Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
Tin tuc Binh Thuan
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Việt Nam lần thứ I
(VOV) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, du khách có thể chứng kiến hàng chục quả khinh khí cầu bay lượn tại Bình Thuận từ ngày 29/8 tới 3/9.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 67 năm ngày Quốc khánh và kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Việt Nam lần thứ nhất-Bình Thuận 2012 sẽ khai diễn từ ngày 29/8-03/9 tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết với hai hoạt động chính là Hội chợ Thương mại du lịch biển (từ 29/8-3/9) và Trình diễn quốc tế bay khinh khí cầu tự do (từ 31/8-3/9).
Theo đó, Lễ hội có quy mô Đông Nam Á tương đương với lễ hội khinh khí cầu của các nước trong khu vực ASEAN này sẽ quy tụ hơn 50 phi công và chuyên gia khinh khí cầu quốc tế, đến từ 12-14 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hongkong, Thái Lan, Malaysia, Indonesia... và phi công nước chủ nhà Việt Nam.
Lễ hội nhằm mục địch thực hiện một Lễ hội khinh khí cầu bay tự do có quy mô quốc tế tại Việt Nam với mục đích phát triển du lịch địa phương, mở ra sân chơi “bầu trời” cho thanh niên. Tiêu điểm được chọn nhằm góp phần xây dựng thương hiệu bền vững cho Bình Thuận. Đây còn là dịp làm đa dạng dịch vụ du lịch bằng sản phẩm ấn tượng và mở ra không gian giải trí độc đáo trên bầu trời Phan Thiết.
Ngoài cuộc trình diễn quốc tế với các khí cầu khổng lồ, hàng ngày tại khu vực Lễ hội sẽ có các màn biểu diễn những thiết bị bay thể thao du lịch hấp dẫn khác như: dù lượn, máy bay cánh vải, máy bay mô hình và thi thả diều truyền thống phục vụ du khách và đến đêm là các chương trình biểu diễn ca nhạc tạp kỹ đặc sắc.
Theo BTC Lễ hội, hơn 20 khinh khí cầu đồng loạt bay lên cao với quãng đường bay qua dài 19 km sẽ tạo nên không gian đẹp đẽ, một “bữa tiệc” lộng lẫy, hoành tráng và ngoạn mục chưa từng có trên bầu trời Bình Thuận, Việt Nam. Các du khách may mắn cũng sẽ có cơ hội được bay tự do cùng các khinh khí cầu này. Ngoài ra du khách còn có thể bay đứng cùng khí cầu ở độ cao 50m trong thời gian diễn ra lễ hội./.
Quang Trung/VOV online
TAG
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012
Phạm Duy-Nghìn trùng xa cách
Bài viết trên báo Thanh Niên online.
Nghìn trùng xa cách có bóng hồng của người PT.
Mời tất cả cùng đọc.
Kính mời
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”
12/11/2011 15:32
Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng mình là người “nghiện yêu”, mỗi tình khúc đều liên quan đến một cuộc tình.
>> Kỳ 4: Gợi giấc mơ xưa
Đọc hồi ký của ông (4 tập), mới vỡ ra nhiều điều trong tình trường của Phạm Duy. Điều thú vị là người đưa ra lời khuyên “Muốn biết Phạm Duy yêu như thế nào, những người phụ nữ đó là ai thì nên đọc Hồi ký Phạm Duy” lại chính là ca sĩ Tuấn Ngọc (con rể của nhạc sĩ Phạm Duy). Đó là vào tối 5.10.2011 trong buổi dạ tiệc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ, được tổ chức tại tư thất của ông bà Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM để chào mừng nhạc sĩ James Durst từ Mỹ sang Việt Nam thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Đêm đó đứng trước mặt ông bố vợ chỉ cách hai bước chân, Tuấn Ngọc thủ thỉ, tâm sự, đôi khi hóm hỉnh - như khi nói về bài hát Tình kỹ nữ: “Tôi chưa có kinh nghiệm về cái thú “kỹ nữ” mà bây giờ người ta gọi là… “bia ôm”, nhưng hồi ấy, mới 25 tuổi mà Phạm Duy đã viết ra những câu như thế này “Ta ôm người đẹp trong tay, bên nhau mà lòng xa vắng. Ta nâng niu làn dư âm của khách năm xưa yêu nàng…” thì đó không phải là cái hời hợt của đám thanh niên “ăn bánh, trả tiền” nữa rồi, mà là vượt thoát ra khỏi cái tầm thường. Con nói thế đúng không bố?”. Phạm Duy chỉ cười rung mái đầu bạc trắng với những lọn tóc xoăn…
Nhạc sĩ Phạm Duy giai đoạn viết Nghìn trùng xa cách - Ảnh: Tư liệu
Lưới tình chật hẹp
Phạm Duy bước chân vào lĩnh vực ca nhạc khi ở lứa tuổi thanh niên, anh là ca sĩ chuyên hát nhạc của Văn Cao trong gánh hát Đức Huy - Charlot Miều đi lưu diễn từ Bắc chí Nam. Năm 1944, gánh hát dừng chân ở Phan Thiết, qua bài hát Buồn tàn thu của Văn Cao, chàng ca sĩ trẻ đã làm quen được với một góa phụ trẻ mang hai dòng máu Việt - Anh. Nàng tên là Hélène, sống ở đồn điền Suối Kiết (cách tỉnh lỵ không xa) với mẹ già và hai người con: Alice (gái) và Roger (trai). Giữa chàng du ca và người cô phụ trẻ đã có một cuộc tình mà theo Phạm Duy là “rất nhẹ nhàng và trong sạch”. Và rồi “người đẹp Tây lai” này cũng mau chóng biến mất trong ký ức của chàng nghệ sĩ du lãng…
Hơn mười năm sau, họ bất ngờ gặp lại nhau giữa Sài Gòn. Lúc này, đôi bên ai cũng đã có gia đình riêng. Hélène mời Phạm Duy về chơi nhà mình trên đường Trần Hưng Đạo. Phạm Duy ngỡ ngàng khi nhìn thấy Alice. Cô bé bây giờ đã là một thiếu nữ tuổi tròn trăng, giống mẹ như đúc, cặp mắt và khuôn mặt phảng phất những nét “Việt - Anh - Hoa” (cha của Alice vốn là người Hoa). Thế rồi suốt trong một năm, cứ đến cuối tuần, Phạm Duy lái xe hơi đến đón Alice đi chơi. “Chú Phạm Duy” trở thành người tri kỷ để Alice trút bầu tâm sự, những “hỉ nộ ái ố” của một cô gái mới qua tuổi dậy thì.
Những kỷ vật: lá khô và lọn tóc - Ảnh: Hà Đình Nguyên
Đặc biệt, Alice thừa hưởng của mẹ năng khiếu thi ca và âm nhạc nhưng có phần vượt trội hơn. Nàng rất thích hát những bản Tình ca, Tình hoài hương, Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới… của Phạm Duy, khiến cho “…Cái lưới ái tình chật hẹp tung lên vào năm 1944 mà không chụp vào đầu tôi, hơn mười năm sau vì không tránh né nên tôi chui tọt vào lưới. Một chiều mùa thu 1957, tôi tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái ừ lặng lẽ”.
Mối tình cao thượng
Phạm Duy kể tiếp: “Lúc đó tôi có ngay quyết định là mối tình này cũng phải cao thượng như mối tình giữa tôi và Hélène. Đã gần mười năm vì quá mê mải soạn nhạc tình tự quê hương, tôi không soạn một bản nhạc tình nào cả. Tôi không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh, dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca (1956). Vì chênh lệch tuổi tác và vì không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Mỗi cuối tuần gặp nhau, thế là quá đủ… Trong hơn 10 năm (1956-1968), nhạc tình của tôi là đều là những bài viết cho nàng (Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về…). Là một người rất yêu thơ, trước khi xa nhau, nàng đã viết tới 300 bài thơ để tặng tôi. Chúng tôi gặp nhau thường là để nói chuyện về thơ hay nhạc. Cũng vì nàng yêu thơ nên nếu có những bài thơ hay thì tôi phổ nhạc (Ngậm ngùi, Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Kiếp nào có yêu nhau...) hoặc phát triển từ dân ca (Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Nụ tầm xuân, Bài ca sao, Đố ai...). Cũng có khi tôi phóng tác thơ nàng thành ca khúc, trong đó có “Tôi đang mơ giấc mộng dài/Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh…” - Tạ Tỵ, người viết chuyện đời tôi, cho rằng đó là bài tình ca hoan lạc nhất của đời tôi…” (trích hồi ký).
Với người viết, ca khúc Nghìn trùng xa cách là một trong những tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát này nhạc sĩ làm sau khi Alice từ tạ ông để đi lấy chồng sau Tết Mậu Thân (1968). Trong bài hát còn nhắc tới những kỷ vật mà nàng đã tặng ông: “Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt màu, có lũ kỷ niệm trước sau: Vài cánh xương hoa, nằm ép trong thư, rồi cũng tan như bụi mờ. Vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù…”. Người viết đã có được may mắn, chứng kiến những kỷ vật của Alice trong Nghìn trùng xa cách. Đó là những xác lá khô được ép trong tập thơ tình, là lọn tóc màu nâu “rất Tây” mà nàng đã cắt tặng nhạc sĩ trong một ngày sinh nhật của ông... Hơn 40 năm sau, những kỷ vật này không hề “tan như bụi mờ” hoặc bị “thả gió bay đi mịt mù” mà nằm trang trọng trong một hộp kính, đủ biết Phạm Duy đã nâng niu, gìn giữ những kỷ niệm với Alice như thế nào…
Hà Đình Nguyên
Nghìn trùng xa cách có bóng hồng của người PT.
Mời tất cả cùng đọc.
Kính mời
Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 5: Những kỷ vật “Nghìn trùng xa cách”
12/11/2011 15:32
Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ sáng tác tình khúc hay nhất của âm nhạc Việt Nam. Khi ở vào ngưỡng tuổi… U.100, nhạc sĩ thừa nhận rằng mình là người “nghiện yêu”, mỗi tình khúc đều liên quan đến một cuộc tình.
>> Kỳ 4: Gợi giấc mơ xưa
Đọc hồi ký của ông (4 tập), mới vỡ ra nhiều điều trong tình trường của Phạm Duy. Điều thú vị là người đưa ra lời khuyên “Muốn biết Phạm Duy yêu như thế nào, những người phụ nữ đó là ai thì nên đọc Hồi ký Phạm Duy” lại chính là ca sĩ Tuấn Ngọc (con rể của nhạc sĩ Phạm Duy). Đó là vào tối 5.10.2011 trong buổi dạ tiệc mừng sinh nhật lần thứ 91 của nhạc sĩ, được tổ chức tại tư thất của ông bà Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM để chào mừng nhạc sĩ James Durst từ Mỹ sang Việt Nam thăm nhạc sĩ Phạm Duy. Đêm đó đứng trước mặt ông bố vợ chỉ cách hai bước chân, Tuấn Ngọc thủ thỉ, tâm sự, đôi khi hóm hỉnh - như khi nói về bài hát Tình kỹ nữ: “Tôi chưa có kinh nghiệm về cái thú “kỹ nữ” mà bây giờ người ta gọi là… “bia ôm”, nhưng hồi ấy, mới 25 tuổi mà Phạm Duy đã viết ra những câu như thế này “Ta ôm người đẹp trong tay, bên nhau mà lòng xa vắng. Ta nâng niu làn dư âm của khách năm xưa yêu nàng…” thì đó không phải là cái hời hợt của đám thanh niên “ăn bánh, trả tiền” nữa rồi, mà là vượt thoát ra khỏi cái tầm thường. Con nói thế đúng không bố?”. Phạm Duy chỉ cười rung mái đầu bạc trắng với những lọn tóc xoăn…
Nhạc sĩ Phạm Duy giai đoạn viết Nghìn trùng xa cách - Ảnh: Tư liệu
Lưới tình chật hẹp
Phạm Duy bước chân vào lĩnh vực ca nhạc khi ở lứa tuổi thanh niên, anh là ca sĩ chuyên hát nhạc của Văn Cao trong gánh hát Đức Huy - Charlot Miều đi lưu diễn từ Bắc chí Nam. Năm 1944, gánh hát dừng chân ở Phan Thiết, qua bài hát Buồn tàn thu của Văn Cao, chàng ca sĩ trẻ đã làm quen được với một góa phụ trẻ mang hai dòng máu Việt - Anh. Nàng tên là Hélène, sống ở đồn điền Suối Kiết (cách tỉnh lỵ không xa) với mẹ già và hai người con: Alice (gái) và Roger (trai). Giữa chàng du ca và người cô phụ trẻ đã có một cuộc tình mà theo Phạm Duy là “rất nhẹ nhàng và trong sạch”. Và rồi “người đẹp Tây lai” này cũng mau chóng biến mất trong ký ức của chàng nghệ sĩ du lãng…
Hơn mười năm sau, họ bất ngờ gặp lại nhau giữa Sài Gòn. Lúc này, đôi bên ai cũng đã có gia đình riêng. Hélène mời Phạm Duy về chơi nhà mình trên đường Trần Hưng Đạo. Phạm Duy ngỡ ngàng khi nhìn thấy Alice. Cô bé bây giờ đã là một thiếu nữ tuổi tròn trăng, giống mẹ như đúc, cặp mắt và khuôn mặt phảng phất những nét “Việt - Anh - Hoa” (cha của Alice vốn là người Hoa). Thế rồi suốt trong một năm, cứ đến cuối tuần, Phạm Duy lái xe hơi đến đón Alice đi chơi. “Chú Phạm Duy” trở thành người tri kỷ để Alice trút bầu tâm sự, những “hỉ nộ ái ố” của một cô gái mới qua tuổi dậy thì.
Những kỷ vật: lá khô và lọn tóc - Ảnh: Hà Đình Nguyên
Đặc biệt, Alice thừa hưởng của mẹ năng khiếu thi ca và âm nhạc nhưng có phần vượt trội hơn. Nàng rất thích hát những bản Tình ca, Tình hoài hương, Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới… của Phạm Duy, khiến cho “…Cái lưới ái tình chật hẹp tung lên vào năm 1944 mà không chụp vào đầu tôi, hơn mười năm sau vì không tránh né nên tôi chui tọt vào lưới. Một chiều mùa thu 1957, tôi tỏ tình với Alice và được nàng ban cho một cái ừ lặng lẽ”.
Mối tình cao thượng
Phạm Duy kể tiếp: “Lúc đó tôi có ngay quyết định là mối tình này cũng phải cao thượng như mối tình giữa tôi và Hélène. Đã gần mười năm vì quá mê mải soạn nhạc tình tự quê hương, tôi không soạn một bản nhạc tình nào cả. Tôi không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi lại gặp được tình yêu. Tôi không lẩn tránh, dù biết không giữ được nó suốt đời. Cuộc tình khởi sự bằng bài Thương tình ca (1956). Vì chênh lệch tuổi tác và vì không muốn làm phiền những người chung quanh một lần nữa, tôi quyết định ngay từ đầu rằng đây chỉ là một mối tình giữa hai tâm hồn mà thôi. Tôi cố gắng tránh mọi đụng chạm về xác thịt và tôi hãnh diện để nói rằng nàng vẫn là một trinh nữ khi rời xa tôi để lên xe hoa về nhà chồng. Là một nghệ sĩ, tôi cần tình yêu để sáng tác, giống như con người cần khí trời để thở. Tôi không cần phải chiếm đoạt, nhất là chiếm đoạt một người con gái còn ít tuổi. Mỗi cuối tuần gặp nhau, thế là quá đủ… Trong hơn 10 năm (1956-1968), nhạc tình của tôi là đều là những bài viết cho nàng (Ngày đó chúng mình, Đừng xa nhau, Cỏ hồng, Nha Trang ngày về…). Là một người rất yêu thơ, trước khi xa nhau, nàng đã viết tới 300 bài thơ để tặng tôi. Chúng tôi gặp nhau thường là để nói chuyện về thơ hay nhạc. Cũng vì nàng yêu thơ nên nếu có những bài thơ hay thì tôi phổ nhạc (Ngậm ngùi, Vần thơ sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Kiếp nào có yêu nhau...) hoặc phát triển từ dân ca (Tóc mai sợi ngắn sợi dài, Nụ tầm xuân, Bài ca sao, Đố ai...). Cũng có khi tôi phóng tác thơ nàng thành ca khúc, trong đó có “Tôi đang mơ giấc mộng dài/Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh…” - Tạ Tỵ, người viết chuyện đời tôi, cho rằng đó là bài tình ca hoan lạc nhất của đời tôi…” (trích hồi ký).
Với người viết, ca khúc Nghìn trùng xa cách là một trong những tình khúc hay nhất của nhạc sĩ Phạm Duy. Bài hát này nhạc sĩ làm sau khi Alice từ tạ ông để đi lấy chồng sau Tết Mậu Thân (1968). Trong bài hát còn nhắc tới những kỷ vật mà nàng đã tặng ông: “Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt màu, có lũ kỷ niệm trước sau: Vài cánh xương hoa, nằm ép trong thư, rồi cũng tan như bụi mờ. Vạt tóc nâu khô, còn chút thơm tho, thả gió bay đi mịt mù…”. Người viết đã có được may mắn, chứng kiến những kỷ vật của Alice trong Nghìn trùng xa cách. Đó là những xác lá khô được ép trong tập thơ tình, là lọn tóc màu nâu “rất Tây” mà nàng đã cắt tặng nhạc sĩ trong một ngày sinh nhật của ông... Hơn 40 năm sau, những kỷ vật này không hề “tan như bụi mờ” hoặc bị “thả gió bay đi mịt mù” mà nằm trang trọng trong một hộp kính, đủ biết Phạm Duy đã nâng niu, gìn giữ những kỷ niệm với Alice như thế nào…
Hà Đình Nguyên
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012
Bác sĩ Zhivago
Bài viết lấy từ Wikipedia.
Kính mời ACE&các bạn đọc cuối tuần.
Tóm tắt nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Khởi đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ hãng may tên Komarovsky. Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Nàng sau đó kết hôn người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha).
Kế đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại Petersburg.
Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.
Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị trục xuất khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu.
Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát.
Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo.
Somewhere, My Love,
there Will Be Songs To Sing
although The Snow
covers The Hope Of Spring.
somewhere A Hill
blossoms In Green And Gold
and There Are Dreams
all That Your Heart Can Hold.
someday We'll Meet Again, My Love.
someday Whenever The Spring Breaks Through.
you'll Come To Me
out Of The Long Ago,
warm As The Wind,
soft As The Kiss Of Snow.
till Then, My Sweet,
think Of Me Now And Then.
god, Speed My Love
'til You Are Mine Again
Kính mời ACE&các bạn đọc cuối tuần.
Tóm tắt nội dung
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Khởi đầu truyện là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi đi đám tang của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya. Truyện sau đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa phụ khi bà này làm công cho chủ hãng may tên Komarovsky. Komarovsky dụ dỗ và hiếp dâm Lara. Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Nàng sau đó kết hôn người tình đầu của mình là Pavel Pavlovich (Pasha).
Kế đến truyện dẫn vào thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Yuri tòng quân với tư cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri vào thăm vợ khi nàng sanh đứa con trai đầu lòng thì gặp cô y tá Lara. Hai người có ý thầm yêu nhau nhưng không dám tỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng bắt đầu nổi dậy tại Petersburg.
Chiến tranh bùng nổ khắp nơi, Yuri và Lara được bổ nhiệm công tác chung tại một nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng.
Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị trục xuất khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu.
Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát.
Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo.
Somewhere, My Love,
there Will Be Songs To Sing
although The Snow
covers The Hope Of Spring.
somewhere A Hill
blossoms In Green And Gold
and There Are Dreams
all That Your Heart Can Hold.
someday We'll Meet Again, My Love.
someday Whenever The Spring Breaks Through.
you'll Come To Me
out Of The Long Ago,
warm As The Wind,
soft As The Kiss Of Snow.
till Then, My Sweet,
think Of Me Now And Then.
god, Speed My Love
'til You Are Mine Again
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012
Kinh Nghiệm: Cẩm Nang Sống
Health - Sức khỏe:
1. Drink plenty of water.
Uống nhiều nước.
2. Eat breakfast like a king, lunch like a prince and dinner like a beggar. -
Ăn sáng như vua, ăn trưa như ông hoàng và ăn tối như kẻ ăn xin.
3. Eat more foods that grow on trees and plants and eat less food that s manufactured in plants. -
Ăn nhiều thức ăn mọc trên cây và ăn ít thức ăn được chế tạo trong nhà máy.
4. Live with the 3 E's -- Energy, Enthusiasm and Empathy. -
Sống với 3 N – Năng lực, Nhiệt thành và Nhân ái
5. Play more games.
Chơi trò chơi nhiều hơn.
6. Read more books than you did in last year. -
Đọc nhiều sách hơn năm cũ.
7. Sleep for 7 hours.
Ngủ 7 giờ.
8. Take a 10-30 minutes walk daily. And while you walk, smile. -
Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày. Và mỉm cười trong khi bước đi.
Personality - Nhân cách:
Đừng so sánh cuộc đời của bạn với cuộc đời của những người khác. Bạn không biết cuộc hành trình của họ như thế nào đâu.
10. Don't have negative thoughts or things you cannot control. Instead invest your energy in the positive present moment. -
Đừng có những tư tưởng tiêu cực hoặc có những thứ mà bạn không thể làm chủ. Thay vào đó, hãy đầu tư năng lực của bạn vào khoảnh khắc hiện tại tích cực.
11. Don't over do. Keep your limits. -
Đừng làm quá mức. Giữ giới hạn của bạn.
12. Don't take yourself so seriously. No one else does. -
Đừng quá coi trọng bản thân bạn. Không ai để ý bạn đâu.
13. Don't waste your precious energy on gossip. -
Đừng phí năng lực quý báu vào chuyện ngồi lê đôi mách.
14. Dream more while you are awake. -
Hãy mơ nhiều hơn khi bạn còn đang thức.
15. Envy is a waste of time. You already have all you need.. -
Ghen tỵ là phí thì giờ. Bạn đã có tất cả những gì bạn cần rồi.
16. Don't remind your partner with His/her mistakes of the past. That will ruin your present happiness. Đừng nhắc cho vợ/chồng của bạn nhớ lại những lỗi lầm của họ trong quá khứ. Việc này sẽ làm hỏng hạnh phúc hiện tại của bạn.
17. Life is too short to waste time hating anyone. Don't hate others. -
Cuộc sống quá ngắn để mà phí thì giờ vào việc ghét người nào. Đừng ghét những người khác.
18. Make peace with your past so it won't spoil the present. -
Hãy làm hòa với quá khứ của bạn để nó không làm hỏng hiện tại.
19. No one is in charge of your happiness except you. -
Không ai lãnh trách nhiệm về hạnh phúc của bạn ngoài bạn.
20. Realize that life is a school and you are here to learn. - Problems are simply part of the curriculum that appear and fade away like algebra class but the lessons you learn will last a lifetime.. -
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
21. Smile and laugh more.. -
Mỉm cười và cười nhiều hơn.
22. You don't have to win every argument. Agree to disagree. -
Bạn không buộc phải thắng mọi cuộc tranh luận đâu. Hãy đồng ý với việc không đồng ý.
Society - Xã hội:
Hãy thăm viếng gia đình bạn thường xuyên.
24. Each day give something good to others. -
Mỗi ngày, hãy mang lại điều gì tốt cho người khác..
25. Forgive everyone for everything. -
Hãy tha thứ cho mọi người về mọi sự..
26. Spend time with people over the age of 70 & under the age of 6. -
Hãy dành thì giờ cho những người ngoài 70 và dưới 6 tuổi.
27. Try to make at least three people smile each day. -
Hãy cố gắng làm cho ít ra ba người mỉm cười mỗi ngày.
28. What other people think of you is none of your business. -
Không cần biết những điều người khác nghĩ về bạn.
29. Your job won't take care of you when you are sick. Your friends will. Stay in touch. -
Việc làm của bạn sẽ không săn sóc bạn khi bạn đau ốm đâu. Bạn bè mới làm việc ấy. Hãy liên lạc với nhau luôn.
Life - Đời sống:
Hãy làm chuyện đúng!
31. Get rid of anything that isn't useful, beautiful or joyful. -
Loại bỏ bất cứ thứ gì không ích lợi, không đẹp hoặc không vui.
32. However good or bad a situation is, it will change. -
Cho dù một hoàn cảnh tốt hay xấu, nó sẽ thay đổi.
33. No matter how you feel, get up, dress up and show up. -
Mặc cho bạn có cảm thấy thế nào, hãy ra khỏi giường, chưng diện lên và khoe thiên hạ.
34. When you awake alive in the morning, thank GOD for it. -
Mỗi sáng thức dậy mà còn sống, hãy cám ơn Trời về điều ấy.
35. Your Inner most is always happy. So, be happy. -
Thâm tâm bạn luôn luôn hạnh phúc. Thế thì, hãy sống hạnh phúc đi.
Last but not the least / Điều cuối cùng nhưng không phải là nhỏ nhất:
* -Xin vui lòng chuyển cẩm nang này đến tất cả những người mà bạn quan tâm, quý mến hoặc thương yêu*
Sưu tầm
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012
THƯ CẢM ƠN
Câu Lạc Bộ Hội Người Cao Tuổi Phường Mũi Né có nhận của hai em khoá thứ 4 Trường Trung Học Hải Long là
Em - Lê Thị Thanh Mai số tiền 800.000 đồng
- Nguyễn Thị Thanh Vân : 3.000.000 đồng
Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của hai em đã quan tâm giúp đỡ
Thay mặt mọi người trong Câu Lạc Bộ tôi xin gởi đến hai em lời CẢM ƠN chân thành
và chúc hai em mọi điều như ý trong cuộc sống
CHỦ NHIỆM
Võ Thị Nhiều
Em - Lê Thị Thanh Mai số tiền 800.000 đồng
- Nguyễn Thị Thanh Vân : 3.000.000 đồng
Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của hai em đã quan tâm giúp đỡ
Thay mặt mọi người trong Câu Lạc Bộ tôi xin gởi đến hai em lời CẢM ƠN chân thành
và chúc hai em mọi điều như ý trong cuộc sống
CHỦ NHIỆM
Võ Thị Nhiều
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012
Sad Movies
Mời Thầy Cô,ACE& các bạn nghe lại bài hát lúc còn rất nhỏ thường được nghe:Sad Movies.
Bài hát như một câu chyện diễn tả cô bé vào rạp xem film,tình cờ gặp người bạn trai đi xem film cùng với cô bạn gái khác, ngồi ở hàng ghế trước và 2 người hun nhau,khiến cô ta như chết điếng,sau xem film cô ta ra về nhà với những giọt nước mắt,mẹ cô hỏi :sao khóc??
Cô ta nói dối với mẹ rằng:Xem film buồn luôn làm cho con khóc.
(tạm dịch phần chính về câu chuyện của bài hát)
Kính mời
Sad Movies always make me cryyy.. Cryyy(Deep Voice)
Said he had to work so I went to the show alone
They turned down the lights and turned the projector on
And just as the news of the world started to begin
I saw my darling and my best friend walk in
So I was sitting where they didn't see
And so they sat right down infront of me
And when he kissed her lips I almost died
and in the middle of the color cartoon I started to cry
OOO.......
Sad movies always make my cry
OOO.......
Sad movies always make me cry
And so i got up and slowly walked on home
My momma saw the tears and asked what's wrong
And so to keep form telling her a lie
I just said sad movie always make me cry
OOO.......
Sad movies always make me cry
OOO.......
Sad movies always make me cry ryy......ryy.....!
Bài hát như một câu chyện diễn tả cô bé vào rạp xem film,tình cờ gặp người bạn trai đi xem film cùng với cô bạn gái khác, ngồi ở hàng ghế trước và 2 người hun nhau,khiến cô ta như chết điếng,sau xem film cô ta ra về nhà với những giọt nước mắt,mẹ cô hỏi :sao khóc??
Cô ta nói dối với mẹ rằng:Xem film buồn luôn làm cho con khóc.
(tạm dịch phần chính về câu chuyện của bài hát)
Kính mời
Sad Movies always make me cryyy.. Cryyy(Deep Voice)
Said he had to work so I went to the show alone
They turned down the lights and turned the projector on
And just as the news of the world started to begin
I saw my darling and my best friend walk in
So I was sitting where they didn't see
And so they sat right down infront of me
And when he kissed her lips I almost died
and in the middle of the color cartoon I started to cry
OOO.......
Sad movies always make my cry
OOO.......
Sad movies always make me cry
And so i got up and slowly walked on home
My momma saw the tears and asked what's wrong
And so to keep form telling her a lie
I just said sad movie always make me cry
OOO.......
Sad movies always make me cry
OOO.......
Sad movies always make me cry ryy......ryy.....!
Khi nào các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa?
Mời Thầy Cô,ACE và các bạn đọc về kiến thức y học phổ thông đễ bảo vệ sức phẻ.
Kính mời.
Già là một điều không
ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách
chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ
lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu
suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba
số lần mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai. Angela Epstein đã viết trong
Daily Mail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau
:
Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi .
Khi chúng ta trưởng
thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu
con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần,
và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều
đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già...
Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55.
Ruột tốt có sự cân
bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng
kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt
đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh
thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ,
ruột non bị suy giảm .
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65 .
Người già thường mất
kiểm soát bọng đái Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy.
Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa
nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi,
khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già
phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi .
Khi người đàn bà đến
30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị
suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
Phổi lão hóa từ tuổi 20.
Sụn sườn vôi hóa, lồng
ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi,
giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi
40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng
phổi bắt đầu xơ cứng .
Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65.
Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ
Mắt lão hóa từ năm 40
và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
Tim lão hóa từ tuổi 40.
Khối lượng cơ tim
giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng
dần...Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các
động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch máu cung cấp cho tim
cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Gan lão hóa từ năm 70.
Chức năng chuyển hóa
và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất
phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một
người 20 tuổi.
Thận lão hóa năm 50.
Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50.
Hệ thống sinh dục nam
gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền
liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt thường
lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào
niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu
chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết
niệu và tiểu khó.
Xương lão hóa hóa vào tuổi 35.
Cho đến giữa những năm
20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2
năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ, nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão,
hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Răng suy từ tuổi 40.
Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần
Bắp thịt lão hóa từ năm 30 .
Thông thường bắp thịt
khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít
hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2
%. Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã
và gẫy xương.
Nghe giảm đi kể từ giữa năm 50.
Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60
Da suy giảm kể từ năm 20.
Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60.
Thông thưuờng chúng ta
có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được
phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính
xác được nữa
Sinh sản mất khả năng từ năm 35.
Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
Tóc lão hóa từ tuổi 30.
Thông thường cứ 3 năm
thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc
không còn đen nhánh nữa mà ngả màu đen xám và rụng dần đi .
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chuẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.
- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:
Học thuyết âm dương
của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương,
giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ
dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật
nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì
thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn
lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não,
hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia
đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống
và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây
bệnh của Đông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập
đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV...
đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn,
v.v... phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ,
không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ
và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và
ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v... cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ
theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt
nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm
cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy.
Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80%
là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no,
người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến...
Cần có môi trường sống
tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở
nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị.
Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại
mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu...) đã
làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức
tránh.
Kiên trì áp dụng 10
bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là “vương quốc
của tuổi thọ” vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay.
10 bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan...
Biết cách sống, ta có
thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều
chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm
lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu
dài hơn.
Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
CHO ĐI CHÍNH LÀ NHẬN LẠI !
Cô Ơi Cô, Nhà Cô Có Nến Không Ạ?>
>Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới
>Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
>Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
>Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
>Nó hồi hộp hỏi: "Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
>Cô gái trẻ nghĩ: " Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!"
>Thế là cô gái sẵng giọng: "Không có!"
>Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"
>Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."
>
>Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
>Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
>Bởi... CHO đi chính là NHẬN lại!
>Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới
>Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
>Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
>Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
>Nó hồi hộp hỏi: "Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
>Cô gái trẻ nghĩ: " Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!"
>Thế là cô gái sẵng giọng: "Không có!"
>Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"
>Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."
>
>Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
>Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
>Bởi... CHO đi chính là NHẬN lại!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)