Kính gởi đến Thầy Cô,ACE & các bạn bài hát:Từ thuở yêu em.
Nhac sĩ Anh Bằng
Thơ:Phan thành Tài.
Lâm nhật Tiến hát
Từ Thuở Yêu Em - Lâm Nhật Tiến
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
Mê nghe nhạc
Đây là bài tự truyện,mt viết về những ngày còn trẻ ở PT,gởi đền Thầy Cô và các bạn cùng đọc với những ngày rãnh rỗi cuối năm.Kính mời.
Đến bây giờ tôi đã ngoài năm mươi tuổi rồi,nhưng mỗi khi được dịp xem trên DVD ca nhạc hay nghe được trên radio bài nhạc mới và hay nào đó, tôi như người bị hút hồn vào qũy đạo của âm nhạc.
Nhớ những ngày còn rất trẻ,những năm đó khoãng vào năm 1973,74...nghĩa là trước giải phóng vài năm,lúc đó tôi đã vào PBC học lớp 10 hay 11 ,cứ sau mỗi buổi ăn chiều trong ngày, bọn chúng tôi thường kéo nhau xuống vườn bông nhỏ ngay đầu cầu PT vừa hút thuốc thả hồn theo mấy "m" nhỏ thành đô, vừa nghe nhạc dập dìu,xập xình từ hai tiệm thâu băng ở hai con đường từ đầu cầu đi xuống.
Nếu hôm nào bên tiệm thâu băng Vui Vui mở nhạc Việt Nam thì tiệm thâu băng bên kia đừơng mở nhạc Mỹ hay nhạc Pháp và ngược lại,cứ thế mà hai tiệm liên tù tì thay phiên nhau câu khách,thế là bọn chúng tôi tha hồ move qua bên này,rồi "mu" qua bên kia đừơng,đễ chọn nơi ngồi gần loa mà enjoys thoải mái không tốn đồng teng nhưng tiếng nhạc vẫn ì xèo hay rên rĩ từ ca sĩ theo lựa chọn của "ngừ chủ tiệm thâu băng....
Cái gì cũng ghiền hết,chơi nhiều ghiền nhiều-chơi ít ghiền ít.Nghe nhạc cũng vậy,đêm nào cũng nghe fải ghiền chớ,khi thích và ghiền thì fải tìm hiểu và muốn biết bài hát gì,ca sỉ nào hát hay trong album nào..vv..vv .
Vào thời đó phong trào nhạc Mỹ vào Việt Nam rất ào ạt,lúc đó bọn chúng tôi không nghe được tiếng Mỹ nhiều mà hiểu thì cũng mù mờ luôn,thật sự nghe người Mỹ nói trước mặt nhìn miệng uốn giọng lên giọng xuống còn chưa xong thì thử hỏi làm sao mà nghe được ca sỉ Mỹ hát tiếng Mỹ,nghe chữ còn chữ mất,nhưng vẫn thích nghe(đúng là ham muốn của tuổi trẻ).
Nghe không hiểu và không biết tên tuổi người Ca sỉ,Nhạc sỉ thì fải tự tìm hiểu hay nghe ngóng từ những ngưòi lớn tuổi hơn, những anh là sinh viên ở các trường đại học từ Sàigòn về quê ăn tết hay thăm gia đình ngồi gần đó và họ xầm xì là xuất xứ và band nhac tên gì,bài hát nổi tiếng từ năm nào...vv..vv...nhiều bài hát nghe hay wá, nghe đi nghe lại mỗi đêm mà vẫn không biết tựa đề, thôi thì làm liều đi vào tiệm gĩa vờ như người muốn thâu băng thì ông chủ sẽ đưa ra một cuốn catalog,đọc và biết liền haha..
Nhờ vậy mà biết được.
.
Rồi thắm thoát thời gian cũng trôi qua,đến Tết năm 1975 lúc đó cả bọn chúng tôi đang học lớp 12,đây là năm quyết liệt học bài cho những ai đã bỏ nhiều thì giờ cho việc học hành, vì ngưỡng cửa trung học sắp đến hồi kết thúc,tôi cũng như các bạn khác vẫn miệt mài học hành mỗi đêm,nhưng hằng đêm vẫn không quên "lê lếch " xuống vườn Bông nhỏ PT để được nghe nhạc xập xình "không lựa chọn"
.
Năm đó cũng là năm kỷ niệm khó quên trong đời của tôi mỗi khi xuân về.Câu chuyện như thế này:
Ngày còn trẻ, Ba tôi chỉ cho tôi may một cái quần Tây dài vào dịp Tết mà vải fải dầy và chắc cho khỏi bị rách sảng,năm dó tôi thường hay nghe band nhạc Santana từ hai tiệm thâu băng,rồi sinh ra ghiền với những bài hát nhạc điệu cha cha cha, hấp dẫn và lôi cuốn của Carlos Santana,do đó tôi quyết định ngưng may quần và,dùng số tiền này mua hai cuốn băng từ trung tâm shotguns nghe cho đã:~)) .nghe tới nghe lui cho đến lúc băng nhão thì Ba tôi mới biết tôi không may quần mà dùng tiền đễ mua băng nhạc.
Năm đó tôi không có quần mới bận Tết cũng tại vì "cuồng fans" hahaha....
Ngày ấy đâu rồi,ngày ấy đâu rồi.
Cho tôi tìm lại,một ngày ấu thơ.....
Ngày ấy đâu rồi,ngày ấy đâu rồi.......bài hát của nhạc sĩ Từ Huy đã làm tôi fải nhói tim khi nhớ về một thời"Mê Nghe Nhạc"ở thành fố dấu yêu PT.
Mai Thân
Đến bây giờ tôi đã ngoài năm mươi tuổi rồi,nhưng mỗi khi được dịp xem trên DVD ca nhạc hay nghe được trên radio bài nhạc mới và hay nào đó, tôi như người bị hút hồn vào qũy đạo của âm nhạc.
Nhớ những ngày còn rất trẻ,những năm đó khoãng vào năm 1973,74...nghĩa là trước giải phóng vài năm,lúc đó tôi đã vào PBC học lớp 10 hay 11 ,cứ sau mỗi buổi ăn chiều trong ngày, bọn chúng tôi thường kéo nhau xuống vườn bông nhỏ ngay đầu cầu PT vừa hút thuốc thả hồn theo mấy "m" nhỏ thành đô, vừa nghe nhạc dập dìu,xập xình từ hai tiệm thâu băng ở hai con đường từ đầu cầu đi xuống.
Nếu hôm nào bên tiệm thâu băng Vui Vui mở nhạc Việt Nam thì tiệm thâu băng bên kia đừơng mở nhạc Mỹ hay nhạc Pháp và ngược lại,cứ thế mà hai tiệm liên tù tì thay phiên nhau câu khách,thế là bọn chúng tôi tha hồ move qua bên này,rồi "mu" qua bên kia đừơng,đễ chọn nơi ngồi gần loa mà enjoys thoải mái không tốn đồng teng nhưng tiếng nhạc vẫn ì xèo hay rên rĩ từ ca sĩ theo lựa chọn của "ngừ chủ tiệm thâu băng....
Cái gì cũng ghiền hết,chơi nhiều ghiền nhiều-chơi ít ghiền ít.Nghe nhạc cũng vậy,đêm nào cũng nghe fải ghiền chớ,khi thích và ghiền thì fải tìm hiểu và muốn biết bài hát gì,ca sỉ nào hát hay trong album nào..vv..vv .
Vào thời đó phong trào nhạc Mỹ vào Việt Nam rất ào ạt,lúc đó bọn chúng tôi không nghe được tiếng Mỹ nhiều mà hiểu thì cũng mù mờ luôn,thật sự nghe người Mỹ nói trước mặt nhìn miệng uốn giọng lên giọng xuống còn chưa xong thì thử hỏi làm sao mà nghe được ca sỉ Mỹ hát tiếng Mỹ,nghe chữ còn chữ mất,nhưng vẫn thích nghe(đúng là ham muốn của tuổi trẻ).
Nghe không hiểu và không biết tên tuổi người Ca sỉ,Nhạc sỉ thì fải tự tìm hiểu hay nghe ngóng từ những ngưòi lớn tuổi hơn, những anh là sinh viên ở các trường đại học từ Sàigòn về quê ăn tết hay thăm gia đình ngồi gần đó và họ xầm xì là xuất xứ và band nhac tên gì,bài hát nổi tiếng từ năm nào...vv..vv...nhiều bài hát nghe hay wá, nghe đi nghe lại mỗi đêm mà vẫn không biết tựa đề, thôi thì làm liều đi vào tiệm gĩa vờ như người muốn thâu băng thì ông chủ sẽ đưa ra một cuốn catalog,đọc và biết liền haha..
Nhờ vậy mà biết được.
.
Rồi thắm thoát thời gian cũng trôi qua,đến Tết năm 1975 lúc đó cả bọn chúng tôi đang học lớp 12,đây là năm quyết liệt học bài cho những ai đã bỏ nhiều thì giờ cho việc học hành, vì ngưỡng cửa trung học sắp đến hồi kết thúc,tôi cũng như các bạn khác vẫn miệt mài học hành mỗi đêm,nhưng hằng đêm vẫn không quên "lê lếch " xuống vườn Bông nhỏ PT để được nghe nhạc xập xình "không lựa chọn"
.
Năm đó cũng là năm kỷ niệm khó quên trong đời của tôi mỗi khi xuân về.Câu chuyện như thế này:
Ngày còn trẻ, Ba tôi chỉ cho tôi may một cái quần Tây dài vào dịp Tết mà vải fải dầy và chắc cho khỏi bị rách sảng,năm dó tôi thường hay nghe band nhạc Santana từ hai tiệm thâu băng,rồi sinh ra ghiền với những bài hát nhạc điệu cha cha cha, hấp dẫn và lôi cuốn của Carlos Santana,do đó tôi quyết định ngưng may quần và,dùng số tiền này mua hai cuốn băng từ trung tâm shotguns nghe cho đã:~)) .nghe tới nghe lui cho đến lúc băng nhão thì Ba tôi mới biết tôi không may quần mà dùng tiền đễ mua băng nhạc.
Năm đó tôi không có quần mới bận Tết cũng tại vì "cuồng fans" hahaha....
Ngày ấy đâu rồi,ngày ấy đâu rồi.
Cho tôi tìm lại,một ngày ấu thơ.....
Ngày ấy đâu rồi,ngày ấy đâu rồi.......bài hát của nhạc sĩ Từ Huy đã làm tôi fải nhói tim khi nhớ về một thời"Mê Nghe Nhạc"ở thành fố dấu yêu PT.
Mai Thân
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2011 & NĂM MỚI 2012 !
Kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị, và các Bạn : một mùa Giáng Sinh an lành, tận hưởng những giây phút ngọt ngào ấm áp bên người thân và khởi đầu một năm mới bình an, gặt hái được nhiều thành công mỹ mãn...
Chúc mừng Giáng sinh 2011 và năm mới 2012
Hãy cùng lắng nghe bài Bài hát We Wish You A Merry Christmas và bài Jingle Bells
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011
GIÓ ÐÔNG ÐANG GẦN
Ngày xưa em mặc áo da trời
Hôm anh hẹn gặp bên ðồi vàng hoa
Bướm bay vờn mỏng ðôi tà
Tóc em gió thả hương xa thơm chiều
Có con chim hót lời yêu
Anh cười khẽ hát những ðiều vu vơ
Ráng chiều xa thả vàng mơ
Bài thơ em viết ban sơ nhuốm hồng
Giờ người bến ðợi - bến mong
Ngày xưa.. có biết gió ðông ðang gần...
Hôm anh hẹn gặp bên ðồi vàng hoa
Bướm bay vờn mỏng ðôi tà
Tóc em gió thả hương xa thơm chiều
Có con chim hót lời yêu
Anh cười khẽ hát những ðiều vu vơ
Ráng chiều xa thả vàng mơ
Bài thơ em viết ban sơ nhuốm hồng
Giờ người bến ðợi - bến mong
Ngày xưa.. có biết gió ðông ðang gần...
KIM HƯỜNG
ĐÔNG ƠI
Thổi lạnh lùng vào cõi tim đau
Đông ơi rét mướt tới khi nào
Nổi buồn tan chảy trong hư ảo
Trong nửa đời đông khóc trong nhau
Thổi nữa đi đêm gọi buồn đêm
Thời gian mê muội ẩn niềm xanh xao
Bao chiều gió mãi thét gào
Đông về lạnh cả lối vào xa xăm
Cuối mùa đông lạnh trời cao
Lặng nghe gió lạ thổi quanh phận người
Tiếng chuông ngân thánh ca đêm
Nhân gian vang khúc nổi niềm cuối đông
Đông ơi mùa đông một mùa đông
Lửa đêm nào mãi ấm nồng đời em
Đêm về một tối thân quen
Ngổn ngang tâm sự thánh đêm nhớ người
NOEL 2011
Đông ơi rét mướt tới khi nào
Nổi buồn tan chảy trong hư ảo
Trong nửa đời đông khóc trong nhau
Thổi nữa đi đêm gọi buồn đêm
Thời gian mê muội ẩn niềm xanh xao
Bao chiều gió mãi thét gào
Đông về lạnh cả lối vào xa xăm
Cuối mùa đông lạnh trời cao
Lặng nghe gió lạ thổi quanh phận người
Tiếng chuông ngân thánh ca đêm
Nhân gian vang khúc nổi niềm cuối đông
Đông ơi mùa đông một mùa đông
Lửa đêm nào mãi ấm nồng đời em
Đêm về một tối thân quen
Ngổn ngang tâm sự thánh đêm nhớ người
NOEL 2011
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
KÝ ỨC MÙA GIÁNG SINH
Sáng thức dậy ra khỏi nhà, thời tiết đã bắt đầu lành lạnh phải mặc thêm áo, chợt nhận ra mùa đông đã đến, tuy không có những trận rét đậm lạnh thấu xương như miền Bắc nhưng cũng đủ nói lên tiết trời đã chuyển Đông. Trên đường đi những hang đá đã được dựng lên trước nhà với những đèn hoa giăng quanh, các cây thông cũng được trang trí, những dây kim tuyến đủ màu sắc, cờ hoa lộng lẫy giăng đầy sân các nhà thờ. Mùa Giáng sinh đã đến.
Ngày xưa lễ Giáng sinh chỉ gói gọn trong nghi thức của Tôn giáo để mừng ngày Chúa ra đời. Ngày nay đón chào Giáng sinh là dịp lễ của mọi người, không phân biệt thành phần trong xã hội, không phân biệt tuổi tác lớn nhỏ; là dịp để mọi người có một đêm vui chơi thỏa thích, là dịp để bạn bè, người thân gặp nhau, cầu chúc cho nhau được an lành, khỏe mạnh, thành đạt trong cuộc sống…
Hồi ấy, cứ mỗi độ Giáng sinh về, cái không khí náo nức, nôn nao bao trùm gia đình tôi, cả nhà xúm nhau làm hang đá, bên trong có tượng Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, Đức mẹ Maria, Thánh Giuse, những người mục đồng, những con chiên, bò, lừa, tượng ba Vua; trước hang đá là hai Thiên thần đứng loan báo tin mừng Chúa cứu thế. Những bức tượng được nắn bằng đất sét, sơn màu nhỏ tí, chỉ lớn gấp đôi ngón tay cái. Một ngôi sao chổi năm cánh cũng được treo lên, hướng chổi chiếu về hang đá, ngôi sao làm bằng những thanh tre vót mỏng, dán bằng giấy kính màu, những dây đèn đủ màu được giăng chớp chớp cả tuần lễ Giáng sinh. Mô hình diễn tả đêm Chúa sinh ra đời được thu nhỏ trong không gian ấm cúng, đầy màu sắc, lung linh, huyền ảo thật đẹp. Sau khi dự lễ tại nhà thờ, thường thì sau 10 giờ đêm, cả nhà quây quần vừa ăn uống, vừa ngắm hang đá cho tới gần nửa đêm mới đi ngủ.
Rồi nghề nghiệp bận rộn cuốn hút, có những năm không còn thời gian để chuẩn bị cho bữa ăn nửa đêm mừng Chúa Giáng sinh, vì mãi tất bật với công việc của thời điểm cận Noel nên sau Thánh lễ mệt lã, cả nhà lặng lặng mỗi người mang một tâm trạng đi ngủ…Biết thế, năm sau và những năm tiếp theo, cứ những ngày giáp Noel má tôi lại đến, thức ăn cứ mua sẵn để trong tủ lạnh. Cả nhà cứ lo công việc, rồi tham gia hoạt cảnh, múa hát tại nhà thờ, tham dự Thánh lễ, về nhà bữa tiệc nửa đêm đã được má tôi chuẩn bị đầy đủ, nhiều món rất hấp dẫn nhưng không thể thiếu món chè trôi nước vì cả nhà đều thích món này. Gia đình lại có đêm Noel vui vẻ, ấm cúng, tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc…
Khí trời ngày càng lạnh, ký ức của những đêm Noel xưa như hiện rõ trong tôi. Kỷ niệm đã xa nhưng mỗi năm lại về theo tiết trời đông giá./.
Ngày xưa lễ Giáng sinh chỉ gói gọn trong nghi thức của Tôn giáo để mừng ngày Chúa ra đời. Ngày nay đón chào Giáng sinh là dịp lễ của mọi người, không phân biệt thành phần trong xã hội, không phân biệt tuổi tác lớn nhỏ; là dịp để mọi người có một đêm vui chơi thỏa thích, là dịp để bạn bè, người thân gặp nhau, cầu chúc cho nhau được an lành, khỏe mạnh, thành đạt trong cuộc sống…
Hồi ấy, cứ mỗi độ Giáng sinh về, cái không khí náo nức, nôn nao bao trùm gia đình tôi, cả nhà xúm nhau làm hang đá, bên trong có tượng Chúa hài đồng nằm trong máng cỏ, Đức mẹ Maria, Thánh Giuse, những người mục đồng, những con chiên, bò, lừa, tượng ba Vua; trước hang đá là hai Thiên thần đứng loan báo tin mừng Chúa cứu thế. Những bức tượng được nắn bằng đất sét, sơn màu nhỏ tí, chỉ lớn gấp đôi ngón tay cái. Một ngôi sao chổi năm cánh cũng được treo lên, hướng chổi chiếu về hang đá, ngôi sao làm bằng những thanh tre vót mỏng, dán bằng giấy kính màu, những dây đèn đủ màu được giăng chớp chớp cả tuần lễ Giáng sinh. Mô hình diễn tả đêm Chúa sinh ra đời được thu nhỏ trong không gian ấm cúng, đầy màu sắc, lung linh, huyền ảo thật đẹp. Sau khi dự lễ tại nhà thờ, thường thì sau 10 giờ đêm, cả nhà quây quần vừa ăn uống, vừa ngắm hang đá cho tới gần nửa đêm mới đi ngủ.
Rồi nghề nghiệp bận rộn cuốn hút, có những năm không còn thời gian để chuẩn bị cho bữa ăn nửa đêm mừng Chúa Giáng sinh, vì mãi tất bật với công việc của thời điểm cận Noel nên sau Thánh lễ mệt lã, cả nhà lặng lặng mỗi người mang một tâm trạng đi ngủ…Biết thế, năm sau và những năm tiếp theo, cứ những ngày giáp Noel má tôi lại đến, thức ăn cứ mua sẵn để trong tủ lạnh. Cả nhà cứ lo công việc, rồi tham gia hoạt cảnh, múa hát tại nhà thờ, tham dự Thánh lễ, về nhà bữa tiệc nửa đêm đã được má tôi chuẩn bị đầy đủ, nhiều món rất hấp dẫn nhưng không thể thiếu món chè trôi nước vì cả nhà đều thích món này. Gia đình lại có đêm Noel vui vẻ, ấm cúng, tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc…
Khí trời ngày càng lạnh, ký ức của những đêm Noel xưa như hiện rõ trong tôi. Kỷ niệm đã xa nhưng mỗi năm lại về theo tiết trời đông giá./.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Silent Night
Chúc các bạn mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Lịch sử cây thông Noel
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Tại Tòa Thánh, cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo. (VietCatholic News).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng :''Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng''. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi "Cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles. người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ''Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân".
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang....Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
'' Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương'' (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của "lễ hội văn hóa Giáng Sinh". Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn:
tonggiaophanhanoi
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Tại Tòa Thánh, cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo. (VietCatholic News).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian, cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng :''Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng''. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi "Cây Noel" lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles. người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ''Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân".
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang....Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
'' Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương'' (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của "lễ hội văn hóa Giáng Sinh". Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn:
tonggiaophanhanoi
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Hiện Tượng Kỳ Lạ
Kỳ lạ mây sóng thần vần vũ trên trời
Bầu trời tối sầm và trông như cơn ác mộng của mọi người dân biển, dù đồng hồ đang chỉ 10h sáng.
Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra vào cuối tuần qua tại Alabama, Mỹ. Một hàng dài những con sóng khổng lồ, cuồn cuộn nối đuôi nhau nơi chân trời và chầm chậm quét về phía trước. Người dân Alabama vừa kinh sợ, vừa sửng sốt, đã chụp lại quang cảnh và gửi về trạm khí tượng thủy văn địa phương. Đường dây nóng của cảnh sát và nhà chức trách liên tục bị nghẽn. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất, hiển nhiên là “Cảnh sóng thần trên bầu trời kia có nghĩa là sao? Liệu đó có phải là điềm báo thảm họa?”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những đám mây hình sóng thần này chính là thí dụ điển hình của “Sóng Kelvin – Helmholtz”, được hình thành khi hai lớp không khí va chạm vào nhau. Dù được ghi nhận trên bầu trời hay dưới đại dương, dạng chuyển động nhiễu loạn này luôn được hình thành khi một tầng “lỏng” chuyển động nhanh trượt lên trên một tầng khác dày hơn, chuyển động chậm hơn.
Trong trường hợp này, tầng khí quyển thấp nhất (50-100), gần sát mặt đất có độ ổn định cao hơn so với các tầng khí quyển phía trên vào buổi sáng. Chừng nào nhiệt độ mặt đất chưa tăng lên do nhiệt từ mặt trời thì tầng thấp vẫn ổn định hơn tầng cao. Sóng Kelvin-Helmhotlz sẽ xảy ra khi gió xuyên qua các tầng khí này, gây mất ổn định phần trên cùng của tầng đáy và nhồi thêm không khí vào các tầng dao động. Kết quả là tầng khí ổn định bị nâng lên, lạnh đi và đặc lại. Tới một mức độ nào đó, toàn bộ quá trình này sẽ trở nên hữu hình và tạo ra những hình thù kỳ dị trên bầu trời.
Tương tự, sóng nước sẽ hình thành khi các tầng “lỏng” phía trên (ví dụ như không khí), chuyển động nhanh hơn các tầng “lỏng” bên dưới (thí dụ như nước). Khi sự khác biệt giữa tốc độ của gió và nước tăng tới một mức nào đó, sóng sẽ vỡ ra và tạo thành chuỗi hình Kelvin-Helmholtz (được đặt tên theo hai nhà khoa học Đức phát hiện ra hiện tượng này).
Trước đó, các nhà khí tượng cũng đã thu thập được nhiều hình ảnh mây kỳ lạ do sóng Kelvin-Helmhotlz gây ra.
Trọng Cầm
GIÃ BIỆT MỘT VÒNG TAY
Anh lâu lắm mới về thăm bến cũ
Em còn đây vẫn khuyết một con đò
Ngày hôm đó ta thương tình nở muộn
Buổi anh về hoa tím nhuộm hoàng hôn.....
Buổi anh về ta thắm đượm môi hôn
Hồn nghiêng ngã như chao ngàn giọt đắng
Lắng trong chiều ánh mắt mãi tìm nhau
Thuở anh đi... kỷ niệm vẫn ngọt ngào
Em vẫn giữ... thương trao về phía gió
Ngày hôm đó là ngày mình đã có
Nước mắt trào tình lặng giữa vòng tay
Gọi mêng mang... thảng thốt ..chút hao gầy
Em chợt khóc! Bóng người đi quá vội
Ngày hôm đó không chỉ mình tiếc nuối
Cả chiều thu cũng lặng chiếc lá bay
Ngày hôm đó hai mãnh tình khép vội
Để rồi mai... giã biệt một vòng tay....
KIM HƯỜNG.
Em còn đây vẫn khuyết một con đò
Ngày hôm đó ta thương tình nở muộn
Buổi anh về hoa tím nhuộm hoàng hôn.....
Buổi anh về ta thắm đượm môi hôn
Hồn nghiêng ngã như chao ngàn giọt đắng
Lắng trong chiều ánh mắt mãi tìm nhau
Thuở anh đi... kỷ niệm vẫn ngọt ngào
Em vẫn giữ... thương trao về phía gió
Ngày hôm đó là ngày mình đã có
Nước mắt trào tình lặng giữa vòng tay
Gọi mêng mang... thảng thốt ..chút hao gầy
Em chợt khóc! Bóng người đi quá vội
Ngày hôm đó không chỉ mình tiếc nuối
Cả chiều thu cũng lặng chiếc lá bay
Ngày hôm đó hai mãnh tình khép vội
Để rồi mai... giã biệt một vòng tay....
KIM HƯỜNG.
Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011
PHÚT ĐIÊN LỌAN CỦA MÈO CÁI !
Năm TÂN MÃO sắp hết rồi ===> Mời quý Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn... xem Video "PHÚT ĐIÊN LỌAN CỦA MÈO CÁI" để chuẩn bị giã từ năm TÂN MÃO và sắp sửa đón tiếp năm NHÂM THÌN ! Hì,hì...
Thôi Anh Em mình sắp xong nhiệm vụ rồi ! Hì,hì...
MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR !
Lắng nghe châm ngôn cuộc sống từ các loài hoa
Kính Chúc Quý Thầy Cô, các Anh Chị, và các Bạn : sức khỏe, hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống!
Có hai chuyện phải lo lắng:
Hoặc là bạn khỏe mạnh hoặc bạn bị đau.Nếu khỏe mạnh, thì chẳng có gì phải lo lắng
Nếu bị đau, thì có hai điều phải lo lắng:
Hoặc sẽ được bình phục hoặc sẽ chết. Nếu đưọc bình phục, thì chẳng có gì phải lo lắng.
Nếu bị chết, thì có hai điều phải lo lắng.
Hoặc lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục.Nếu lên thiên đàng, thì chẳng có gì phải lo lắng.
Nếu xuống địa ngục, thì sẽ bận tíu tít bắt tay bạn bè cũ,
còn thì giờ đâu nữa mà lo với lắng .
Thế thì tại sao bạn phải lo???
Your local time!
http://www.asriran.com/files/fa/news/1389/8/16/155486_922.swf
Bài hát cho Thầy(mới viết lại)
Kính gởi đến Thầy Cô,ACE và các bạn.
mt gởi bài hát viết lại hoàn hảo hơn.
Kính chúc tất cả có một mùa giáng sinh vui vẽ-đầm ấm bên người thân.
Mai Thân
mt gởi bài hát viết lại hoàn hảo hơn.
Kính chúc tất cả có một mùa giáng sinh vui vẽ-đầm ấm bên người thân.
Mai Thân
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011
HÌNH ẢNH !
Hình thăm nhà Cô Nở (17/12/2011) : Phát ; Cô Nở ; Tấn ; Đạt ; A.Liểu .
Hình thăm quán Cà phê MINH HỒNG - PT (18/12/2011) :
- Đứng : Tấn ; A.Liểu ; Tuyết ; Minh .
- Ngồi : Phát ; Cô Nở ; Minh Hồng ; Loan .
Hình xưa : Tấn ; Trung đen ; Việt (Cháu Thắng gầy) Phát .
(Thân tặng Trung đen)
Hình ảnh
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn Cụ Bà Ngô Thị Bé, Thân mẫu của:
Nguyễn Thị Lành (cựu học sinh Hải Long lớp thứ hai)
Nguyễn Văn Nhân (cựu học sinh Hải Long lớp thứ năm)
Nguyễn Văn Quý (cựu học sinh Hải Long lớp thứ mười)
Nguyễn Thị Nghĩa (cựu học sinh Hải Long lớp thứ sáu)
Nguyễn Thị Nhi (cựu học sinh Hải Long )
Nhạc mẫu của:
Võ Quang Thời (cựu học sinh Hải Long lớp thứ nhất )
Từ trần lúc 15 giờ 44 ngày 14 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 20 tháng 11 năm Tân Mão, hưởng thọ 76 tuổi.
Lễ nhập quan lúc 10 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Tân Mão.
Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 18 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 24 tháng 11 năm Tân Mão.
Hạ huyệt lúc 7 giờ 30 ngày 24 tháng 11 năm Tân Mão.
An táng tại nghĩa trang xã Thiện Nghiệp, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Nguyễn Thị Lành (cựu học sinh Hải Long lớp thứ hai)
Nguyễn Văn Nhân (cựu học sinh Hải Long lớp thứ năm)
Nguyễn Văn Quý (cựu học sinh Hải Long lớp thứ mười)
Nguyễn Thị Nghĩa (cựu học sinh Hải Long lớp thứ sáu)
Nguyễn Thị Nhi (cựu học sinh Hải Long )
Nhạc mẫu của:
Võ Quang Thời (cựu học sinh Hải Long lớp thứ nhất )
Từ trần lúc 15 giờ 44 ngày 14 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 20 tháng 11 năm Tân Mão, hưởng thọ 76 tuổi.
Lễ nhập quan lúc 10 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Tân Mão.
Lễ động quan lúc 6 giờ ngày 18 tháng 12 năm 2011 nhằm ngày 24 tháng 11 năm Tân Mão.
Hạ huyệt lúc 7 giờ 30 ngày 24 tháng 11 năm Tân Mão.
An táng tại nghĩa trang xã Thiện Nghiệp, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Tất cả Thầy Cô, cựu học sinh Hải Long, bạn bè và thân hữu xin chân thành chia buồn cùng tang quyến.
Thành kính cầu nguyện hương linh cụ bà sớm về cõi Phật.
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)