Chúng ta đang sống trong một đất nước mà bia, rượu, thuốc lá được bán rẻ mạt. Những thứ độc hại này không những giết dần giết mòn tất cả những người sử dụng mà còn gián tiếp gây bao tác hại khôn lường cho hàng chục triệu người xung quanh.
Khi đọc những tin tức đại loại như “giá bia Việt Nam rẻ nhất thế giới”, “Việt Nam thuộc top những nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới” hoặc “giá nông sản từ Đà Lạt về HCM tăng gấp chục lần”, xăng tăng giá, sữa bột tăng giá, ăn uống tăng giá, người lao động lao đao… các bạn có cảm giác như thế nào?
Tôi là người được may mắn thường xuyên công tác và du lịch bụi nước ngoài. Bất cứ khi nào có dịp, tôi lại quan sát, so sánh giá cả với Việt Nam và cảm nhận.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ lấy ví dụ cụ thể về sự khác biệt kỳ dị trong tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người với giá bia, giá thuốc lá, giá bữa ăn hàng quán hàng ngày và giá sữa tươi tại Việt Nam và tại Singapore. Tất cả đều có hình minh họa kèm theo.
Tại các quán ăn bình dân, tập trung đa số dân văn phòng ngay các khu trung tâm Singapore, giá một bữa ăn trưa có chất lượng tươm tất, bắt mắt như cơm gà, mì, bún … hiện dao động từ 4 đến 5 SGD (đôla Singapore , bằng khoảng 17.000 đồng VN) .
Giá một chai bia cùng nhãn hiệu và dung tích tại Việt Nam ngay quán ăn đó hoặc các quán nhậu bình dân tương đương là 7 SGD .
Giá 1 lít sữa tại Singapore được bán với giá 3,3 SGD.
|
Thức ăn chỉ rơi vào khoảng 3 đến 5 SGD.
|
Nhưng thuốc lá dao động từ 10 đến hơn 12SGD.
|
Nếu vào các chuỗi cửa hàng tiện lợi thì giá một gói thuốc lá phổ biến cùng nhãn hiệu tại Việt Nam là khoảng 12 SGD . Gá sữa tươi loại 1 lít khoảng 3,3 SGD/hộp.
So với mặt bằng chung tại các thành phố ở Việt Nam thì tôi có thể lập nên một bảng như sau:
Bây giờ, nếu như lấy “Sữa tươi tiệt trùng 1L và tương quan giá cả giữa các mặt hàng với nhau tại Singapore” làm chuẩn thì mức giá mới hợp lý của một bữa ăn trưa, một chai bia tại quán và một gói thuốc ở Việt Nam sẽ là:
Những mức giá giả định lẽ ra phải có này cho chúng ta thấy điều gì?
Chúng ta đang sống trong một đất nước mà bia, rượu, thuốc lá được bán rẻ mạt. Chính những thứ độc hại này không những giết dần giết mòn tất cả những người sử dụng mà còn gián tiếp gây bao tác hại khôn lường cho hàng chục triệu người xung quanh.
Chúng tạo áp lực nặng nề lên an toàn giao thông, toàn bộ hệ thống y tế, bảo hiểm xã hội, nền tảng văn hóa và giáo dục con người... Chính những thứ độc hại này làm cả dân tộc mất đi hàng tỉ USD chảy ra nước ngoài mỗi năm, làm giảm hiệu quả tư duy và năng suất lao động, làm thui chột giống nòi.
Ngay các nước trong khối ASEAN xung quanh như Thái Lan, Philippin… cũng có lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao gấp nhiều lần Việt Nam vì cà phê là loại thức uống kích thích sự sáng tạo. Trong khi đó thì tại Việt Nam, xứ sở của cây cà phê, chúng ta uống bia hơn họ rất nhiều.
Lẽ ra giá bia, rượu, thuốc lá tại Việt Nam phải bán đắt hơn giá hiện tại ít nhất bốn lần, khi đó chúng ta mới vận hành giá cả một cách hợp lý để định hướng đúng xã hội.
Ngược lại, chúng ta đang trả chi phí quá cao cho giá thực phẩm, các mặt hàng ăn uống, tiêu dùng hàng ngày nhưng làm sao để đảm bảo an toàn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm… vẫn còn là nỗi nhức nhối.
Ngoài ra, chúng ta đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm tại các thành phố lớn trong khi giá xe hơi được xếp vào nhóm đắt nhất thế giới, gấp hơn hai lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực.
Sự chênh lệch quá bất hợp lý này còn khủng khiếp hơn nếu như chúng ta biết rằng Thu nhập bình quân đầu người của Singapore trong năm 2012 cao gấp 16 lần Việt Nam sau khi đã tính theo Sức mua tương đương (PPP) và cao đến gấp 29 lần Việt Nam nếu như chỉ tính theo giá trị USD Mỹ.
Điều đáng nói là trong số các quốc gia và lãnh thổ tôi đã có dịp lang thang nhiều lần từ Đông Nam Á đến Châu Á, Châu Âu và cả Nam Mỹ, mỗi khi so sánh giá cả với Việt Nam thì sự mâu thuẫn kỳ lạ giữa các mặt hàng này luôn xuất hiện. Chỉ có tại Việt Nam mà thôi.
Thông qua bài viết này, tôi tha thiết đưa ra ba ước nguyện lớn:
Thứ nhất, các nhà làm luật Việt Nam hãy ngay lập tức đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thật cao, gấp nhiều lần mức hiện tại lên những mặt hàng đang đầu độc và tạo gánh nặng xã hội như rượu, bia, thuốc lá… Khi đó, những khoản thu ngân sách cũng sẽ tăng lên đột biến.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước hãy phối hợp điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là giá xăng dầu để đời sống nông dân, người lao động bớt khổ. Rõ ràng công tác quản lý giá trong các khâu thu mua, vận chuyển trung gian đang có vấn đề lớn.
Thứ ba, cuối cùng, mọi người dân Việt Nam hãy tỉnh thức. Hãy tránh xa những thứ chất độc phá nát gia đình và làm tụt hậu cả đất nước.
Mong rằng đất nước mình sẽ phát triển bền vững và đời sống nhân dân ngày càng dễ chịu hơn.
Nguyễn Duy Nhân.