Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

HÌNH VẼ ĐỐ VUI !

Đầu năm,kính mời các Anh Chị,và các Bạn tham gia ĐỐ VUI KHÔNG CÓ THƯỞNG (MÀ ĐƯỢC KHEN...)Hì,hì...Các Hình vẽ sau đây là ai???(Hình nào là TẤN;Hình nào là PHÁT...).Kính chúc Thầy Cô,các Anh Chị,và các Bạn dồi dào Sức khỏe,với nhiều Niềm vui,và Nụ cười...Hì,hì...Hè,hè...Hà,hà...


 Hình 1 :.............
Hình 2 :.............

Hình 3 :.............

Thật sự 3 Hình vẽ trên đều là TẤN cả.Nhưng do 3 NGƯỜI VẼ khác nhau,với Góc nhìn và Cách nhìn về TẤN đều khác nhau ==> 3 Hình vẽ cũng khác nhau... ==> Khi NHẬN XÉT, hay ĐÁNH GIÁ...một VẤN ĐỀ nào đó...Chúng ta nên XEM XÉT ĐƠN GIẢN hơn,thì sẽ có được KẾT QUẢ BỚT RẮC RỐI,PHỨC TẠP hơn...Hì,hì...

Chân thành Cám ơn các Anh Chị và các Bạn đã Tham gia "ĐỐ VUI ĐƯỢC KHEN"...Hì,hì... 


Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Ai Có Về Nơi Ấy


Ai có về nơi ấy
Có thấy ngày nắng say
Hay biển còn vẫy lại
Những ngày người qua đây ?

Ai có về nơi ấy
Có thấy mây hồng bay
Của một thời vụng dại
Còn sót lại nơi đây ?

Ai có về cho nhắn
Dấu chân xưa vẫn gầy
Vẫn đợi người phương ấy
Về nương theo bóng mây .


Kim Hường . cảm tác .

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

CUỘC THI VIẾT VỀ TRƯỜNG LỚP, THẦY CÔ, BẠN BÈ
Để giúp các em học sinh bày tỏ những tâm tư, cảm xúc về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Cựu học sinh Trường Trung học Hải Long phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Hồng Phong – Mũi Né tổ chức cuộc thi viết về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Thể lệ như sau:
1. Đối tượng dự thi: Tất cả các em học sinh cấp II Trường THCS Lê Hồng Phong Mũi Né niên khóa 2010-2011.
2. Thể loại và nội dung:
- Phóng sự, tùy bút, thơ văn, truyện ngắn, ghi chép
- Viết về những ấn tượng, cảm xúc, tình cảm, kỷ niệm về trường lớp, thầy cô và bạn bè.
3. Thời gian:
- Nhận bài chậm nhất đến ngày 01.3. 2011 Tại Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Hồng Phong.
- Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 05.3.2011 tại Trường THCS Lê Hồng Phong và tại địa chỉ: http://www.cuuhocsinhhailongphanboichau.com
- Lễ trao giải sẽ được tổ chức trong buổi họp mặt cựu học sinh Hải Long lần thứ II vào ngày 06.3.2011.
4. Cách thức dự thi:
- Các bài viết không giới hạn về số từ.
- Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 bài.
- Bài dự thi phải là bài viết của chính mình và chưa được đăng trên tạp chí, sách vở, báo đài…
- Ghi rõ Họ và tên, lớp trên đầu bài dự thi.
5. Bình chọn bài dự thi và giải thưởng:
- Ban giám hiệu Trường chọn mỗi khối lớp 5 bài xuất sắc, những bài viết này sẽ được đăng tại địa chỉ http://www.cuuhocsinhhailongphanboichau.com và sau đó Ban tổ chức xếp thứ hạng để trao giải.
- Giải thưởng: Mỗi khối lớp có 5 giải thưởng. Gồm:
+ 1 giải nhất: 300.000 đồng.
+ 1 giải nhì: 200.000 đồng.
+ 1 giải ba: 150.000 đồng
+ 2 giải khuyến khích: mỗi giải 100.000 đồng
Rất mong các em học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong – Mũi Né hưởng ứng, tham gia cuộc thi.

BAN TỔ CHỨC
KÍNH MỜI

Historia de un amor - for solo acoustic guitar

Ai Có Về Nơi Ấy

Ai có về nơi ấy
Những biển đồi xa buồn tênh gió lạ
Cơn mê chiều theo từng lớp sóng về
Và em cùng góc trường xưa mê muội

Ai có về nơi ấy
Cỏ hoa thơm một thời còn nhẹ dạ
Yêu vụng về rồi mãi mãi chia xa
Tường rong rêu in một thời trai trẻ

Ai có về nơi ấy
Thăm cây me già cùng chiếc võng xưa
Thăm gió qua từng lớp lá dừa
Thăm cả giấc ngủ trưa tìm em trong mộng mị

Ai có về nơi ấy
Biển quê cùng những ngày nắng gió
Mũi né như con đò đưa khách ly hương
Mang tình quê cùng sóng cã lên đường

Ai có về nơi ấy
Cho tôi gửi chùm hoa dại xưa
Về hàng dậu ngày nào tôi đã hái
Và xin lỗi….ngày qua không trở lại

Ai có về nơi ấy
Gửi buồn ấy cho tôi
Tháng ngày xưa cùng tiếng gió ru hời
Và một mảnh trăng quê yêu dấu nhất

Tặng các bạn cựu học sinh Hải Long.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

THƯ MỜI
HỌP MẶT LẦN THỨ II
Cựu học sinh Trường TH Hải Long
Mũi Né – Bình Thuận

Để quý Thầy cô, các anh chị và các bạn có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi nhằm kết chặt thêm tình cảm thầy trò, tình cảm bạn bè và cũng là dịp để học sinh có cơ hội bày tỏ tấm lòng tôn sư trọng đạo. Ngày 14/02/2011, đại diện các lớp của tất cả các niên khóa thuộc Trường Trung học Hải Long đã thống nhất các nội dung chuẩn bị cho việc Họp mặt lần thứ II.
Ban tổ chức trân trọng kính mời:
-Quý Thầy, Cô đã từng giảng dạy hoặc làm việc tại Trường Trung học Hải Long – Mũi Né – Bình Thuận.
-Các anh chị và các bạn cựu học sinh tất cả các niên khóa thuộc Trường Trung học Hải Long.
Về tham dự họp mặt lần thứ II vào ngày 06/3/2011, thời gian và địa điểm theo Chương trình dưới đây.
Rất mong được đón tiếp quý Thầy, Cô, các anh chị và các bạn./.
Chương trình họp mặt :Tại Trường THCS Lê Hồng Phong
-8 giờ: Đón tiếp Thầy Cô và cựu học sinh
-8g30’: Trao học bổng cho học sinh – Chụp hình lưu niệm
Tại Nhà hàng XUÂN PHÁT (Số 152 Huỳnh Thúc Kháng - KP 1 - P. Mũi Né)
-9 giờ: Đón tiếp Thầy cô và cựu học sinh
-10 giờ: Khai mạc buổi họp mặt:
+Giới thiệu Thầy cô và cựu học sinh tham dự
+Tưởng niệm Thầy Cô và cựu học sinh đã mất
+Phát biểu khai mạc
+Phát biểu của các Thầy cô
-11g30’: Tiệc liên hoan
+Văn nghệ giao lưu.
+Trình bày các sáng tác của quý Thầy Cô và các bạn
+Trò chơi
+Đố vui
+Kể lại những kỷ niệm về Thầy Cô, bạn bè, trường lớp
-15 giờ: Bế mạc
+Phát biểu cảm tưởng của Thầy Cô
+Phát biểu cảm tưởng của cựu học sinh
+Giới thiệu về trang Blog cựu học sinh HLPBC
+Lời cám ơn của Ban tổ chức
+Hát bài ca tạm biệt
+Chụp hình lưu niệm
Danh sách đại diện các lớp: (để liên lạc)
Lớp thứ 1: Chị Hoàng Thị Thúy Hoa - Số điện thoại: 0942076816
Lớp thứ 2: Anh Võ Đình Lang - Số điện thoại: 0919004064
Lớp thứ 3: Anh Lê Văn Liễu - Số điện thoại: 0984954120
Lớp thứ 4: Anh Đăng Văn Quân - Số điện thoại: 0918171617
Lớp thứ 5: Chị Nguyễn thị Tròn - Số điện thoại: 01699464912

Lớp thứ 6: Huỳnh Ngọc Chính - Số điện thoại: 0933050759
Lớp thứ 7: Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan - Số điện thoại: 01682396000
Lớp thứ 8: Anh Vũ Tấn Thạnh - Số điện thoại: 0972696728
Lớp thứ 9: Anh Diệp Xuân Hiển - Số điện thoại: 0984348034
Lớp thứ 10: Anh Nguyễn Huy Hiển - Số điện thoại: 01699064434
Lớp thứ 11: Anh Nguyễn Minh Toàn - Số điện thoại: 0918651010
*Một số lưu ý:-Thư mời phát hành bằng giấy chỉ gởi các Thầy Cô, riêng các anh chị và các bạn cựu học sinh sẽ được đại diện các lớp mời trực tiếp hoặc qua điện thoại.
-Nếu vì lý do nào đó, các anh chị và các bạn không nhận được thông tin mời tham dự họp mặt. Vui lòng liên lạc với đại diện các lớp theo danh sách ghi trên hoặc với anh Lê Văn Liễu, số điện thoại: 0984954120
-Quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn xa gần nếu có những bài viết, bài thơ, những sáng tác khác về Quê hương, trường lớp, thầy cô, bạn bè muốn được đưa vào chương trình, vui lòng đăng lên blog theo địa chỉ: http://www.cuuhocsinhhailongphanboichau.com hoặc gởi email theo địa chỉ: levanlieumuine@gmail.com hay trực tiếp liên lạc Ban tổ chức để sắp xếp./.

BAN TỔ CHỨC
KÍNH MỜI

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

HẬU VALENTINE : NHỮNG BỨC HÌNH KHÔNG THỂ BỎ QUA !

Tạo hóa đâu dành riêng tặng vật "TÌNH YÊU" cho Con người, và TÌNH YÊU đẹp đâu chỉ bởi Con người làm nên...
                                                    Một cặp đôi Chuột Túi tình tứ bên nhau...
                 Những chú Cá Heo Trắng đang chơi trò vẽ Trái tim TÌNH YÊU trong một khu Thủy sinh...
                                                     TÌNH YÊU thương của lòai Gấu Trúc...
                                                 TÌNH YÊU Ngọt ngào của lòai Sư Tử hung dữ... 

                  Tặng vật dành cho Chú Cá Voi này nhân ngày Lễ TÌNH NHÂN là một Trái tim ăn được...
                                                  TÌNH YÊU xưa nay hiếm của Chó và Mèo...
                                                        Âu yếm và Tình cảm như Con người....
                                                       Đồng hành và Tin tưởng lẫn nhau...
                                                                   Cùng chia sẻ Cuộc sống...
                                                       Tận hửơng những phút giây riêng tư...
                                                         Tặng Hoa nhân ngày Lễ TÌNH YÊU...
Thì  thầm những lời chúc tốt đẹp...
Chúc nhau thêm Hạnh phúc...
Nào mình cùng đi tới Tương lai!!!
Máy Tính cũng hình Trái tim và tràn đầy màu hồng...
Vòi nước cũng hình Trái Tim...
Những lời có cánh...
TÌNH YÊU tỏa sáng trong đêm...
MÈO cũng biết TỎ TÌNH...

ĐÊM

Đêm là em mịt mùng trong quá vãng
nỗi cô đơn của những kẻ không nhà
là giao thừa của những ẩn ước xa
mơ một tối chan hoà niềm hoan ái

đêm là em dòng đời thân thiện
những buồn vui cùng nỗi nhớ chập chùng
những tháng năm xa cùng sóng cũ mênh mông
tình ấm áp theo dòng lang bạt

đêm là ta cùng tháng ngày rong rủi
là khúc giao hòa một tối tìm nhau
niềm xưa ơi em có biết nơi nào
cho ta đến để nhìn em lần nữa

đêm nghìn trùng xa bàn tay với tìm hoài
những mơ ảnh của một thời son sắc
đêm khắc sâu bóng người xưa trong mắt
cùng gió hoang bay hư ảo mờ mờ

đêm là thơ của những kẻ tình si
là hoang dại bên cuộc đời say đắm
là tôi là em trôi dạt bờ ân ái
mơ trong mơ những diễm tuyệt đời người

đêm về muôn nơi muôn góc trời riêng nhỏ
rồi thì thầm cùng hiu quạnh lên ngôi
niềm đắng cay thấm đậm ngọt bùi
cơn gió rớt từng lời thương yêu cũ

đêm là hoa là nghìn loài lan mộng
nở theo trời theo gió heo mây
theo chút tình riêng theo áng mây bay
về mãi mãi chân trời hư không ấy

tặng T-K-L-N-KH-TM

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

NGỌT NGÀO LỜI CHÚC CHO NGÀY VALENTINE !

    Mùa VALENTINES lại đến...Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thuơng, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy 1 bờ vai chia sẻ, chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách...Chúc cho ngày Lễ VALENTINES tràn đầy hạnh phúc, không chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nuớc mắt cũng là niềm HẠNH PHÚC ...

                                                   DÀNH CHO NHỮNG AI ĐANG CÔ ĐƠN !  
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Nếu bạn vừa chia tay với mối tình truớc, hãy cố gắng bước qua nỗi buồn vì đâu đó vẫn có người đang chờ đợi bạn. Hãy ngừng ngóng trông về nơi cánh cửa đã đóng mà hãy dành cơ hội cho cánh cửa đang mở ra vì bạn. Đừng quên rằng bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều những người bạn thân.
           Chúc bạn có một ngày VALENTINE thật vui bên cạnh những người bạn tuyệt vời của bạn. Và mong cho bạn sớm tìm được tình yêu đích thực của mình...

                                              DÀNH CHO NHỮNG AI KHÔNG CÒN CÔ ĐƠN !  
            Tình yêu mang đến cho bạn hạnh phúc nhưng vẫn thường đi kèm với đau khổ. Nhưng chúng ta ai nấy đều tìm kiếm tình yêu trong suốt hành trình cuộc sống, bởi vì tình yêu luôn có nhiều điều kì diệu.
            Chúc bạn có một ngày VALENTINE thật hạnh phúc bên cạnh người bạn yêu. Và tôi chắc rằng hạnh phúc đó được trao tặng từ một người yêu bạn chân thành nhất .
  
                                                 DÀNH CHO NHỮNG AI LÀ "DÂN CHƠI" !  
           Ngày VALENTINE là một ngày quan trọng và 3 chữ "I LOVE YOU" có ý nghĩa đặc biệt với  một ai đó. Đừng nói lên 3 chữ ấy nếu bạn không chắc. Đừng đem cảm xúc chân thành của người khác làm trò đùa. Đừng nhìn thẳng vào mắt người khác nếu những điều bạn sắp nói chỉ tòan là giả dối.
            Chúc bạn sớm trưởng thành hơn và biết quý trọng tình yêu cũng như những tình cảm chân thành ai đó dành cho bạn. Chỉ một tình cảm chân thực mới làm nên một VALENTINE ý nghĩa .
                                           DÀNH CHO NHỮNG AI YÊU MÀ KHÔNG DÁM NÓI !  
    Thật đáng tiếc khi bạn yêu đơn phương, nhưng còn đáng tiếc hơn nếu bạn yêu mà không dám nói cho người bạn yêu rằng bạn đang nghĩ gì. Khi bạn yêu một ai đó hãy dũng cảm đến nói với họ vì Thánh VALENTINE đã dành cho bạn một ngày đặc biệt để bạn có thể làm điều đó.
             Chúc bạn có đủ tự tin và dũng cảm để thổ lộ với người ấy, và mong rằng người ta cũng sẽ đáp lại tình cảm của bạn một cách chân thành nhất.

                 DÀNH CHO NHỮNG AI MUỐN NỐI LẠI TÌNH XƯA !
             Mất rồi lại được, được rồi lại mất. Cuộc sống có những điều thật bất ngờ mà dường như đã được định sẳn...
             Bạn phải nhận ra rằng cả hai có cùng chung ký ức...Kỹ niệm xưa chợt ùa về...Một vòng tròn lớn - vòng tròn TÌNH YÊU.
            Không có tình yêu nào vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu. Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và sắp sửa yêu sẽ mãi mãi được HẠNH PHÚC ! ...

        Dany (TH)                                                            

TƯ MƯỚN LÊN ĐỜI (tiếp theo và hết)

Sáng mùng một tết, nhà Tư mướn ồn ào tấp nập như ngày hội, khách khứa vào ra nườm nượp mà hồi nào đến giờ đây là lần đầu tiên nhà Tư mướn đông đến thế; có cả ông làng, ông xã, ông xóm, ông thôn đầy đủ; sau khi chúc tết như phong tục tập quán còn có cả bài diễn văn phát huy Tư mướn đã “vượt khó, thoát nghèo, tiến lên làm giàu”; tiếng vỗ tay rôm rốp. Tư mướn sướng hết chỗ nói, khui chai rượu tây mời mọi người, còn vợ Tư mướn vui quá xá cười toe toét lòi cả mấy cái răng vàng mới bịt hôm tháng chạp, bây giờ chị mới thấy chồng mình nói đúng, nếu không có chai rượu tây lấy gì mà đãi khách đặc biệt này. Những ngày kế tiếp, khách khứa tiệc tùng liên miên, nhậu nhẹt tưng bừng thâu đêm suốt sáng, dàn karaoke phát hết công suất, hoạt động “hai bốn trên hai bốn” phục vụ các danh ca đang "hăng" nhờ rượu bia làm tưng bừng cả xóm, thế mới đúng là không khí xuân chứ! Thế mới đúng là Tư mướn đã “lên đời” rồi chứ!

Rồi thì cái “thời oanh liệt” kia nhanh chóng qua đi, sau những ngày tết huy hoàng hoành tráng, trở lại cuộc sống thường ngày, tiền trong nhà cạn kiệt mà chẳng thấy cái ông dự án du lịch đâu cả; nợ Ngân hàng quá hạn giấy báo liên tục gởi về; nợ mụ Chín ù mấy tháng nay chưa trả tiền lời gặp đâu mụ ấy chí chóe đó, rồi thì tiền điện, tiền nước, tiền gaz…Tư mướn lo quýnh lên ăn ngủ không yên, người gầy rộc hẳn đi, đôi má tóp rọp, mắt thâm quầng sâu hoắm, tóc bạc trắng. Vợ chồng con cái lại tiếp tục đi làm mướn; kẻ xấu bụng thì mỉa mai –Anh chị Tư bây giờ thành ông chủ, bà chủ rồi; tụi tui làm gì dám mướn, có khi tụi tui đi làm mướn lại cho anh chị thì có. Người tốt bụng thương cho cái hoàn cảnh trớ trêu của Tư mướn chỉ biết lắc đầu, thở dài. Bà Hai Đại thì dăm bữa nửa tháng xách tới cho mấy lon gạo của ít lòng nhiều. Tư mướn chẳng còn biết đường nào mà tính, lại phải đi gặp Bảy cò lần nữa thôi Tư mướn nghĩ thế rồi khăn gói qua nhà Bảy cò
-Bảy cò, sao đến giờ này chưa thấy cái ông dự án du lịch đâu cả hà mày?
-Tui nghe nói (cũng là nghe nói) đó là dự án treo nên bị hủy rồi, nhưng mà ít năm nữa thế nào cũng có người tới làm dự án du lịch, anh Tư cứ chờ đi.
-Làm sao mà chờ với đợi được nữa, hay là mày môi giới bán dùm tao, huê hồng bao nhiêu cũng được.
-Miếng rẫy đó không làm du lịch thì biết mua để làm gì.

Tư mướn thiu thỉu ra về mà lòng rối như tơ vò không biết đường nào mà gỡ, treo bảng bán nhà cũng chẳng thấy ai đến mua, mụ Chín ù thì ngày càng làm dữ, nhiều hôm Tư mướn trốn biệt trên rẫy mãi tới tối om mới dám mò về nhưng đâu thoát khỏi tay mụ, mờ sáng chưa tỏ mặt người đã đến đầu ngõ chưỡi la lá. Rồi thì xe honda, bàn, ghế, tủ, giường, ti vi, đầu máy, bếp gaz, tủ lạnh …lần lượt bị mụ Chín ù siết nợ hết; mua mười mụ chỉ tính hai, ba cũng phải ngậm đắng nuốt cay mà chịu. Bây giờ ban đêm nhà Tư mướn không dám bật đèn tối đen như mực, còn vợ Tư mướn tranh tối tranh sáng ngồi bên 3 cục đá thổi cơm cho mấy đứa nhỏ. Thế là Tư mướn “mèo lại hoàn mèo”, mà mèo bây giờ còm nhom gánh thêm cả khối nợ nặng trình trịch. Mỗi lần có ba chén rượu vào lại lè nhè chưởi đổng một câu triết lý không biết nghe được ở đâu “cha nó chớ, đời là thế đó”.

Đoạn kết: Nghe nói một thời gian sau, có người bạn Việt kiều thời khố rách áo ôm với Tư mướn về thăm quê hương tìm bạn bè, thấu hiểu hoàn cảnh “lên đời” của Tư mướn nên mua lại căn nhà đồ sộ kia nhưng vẫn để vợ chồng con cái Tư mướn tiếp tục ở, chừng nào làm ăn khá giả rồi tính. Tư mướn lấy số tiền đó trả nợ Ngân hàng, trả nợ mụ Chín ù, chuộc lại tài sản bị siết nợ. Người bạn tốt bụng kia còn giúp vốn mở quán ăn giá bình dân phục vụ mọi tầng lớp, khách du lịch sang trọng cũng được, khách tại chỗ lai rai cá khô rượu đế cũng xong. Bây giờ Tư mướn mới thực sự thoát kiếp làm mướn, trở thành ông chủ nhưng là chủ quán.

Chiều chiều nếu ai đi ngang qua quán Tư mướn sẽ thấy ông chủ quán ngồi rung đùi lai rai với mấy người bạn hàng xóm, lúc nào cũng thế, khi rượu vào đã rồi đều “phát biểu” duy nhất một câu cũng là triết lý “đời người nay lên voi mai xuống chó chẳng biết đâu mà lường, thôi thì lên đời được lúc nào hay lúc đó”./.

PĐN

Đông ơi

Đến như ngày xưa ấy thăm nhau
Đông ơi một sáng của thủa nào
Gió lùa lành lạnh dư âm cũ
Thổi tới đời nhau những nghẹn ngào

Thổi đi đông ơi thổi đi em
Hừng lên ngọn lửa sớm mai êm
Một thủa yên bình xưa đã mất
Đông ơi hơi ấm thủa năm nào

Tôi lại vừa tìm vừa mất nhau
Lối xưa một tối lắm ngọt ngào
Thôi chút nồng nàn xưa như đã
Như đã là thôi không có nhau

Tặng ĐTĐ

LỜI NHẮN TRONG ĐÊM


ĐÊM ......

Em thường nghĩ về anh
Và bài thơ ngày xưa còn dang dở
Câu xuống hàng anh viết vỏn vẹn một từ yêu ...
Một từ thôi ... thế mà thơm vở
Mãi bây giờ lơ lửng ở quanh em


Đêm!.....

Em thường nghĩ về anh
Ngày bỏ đi ta không gặp mặt
Đâu có phải ..chỉ là điều vụn vặt
Để cuối cùng lơ lửng nửa bài thơ...


Đêm!.....

Em thường hát bài Đêm Cuối
Nói cho cạn lời chỉ mình em nghe
À không phải ... còn bài thơ dang dở
Đang thở dài trăn trở theo em!

Anh ơi ....đêm !!!


KIM HƯƠNG - LAGI

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Lặng Lẽ Câu Thơ

Sông dài quanh quẩn về đâu
Một đời đứng đợi tình sâu muôn trùng
Ngã vào trong cõi tận cùng
Chơi vơi tiếng gọi chập chùng tỉnh mơ
Sao mình để rối tóc tơ
Phím đàn lặng lẽ câu thơ lạc vần


Các bạn hãy bỏ ra một vài phút để xem đoạn phim ngắn này

http://www.flixxy.com/game-of-survival.htm

Chồng ngoan nhờ vợ, năm nay cho mấy bà lên mặt










Cứ mỗi lần lễ tình nhân, hay ngày tôn vinh mẹ hiền trở về, là mấy anh con trai lo toát cả mồ hôi, chạy đôn chạy đáo để mà mua bông mua quà, còn mấy ông viết lách thì hết lời ca tụng và tôn vinh phe đàn bà con gái, khiến cho cánh kẹp tóc cứ vểnh tai cối lên mà nghe, cánh mũi nở to như trái cà chua và cảm thấy đời bỗng dưng “dzui”.

Dịp mồng tám tháng ba, ngày quốc tế phụ nữ năm nay, có một anh chàng độc thân vui tính đã viết :

- Đời không có đàn bà con gái giống như một ngày mà không có mặt trời. Ủ dột và tê tái.

Nếu như anh chàng độc thân này mà rời bỏ binh chủng “phòng không” của mình, để gia nhập lực lượng “lính thủy đánh bộ”, chắc chắn anh ta sẽ được liệt vào hàng “tôn thờ” bà xã theo kiểu:
- Kính vợ đắc thọ,
Sợ vợ sống lâu,
Nể vợ ta hết u sầu,
Để vợ lên đầu,
Thì trường sinh bất lão.
Mà quả đúng như vậy, nếu bà xã là mặt trời, thì lúc nào mà chẳng ở vào cái thế “thượng phong”, vì mặt trời luôn luôn chẳng chiếu sáng trên đầu chúng ta.
Ngày xưa khi học về ca dao tục ngữ, gã vẫn còn nhớ bài “Mười thương”:
- Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng qua tua dịu dàng.
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương cô ở một mình,
Mười thương con mắt có tình với ai.

Thế nhưng, ngày phụ nữ đòi quyền sống năm nay, một anh bạn của gã tận mãi bên Đan Mạch, không biết tự mình sáng tác, hay đã đọc được ở đâu đó, bèn gửi cho gã một bài thơ cùng một thể thức và cũng mang tựa đề là “Mười thương” được nhái theo bài ca dao trên, gọi là để góp tiếng ngợi ca phe kẹp tóc:

- Một thương đôi má của nàng,
Xoa toan mỹ phẩm, anh tàn tháng lương.
Hai thương giọng ngọt như đường,
Nàng xin một tiếng, vua nhường mất ngôi.
Ba thương đo đỏ đôi môi,
Anh không hôn được, sợ trôi son nàng.
Bốn thương mười ngón thiên đàng,
Móng nàng lạ lắm : lúc vàng, lúc xanh.
Năm thương đôi mắt long lanh,
Liếc tình, cọp cũng biến thành nai tơ.
Sáu thương cái nết ngây thơ,
Quen nàng một tháng, anh khờ ba năm.
Bảy thương cái mặt chầm dầm,
Đòi mua vài cái áo đầm mới vui.
Tám thương mái tóc buông xuôi,
Làm anh té xỉu bởi mùi dầu thơm.
Chín thương nàng biết nấu cơm,
Lớp khê, lớp khét, thằng bờm chạy xa.
Mười thương tính chẳng xa hoa,
Vòng vàng không khoái, hột xoàn nàng mê.
Đời trai sao lắm ê chề,
Thương xong mười cái anh về chăn trâu.

Gọi là góp tiếng để ngợi ca phe kẹp tóc theo cái kiểu này, thì đúng là tên phản phé, đâm sau lưng các…nữ chiến sĩ rồi còn gì.

Riêng phần gã, gã xin mượn phần đất của bài viết hôm nay, để tôn vinh công sức của các bà vợ.

Thực vậy, có người đã định nghĩa chữ “vợ” như sau :

- Vợ là mẹ các con ta,
Thường kêu “bà xã”, hiệu là “phu nhân”.
Vợ là tổng hợp bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền.
Vợ là ngân khố, kho tiền,
Gửi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra.
Vợ là biển cả bao la,
Đôi khi nổi sóng, khiến ta chìm phà.
Vợ là âm nhạc, thi ca,
Vừa là cô giáo, vừa là luật sư.
Cả gan đấu khẩu vợ ư?
Cá ươn không muối, chồng hư cãi lời.
Chồng ơi! Đừng có dại khờ,
Vợ đi, thì biết cậy nhờ vào ai?
Vợ là phước, lộc, thọ, tài,
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.

Bài thơ trên đã diễn đạt một cách phong phú ý tưởng của câu “ranh ngôn” :

- Vợ không có công sinh ra ta, nhưng lại có công nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người.

Hay như một câu ca dao thời nay :

- Dù không sinh đẻ ra ta,
Nhưng công dưỡng dục thật là lớn lao.

Dựa vào câu “ranh ngôn” cũng như câu ca dao trên, gã thấy công sức của vợ được chia thành hai loại:

Loại thứ nhất, đó là công sức nuôi dưỡng.

Mặc dù thỉnh thoảng cũng có tí luật trừ, đó là một vài anh đàn ông bỗng dưng giỏi chuyện bếp núc, phụ trách chế biến các món ăn ở những khách sạn năm sao và một vài chị đàn bà bỗng dưng mù tịt việc nấu nướng, chỉ nguyên việc thổi một nồi cơm, thì cũng đã trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét.

Tuy nhiên, phải công nhận rằng lãnh vực bếp núc là lãnh vực riêng của các nàng. Có bàn tay phụ nữ, bữa ăn được cải thiện trông thấy. Không còn cảnh chém to kho mặn…

Chính vì thế, nhiều anh chàng sinh viên đã gạ gẫm bạn gái của mình góp gạo thổi cơm chung. Rồi sau đó, việc gì đến, ăt sẽ phải đến. Và chuyện…ăn cơm trước kẻng đương nhiên sẽ xảy ra, với những hậu quả thật não nùng và bi đát , mà phần thiệt thòi bao giờ cũng nằm ở phía các nàng.

Ngày nay, hình như người ta thích dành cho mình cái danh hiệu là “từ mẫu”, tức là mẹ hiền. Mấy ông bác sĩ, mấy ông thày thuốc và ngay cả những vị lang băm cũng đều ra sức tự phong cho mình cái nhãn hiệu ấy:

- Lương y như từ mẫu.

Trong khi đó, mấy cô giáo nhà trẻ cũng say mê tập cho các em thuộc lứa tuổi babilac hát vang:

- Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo,
Đi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.
Cô và mẹ là hai cô giáo,
Mẹ và cô cũng như mẹ hiền.

Hiện giờ, chuyện an toàn thực phẩn đang là một vấn đề nóng bỏng được thiên hạ bàn tán. Phở thì có “phọc môn”, bún thì có hàn the, thịt lợn thì đang bị lở mồm long móng, thịt gà thịt vịt thì đang bị dịch cúm gia cầm, lúa gạo thì nhiễm thuốc trừ sâu và phân hóa học…

Cũng chính vì thế, để bảo đảm sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, các bà vợ đều bắt mọi người phải ăn cơm nhà, vừa bảo đảm, lại vừa đủ chất dinh dưỡng. Còn đâu nữa mỗi buổi sáng ra quán làm một tô phở tái béo ngậy, rồi nhâm nhi ly cà phê đen mà ba hoa chích chòe đủ mọi chuyện trên trời dưới đất với nhóm bạn hữu.

Thậm chí, nhiều khi đi dự đám tiệc, vợ cũng bắt chồng phải ăn cơm ở nhà trước cho chắc bụng. Hơn thế nữa, lỡ có uống dăm ba ly, thì cũng khó mà say được.

Nhiều bà vợ còn ra sức chăm sóc chồng một cách chu đáo, vượt ngoài mức độ cần thiết, cứ như một người mẹ chăm sóc đứa con bé bỏng của mình.

Chẳng hạn sau mỗi bữa cơm, phải “tráng miệng” bằng hai trái chuối, và trước khi đi ngủ, phải “lót lòng” bằng một ly cối đầy sữa…Thành thử ông chồng cứ mỗi ngày một phát tướng và vòng số hai cứ liên tục phát triển. Người vợ đâu có ngờ rằng cái vòng này càng to ra, thì vòng đời càng teo lại!

Nếu chẳng may ông chồng quá vui mà bị xỉn, thì đã có vợ lo pha nước chanh, đắp khăn nóng và thậm chí còn bôi vôi vào gan bàn chân để được mau tỉnh. Còn nếu chẳng may chồng bị đau yếu thì đã có vợ vội tìm thầy chạy thuốc, dành cho một chế độ “bồi dưỡng” mà ngày thường có nằm mơ cũng chẳng thấy. Vì thế, người ta đã bảo :

- Khi ta đau ốm xanh xao,
Vợ lo chăm sóc, hồng hào khỏe ngay.

Ông chồng mà nhõng nhẽo…chả muốn ăn, thì liền được rót vào tai những lời ngọt ngào :

- Bộ anh hổng còn thương em nữa sao? Em đã bỏ công lo lắng cho sức khỏe của anh từng ly từng tí, để vợ chồng mình được ăn ở đời kiếp với nhau. Vậy mà anh hổng chịu nghe lời em.

Tới nước này, thì ông chồng cũng giống như em bé, ầm một cái, ăn cho bà xã được vui lòng.

Tuy nhiên, đôi lúc sự chăm sóc trên cả tuyệt vời này, khiến cho ông chồng…ngao ngán. Nguyễn Niệm trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 7 ra ngày mồng 2 tháng 3 năm 2008, đã đưa ra một trường hợp điển hình như sau:

Một hôm, mấy tay “chiến hữu” đến rủ anh chồng đi…nhậu. Lúc chồng chuẩn bị lên đường, vợ bèn dặn dò đủ thứ:

- Nè, anh nhớ uống vừa phải thôi, còn chừa đường về.

- À, mà khi nhậu, anh phải nhớ ăn nhiều, bằng không sẽ bị đau bao tử nghe chưa!

Đến khi chồng phóng xe ra tới đầu ngõ, người vợ còn réo gọi, chạy theo đưa cho anh chồng chiếc áo mưa và nói:

- Sao anh bỏ áo mưa ở nhà, lỡ trời đổ mưa, bị cảm lạnh lại khổ thân.

Thái độ chăm sóc chồng trên mức…bình thường của vợ trước mặt đám “chiến hữu” khiến người chồng ngượng chín cả người, thiếu điều muốn độn thổ mà thôi…

Loại thứ hai, đó là công sức dạy bảo.

Vợ không phải chỉ bỏ công sức ra nuôi chồng khỏe, mà còn bỏ biết bao nhiêu công sức ra để giáo dục, nhờ đó mà chồng được “thuần hóa” và trở nên người “ích quốc, lợi gia”.

Thực vậy, gã đã từng thấy có những anh con giai, thuở còn độc thân, thì ngang tàng không ai chịu nổi, thế nhưng, cưới vợ xong chỉ một thời gian ngắn là bỏ được cái thói ngông nghênh của mình, chí thú làm ăn, khiến cho bà con lối xóm phải tâm phục, khẩu phục. Thì ra, sự dạy bảo của chị vợ, tuy âm thầm mà lại hiệu quả, theo kiểu “mưa dầm thấm đất”.

Gã đã sưu tầm được một số những lời dạy bảo đầy êm dịu của những chị vợ, xin ghi lại nơi đây để những anh chồng cùng suy gẫm và đem ra thực hành, khi gặp phải những tình huống tương tự.

Trước hết, khi còn ở trong nhà thì phải biết chia sẻ công việc “tề gia nội trợ” với chị vợ, chứ đừng lên mặt thầy đời, chỉ tay năm ngón. Một ông chồng đã thú nhận sự thất bại của mình trước những lời dụ dỗ ngọt ngào của vợ như sau:

- Vợ tui là khéo nhất nhà,
Rất hay sai vặt, nhưng là sai hay!
Anh ơi giúp em tí này,
Mang hộ cái đấy vào đây anh à.
Cái này thì hãy mang ra,
Mang vào cái đấy mang ra cái này.
Vào ra giúp hộ tối ngày,
Cái tai vẫn khoái, cái tay vẫn đều.
Vợ tui đúng thật là siêu,
Sai mà sai khéo, sai yêu, sai tình. (Bắc Tiếu)

Còn khi ra ngoài ngõ, thì phải nhớ lời vợ dặn :

- Lái xe ra khỏi cổng nhà,
Vợ kêu giật ngược, diết da dặn rằng :
Một đừng mơ mộng thơ trăng,
Đụng xe, thi sĩ gẫy răng u đầu.
Hai đừng giữ ống nghe lâu,
Gái tơ õng ẹo ghẹo đầu dây kia.
Ba đừng ghé quán rượu bia,
Bốc men tơ tưởng nọ kia khó lường.
Bốn đừng mua báo dọc đường,
Bìa in hoa hậu soi gương liếc cười.
Năm đừng liến láo con ngươi,
Đồng nghiệp váy ngắn ẹo người đi qua.
Sáu đừng hoang phí thời gian,
Ngồi lâu trộm nghía cô hàng cà phê.
Bảy đừng thấy phở mà mê,
Ăn vào loét dạ, lại chê cơm nhà.
Tám đừng hò hát lang thang,
Tiếp viên ca sĩ giả ma hớp hồn.
Chín đừng dạo bước hoàng hôn,
Công viên hoa lá cô hồn rủ rê.
Mười đừng ghé rạp xi nê,
Ti vi nhà sẵn, lẹ về coi phim.
Rõ chưa, vợ hét đứng tim,
Đừng hòng tưởng bở như chim sổ lồng.
Mà này! Nhắc lại cho thông,
Nếu không, tui quyết nhốt ông ở nhà.

Ở mọi nơi và trong mọi lúc, vợ luôn có những hành động phù hợp, để giáo dục chồng:

- Sợ ta đi trật đường rày,
Vợ liền theo dõi kéo ngay về nhà,
Khi ta tán tỉnh ba hoa,
Vợ liền “quát nạt” để mà răn đe.

Tới đây gã xin kể lại một câu truyện trong sách “Cổ Học Tinh Hoa” để thấy được rằng nếu chịu khó nghe lời vợ dạy, thì sẽ trở nên một con người đức độ và thành đạt.

Án Tử làm tướng nước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.

Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cương, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin từ bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi :

- Tại làm sao ?

Nàng nói :

- Án Tử người gầy thấp và bé nhỏ, nhưng làm đến tướng nước Tề, danh tiếng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông ấy vẫn có ý chín chắn và khiêm nhường, như chưa bằng ai. Chớ như chàng cao lớn đẫy đà, mới chỉ làm được một tên đánh xe tầm thường và hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng. Thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi.

Từ hôm ấy, tên đánh xe bỏ được cái bộ vênh váo, chừa được cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế, lấy làm lạ, bèn hỏi. Tên đánh xe bèn đem việc nhà mà kể lại. Án Tử bèn cất cho làm đại phu.

Sở dĩ Án Tử chừa bỏ được cái thói “tự cao hão” và làm tới chức đại phu cũng chỉ vì đã nghe lời vợ dạy,

Tuy nhiên, đôi khi cũng có những ông chồng cứng đầu cứng cổ, thì lúc đó người vợ sẽ áp dụng chiến thuật “bất bạo động”: không nói, không cười, không cộng tác và không làm gì hết.

Hay tạo nên một tình huống “chiến tranh lạnh”: ban ngày thì mặt mũi ủ rũ như treo cờ tang, còn ban đêm thì…”cấm vận”, mỗi người ngủ một nơi.

Sau cùng, “tối hậu thu” được đưa ra một cách âm thầm, đó là người vợ sẽ lặng lẽ khăn gói quả mướp về với bu, để dạy cho chồng một bài học thế nào là vâng lời vợ và thế nào là lễ độ với vợ. Tới đây, muốn được ổn định lại cuộc sống, người chồng đành phải năn nỉ ỉ ôi, xin vợ tha thứ, để rồi “mời nàng về…dinh”.

Kinh nghiệm cay đắng này, sẽ làm cho người chồng mau mắn “hạ quyết tâm”:

- Vợ mà dạy, phải lắng nghe,
Mai sau “khôn lớn”, mà khoe mọi người.

Tóm lại, gã xin kính cẩn nghiêng mình trước những người vợ đã cư xử như một người mẹ và đã góp rất nhiều công sức vào sự nghiệp “nuôi chồng khỏe, dạy chồng ngoan”.

Chim cánh cụt

Television và Cellular Phone

Wife is like TV
girlfriend is like MOBILE (Cell)

At home watch TV
go out bring MOBILE

No money, sell TV
Got money change MOBILE

Sometimes enjoy TV
but most of the time play with MOBILE

TV is free for life
but MOBILE if you don't pay, the services will be terminated

TV is big, bulky and most of the time old!
But MOBILE is cute, slim, curvy and very portable at any time

Operational cost for TV is often acceptable
but for MOBILE is high and often demanding

TV got remote
MOBILE don't have

Most important, MOBILE is two ways communication (talk and listen)
but with TV you MUST listen to it (either you want to hear nagging or not)

Last but not least! TV do not have virus, but MOBILE, yes, they do have VIRUS!

Có Những Niềm Riêng - Tuấn Ngọc

MƯỜI NGUYÊN TẮC THỌ THÊM NHIỀU TUỔI










1. Câu châm ngôn thứ nhất:
“Trong thiên hạ, không có chuyện làm biếng mà có thể có một thân thể khỏe mạnh.”










2. Câu châm ngôn thứ hai:
-Ði với những việc không vui vẻ của dĩ vãng và nghịch cảnh, không thấy khó chịu.
-Ðối với những ngày sắp tới không có ước vọng quá cao, nhưng luôn cầu bình an hạnh phúc.

Ba DƯỠNG

1. Bảo dưỡng.
2. Dinhdưỡng.
3. Tu dưỡng.

Bốn QUÊN

1. Quên tuổi tác.
2. Quên tiền tài.
3. Quên con cái.
4. Quên buồn phiền.

Năm PHÚC

1. Có thân thể mạnh khỏe, gọi là phúc.
2. Có vui thú đọc sách, gọi là phúc.
3. Có bạn bè tri kỷ, gọi là phúc.
4. Có người nhớ đến anh, gọi là phúc.
5. Làm những việc mà mình thích làm, gọi là phúc.

Sáu VUI

1. Một vui là hưu nhưng không nghĩ.
2. Hai vui là con cái độc lập.
3. Ba vui là vô dục tắc cương.
4. Bốn vui là vui vẻ vấn tâm mà không xấu hổ..
5. Năm vui là có nhiều bạn hữu.
6. Sáu vui là tâm tình không già.

Bẩy SUNG SƯỚNG

1. Biết đủ thường sung sướng.
2. Biết giải trí khi nhàn rỗi.
3. Biết đắc chí tìm niềm vui.
4. Khi cấp thời biết tìm niềm vui.
5. Biết dùng người làm vui.
6. Biết vui khi hành thiện.
7. Bình an là vui nhất.

Tám CHÚT XÍU

1. Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa.
2. Ðầu óc hoạt động thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít thêm một chút nữa.
4. Ðộ lượng nhiều hơn một chútnữa.
5. Lòng rộng rãi thêm một chút nữa.
6. Làm việc nhiều thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng thêm chút xíu nữa.
8. Mĩm cười nhiều thêm chút nữa.

Chín THƯỜNG

1. Răng thường ngậm.
2. Nước miếng thường nuốt.
3. Mũi thường vê.
4. Mắt thường động.
5. Mặt thường lau.
6. Chân thường xoa (bóp).
7. Bụng thường xoay.
8. Chi thường vươn.
9. Hậu môn thường co bóp

MƯỜI NGUYÊN TẮC KHỎE MẠNH

1. Ít thịt, nhiều rau.
2. Ít mặn, nhiều chua.
3. Ít đường, nhiều trái cây.
4. Ít ăn, nhai nhiều.
5. Ít áo, tắm nhiều.
6. Ít nói, làm nhiều.
7. Ít muốn, bố thí nhiều.
8. Ít ưu tư, ngủ nhiều hơn.
9. Ít đi xe, đi bộ nhiều.
10. Ít nóng giận, cười nhiều hơn.

TƯ MƯỚN LÊN ĐỜI (tiếp theo)

-Gia đình mình cơ cực nhiều năm rồi, con cái cũng đã bắt đầu lớn, có bè có bạn; nhà cửa thì rách nát tả tơi, che nắng thì được chứ mùa mưa sắp tới lấy gì mà trú. Tôi tính phải làm cái nhà mà ở.
Vợ anh Tư mướn nghe cũng thấy hợp lý, thế là kế hoạch làm nhà mới nhanh chóng được cả hai vợ chồng “nhất trí thông qua”. Sáng hôm sau, anh Năm thợ hồ được mời đến để tính việc xây nhà; anh chưa từng qua trường lớp xây dựng nào cả, cha là thợ hồ, theo phụ hồ rồi làm thợ chính, nhiều năm theo nhà thầu xây dựng các công trình lớn thành ra “trình độ” ngày càng “cứng”; tuy chữ nghĩa chẳng có bao nhiêu nhưng nhanh trí, tâm huyết với nghề nghiệp cha truyền con nối nên càng làm tay nghề càng cao; mấy năm gần đây anh tự nhận công trình kêu thêm thợ để thi công; thượng vàng hạ cám xây bất cứ thứ gì từ cái chuồng heo đến cái sân, cổng rào, nhà cửa lớn nhỏ anh đều nhận tuốt luốt, thế mà chưa một ai than phiền vì sao công trình mau xuống cấp hoặc không đúng kỹ thuật, tội một cái là chưa có công trình nào anh xây dựng mà không phát sinh, khi thì thêm cái này, khi thì thêm cái kia nên ai cũng gọi anh là Năm phát sinh, nghe kêu “biệt danh” riết rồi thành quen, anh chỉ cười hè hè.
-Chú Năm nè! Tui có 50 triệu đồng, chú tính toán xây dựng cho tui cái nhà có nơi vợ chồng con cái tránh nắng trú mưa; mà tui nói trước, chỉ có bấy nhiêu thôi, chú mà phát sinh là chú phải chịu đó, tui không biết lấy gì để trả đâu.
-Anh Tư nói thế chứ có bao giờ em phát sinh đâu, em chỉ có ý kiến, chủ nhà đồng ý em mới dám làm chứ.
Với ngần ấy tiền, chỉ cần 30 phút, Năm phát sinh phác thảo ra ngay quy cách nhà cửa, vật liệu thứ gì, loại nào bao nhiêu, công thợ thế nào, tiền bạc ra sao…Năm phát sinh nói một mạch khỏi cần giấy viết tính toán gì cả. Nhà tuy nhỏ, đơn giản, các kỹ sư xây dựng khó mà xếp vào loại nhà cấp mấy nhưng vẫn hơn cái nhà tồi tàn mà gia đình anh ăn ở mấy mươi năm qua gấp trăm lần; cả nhà anh Tư mướn bận rộn với công việc làm nhà, nào là kêu xe đổ cát, đá, xi măng; nào là nước uống, mì gói cho thợ ăn giữa bữa… Chưa xây xong cái kiềng, Năm phát sinh đã có “ý kiến”:
-Thế anh không định xây cái toa lét thì đi vệ sinh chỗ nào? Rồi nấu ăn chỗ nào?
Năm phát sinh nó nói không sai, có nhà xây bằng gạch tuy không to lớn hiện đại nhưng người ta đi ngang qua thế nào cũng nhìn vào mà bắt gặp ngồi chòm hỏm ngoài vườn thì làm sao mà coi cho được; còn “phòng tắm” chỉ bằng 4 cây cọc cắm sau nhà, chung quanh che bằng mấy cái võ bao phân hóa học xin của nhà hàng xóm, đang tắm mà gió mạnh tốc mấy cái võ bao hoặc bay luôn cái “phòng tắm” có nước độn thổ; rồi nấu ăn chẳng lẽ vẫn tiếp tục kê 3 cục đá ngoài vườn mùa mưa thì sao…bao nhiêu thứ “phát sinh” làm anh Tư mướn phải suy nghĩ cả ngày, mà làm thêm thì lấy đâu ra tiền. Anh phải gặp Bảy cò thôi. Sau khi kể rõ sự tình, anh nói:
-Bảy cò, tao còn miếng rẫy, có mua tao bán luôn cho.
-Tui mua miếng rẫy đó làm gì. Mà anh sắp trúng số độc đắc rồi chẳng qua là anh không biết đó thôi.
-Cái đầu tao đang rối tung lên mà mày còn giỡn được.
-Tui nghe nói miếng rẫy của anh nằm trong dự án du lịch, sau tết người ta sẽ tiến hành bồi thường giải tỏa, trị giá cả tỷ đồng, không trúng số độc đắc thì là gì nữa.
-Nhưng tao cần bán để có tiền tiếp tục làm nhà, chờ sau tết không được vì cái nhà cũ tao phá đi rồi, lấy chỗ để mở móng làm nhà mới, giờ lấy gì mà ở?
-Dễ ợt, tui bày cho anh một chiêu là xong ngay. Ngày mai anh cầm cuốn “sổ đỏ” tới Ngân hàng thế chấp, vay bao nhiêu lại không được; sau tết nhận tiền của dự án trả nợ xong, còn lại gởi Ngân hàng, hàng tháng chỉ cần lấy tiền lời vợ chồng con cái anh xài cũng chẳng hết, khỏi phải đi làm chi cho nó mệt.
Anh Tư mướn nghe Bảy cò nói mà như mở cờ trong bụng, lần trước nó nói mình sắp giàu to có mơ cũng không thấy, thiệt đúng như vậy, lần này có lẽ cũng thế, hèn gì người ta nói gặp Bảy cò chuyện gì cũng xong. Từ Ngân hàng vừa về tới nhà anh đã gọi Năm phát sinh đến “tuyên bố” xây thêm phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp…thứ nào ra thứ đó hẳn hoi, trang trí hiện đại, mái tôn xi măng được thay bằng ngói Biên Hòa, trần thạch cao treo đèn chùm, nền lót gạch men hiệu ITALI, phòng tắm nước nóng nước lạnh đầy đủ; sân đúc bằng xi măng, có cổng có rào tươm tất, xây thêm hồ cá kiểng có hòn non bộ…Tư mướn nhớ lại nhà Bảy cò có thứ gì là “ra lệnh” cho Năm phát sinh làm như thế, tiền bạc không thành vấn đề; mà phải làm “khẩn trương” cho kịp trước tết. Mấy ngày liền xe chở vật liệu ùn ùn đổ tung bụi mù mịt, thợ hồ được Năm phát sinh huy động đông gấp hai gấp ba. Anh Tư mướn suốt ngày tất bật yêu cầu làm thêm chỗ này, chỉnh lại chỗ kia cho vừa ý, rồi còn phải tranh thủ tới mấy nhà giàu như nhà ông Hai Đại xem cách bài trí để về bắt chước. Cả làng không ai biết Tư mướn “giàu lên” do vay Ngân hàng mà chỉ biết từ miệng Bảy cò nói Tư mướn trúng số độc đắc, có người mừng cho Tư mướn thoát kiếp làm mướn, có người thì chìa môi ganh tị.
Nhà xây xong tiền vay Ngân hàng cũng vừa hết, chẳng lẽ chỉ có cái vỏ mà ruột trống không, thế là một lần nữa Bảy cò lại có dịp trổ tài làm “quân sư” cho Tư mướn. Đến gặp mụ Chín ù, còn gọi là Chín mười phân chuyên nghề cho vay nóng, cứ vay một triệu mỗi tháng trả lãi một trăm ngàn đồng, cứ thế mà tính; người thì ù nu úc núc, lùn tịt như hột mít nhưng mỗi lần cất tiếng là làng trên xóm dưới đều nghe mồn một.
-Ai chứ anh Tư cần bao nhiêu cứ đến gặp em, chẳng qua tiền anh Tư mở tài khoản gởi Ngân hàng bận cất nhà chưa rút về thôi, chứ cả cái làng này ai lại không biết anh trúng số độc đắc.
Thế là Tủ lạnh, bếp gaz, xe Hon da tay ga, bàn, ghế, tủ, giường… được Tư mướn sắm đầy đủ, ra đường một anh Tư, hai anh Tư; cái tên Tư mướn tự nhiên mất hết chữ mướn từ lúc nào chẳng ai còn nhớ; điệu bộ đi đứng, ăn nói cũng thay đổi “trăm tám” mà phải mất cả tuần lễ Tư mướn tập tới tập lui cho nó giống người giàu có. Hình ảnh cái nhà mới cứ chập chà chập chờn trong đầu làm Tư mướn nhiều đêm ngủ không được cứ đi vào đi ra, có đêm anh dậy bật sáng tất cả đèn điện trong nhà ngoài sân rồi ngắm nghía thỏa thê, còn đi ra ngoài đường đóng vai người khách lạ vô tình đi qua thấy nhà đẹp đứng lại nhìn mà thấy lòng sướng rân lên. Không biết đây là thật hay là mơ. Tư mướn tự véo thật mạnh vào cánh tay mình. Mà nó đau thật.
(còn nữa)
PĐN

CHIỀU ĐỒI CÁT

Giờ lại trở về đây
Mũi né đồi cát bay
Quên sao những tháng ngày
Cùng nhau tay trong tay
lòng xao xuyến tràn đầy

Mái tóc dài thuở ấy
Thoảng mùi hương gió bay
Má ửng đỏ hây hây
Trong nắng chiều chợt dậy
Em bên tôi thơ ngây



Gió lay cát nhẹ bay
Mắt hiền trông đắm say
Nắng dậy tình ngất ngây
Môi hồng xinh mộng đầy
Tình tôi em nào hay

Giờ ngồi lại nơi nầy
Cùng nắng gió cát bay
Khi chiều buông nơi đây
Hàng phi lao khẽ lay
Dáng gầy em xa tay




Cho tôi xin một ngày
Theo dấu chân xưa bay
Cho qua vài vạn ngày
Dù mái tóc đổi thay
Tình trong cát mãi đầy...

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

XUÂN SỚM

Nắng lên sớm sương mai tan vào lá
Con chim xanh ríu rít dưới nhành xuân
Xuân đang đến trên đất trời quê mẹ
Trong tiếng râm rang vò vẽ gọi bầy.

Như cánh én mang xuân về cho đất
Như mây cao mang xuân đến bên trời
Em rạng rỡ trong áo hoa màu biếc
Mang xuân về trong anh với em ơi.

HÌNH ẢNH VUI VỀ MÈO !

Năm TÂN MÃO đã đến rồi => Kính mời Thầy Cô,các Anh Chị,và các Bạn thuởng thức vài "HÌNH ẢNH VUI VỀ MÈO"==>VUI CUỜI mấy ngày XUÂN==>Hì,hì...Hà,hà...Hè,hè...