Chúc tất cả Thầy Cô và các anh chị CHSHLPBC một năm mới tràn ngập những niềm vui mới.
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013
Quỹ Tương Trợ 2012
Nhờ sự giúp
đỡ của chị Nguyễn Thị Thu Vân liên lạc với ban giám học của
trường LHP để ngỏ ý trợ giúp các em học sinh gia đình có hoàn cảnh khó
khăn. Ngày 18 tháng 11 năm 2013, 41 triệu đồng trong quỹ
tương trợ của CHSHLPBC
năm 2012 đã được dùng phát học bỗng cho 82 em học sinh tại trường LHP (trường trung học Hải Long cũ).
Chị Thu Vân đã từng sống ở Mũi Né, nay đang cư ngụ tại Phan Thiết, cùng điều hợp với ban giám học của trường LHP để trao số tiền nho nhỏ: 500 trăm ngàn đồng Việt Nam cho mỗi em học sinh. Ban giám học của trường đã lập một danh sách gồm 82 em học sinh có hạnh kiểm tốt, học hành tốt và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Giấy báo tin nhận học bỗng được gửi về nhà các em và các em đã cùng với cha mẹ đến trường để nhận tiền. Hy vọng số tiền ít ỏi này sẽ là niềm khích lệ để các em tiếp tục học hành tấn tới.
Thay mặt các anh chị em CHSHLPBC và đồng hương Mũi Né tại Hoa Kỳ, chúc các em thành công trên con đường học vấn. Hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, khi các em đã trưởng thành, vững vàng trong sự nghiệp và cuộc sống, các em cũng sẽ quay lại trường cũ của mình để giúp lại cho các em học sinh cần sự giúp đỡ như các em bây giờ.
Hoàng Gia Kế
Phở Úc, Phở Mỹ
Phở An, Bankstown, Australia
10/27/2013
Phở Little Saigon, Las Vegas, United States
12/28/2013
Hai bát phở ăn cách nhau đúng 2 tháng. Các anh chị thấy bát phở nào nhìn hấp dẫn hơn?
Theo Thùy thì bát phở An nhìn hấp dẫn hơn vì bát phở có hành ngò đầy đủ, lại có cả ớt đỏ tươi, đây là đặc điểm của phở ở Úc. Các tiệm phở ở Mỹ dạo này có xu hướng chỉ cho lèo tèo vài cọng hành ngò. Còn ớt thì từ trước đến giờ các tiệm phở ở Mỹ mang ra cho mỗi bàn một đĩa rau gồm húng quế, giá, chanh và vài lát ớt xanh của Mễ. Trong khi đó tiệm phở bên Úc, trên mỗi bàn có một lọ ớt đỏ cắt sẵn nhìn quá hấp dẫn.
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH & CHÚC MỪNG NĂM MỚI !
KÍNH CHÚC ĐẠI GIA ĐÌNH QUÝ THẦY CÔ, CÁC ANH CHỊ, VÀ CÁC BẠN MỘT MÙA GIÁNG SINH, MỘT NĂM MỚI : LUÔN MẠNH KHỎE, VUI VẺ, AN LÀNH, HẠNH PHÚC...
Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013
Nhìn Người Vặt Lá
Bâng khuâng
chờ nắng đông sang
Nhìn người vặt lá
mai vàng vườn sau
Mai, xuân
đã hẹn cùng nhau
Sao ai lại nỡ
làm đau cành sầu
Thùy
12/25/13
Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013
Nhà Thờ Phát Diệm
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà
thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm,
huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình,
cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang
hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà
thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh
giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[2][3],
được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam.
Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ.
Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành.
Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô
phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam . Quần thể kiến trúc này được chủ trì
xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn
gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.
Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và
điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng
Kiến Trúc
Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ
(trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ
đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Theo ông Nguyễn
Văn Giao, hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: "Nói công trình này
giống đình chùa là rất đúng. Cha Trần Lục -
người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên
tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với
các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết" ,
·
Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá
xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát
Diệm dẫn vào nhà thờ.
Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa.
· Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến
trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn
nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho
tượng tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến
ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá
được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá
nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên
đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét
thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một
quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở
Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3
tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa)
nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những
nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
·
Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với
tên chính thức là Nhà thờ Đức
Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn
dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được
chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột
giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.
Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên
khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được
chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một
chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến
trúc theo một phong cách riêng.
·
Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883. Tên nguyên
thủy: Nhà nguyện Trái tim Vô
nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà
thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong
được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc,
trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm.
Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
·
Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được
tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó,
hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn.
·
Nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ và Hang đá
Đức Mẹ,
·
Núi Lộ Đức: Nguyên thủy tên là Vườn Giệtsimani (phiên âm từ Gethsemane), khởi dựng năm
1896, từ năm 1925 đổi tên thành núi Lộ Đức.
·
Núi Sinh Nhật: nguyên thủy tên là Núi Táng Xác, khởi dựng năm
1875, cũng là công trình được xây dựng đầu tiên với qui mô rất đồ sộ nhằm mục
đích thử độ lún của đất mới bồi. Từ năm 1954 được đổi tên thành Núi Sinh Nhật.
·
Núi Sọ, trong đây có hang Bêlem
·
Và các nhà nguyện: Nhà nguyện dâng kính Trái Tim Chúa, nhà nguyện
kính thánh Phêrô, nhà nguyện kính thánh Giuse,
và nhà nguyện kính thánh Rôcô (tên
nguyên thủy: nhà nguyện kính thánhGioan Tiền Hô).
Lễ hội Giáng sinh ở Nhà thờ Phát
Diệm là một dịp sinh hoạt văn
hóa cộng đồng lớn nhất của giáo dân giáo phận Phát Diệm cũng như những người dân Kim Sơn. Khoảng nửa
tháng trước ngày lễ hội, giáo dân Phát
Diệm bắt đầu chuẩn bị cho
ngày lễ trọng đại nhất trong năm của những người theo đạo. Họ dành thời gian
vào việc trang hoàng lại nhà thờ cho ngày lễ sắp tới.
Đêm
Giáng Sinh diễn ra dưới tiết trời lạnh giá, Tòa Giám mục Phát
Diệm lung linh với ánh đèn màu rực rỡ. Hệ thống hang đá, cây thông,
đèn ông sao phát quang tạo nên một không gian độc đáo và tráng lệ khác thường.
Trong khuôn viên nhà thờ, những người Công Giáo chuẩn bị tham dự thánh lễ tại
thánh đường. Lễ giáng sinh ở Phát
Diệm gồm các phần: Canh thức (chờ Chúa sinh ra) trước hang đá và Thánh
Lễ. Kết thúc phần lễ là màn rước kiệu hoa tượng Chúa Hài Đồng (Chúa mới sinh).
Lễ rước được tiến hành tôn nghiêm và linh thiêng. Ý nghĩa của nghi lễ này là để
rước Chúa vào lòng dân. Sau nghi lễ này, tượng Chúa được đưa vào bên trong hang
đá để kết thúc nghi lễ đêm Noel.
Trên
sân khấu trước giữa phương đình và hồ nước là nơi trình diễn các tiết mục ca
mừng Giáng sinh phục vụ nhân dân và du khách. Kết thúc chương trình ca mừng
Giáng sinh cũng là lúc bên trong thánh đường, mọi người cùng nhau nguyện cầu
cho cuộc sống hòa bình, con người an lạc và hạnh phúc. Ngày Giáng sinh là dịp
những đôi tình nhân tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông
già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc,...
Đêm giáng sinh ở nhà thờ Phát Diệm
Bạ́ch Khoa Toàn Thư Viẹ̀t Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)