệt về văn hóa và ứng xử gia đình giữa Canada (giống như phần lớn các nước Phương Tây) và Việt Nam (văn hóa Á đông).

Trong quan hệ giữa vợ và chồng: Tại Canada sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ cũng có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Nhiều khi đàn ông làm các công việc gia đình thậm chí còn nhiều hơn cả phụ nữ, kể cả chăm sóc con cái. Quan niệm về cuộc sống gia đình là cả hai vợ chồng đều cũng phải chia xẻ gánh vác và cùng nhau làm các công việc theo tôi là rất tốt, nó sẽ giúp cho vợ chồng gắn bó với nhau hơn.

Chúng ta thấy một số gia đình ở Việt Nam người chồng đi làm kiếm tiền là chủ yếu. Người vợ đi làm với số lương ít hơn thì hầu như công việc gia đình được giao nghiễm nhiên cho phụ nữ. Anh chồng đi làm về gần như không động tay vào công việc gia đình. Các bữa nhậu vui vẻ với bạn bè, đối tác được cho là làm việc. Nhiều phụ nữ Việt Nam khá vất vả vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải lo toan hầu hết các việc gia đình.

Tại Canada, bất kể người đàn ông có kiếm được nhiều tiền hay ít tiền đều phải có trách nhiệm cùng chia xẻ với vợ việc gia đình, chăm sóc con cái. Kể cả các tổng thống hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn chui vào bếp như thường, dạy con học và đưa con đi chơi. Họ vẫn phải dành thời gian nhất định cho gia đình. Không nên có quan niệm chỉ kiếm thật nhiều tiền về nhà là đủ, còn lại thuê osin làm thuê và chăm sóc con cái, điều này rất sai lầm, vì lúc đó ý nghĩa về cuộc sống gia đình không còn nhiều.

Giữa con cái và bố mẹ cũng có sự bình đẳng, tôn trọng tương đối rõ nét. Tôi có cảm nhận trẻ con ở Canada khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường bố mẹ thường quy định khá rõ ràng những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu, trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Có một số thứ phát sinh chúng thường hỏi bố mẹ trước có được phép không, nếu bố mẹ đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để bố mẹ phải đồng ý.

Tuy nhiên, trẻ con tại đây lại rất hay hỏi tại sao bố mẹ lại không cho phép làm điều đó và chúng cần những lời giải thích hợp lý từ phía bố mẹ. Điều này rất tốt và khoa học. Ngược lại, tôi thấy bố mẹ khá tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái, không ngại ngần mất thời gian trả lời, giải thích và hướng dẫn con cái, không có tư tưởng áp đặt quan điểm và thậm chí áp đặt sở thích của mình cho con cái một cách phí lý và không giải thích.

Về quan hệ giữa ông bà và con, cháu, giữa anh, chị em trong cùng gia đình: Ở Canada ít khi có gia đình sống nhiều thế hệ như Việt Nam hoặc các nước Á đông. Khi con cái trưởng thành đều sống tự lập, kể cả không có nhà ở thì phải đi thuê nhà. Ông bà cũng chỉ đến chơi và thăm con cháu hoặc nếu có giúp trông cháu thì cũng chỉ một vài hôm khi bố mẹ bận đi công tác hoặc có việc gì đó gấp mà không can thiệp vào công việc nuôi và dạy cháu.

Quan hệ về tình cảm giữa ông bà và con cháu không chặt chẽ như ở Việt Nam. Thường về già thì hai vợ chồng sống với nhau và hưởng thụ tuổi già, họ có thể cùng nhau đi du lịch, làm vườn, tham gia sinh hoạt cộng đồng. Người Việt Nam và Á đông thì thường ông, bà lấy niềm vui của mình là được gặp và chăm sóc con cháu. Với điểm này thì cũng có cái tốt và không tốt. Tốt là ông bà không can thiệp quá sâu vào nuôi dạy con cái, những người già dành nhiều thời gian cho họ hơn để sống và hưởng thụ. Không tốt là quan hệ trong nhiều thế hệ không chặt chẽ lắm.

Quan hệ giữa anh, chị em trong gia đình cũng khá rõ ràng, tôn trọng nhau, mọi thứ trong công việc và cuộc sống không quá lệ thuộc vào quan hệ thân quen, quan hệ họ hàng, phần lớn mọi người đều phải có ý thức độc lập, tự chủ. Như ở Việt Nam thì có thể một người làm quan cả họ được nhờ.

Người dân Canada khá thân thiện với môi trường, với động vật và có ý thức bảo vệ môi trường. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền giáo dục từ chính phủ, các tổ chức xã hội, trong nhà trường và có những chế tài để người dân ý thức hơn đối với môi trường. Phần lớn người già, những người độc thân đều nuôi một con vật như chó, mèo trong nhà, họ chăm sóc động vật và nói chuyện như những người bạn thực sự.

Nếu bạn có hành động "bạo lực" ngay cả với động vật cũng bị đánh giá rất thấp. Tại nơi công cộng bạn thường phải có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng chỗ đúng nơi đúng chỗ quy định. Nếu bạn kinh doanh hoặc làm gì đó có rác thải thì đương nhiên bạn phải dọn sạch sẽ khu vực của mình. Điều này làm cho môi trường tại Canada khá trong sạch. Kể cả những lễ hội diễn ra rất liên tục nhưng không thấy hiện tượng sau một lễ hội là rác thải được bày ra như bãi chiến trường.

Canada là một đất nước đa chủng tộc nên đồ ăn, thức uống và hàng hóa cũng có nhiều chủng loại nhằm đáp ứng các sở thích của từng đối tượng và thói quen khác của từng dân tộc khác nhau. Tuy ở Canada, nhưng nếu bạn thích bất kỳ đồ ăn Việt Nam nào cũng đều có, không phải đồ đông lạnh mà rất tươi ngon, chỉ trừ có thịt chó là không được ăn. Còn lại nếu bạn thích ăn cháo lòng hoặc tiết canh cũng có. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống và có thể nấu nướng bất kể loại thức ăn của bất kỳ dân tộc nào. Tại siêu thị, cửa hàng cũng phục vụ bạn đa dạng, đủ màu sắc các loại này. Thời gian cho việc nấu ăn ở đây tiết kiệm được hơn nhiều so với ở Việt Nam, vì mọi thứ đều được làm sẵn, bạn chỉ cần mua về và nấu nướng. Ví dụ như mua cá chẳng hạn, bạn không phải về mổ bụng, cạo vẩy, chặt khúc mà chỉ việc cho vào nồi, tại siêu thị mọi thứ đều làm sẵn tới mức tiện dùng nhất.

Quan hệ bạn bè và cộng đồng ở đây cũng khá khác biệt so với ở Việt Nam. Sinh hoạt nhóm và cộng đồng rất nhiều và tổ chức liên tục, từ văn hóa, gia đình, trao đổi kỹ năng, môi trường… Các hoạt động sinh hoạt khá rõ ràng, có nguyên tắc và mang tính tự nguyện cao.

Bạn bè khi giao lưu trao đổi cũng khá rõ ràng, giữa cái chung và cái riêng. Ví dụ khi đi ăn nhà hàng để nói chung thì mỗi người thích ăn gì gọi cái đó và thanh toán tiền riêng của mình. Những sinh hoạt chung hoặc mời cùng đi chơi thường sẽ lên lịch và hẹn với nhau trước. Ít khi người Canada gọi điện cho bạn vào trước 8h sáng hoặc sau 9h tối vì đó là thời gian dành cho gia đình. Trong khi đi chơi với nhau để trao đổi và nói chuyện về vấn đề gì đó thì thường họ tập trung vào vấn đề gì mà họ quan tâm và ít khi để ý tới chuyện riêng tư của người khác.

Nguyễn Hồng Hải

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Cười Chút Chơi !

HH xin kể lại đây 1 câu chuyện chẳng biết có cười được hay không. Thôi thì tùy các bạn vậy, nếu cười thì cứ cười cho thoải mái để mình không cảm thấy mình già.
Câu chuyên như sau :
- Có 2 ông bạn già từ quê lên tỉnh, rủ nhau đi kiểm tra sức khòe, cả 2 cùng đi đến TTXN HH để khám bệnh và siêu âm.
- Sau khi kiểm tra xong cả 2 cùng ra quán cà phê gần đó để hàn huyên, gọi 2 ly cà phê đen không lấy đường (vì cả 2 đều nghĩ mình có bệnh), rồi trầm ngâm suy nghĩ chẳng ai nói với ai lời nào, mặt nhăn nhúm buồn so như trái nho khô, mãi sau mới có 1 người lên tiếng hỏi : BS nói ông bệnh gì mà mặt ông bí xị vậy? Ông bạn kia trả lời rằng: Vậy còn ông, mặt ông có khác gì tôi đâu mà bày đặt hỏi với han. Thế rồi cả 2 cùng đưa bệnh án ra xem (các bạn có biết trong bệnh án ghi thế nào không?).
- 1 bệnh án chỉ ghi có 2 chữ : BT, còn 1 bệnh án ghi đến 4 chữ : RLTH.
- Sau khi xem qua bệnh án cả 2 cùng lên tiếng thở dài rồi nói : phen này tôi với ông chết chắc, thôi thì đành về nhà để lại di chúc cho xong, chẳng còn gì để hy vọng nữa cả.
- Một phút trầm ngâm suy nghĩ bổng người kia lên tiếng : thôi đừng bi quan làm gì, hay là tôi với ông cùng đi trị Đông Y vậy. Ừ! phải nhỉ, Tây Y từ chối thì mình tìm thầy Đông Y.
- Cả 2 lại hớn hở leo lên chiếc xích lô đi đến tiệm thuốc Bắc HĐĐ ở gần chợ TĐ, vào đó gặp được thầy thuốc, sau khi thuật lại mọi chuyện, thầy Đông Y phán rằng: Bệnh các ông nặng lắm rồi, bây giờ tôi chỉ còn cách bóc cho 2 ông chung 1 thang thuốc mà thôi, mang về nhà đo 3 chén nước sắc còn 8 phân, mỗi người uống 1 nữa, bảo đảm dứt hẳn, bệnh sẽ không còn tái phát nữa.
- Toa thuốc gồm có 4 vị : (thật là đơn giản như là đang giỡn)
* Vị thứ 1 : Lục Mộc Ván
* Vị thứ 2 : Nhị Thiên Đinh
* Vị thứ 3 : Linh Tinh Hoa
* Vị thứ 4 : An Dưỡng Địa.
Đó các bạn thử tìm xem 4 vị thuốc này phải mua ở đâu? và nó có phải là thần dược không? Còn 2 ông bạn kia bị mắc chứng bệnh gì vậy, mà sao lại thất vọng đến thế?
Xin chào tất cả nha.

Thay Lời Muốn Nói!

Hi các bạn!!
- Võ Hào tôi : Bí danh Tư Hào, được ML mệnh danh là tự Hào, thật chẳng sai chút nào.
- TV nói : Võ Hào tôi là 1 đại gia nên rất tự hào với cái nhan sắc không mấy đẹp trai nhưng lại được khá nhiều người đeo đuổi, vậy mà Tư Hào tôi chẳng thèm để ý yêu ai cả, mặc họ cứ xếp hàng chạy theo, í mà có yêu 1 người thì phải???
- Tư Hào tôi có tất cả 5 cái ao tôm, cứ mỗi lần bán đi 1 ao là sắm được 1 căn nhà ở TP.
- Vì vậy mà VL nói : Hào ơi ! Cứ yêu đi, đừng ngần ngại từ chối chi ai, 5 cái ao tôm là có thể chia được cho 5 Bà rồi còn gì nữa mà lo.
Nhưng rốt cuộc thì Tư Hào tôi chối phăng tất cả : Hào tôi chẳng tự hào gì cả, vì cái nhan sắc này chỉ ở dưới mức trung bình vừa mập lại vừa đen. Đại gia đâu chẳng thấy có 1 thằng lính nào để mà sai bảo, tự thân làm muốn chết đến nỗi đêm quên ăn, ngày quên ngủ chỉ vì mỗi lần thất thu lỗ vốn 1 ao tôm là bán luôn cái biệt thự ngoài Phan Rí. Còn ai xếp hàng đeo đuổi đâu chẳng thấy mà đến giờ này Hào tôi vẫn còn cô đơn.
( Võ Hào ơi! HH viết thay lời VH muốn nói đó, nếu có tức giận thì chửi thầm thôi nha, còn giận quá thì hãy cố tự viết bài đăng lên trang blog này để tham gia cùng các bạn cho vui, viết ngắn-dài, hay-dở sao cũng đươc mà, miễn là gửi gắm lên đây lời tâm sự để được chia xẻ cùng mọi người, cứ ôm khư khư mãi cái bầu tâm sự coi chừng nó rớt xuống cái ao tôm mất thôi!!!
HH mong chờ được đọc bài của VH viết cho các bạn đó.

Đồi Cát Mũi Né



Creedence Clearwater Revival: Proud Mary

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2010

Mộng Hờ

Hôm trước Thùy tặng chị Vân một bài thơ rồi. Hôm nay Thùy viết bài thơ này tặng chị Mai ;)

Từng hồi chuông đổ buồn tênh
Chùng lòng lữ khách chênh vênh nỗi sầu
Hỡi người đứng tựa mái lầu
Dặm trường có biết mộng đầu còn đây
Đêm về thổn thức khôn khuây
Trăng khuya còn đấy sầu mây phương nào


Thùy

DANH SÁCH CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC HẢI LONG

Danh sách này Mai Chí, Lành gửi qua cho Kế. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh, mong các bạn bổ túc thêm.

DANH SÁCH CỰU HỌC SINH
Lớp thứ 4 – Trường TH Hải Long

TT * Họ và Tên Trong Giấy

  1. Lê Văn Khôi ( Lớp trưởng )
  2. Tăng Hiến Ái
  3. Mai Thị Ất
  4. Nguyễn Thị Ất
  5. Trần Văn Ba ( Ba Chè )
  6. Huỳnh Thị Bảy A
  7. Huỳnh Thị Bảy B ( Thảo Chi )
  8. Nguyễn Thị Bảy
  9. Mai Chí ( Mi Chái )
  10. Nguyễn Nam Cảnh
  11. Nguyễn Thị Cẩu ( Nhi )
  12. Bùi Văn Cần ( C )
  13. Nguyễn Thị Diệu
  14. Huỳnh Thiện Dũng
  15. Nguyễn Văn Dũng ( C )
  16. Đinh Thế Dũng
  17. Trần Văn Đá
  18. Nguyễn Thị Đính
  19. Nguyễn Thị Em ( Em Dung )
  20. Võ Văn Hào ( Tư Hào )
  21. Cao Trung Hoàng
  22. Nguyễn Hữu
  23. Trần Văn Hắc ( C )
  24. Nguyễn Hải ( C )
  25. Nguyễn Thanh Hồng ( C )
  26. Nguyễn Thị Huệ ( Mười Chị )
  27. La Thị Huệ Hạnh
  28. Ngyuễn Văn Hùng
  29. Nguyễn Thị Bích Hường
  30. Nguyễn Thị Ngọc Hương
  31. Hoàng Gia Kế
  32. Nguyễn Hữu Khánh
  33. Phạm Thị Khánh
  34. Nguyễn Hữu Khuê
  35. Nguyễn Chí Kỳ
  36. Diệp Văn Kiến ( Xuân Trình )
  37. Lê Thị Lành ( Lanh Thị Lề )
  38. Lương Thị Liên
  39. Phạm Thị Lục ( Lục Hà )
  40. Nguyễn Hữu Lợi ( C )
  41. Võ Thị Minh Liêm ( C )
  42. Nguyễn Thị Mỹ Lệ ( Mễ Lỵ )
  43. Trần Vĩnh Lại ( Tám Lại )
  44. Lê Thị Thanh Mai
  45. Cao Thị Mỹ
  46. Vũ Tấn Nam ( A Xỉn )
  47. Phạm Thị Ngọc
  48. Lương Văn Ngọc ( Ngọc Bụt )
  49. Hồ Quận Nghè
  50. Phan Thị Tiểu Nga
  51. Cao Hoàng Phong
  52. Đặng Văn Quân
  53. Từ Văn Quyên ( C )
  54. Nguyễn Thị Sáu
  55. Nguyễn Thị Tài
  56. Mai Văn Thân
  57. Nguyễn Thị Thu
  58. Võ Thị Thu
  59. Nguyễn Thị Trọng ( Hai Trọng )
  60. Võ Văn Thắng ( Thắng gầy )
  61. Cao Trung Trực
  62. Nguyễn văn Tư ( Tư ẹ )
  63. Đào Duy Thức
  64. Nguyễn Văn Tơ
  65. Lê Thị Thái ( Thái Đen )
  66. Nguyễn Thị Ngọc Thơ
  67. Bùi Thị Minh Trang ( C )
  68. Phạm Văn Tám ( Danh Tân )
  69. Trần Cao Vân ( Bác Sáu )
  70. Nguyễn Thị Thanh Vân ( Xí Xọn )
  71. Trần Bá Võ ( Bảo Anh )
  72. Trương Thị Xuân

Xí xọn một tí!

MT ơi... Vân đây nha.
Cám ơn MT đã hát tặng V.
Một buổi tối ở Mũi Né. Một ngày bận rộn với gia đình nhưng không biết sao tối đến thì tâm tư V lại trống rỗng, mở Blog nghe MT hát.
Như Llành nói MT đang bị khan tiếng hay giọng hát đặc biệt riêng - nhưng nghe rất nhẹ nhàng như là MT đang muốn trả nợ tình cho ai đó ( không phải V), làm cho V cứ suy nghĩ ai thiếu nợ tình mình đây, nếu giờ này chưa đòi xong thì chưa yên.
Từ ngày có Blog ( Thank you GK), các bạn có buồn thì mở ra coi, xí xọn tí cũng không sao - ừ mà sao thấy toàn chuyện vui, chuyện buồn giấu ở đâu rồi - như MC đã nói, ai cũng có lúc vui lúc buồn, nhưng buồn thì phải giấu đi để bạn mình khỏi phải lo buồn theo. Thương chưa!
Sau một thời gian ẩn giật, hay bôn ba với cuộc sống gì đó, bạn mình bây giờ là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ. Ôi mê ly!
Có nhiều người thích là bạn bè như tụi mình lắm, lời đơn sơ, mộc mạc ( chỉ là nhà nhỏ thành biệt thự, già thì thành trẻ.....)
GK, Thùy viết bài đến đâu là bạn bè theo dõi đến đó.
Nhân, Lành hồn thơ lai láng, văn thơ bay bổng, ca nhạc không ngừng.
MC hý hửng tìm tiết mục.
Như VL hồn thơ lại trở về làm cho mấy tụi tui thắc mắc quá.
ML đem cả tâm sự vào thơ, buồn thì nấu ăn cho mập thêm vài kg.
Mỹ thì được các bạn thương.
MT mỗi ngày tìm bạn mình để trả nợ tình, Vân thì lâu lâu xí xọn một tí.
Huệ Hạnh mới vừa vào trang Blog đã xuất khẩu thành văn.
Võ Hào cũng bắt internet để theo dõi các bạn đang làm gì, lần đầu tiên xem được gọi VL xong rồi gọi Vân báo cáo ( coi được rồi ).
Diệu bận công việc nhưng nôn nao hối con trai giúp mẹ vào xem cho bằng được, bây giờ máy hư lại nhờ nhắn lời : " cám ơn các bạn đã lo lắng và thăm viếng anh Hoàng chồng Diệu và tặng quà...chiến lợi phẩm thu rất nhiều ...mọi chuyện đã qua và đã trở về nhà, chân thành cảm tạ. A Hoàng cảm động mong rằng sẽ đón tiếp các bạn một ngày gần đây, mong tin GK, gửi lời thăm hết tất cả các bạn. Nhất là MT quên Diệu hay sao mà không nhắc đến."

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Kính Chào Thầy Cô & Thân Chào Các Anh Chị Và Các Bạn

Thanh Mai kính chào Thấy Cô và chúc thầy cô nhiều sức khỏe.

Cám ơn tất cả các bạn đã có lời thăm hỏi Mai. Cách đây mấy tuẩn Mai có dip nói chuyện với Mỹ, nay lại vừa nói chuyện với Hạnh, rất vui được hàn huyên với hai bạn. Mai gửi lời thăm đến Anh Liễu, Kế+Thùy, Lành+Nhân, Đình Lang, Mai Chí, Kiến, Mỹ Lệ, Thanh Vân, Mai Thân+Bích, Mỹ, Hạnh, Vĩnh Lại, Hào, Bảy B, Diệu, Bảy A, Kỳ, Thu....

Cám ơn Kế tạo cho các bạn có nơi gặp nhau . Mai gửi mấy tấm hình lên đây để các bạn xem dung nhan mùa thu của Mai. Mong thường xuyên gặp tất cả các bạn trên blog. Chúc các bạn vui vẻ và nhiều sức khỏe.

T.Mai





Danh sách HS lớp 9 THHL.

Thân tặng Anh Khôi (lớp trưởng)!
Sỉ số học viên năm lớp 9 gồm: 56 HS (Số liệu được ghi nhận từ học bạ năm lớp 9).
Nghe Hoàng Diệu nói : Anh Khôi cứ tiếc mãi cái danh sách lớp mà Anh đã đánh mất lúc Anh dọn nhà. Sau 1 ngày đêm mày mò còn nhớ lại, H đã nhớ được tên của các bạn nhưng vẫn chưa đầy đủ, còn thiếu sót về Họ và 1 vài người nữa nhớ không ra.
Mong các bạn sau khi xem qua hãy bổ sung thêm những thiếu sót này để tặng Anh Khôi một danh sách hoàn chỉnh hơn. Danh sách các bạn như sau:
- Khôi; MChí; HGKế; TVLại; Võ Hào;TCVân; Khánh(nam); THiểnÁi; Quân; Trần văn Ba(chè); Diệp X Trình (Kiến); Vũ Tấn Nam; Cao Hoàng Phong; Phạm T Khánh; Thanh Vân; H Thi BảyA; BảyB (Thảo Chi); Nguyễn Thị Tài; Lương V Ngọc; Lương T Liên; MThân; Thanh Mai; Trần Bá Võ (Bảo Anh); (Chín) Võ; Mai thị Ất; Thu; Võ T Thu; ( Hai) Trọng; Ngọc; LTLành; Nguyễn T Em(Dung); MỹLệ; Thắng(gầy); Hoàng Diệu; Lục(Hà); Ngọc Hương; Kỳ; Hồ Nghè; Nhi(Cẩu); Cao T Mỹ; Trực; Hữu; Hắc; Cần; Nguyễn Hải; Từ V Quyên; Nguyễn hữu Lợi; Nguyễn thanh Hồng; Nguyễn V Tư (ẹ); Đào Duy Thức; Huỳnh T Dũng; Nguyễn V Dũng; Đinh Thế Dũng; Nguyễn V Tơ; Nguyễn Hữu Khuê; Nguyễn V Đá; Huệ; Đính; Ất Thái(đen); Minh Liêm; Sáu + Bảy(2 chị em sinh đôi); Trương T Xuân; Ngọc Thơ, Tiểu Nga; Minh Trang; LTHHạnh...
Chúc Anh Khôi và toàn thể các bạn sức khỏe.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Celine Dion - My Heart Will Go On (TITANIC) Lyrics on screen!!

Thân gửi các bạn!

- MC ơi! Theo lời yêu cầu của MC, H đã gửi hình lên cho các bạn rồi đó.
- GK + Lành ơi! Hai bạn hãy nhìn xem rồi thử có mường tượng ra được nét mặt của H hồi còn đi học không nhé.
- Thân gửi đến các bạn! Đây là bức ảnh H chụp vào năm 2007, trong 1 chuyến đi về Cần Giuộc-Tỉnh Long An. Chưa chụp thêm tấm ảnh nào cả trong những năm gần đây (bây giờ tệ hơn nên không dám chụp).
- Thanh Mai ơi! H đây nè, xem thử: ốm- mập, già- trẻ, xấu-đẹp thế nào? Nhớ gởi ảnh của TM cho H đó nha.
Chúc sức khỏe tất cả các bạn của mình, chào nhé!

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

NUỐI TIẾC NGẬM NGÙI

Trái chín trên cây ,gió lay trái rụng
Cha , Mẹ già như bấc lụn tàn canh
Công ơn dưỡng dục sinh thành
Con chưa đền đáp đã đành mồ côi
Ngày nay con có đủ rồi
Mẹ Cha đâu nữa con hầu báo ân ?
Món ngon vật lạ ân cần
Cổ bàn trà rượu mà lòng con đau
Ăn ngon nước mắt tuôn trào
Linh hồn Cha Mẹ đã vào hư không
Lời người xưa khắc vào lòng
Cứ nghe ray rứt bồn chồn chẳng an
Lúc sống không có mà ăn
Rồi nay thác xuống làm Văn tế Ruồi
Hàng năm ngày giổ ngậm ngùi
Mẹ Cha nào nếm ngọt bùi , chua cay
Vàng Hương Nhang khói tro bay
Mờ mờ , tỏ tỏ lắt lay cỏi lòng
Nhìn vào di ảnh ước mong
Mẹ Cha tái thế con trông ,con nhìn
Dầu cho đánh đổi muôn nghìn
Chỉ xin lại được một lần bưng cơm

ML

Một Câu Chuyện Cảm Động

Truyện này cô Hồng gửi cho Kế, Kế post lên đây để các bạn cùng đọc. Cám ơn cô nhiều.

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. "Teddy trông thật khó ưa".

Chẳng những thế, cô thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau: "Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh". Cô giáo lớp 2 nhận xét: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu". Giáo viên lớp 3 ghi: "Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ".

Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 nhận xét: "Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp".
Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: "Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa". Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau.

Teddy là học trò cưng nhất của cô.
Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em". Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em". Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời". Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Khuyết Danh

________________________________________________________________________________

Đố vui có thưởng: " Các bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra "

Dự định vào tháng 11 năm 2010 sẽ có một buổi họp mặt cựu học sinh Hải Long tại nhà cô Hồng. Trong dịp này sẽ phát giải " Đố vui có thưởng " . Nếu các bạn ở VN trả lời đúng, phần thưởng sẽ được gửi về VN cho các bạn. Chúc các bạn may mắn.

HGK

Tự Truyện Của Một Tiến Sĩ Harvard Người Trung Hoa

Truyện này cô Hồng gửi cho Kế, Kế post lên đây để các bạn cùng đọc. Cám ơn cô nhiều..

Mẹ tôi, người mẹ tốt nhất thế gian tên Lý Diệm Hà

Ngày 5/9/1997, ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán trường Đại học Bắc Kinh. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những sợi mì này có được do mẹ đã đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ nhận đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, mắt tôi trào lệ. Buông đũa, tôi quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân mẹ sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao, tôi chẳng biết nói gì… Nhà tôi vô cùng nghèo khó ở làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, thành phố Thiên Tân.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, các món nợ nần trong nhà lớn dần theo thời gian, năm tháng. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, mẹ lại phải đi vay mượn rất nhiều để trang trải học phí cho tôi. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì đã bị bỏ đi, còn ngắn tũn. Tôi phải dùng dây buộc nó cũng một cái que làm cán để viết. Lại còn dùng một cái dây thun thay tẩy để xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc nuốt nước mắt đi vay vài hào bên hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng mẹ luôn vui vẻ vì bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Được mẹ khích lệ, tôi càng học càng ham và thực sự không hiểu trên cuộc đời này còn gì vui sướng hơn là học. Tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm từ trước khi vào tiểu học. Vào tiểu học, tôi bắt đầu tự học chương trình toán lý hoá của bậc trung học thổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nhưng thật buồn, khi tôi báo tin vui, nét mặt bố mẹ tôi vẫn không hết những nét khổ đau. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang cận kề thế giới bên kia, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười ngàn Nhân dân tệ. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt chan hòa suốt cả ngày. Đến tối, tôi nghe thấy nhà ngoài có tiếng cãi cọ. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng bố tôi không chịu. Ồn ào làm ông nội tôi nghe thấy. Bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ tang ông nội, gia đình tôi lại mắc thêm vài ngàn tệ nợ nần.

Mẹ định bán lừa cho tôi đi học, nhưng ba không đồng ý.

Không dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất tờ “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào trong gối, hàng ngày ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và bố cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Bố sắt mặt lại, hỏi mẹ: “Bà bán con lừa con rồi sao? Bà bị dở hơi không? Sau này lấy gì kéo xe? Lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?”. Hôm đó mẹ đã gào khóc, dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để át lại bố: “Con mình đòi đi học thì có gì sai? Nó là đứa duy nhất huyện này thi lên được trường số 1 của thành phố, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho con tôi đi học…”

Tôi thật sự muốn quỳ dập đầu trước mẹ. Mẹ đưa tôi 600 tệ bán lừa. Tôi được học, mà còn học tiếp, thì mẹ ơi, mẹ sẽ khổ sở biết bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu nữa vì con?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy bố tôi gầy guộc, da vàng bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ lặng lẽ bảo tôi: “Sơ sơ thôi, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Tình cờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của bố, thì nhận ra đó là thuốc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Tôi khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ nói, từ sau khi tôi đi học, bố bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa bố lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là ung thư đường ruột. Bác sĩ yêu cầu bố phải mổ gấp. Mẹ đang định đi vay tiền tiếp, nhưng bố kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp thủ công và vất vả nhất trên đời để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối còn chảy máu vì quỳ, bước đi cà nhắc… Thương mẹ khôn xiết, tôi vừa khóc vừa chạy về nhà, gọi mẹ:

“Mẹ ơi mẹ, con không đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ có 60 đến 80 tệ (khoảng 150.000 VND), thật thảm hại khi so với những người bạn học đồng niên, mỗi tháng họ có tới 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng cắc. Có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm dăm ba chục. Mà bố tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì ăn liền với giá bán buôn. Rồi cứ cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ 6km tới một xưởng in ngoài thị trấn để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. Cắt tóc nam ở Thiên Tân rẻ nhất cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn. Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi. Chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra. Chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa...) để thay xà phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Tôi yêu mẹ tôi biết nhường nào. Lúc mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi hoa mắt, nhức đầu vì chẳng hiểu gì. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, mẹ chỉ cười hiền lành bảo: “Mẹ vẫn biết con là đứa trẻ khổ cực nhất, nhưng mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa con trai ạ.”

Mẹ ơi, con sẽ thành công

Tôi có tật nói lắp, người ta bảo học tiếng Anh cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường lấy một hòn sỏi ngậm vào miệng, rồi luyện tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm qua đi, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn, lưỡi tôi cũng đã mềm hơn, tiếng Anh của tôi đứng thứ 3 trong lớp. Tôi vô cùng biết ơn mẹ, lời mẹ đã động viên tôi vượt qua khó khăn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic Vật lý toàn Trung Hoa. Đoạt Cup rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới. Tôi không ngăn được khát khao của mình, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Nhưng chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, bỏ ăn. Dù đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng. Về trường, tôi ngồi nghe các thầy phân tích nguyên nhân thất bại, nguyên nhân là: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Tôi tham lam quá chăng!?

Nếu tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định thắng. Tôi hiểu ra điều đó. Tháng 1/1997, cuối cùng tôi đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói ghém sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ, sẵn sáng lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và cũng là thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo cũ của người khác cho, những thứ áo quần lộ cộ màu sắc, kích cỡ lủng củng, liền mở tủ áo của tôi, chỉ vào những áo những quần lùng nhùn vá víu và hỏi: “Quần áo của con thế này đây ư, Kim Bằng?”

Tôi đáp: “Thầy ơi, con không sợ người khác cười con nghèo đâu! Mẹ con vẫn bảo "phúc hữu thi thư khí tự hoa" (có nghĩa là, trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa), con mặc những thứ này gặp tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng chẳng thấy ngượng.”

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần 38 khai mạc. Chúng tôi thi liên tục trong năm tiếng rưỡi đồng hồ, từ 8h30 phút sáng tới 14h00 chiều. Trong buổi công bố kết quả vào hôm sau, đầu tiên tôi không muốn nghe thấy tên mình được công bố ở vị trí Huy chương Đồng; Sau đó đến lượt công bố Huy chương Bạc, không phải tôi. Cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên và thứ hai không phải tôi, người thứ ba - tên tôi được đọc dõng dạc. Tôi khóc lên vì vui sướng, tôi tự nhủ: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Ngay chiều hôm đó, Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học. Ngày 1/8, chúng tôi trở về trong vinh quang. Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức lễ đón thật long trọng.

Lúc đó, tôi rất muốn về nhà, muốn sớm được gặp mẹ, muốn được chính tay đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ. Mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã băng đêm về nhà. Người mở cửa là bố, nhưng người ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ.

Dưới bầu trời đầy sao, mẹ đã ôm tôi rất chặt! Ôi mẹ của con mới vĩ đại làm sao, thân thương biết nhường nào!

Lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, tôi khóc nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Ngày 12/8, trường Trung học số 1 của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng các quan chức ngành giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình dị, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã nâng bước tôi suốt cả cuộc đời.

Tôi bỗng nhớ...

Năm lớp 10, tôi muốn mua cuốn “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ mượn một chiếc xe cút kít, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40km để bán. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ. Lúc đó, đói cồn cào, chỉ mong có ai mua cho hết rau. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền, tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo mua sách trước, đó mới là mục đích chính. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8,25 tệ, mua sách rồi còn 11,75 tệ. Mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ còn lại mẹ bảo cất đi để làm học phí. Ăn hết hai cái bánh bột nướng, đi

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh.
Đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mày chóng mặt. Ôi chao, lúc này tôi mới nhớ ra đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ bảo: “…Mẹ ít học, nhưng mẹ nhớ thuở ấu thơ được thầy giáo dạy cho một câu nói của Gorki: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh... chắc chắn con sẽ đỗ".

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh. Nghe mẹ nói vậy, tôi cũng không thấy đói nữa, chân cũng bớt chồn hơn… Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của cả đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt ướt đẫm. Tôi quay người về phía mẹ tôi tóc đã bạc nhiều, cúi người kính cẩn trước người mẹ vĩ đại của tôi, người thầy giáo giỏi nhất cuộc đời tôi.

Cám ơn mẹ!

TẶNG MỌI NGƯỜI BÀI THƠ CỦA NHÀ THƠ XUÂN TÂM

Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời ! !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng mẹ la lại
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tim mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu ?
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời

XT

Thu Đã Đến Rồi

Bốn mùa người vẫn còn yêu
Ta bây giờ đã liêu xiêu chiều tàn
Còn đâu lửa cháy dâng tràn
Của ngày tháng ấy ngút ngàn đam mê

Nay ta đã tuổi xế chiều
Bay qua lượn lại như diều đứt dây
Chẳng còn lơ lửng trên mây
Là đà dưới đất gốc cây ta nằm ...

.... đọc báo

Viết hộ anh Kế và các anh khác(giấu tên).

Hihihi :)

p.s. Nhắc đến diều làm nhớ tới mục đố vui có thưởng lớn. Thùy chờ hoài mà chưa thấy ban giám khảo công bố kết quả để Thùy lãnh thưởng .... hihihi :P

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Bông Hồng Cài Áo



Mời các bạn nghe dịp lễ Vu lan tháng 07
Bông Hồng Cài Áo
(lời bài hát)

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng "Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
-Biết gì ? "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.

Mũi Né

Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.

Em có về thăm Mũi Né không ?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.

Em có về thăm Mũi Né xưa
Con đường sỏi đá vẫn quanh co
Hoàng hôn sóng vỗ bên trời biếc
Sóng vỗ trong hồn ta ngẫn ngơ.

Em có về thăm Mũi Né yêu
Mười năm như một thoáng mây chiều
Mười năm vườn cũ chim bay mỏi
Áo trắng chân mềm em hắt hiu.

Mũi Né ơi người xưa đã xa
Mùa ơi gió bấc nhớ không ngờ
Năm nay người có về ăn tết
Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ.

Tác giả : Đỗ Nghê

Mẹ Điên

Truyện ngắn này cô Hồng gửi cho Kế, Kế post lên đây để các bạn cùng đọc. Cám ơn cô nhiều.


Đây là 1 câu truyện có thật; được xếp vàp loại "kí thực tiểu thuyết" của tác giả Vương Hằng Tích, Trung quốc. Một câu truyện cảm động về một bà mẹ điên - là người điên dại nhưng vẫn hiện hữu được bản năng tình mẫu tử thiêng liêng. Truyện ngắn này do Trang Hạ tuyển dịch.

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng. Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể. Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không? Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"
Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện. Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa
Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!" "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"
Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh . Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.
Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."
Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.
Lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

J'espère


J’espère(tôi hy vọng) –Do Quỳnh Anh và Marc Lavoine song ca
Je fais des e-mails à tout allure
Tu me réponds “à toute à l’heure”
Tu mets du rouge sur ta figure
Je mets du baume sur mon cœur
J’espère, j’espère, j’espère oh oui, j’espère
C’est mon caractère mmmmm
J’espère.
Comme disait Yoko Ono
Je vais essayer de retrouver ce mot
D’elle la seule chose qu’on partage en frères, en frères,
J’espère, j’espère, j’espère oh oui, j’espère
C’est mon caractère mmmmm
J’espère.
On a envie de faire l’amour
Mais les amours sont diluviennes
Parsemées par le temps qui court
Il n’y a pas d’amours qui tiennent
J’espère, j’espère, j’espère oh oui, j’espère
C’est mon caractère mmmmm
J’espère.
Comme disait Yoko Ono
Je vais essayer de retrouver ce mot
They are the only things we share, en frère,
J’espère, j’espère, j’espère oh oui, j’espère
C’est mon caractère mmmmm
J’espère.
Les étoiles qui fuient font la mesure
Des espèces qui disparaissent
J’espère, j’espère, j’espère oh oui, j’espère
C’est mon caractère mmmmm
J’espère.
Tôi hy vọng(j’espère)
Tôi gửi thật nhanh những bức email
Em trả lời tôi “hẹn anh chút nữa”
Mặt em ửng hồng
Tim tôi chan chứa
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, vâng, tôi hy vọng
Đó là tính cách của tôi mmmmm
Tôi hy vọng.
Như Yoko Ono đã nói
Tôi sẽ cố gắng tìm lại từ này
Từ cô ấy, điều duy nhất mà người ta chia sẻ cùng nhau, cùng nhau,
Tôi hy vọng
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, vâng, tôi hy vọng
Đó là tính cách của tôi mmmmm
Tôi hy vọng.
Người ta muốn âu yếm
Nhưng những mối tình trào dâng
Vương vãi theo thời gian
Không có mối tình nào bền vững
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, vâng, tôi hy vọng
Đó là tính cách của tôi mmmmm
Tôi hy vọng.
Như Yoko Ono đã nói
Tôi sẽ cố gắng tìm lại từ này
They are the only things we share, cùng nhau,
Tôi hy vọng
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, vâng, tôi hy vọng
Đó là tính cách của tôi mmmmm
Tôi hy vọng
Những tinh cầu vụt biến
Nhiều chủng loài diệt vong
Tôi hy vọng, tôi hy vọng, tôi hy vọng, vâng, tôi hy vọng
Đó là tính cách của tôi mmmmm
Tôi hy vọng.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Lời nhắn gửi đến với Lành!

-Lành ơi! mình vẫn nhớ về Lành rất rõ, ngày xưa L chơi thân với Em, 2 người là 1 cặp mà và cả 2 cùng chơi thân với MC là 3, bởi vì cả 3 cùng học giỏi và cùng khoa Pháp văn. Ngày nay nhìn thấy ảnh L trên blog mình nhận ra ngay, Lành không thay đổi nhiều chỉ mập hơn 1 chút và đẹp ra. Nghe nói L có 1 đức lang quân hiền lành, giỏi dang và 1 mái ấm hạnh phúc, mình thật lòng chúc mừng bạn. Cầu mong cho tất cả ai cũng được may mắn như vậy nhé. Chúc sức khỏe bạn. Còn nữa đã nấu chè đổi thành tên Lanh thị Lề chưa?
- GK ơi! Cám ơn bạn nhiều lắm (bây giờ H sẽ gọi K là ông giáo sư của tôi nhé). Theo yêu cầu của Lành H sẽ tìm một bức ảnh mới chụp nhất để gởi cho các bạn nhìn ngắm cái dung nhan già nua khắc khổ này, thấy K chúc H trẻ đẹp làm H phải mĩm cười, bởi H không trẻ đẹp như bạn tưởng mà là già xấu, gầy gò với mái tóc bạc giống như 1 Bạch Mao Nữ trong phim TQ vậy, không tin, chừng nào gặp sẽ thấy!
Được trò chuyện với K qua phone H cảm thấy vui, chúc bạn khỏe , chào nhé!

Anh còn nợ em

Thanh Vân về VN ham zui lặn mất tiêu nhen..hì.hì..
Tặng TVân &các bạn bài:ACNEm do MT hát và đờn.

Nhớ download

https://rcpt.yousendit.com/928292623/bdba67e590a35db85eef5d6363656beb