Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013
Nhạc sĩ Vinh Sử của xóm nghèo
Năm 1970, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Ðỗ Lễ tác giả nhạc phẩm “Sang Ngang,” tôi được gặp và quen biết nhạc sĩ Vĩnh Sử.
Vinh sử là một người ăn nói khiêm nhường, tính vui vẻ, miệng cười “xòe xòe,” nói chuyện duyên dáng rất dễ thương nên nhanh chóng tạo cảm mến với người đối thoại. Ông không hút thuốc nhưng uống bia đều đều mỗi ngày dăm ba chai. Phương tiện di chuyển của Vinh Sử là chiếc xe mô-tô to đùng, còi xe khi là âm thanh tiếng chó sủa, khi là tiếng lợn ủn ỉn hoặc tiếng gà gà gáy te te, làm giật mình người chung quanh mỗi khi ông bóp còi.
Nhạc sĩ Vinh Sử. (Hình: Trần Quốc Bảo cung cấp)
|
Nhạc sĩ Vinh Sử xuất thân ở xóm nghèo Vĩnh Hội, Quận 4, Sài Gòn, nên đa số nhạc phẩm của ông sáng tác đều dành cho giới nghèo sống trong xã hội, chẳng hạn như diễn tả về tình yêu được bày tỏ bằng ngôn ngữ đời thường rất mộc mạc chân tình trong nhạc phẩm “Nhẫn Cỏ Cho Em,” một bản nhạc ngay khi đưa ra công chúng đã nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt vì nội dung làm rung động lòng người: Anh nghèo nên chẳng nhẫn kim cương
tặng em theo sính lễ huy hoàng...
thì đây anh đan nhẫn cỏ
tặng em coi như bỏ ngõ, lòng anh chắc em đã biết
Tình yêu thuở học trò cũng vậy, thay vì trai gái tặng nhau món quà quý giá hay đắt tiền giá trị, Vinh Sử trái lại, tặng bạn cùng lớp nhành cây trứng cá, như mấy câu dưới đây của bài “Nhành Cây Trứng Cá”:
Bẻ một nhành cây, nhành cây trứng cá
Ðể khi vô trường, chia trái cho em
Hương trái mê ly, hai đứa xù xì
Cô giáo phạt quỳ, em lệ hoen mi
Thế rồi ở Quận Tư Khánh Hội xóm nghèo, Vinh Sử sáng tác tiếp bài “Gái Nhà Nghèo,” kể cảnh khổ của một cô gái nghèo, như sau:
Em vốn mang thân con gái nhà nghèo
Thay cha mẹ già lo đàn em yêu...
Tuổi trăng đôi tám mỹ miều
Mà nào em ước mơ nhiều
Khi biết nhà vách lá, cột xiêu...
Vinh Sử sáng tác rất phong phú, lúc ông chưa nổi tiếng đã có số lượng dồi dào cả trăm nhạc phẩm, ông mang đi bán cho các nhà sách và nhà xuất bản để xin ứng trước một số tiền xem như mượn nợ, khi nhạc ông xuất bản bán được sẽ khấu trừ lại. Ngoài ra người nhạc sĩ còn mang nhạc phẩm mình đến tặng cho các ca sĩ với hy vọng sẽ có giọng hát nào hợp để họ trình bày, giới thiệu nhạc phẩm của ông đến công chúng.
Chờ đợi mỏi mòn vô vọng, trong khi số nợ nần ông từng vay mượn nơi các nhà xuất bản ngày càng nhiều hơn. Cho đến một ngày, có một ca sĩ hát bài “Nhẫn Cỏ Cho Em” trên đài phát thanh Sài Gòn, đó là ca sĩ Chế Linh, rồi tiếp đến là Thanh Tuyền và Giao Linh, bài hát này được thính giả khắp nơi tới tấp gọi vào đài phát thanh yêu cầu cho nghe lại; và theo số yêu cầu của thính giả, bản nhạc Nhẫn Cỏ Cho Em đã được phát lại cả trăm lần sau đó, khiến cho bản nhạc nhanh chóng nổi tiếng và đưa Vinh Sử trở thành một nhạc sĩ tên tuổi.
Bấy giờ các nhà xuất bản cho người đi tìm Vinh Sử để mua lại tác quyền nhạc, còn Vinh Sử nghe tin mình bị kiếm tìm lại ngỡ là bị lùng tìm đòi nợ nên sợ quá đi trốn. Nhưng không, các nhà xuất bản từng ứng trước tiền cho Vinh Sử không những quên nợ cũ mà còn trả tiền bản quyền rất cao cho Vinh Sử ở những tác phẩm mới về sau.
Khi nhạc của Vinh Sử được yêu thích và chú ý, ông có đầu óc kinh doanh, tự in riêng những bản nhạc lẻ của mình rồi mang đến gởi bán ở các tiệm sách, hoặc nhờ các tủ thuốc lá dọc theo vỉa hè đường Lê Lợi bán giùm. Ở thập niên 60, bản nhạc “Nhẫn Cỏ Cho Em” mỗi tháng bán trên 200,000 bản, đặc biệt nhạc phẩm “Yêu Người Chung Vách” có số bán kỷ lục 500,000 bản trong 1 tháng.
Tiền vô nhiều nhưng Vinh Sử vẫn ở nơi xóm nghèo, sống với người nghèo... Ðời sống va chạm hay đùm bọc mình luôn là chất liệu rung động tạo cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tác nên tác phẩm. Nhạc của Vinh Sử đa số viết cho giới người nghèo ở xóm nghèo nên được tầng lớp dân chúng bình dân, là những con người thuộc thế giới nghèo nàn nhưng đôn hậu, tuy sống chân chất nhưng tình cảm nồng nàn, đã đón nhận và yêu thích dòng nhạc của Vinh Sử, do đó nhạc ông sau một thời gian được người ta đặt cho danh hiệu là “Nhạc Sến,” Sến ám chỉ mấy cô gái nghèo phải đi làm thuê, gánh nước mướn, mưu sinh vất vả nơi phồn hoa đô hội. Thế rồi người nhạc sĩ luôn vinh danh những tấm lòng, luôn nói lên những tâm trạng của hạng người bình dị như con cò con sến, lại được người đời sau đó tặng luôn cho Vinh Sử danh hiệu “Vua Nhạc Sến”! Vinh Sử đón nhận danh hiệu này bằng một tấm lòng, chấp nhận và hãnh diện với chữ “Vua,” tươi cười thích thú nói rằng “Sến hay Cò gì cũng được, miễn nhạc của mình hát lên mà bà con đồng cảm, yêu thích đón nhận là được rồi!”
Ðể chứng tỏ cho những lòng dạ chật hẹp có cái nhìn hạng bậc nhân vị, Vinh Sử ghi tên học ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn và đã theo học nơi trường dạy âm nhạc này một thời gian dài. Vinh Sử tuy đường học vấn dở dang nhưng là người có chí tiến thân mạnh mẽ, ông học ở trường đời để thành nhân nhiều hơn là cần thiết đỗ đạt cấp bằng nơi trường học. Ngoài nghề sử dụng chất xám của tim óc để sáng tác nhạc, Vinh Sử đặc biệt còn có thêm nghề khéo léo của đôi tay là nghề đóng giày rất thiện nghệ, và ông đã dùng tay nghề thiện xảo của mình mở một xưởng nhỏ đóng giày, và xưởng giày của Vinh Sử đã tạo việc làm cho một số bà con ở xóm nghèo có thêm lợi tức.
Cách đây năm bảy năm về trước, Vinh Sử được một người đàn bà dưới miền Tây tự nguyện dọn đến sống chung, chăm lo cơm nước, quán xuyến việc nhà một thời gian. Nhờ có người nội trợ, nghề đóng giày những tưởng đã mang đến cho Vinh Sử một công ăn việc làm bền vững, một cuộc sống no ấm. Nhưng cũng một ngày, chính người đàn bà đã đến kia lại bỏ đi, tàn nhẫn hơn, bà mang theo tất cả bạc tiền dành dụm được của hai người. Thế là Vinh Sử trắng tay, trở thành người nghèo túng với cuộc sống đơn độc, khủng hoảng.
Tháng Mười Một năm 2011, tôi hay tin Vinh Sử vì đau buồn mà lâm trọng bệnh, bệnh ung thư ruột già, phải vào nằm nhà thương. Sau đó cắt ruột hai ba lần, làm cho việc đi vệ sinh rất khó khăn, một mình phải tự lo cho mình, tình cảnh thật thê thảm. Từ đó đến hôm nay, 30 Tháng Tư, 2013, ông phải sống trong cảnh bệnh hoạn ngặt nghèo, không người giúp đỡ, nghèo khổ cực cùng.
Bài viết này tôi cố gắng ghi lại một số hiểu biết về nhạc sĩ Vinh Sử, và thông báo về hoàn cảnh hiện tại của ông đang mắc bệnh ung thư trong tình trạng nguy ngập và thiếu thốn, đơn chiếc. Mong sẽ đến tay các ca sĩ từng hát, các trung tâm băng nhạc từng thu âm, những thính giả từng nghe những bản nhạc “sến” của Vinh Sử, hay như ngay cả quý bà con cùng xóm nghèo với ông khi xưa, hiện đang sinh sống ở nước ngoài, quý thính giả, đã từng quý mến dòng nhạc của người nhạc sĩ này, để rất mong được tất cả quý vị khi biết tin nhạc sĩ Vinh Sử đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, còn thêm bệnh ung thư như vậy, quý vị thương cảm mà tiếp tay gởi quà hay gởi tiền cứu giúp.
Dưới đây là điện thoại và địa chỉ của nhạc sĩ Vinh Sử:
Nhạc sĩ Vinh Sử
86/52 đường 37
Phường Tân Kiểng, Quận 7
TP. HCM, Viet Nam
Ðiện thoại: 0903.933.020
Lê Quý An(Viết thay nhạc sĩ Vinh Sử đang trong tình cảnh bệnh ung thư ngặt nghèo)
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
Ảnh về mẹ gây xúc động trên Facebook
Chùm ảnh 'Mẹ ơi con bất hiếu' của thầy giáo tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP HCM) gây xúc động cho người xem sau khi đăng trên Facebook.
"Mẹ ơi con bất hiếu" gồm 9 ảnh thể hiện các cảm xúc mặc cảm, xấu hổ, bực dọc, cằn nhằn, chê bai của những đứa con với mẹ. Trong một số bức ảnh, thầy Hiếu tự đóng vai nhân vật chính. Bức ảnh cuối, giảng viên này đặt câu hỏi: "Một hôm khi đi học về, căn nhà của bạn im lìm trống trải, mẹ không còn tồn tại nữa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào?". Giả thiết đặt ra khiến người xem suy nghĩ và tâm đắc với lời khuyên thầy Hiếu đưa ra: "Hãy yêu thương người khi còn có thể".
"Mẹ ơi con bất hiếu" gồm 9 ảnh thể hiện các cảm xúc mặc cảm, xấu hổ, bực dọc, cằn nhằn, chê bai của những đứa con với mẹ. Trong một số bức ảnh, thầy Hiếu tự đóng vai nhân vật chính. Bức ảnh cuối, giảng viên này đặt câu hỏi: "Một hôm khi đi học về, căn nhà của bạn im lìm trống trải, mẹ không còn tồn tại nữa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào?". Giả thiết đặt ra khiến người xem suy nghĩ và tâm đắc với lời khuyên thầy Hiếu đưa ra: "Hãy yêu thương người khi còn có thể".
'Hãy yêu thương người khi còn có thể' là thông điệp
thầy Hiếu muốn gửi gắm tới các bạn trẻ qua bộ ảnh.
Ảnh: Facebook Nguyễn Hoàng
Khắc Hiếu.
"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc.
Đừng để buồn
lên mắt mẹ nghe không!"
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
KÝ ỨC NGÀY VỀ TRƯỜNG CŨ
Thấm thoát đã qua mấy tháng sau ngày kỷ niệm 60 năm trường Phan Bội Châu hình thành và phát triển. Dù không được trọn vẹn dự hết những nội dung của ngày kỷ niệm nhưng mãi đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ rất rõ cái cảm giác bồi hồi khi về lại trường xưa.
Sáng hôm đó, cùng nhóm bạn, lòng tôi rạo rực, dâng trào một niềm vui khó tả khi bước chân đến cổng trường. Trường Phan Bội Châu bây giờ đẹp và khá hiện đại, rảo bước quanh sân trường, kỷ niệm ngày xưa ấy cứ ùa về trong tôi, khung cảnh trường sao mà gần gủi và thân thương quá. Cây trúc già bên cạnh nhà Thầy Hiệu trưởng ngày xưa, nay là văn phòng trường như một chứng nhân của một ký ức. 60 năm chứng kiến biết bao những đổi thay của từng thế hệ học sinh, giờ đây bụi trúc già vẫn tiếp tục sống tốt như một minh chứng cho sự tồn tại của ngôi trường. Kìa! Cây ngũ chiều còn sót lại đứng mạnh mẻ ở sân trường qua hơn 40 năm với biết bao biến động, sao mà thấy gần gủi và đáng yêu quá. Tuy thân cây theo thời gian giờ đã cằn cổi già nua nhưng trên cao những nhánh cây non trẻ chứa đầy sức sống vẫn mạnh mẻ vươn xa tỏa mát cả một khoảng sân trường, lác đác trong khoảng xanh mát ấy, từng cái hoa nắng tung tăng như nhảy múa, như chia vui cùng với không khí rộn rịp của một ngày vui lớn.
Rảo mắt qua dãy lầu, màu hồng phấn trang nhả khác nhiều so với màu vàng cũ kỷ ngày nào, chúng tôi tranh nhau vui mừng chỉ từng phòng học với những kỷ niệm vui buồn của những ngày cắp sách. Phía sau dãy lầu, cái khoảng sân đầy cỏ năng và thâm thấp nước mà chúng tôi rất ngại phải bước xuống đó cùng cái sân chơi đã gắn bó với bao năm tháng của thời áo trắng, một nhà thi đấu đa năng xứng đáng với tầm vóc lớn mạnh của một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia đã mọc lên. Tôi thầm vui và mừng cho thế hệ học sinh hôm nay.
Ghi cảm nhận
Giữa sân trường, gần cái cột cờ bây giờ là một bức tượng bán thân cụ Phan Bội Châu. Bên chân tượng đài, chúng tôi tập trung để ghi lại những tấm hình kỷ niệm. Trong chúng tôi, hình như ai cũng quay về với những hoài niệm vui buồn và có lẻ chúng tôi đã trẻ lại cùng những hoài niệm đó. Thăm lại trường xưa, không những chúng ta được trở về một thời để nhớ mà còn được cảm nhận cái tình bằng hữu, trong cái tình thầy, nghĩa bạn ấy đã kéo chúng tôi càng xích lại gần nhau hơn. Tóc ai bây giờ cũng đều điểm bạc, cuộc sống, cuộc đời dù đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi nhưng một điều chắc chắn là ai cũng giữ mãi những khoảng trời của một thời cắp sách. Cũng chính vì thế nhiều bạn dù cách xa hàng trăm cây số vẫn cố gắng sắp xếp để về. Các bạn sao mà đáng yêu quá!
Chia tay, rời trường chúng tôi cùng nắm chặt tay hẹn sẽ về và gặp lại trong lần kỷ niệm 70 năm. Ôi! 70 năm, hơn 2/3 thế kỷ, xấp xĩ một đời người, biết ai còn ai mất để trở về như lời ước hẹn. Nhưng tôi tin rằng dù ở chân trời góc biển, ai cũng mong một lời chúc sức khỏe đến với tất cả chúng ta trong những năm tháng chất chồng tuổi đời này để ai cũng có điều kiện thực hiện được lời hẹn ước tuy đơn giản nhưng tràn đầy nghĩa tình mà không dễ gì chúng ta có thể tìm được trong cuộc sống hôm nay.
HUỲNH GIA PHÚC
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Mời đọc báo cuối tuần
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
Làm thơ năm 14 tuổi
“Giữa năm 1970, khi tôi
đang ngồi ở cà phê La Pagode ở Sài Gòn cùng với mấy người bạn của tôi là các
anh Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ thì có một cậu học trò đẩy
cửa đi vào hỏi tôi có phải là Du Tử Lê không, thì tôi nói là: “phải”. Sau đó cậu
ấy tặng cho tôi một tập thơ nhan đề là Thiên Tai, và tác giả tập thơ đó tên là
Hoài Thi Yên Thi. Cậu ấy cho biết là cậu đang học ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa.
Sau đó chúng tôi trở thành tình anh em rất là thân thiết. Đến lần gặp thứ hai
thì cậu nói với tôi là cậu muốn có một tên hiệu khác, tức là một bút hiệu khác,
vì bút hiệu Hoài Thi Yên Thi có vẻ thi văn đoàn quá. Tôi có chọn cho cậu ấy cái
tên“Nguyễn Tất Nhiên”. Đó là kỷ niệm mà tôi rất nhớ.”
Khúc Tình Buồn
Trong những năm đó
sinh viên học sinh miền Nam có phong trào thành lập Thi văn đoàn và những người
có năng khiếu văn chương cùng tụ tập nhau lại để in những bài thơ, hay văn xuôi
chung với nhau. Kỹ thuật quay ronéo để xuất bản tác phẩm của những người trẻ
trong giai đoạn này rất phổ biến. Nguyễn Tất Nhiên nổi lên như một ngôi sao khi
bài thơ Khúc Tình Buồn của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Khúc Tình Buồn
được đặt lại tên “Thà như giọt mưa” và trong nhiều tuần lễ sau đó, nhạc phẩm
này hầu như ngày nào cũng phát trên đài phát thanh Sài Gòn được giới sinh viên
học sinh chuyền tay nhau tập thơ của ông với tất cả sự thích thú vốn có của tuổi
trẻ:
Người từ trăm năm
về qua sông rộng
ta ngoắc mòn tay
trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
Người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
Người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
Thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm
vì ta phải khổ)
Khúc tình
buồn
Người con gái tên Duyên
Bài thơ “Khúc Tình Buồn”
không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm “Thà Như Giọt Mưa” của Phạm Duy.
Cô gái tên Duyên này là một nhân vật có thật và học chung lớp với nhà thơ tại
trường trung học Ngô Quyền thành phố Biên Hòa, và tình cảm của ông đối với cô
chính là nguồn cảm hứng khiến ông liên tục sáng tác những bài thơ nổi tiếng một
thời chỉ để riêng tặng cho cô. Tuổi trẻ thời ấy thích thú với những dỗi hờn rất
con nít của tác giả bài thơ khi mong cho người con gái tên Duyên sẽ đau khổ
muôn niên, sẽ đau khổ trăm năm…lời lẽ như là chính cô gái đã phụ tình tác giả.
Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi
Thị Duyên ngày nào nay sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Cô nhớ lại những kỷ niệm thật
đẹp của tuổi học trò áo trắng:
“Tụi này học chung với
nhau từ năm đệ tứ. Trường đó là trường nam-nữ học chung. Đến khi học sinh đông
quá thì họ phân lớp ra, trong đó có một lớp đệ tứ “mix” giữa con trai với con
gái. Sau đó tôi lên học ban B thì tôi học luôn đến lớp đệ nhất, học chung với tụi
con trai, trong lớp chỉ có vài cô con gái thôi. Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ,
lúc đó cũng ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay
không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng
một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản chính. Một bản của Nhiên, một
bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển
thôi. Tôi biết sự hình thành quyển thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải
không, nhưng thật ra là chẳng có gì hết, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết,
nhưng đó là chuyện hồi nhỏ.”
Thật ra chính cái tên
Duyên mới làm bài thơ nổi tiếng. Trong tập thơ Thiên Tai, Nguyễn Tất Nhiên có rất
nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng
duy nhất đó.
“Dĩ nhiên là phải xúc động
bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên
ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau
anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn
như tôi.Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm.”
Nguồn cảm hứng tôn giáo
Thời gian trôi qua, những
vần thơ nói về Duyên hay ám ảnh bởi Duyên không còn là nguồn cảm hứng chính
trong thơ Nguyễn Tất Nhiên nữa. Thay vào đó nguồn hứng khởi tôn giáo bắt đầu đi
vào thơ ông một cách tình cờ, bắt đầu từ bài “Hai năm tình lận đận”:
Chuông nhà thờ đổ mệt
Tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ có lẽ
Rơi xuống trần gian mưa
Anh bây giờ có lẽ
Thiết tha hơn tín đồ
Nguyện làm cây thánh
giá
Trên chót đỉnh nhà thờ
Cô đơn nhìn bụi bậm
Làm phân bón rêu xanh
Dù sao cây thánh giá
Cũng được người nhân
danh
Càng về sau Nguyễn càng thấy
hình tượng của Chúa, của Linh Mục, Ma Soeur gần gũi với ông hơn mặc dù nhà thơ
là người ngoại đạo. Vì ngoại đạo nên thơ ông không chịu sự ràng buộc của tín lý,
của đức vâng lời, tôn kính. Nguyễn Tất Nhiên tung tăng trong ngôn ngữ đức tin
và bởi vô úy nên những lời thơ truyền thẳng vào tâm tình người đọc, bùng lên thứ
cảm nhận vừa xuýt xoa ngạc nhiên vừa lâng lâng niềm khoái cảm của người ăn trái
cấm:
vì tôi là linh mục
không mặc chiếc áo
giòng
nên suốt đời hiu quạnh
nên suốt đời lang thang!
vì tôi là linh mục
giảng lời tình nhân
gian
nên không có thánh kinh
nên không có bổn đạo
nên không có giáo đường
(một tín đồ duy nhất
vừa thiêu hủy lầu
chuông!)
vì tôi là linh mục
phổ lời tình nhân gian
thành câu thơ buồn bã
nên hạnh phúc đâu còn
nên người tình duy nhất
vừa thiêu hủy lầu
chuông
Nguyễn Tất Nhiên chậm rãi
dìu người tình của mình nay hóa thân thành một Ma Soeur đằm thắm. Ma-Soeur-Người-yêu
này nhẹ nhàng xưng tụng niềm thống hối như tín đồ xưng tội. Kẻ ngoại đạo cảm thấy
Thượng Đế mỉm cưởi với mình qua ẩn dụ tràn ngập chân phước. Tình Yêu trở thành
bất tử, và thánh hóa dưới ánh mắt hiền hòa của Chúa qua những vần thơ xưng tụng.
Ðưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?
Tay ta từng ngón tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi
thai
Xa nhau mà không hay
Hỡi em cười vô tội
Ðeo thánh giá huy hoàng
Hỡi ta nhiều sám hối
Tính nết vẫn hoang đàng!
Em hiền như ma soeur
Vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta làm mủ
Ma soeur này ma soeur
Có dịu dàng ánh mắt
Có êm đềm cánh môi
Ru ta người bệnh hoạn
Ru ta suốt cuộc đời
Những năm cuối đời
Nguyễn Tất Nhiên ở những
năm cuối đời đã có những biểu hiện của chứng trầm cảm. Người thơ thường đặt những
câu hỏi gần gụi với cái vĩnh hằng, là sự chết. Chết trở thành một câu hỏi lớn
theo đuổi nhà thơ, như bóng ma thời gian ám ảnh sự sống không ngừng. Trong bài
Thiên Thu, nhà thơ thở dài buồn bã nhận ra bóng mình in trên bức tường vôi luống
tuổi mang tên “Con người”:
sao thiên thu không là
chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh
mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng
ngập
và một họ hàng khăn trắng
buồn đau!
sao thiên thu không là
đường chim?
nên mây năm xưa còn
trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi
luống tuổi
và những tàng xanh chùm
gởi quê hèn!
sao thiên thu không là
lãng quên?
nên tình xưa còn cháy
âm thầm
tôi đứng như căn nhà
nám lửa
và những người thân trốn
chạy vội vàng!
sao thiên thu không là
sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng
huy hoàng
tôi đứng như dòng sông
yên lặng
và những cánh buồm kiệt
sức lang thang!
“Cánh buồm kiệt sức” ấy
không còn lang thang nữa, theo như lời kể của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, người
quen thân với nhà thơ từ thuở thiếu thời:
“Một tuần lễ trước ngày
Nguyễn Tất Nhiên quyết định con đường ra đi, tôi và Nhiên ngồi với nhau ở ngoài
lề đường. Tôi nói Nguyễn Tất Nhiên đi vào ăn cơm thì Nhiên nói rằng:“Cái thằng
sắp chết không ăn”. Biết tính Nhiên từ lúc còn bé chơi với nhau, nên tôi cũng
không để ý câu nói đó, tôi hỏi:“Vậy thì hút thuốc không?”, Nhiên cũng nói rằng:“Cái
thằng sắp chết không hút thuốc lá”. Và đó là lần chót mà hai đứa có trao đổi với
nhau. Và tuần lễ sau thì Nhiên mất. Thực sự ra thì từ lúc chơi với nhau ở Sài
Gòn trước 75, và sau 75 thân thiết hơn, thì lúc nào Nhiên cũng mang một ý định
muốn tự quyết định cuộc đời mình. Mãi sau, những người bạn thân với Nguyễn Tất
Nhiên đều hiểu rằng có thể đó là một lúc mà tinh thần không được ổn định thì
Nhiên nói thế thôi. Anh em không còn để ý và xem đó như là một lời nói có tính
cách nghiêm trọng nữa. Không ngờ một tuần lễ trước khi Nhiên quyết định tự tử,
Nhiên lại nói với bản thân tôi hai lần câu: “Người sắp chết không ăn cơm và người
sắp chết không hút thuốc lá.”
Nguyễn Tất Nhiên ra đi ở
tuổi 40 khi còn rất trẻ, khi mầm sống thi ca đến độ chín muồi nhất. Thế nhưng đối
với trường hợp riêng ông thì quyết định chọn được nằm im để hòa mình vào nguồn
minh triết của suy tưởng bất diệt có lẽ là một quyết định đúng với nhà thơ khi
ông chợt nhận ra cõi đời đã trở nên vô nghĩa …
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
Mời nghe nhạc cuối tuần
Có fải nhạc sỉ của bài hát này nhìn trước chúng ta về tương lai??
" Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay trái tim
Và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ.......
" Bây giờ người ta nói chuyện đổi thay trái tim
Và mươi năm sau người ta sẽ nói chuyện thay trí nhớ.......
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)