(Rầu tiếp tục như thế này nữa Mai Thân à…)
-Anh có 2 sào ruộng, mỗi mùa thu được mấy hạt lúa đâu, anh có bán không, tôi mua.
Anh Tư mướn nghĩ, thằng Bảy cò nó nói không sai, có năm, rơm rạ cũng không có cho bò gặm nữa chứ đừng nói là lúa. Mà nó mua làm gì vậy cà? À! Chắc là có mối mang gì đây.
-Nếu tao bán, mày mua bao nhiêu tiền?
-Mỗi sào 25 triệu, vị chi 2 sào là 50 triệu.
Tư mướn giật thót mình nghĩ, những 50 triệu đồng, đúng là số tiền nhiều đến mức có mơ cũng không thấy.
-Nói vậy thôi, để tối nay tao hỏi ý bả xem, rồi trả lời mày sau.
-Ừ! Anh cứ nói chuyện với chị Tư rồi trả lời tôi sớm sớm. Nay mai tôi đổi ý có bán 1 triệu đồng tôi cũng chả thèm mua.
Vợ chồng tính tới tính lui cuối cùng chị Tư cũng “quyết định” bán đi lấy tiền làm vốn kiếm cái nghề nào khác cho nó đỡ cực nhọc hơn cái nghề làm mướn. Mới mờ sáng hôm sau Bảy cò đã í ới ngoài cửa.
-Sao anh Tư? Vợ chồng anh tính thế nào rồi?
-Vợ tao nó đồng ý bán cho mày rồi đó.
Một tuần sau, Bảy cò đưa tờ giấy đánh máy hẳn hoi, viết cái gì trong đó anh cũng chả biết, mà nếu có đánh vần chắc cả buổi mới xong, nghe nó nói đây là giấy mua bán ruộng, anh chỉ việc nguệch ngoạc chữ tờ ư tư vào cuối tờ giấy là được. Cầm gói tiền dày cộm, phẳng phiu, thơm nức mùi giấy mà người cứ run lên bần bật, mắt mờ đi; cả đời vợ chồng con cái đi làm mướn cũng không làm sao kiếm nỗi số tiền lớn thế này; anh Tư mướn muốn đếm lại xem có đủ không cũng không biết đường nào mà đếm, trong nhà anh nhiều nhất là vài ba trăm ngàn, nhưng tiền trong nhà chưa bao giờ qua được một đêm; sáng có, chiều lại phải đi trả nợ chừa lại chút ít mua mấy ký gạo thế là hết sạch, huống hồ đây những năm mươi triệu đồng lận. Nghe nói, sau đó Bảy cò đã bán 2 sào ruộng này cho một “đại gia” ở Phan Thiết với giá 200 triệu đồng làm cây xăng vì địa thế gần đường; hèn gì nhà Bảy cò giàu có tiếng vùng này, còn có nhà ở khu đô thị Bắc Phan Thiết cho con đi học. Biết thế nhưng anh Tư mướn cũng không tiếc, bản tính vốn chân chất thật thà, nói một là một, hai là hai, bán là bán; hơn nữa số tiền mà anh Tư mướn có mơ suốt đời cũng không bao giờ có.
-Hay là Ba con Hai mua cái thúng chai và tay lưới ngày ngày ra biển kiếm ít cá mắm mua gạo.
-Không được đâu, cá gần bờ đâu còn nữa, người ta tàu lớn đi khơi xa hàng tháng có khi còn lỗ tiền dầu nữa là huống hồ loanh quanh gần bờ.
-Hay là tui mở cho Má con Hai cái quán nhỏ nhỏ bán bánh kẹo và ít đồ lặt vặt kiếm đồng vô đồng ra.
-Cũng không được đâu, tui thấy người ta có cửa hàng tạp hóa to đùng kia thế mà ế ẩm, lưa thưa một ngày có mấy người đến mua hàng đâu, mà toàn là mua chịu. Mình mở quán chắc ít bữa hết vốn. Mà tôi có biết chữ đâu mà tính toán tiền bạc, ghi sổ nợ.
-Thôi chuyện này tính sau.
Kể từ hôm đó, anh Tư mướn không đi làm mướn nữa, ở nhà nghĩ cách làm ăn và giữ tiền; gần đây trộm cắp thường xuyên xảy ra, mới tháng trước ban đêm nhà ông Hai Đại có con ở nước ngoài thường xuyên gởi tiền về kín cổng cao tường đến thế mà nó “đột nhập”, xông thuốc mê cả nhà ngủ say như chết trộm mấy cây vàng còn lấy luôn chiếc xe honda hiệu gì gì đó nghe nói trị giá tới mấy chục triệu đồng; còn nhà mình, tênh hênh toang hoang thế này, tụi nó vô ra vô tư như nhà không chủ làm sao mà an tâm được. Để đánh lừa bọn trộm cắp, anh Tư mướn gói tiền thật kỹ bằng mấy lớp bao ny lông, chôn dưới khạp nước mắm ngoài hè nhà gần cửa sổ nơi anh ngủ, đêm đêm giật mình mở mắt là ngóc đầu lên nhìn xem cái khạp nước mắm có xê dịch chút nào không rồi mới yên lòng chợp mắt tiếp.
Trưa nay, thằng Bảy cò lần đầu tiên mời anh tới nhà ăn đám giổ, nhìn thấy vợ con nó trắng trẻo, mập mạp, quần này áo kia; nhà cửa khang trang sang trọng như lâu đài trong truyện cổ tích; còn vợ con mình, đầu tắt mặt tối, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nghĩ mà thấy thương, nghẹn nuốt không trôi miếng thịt luộc, chỉ uống vài ly rượu rồi ra về; anh vừa đi vừa nghĩ mông lung như người bị bệnh mộng du, về đến nhà lúc nào không hay chỉ đến khi con cún hí hí vẫy đuôi mừng rỡ anh mới tỉnh mộng. Cả đêm trằn trọc không ngủ, nghĩ tới nghĩ lui sao mà cái đầu nó tối thui như mực; bây giờ mình như triệu phú, tiền thì để đó, vợ con thì khổ cực trăm bề, nhà cửa thì rách nát không biết gọi là cái gì cho nó đúng, phải làm cái gì đây? Gần sáng, như phát hiện ra điều gì anh bật dậy, đánh thức vợ:
-Tui tính như vầy má con Hai nghe được không nghen.
(Còn nữa)
Anh Tư mướn nghĩ, thằng Bảy cò nó nói không sai, có năm, rơm rạ cũng không có cho bò gặm nữa chứ đừng nói là lúa. Mà nó mua làm gì vậy cà? À! Chắc là có mối mang gì đây.
-Nếu tao bán, mày mua bao nhiêu tiền?
-Mỗi sào 25 triệu, vị chi 2 sào là 50 triệu.
Tư mướn giật thót mình nghĩ, những 50 triệu đồng, đúng là số tiền nhiều đến mức có mơ cũng không thấy.
-Nói vậy thôi, để tối nay tao hỏi ý bả xem, rồi trả lời mày sau.
-Ừ! Anh cứ nói chuyện với chị Tư rồi trả lời tôi sớm sớm. Nay mai tôi đổi ý có bán 1 triệu đồng tôi cũng chả thèm mua.
Vợ chồng tính tới tính lui cuối cùng chị Tư cũng “quyết định” bán đi lấy tiền làm vốn kiếm cái nghề nào khác cho nó đỡ cực nhọc hơn cái nghề làm mướn. Mới mờ sáng hôm sau Bảy cò đã í ới ngoài cửa.
-Sao anh Tư? Vợ chồng anh tính thế nào rồi?
-Vợ tao nó đồng ý bán cho mày rồi đó.
Một tuần sau, Bảy cò đưa tờ giấy đánh máy hẳn hoi, viết cái gì trong đó anh cũng chả biết, mà nếu có đánh vần chắc cả buổi mới xong, nghe nó nói đây là giấy mua bán ruộng, anh chỉ việc nguệch ngoạc chữ tờ ư tư vào cuối tờ giấy là được. Cầm gói tiền dày cộm, phẳng phiu, thơm nức mùi giấy mà người cứ run lên bần bật, mắt mờ đi; cả đời vợ chồng con cái đi làm mướn cũng không làm sao kiếm nỗi số tiền lớn thế này; anh Tư mướn muốn đếm lại xem có đủ không cũng không biết đường nào mà đếm, trong nhà anh nhiều nhất là vài ba trăm ngàn, nhưng tiền trong nhà chưa bao giờ qua được một đêm; sáng có, chiều lại phải đi trả nợ chừa lại chút ít mua mấy ký gạo thế là hết sạch, huống hồ đây những năm mươi triệu đồng lận. Nghe nói, sau đó Bảy cò đã bán 2 sào ruộng này cho một “đại gia” ở Phan Thiết với giá 200 triệu đồng làm cây xăng vì địa thế gần đường; hèn gì nhà Bảy cò giàu có tiếng vùng này, còn có nhà ở khu đô thị Bắc Phan Thiết cho con đi học. Biết thế nhưng anh Tư mướn cũng không tiếc, bản tính vốn chân chất thật thà, nói một là một, hai là hai, bán là bán; hơn nữa số tiền mà anh Tư mướn có mơ suốt đời cũng không bao giờ có.
-Hay là Ba con Hai mua cái thúng chai và tay lưới ngày ngày ra biển kiếm ít cá mắm mua gạo.
-Không được đâu, cá gần bờ đâu còn nữa, người ta tàu lớn đi khơi xa hàng tháng có khi còn lỗ tiền dầu nữa là huống hồ loanh quanh gần bờ.
-Hay là tui mở cho Má con Hai cái quán nhỏ nhỏ bán bánh kẹo và ít đồ lặt vặt kiếm đồng vô đồng ra.
-Cũng không được đâu, tui thấy người ta có cửa hàng tạp hóa to đùng kia thế mà ế ẩm, lưa thưa một ngày có mấy người đến mua hàng đâu, mà toàn là mua chịu. Mình mở quán chắc ít bữa hết vốn. Mà tôi có biết chữ đâu mà tính toán tiền bạc, ghi sổ nợ.
-Thôi chuyện này tính sau.
Kể từ hôm đó, anh Tư mướn không đi làm mướn nữa, ở nhà nghĩ cách làm ăn và giữ tiền; gần đây trộm cắp thường xuyên xảy ra, mới tháng trước ban đêm nhà ông Hai Đại có con ở nước ngoài thường xuyên gởi tiền về kín cổng cao tường đến thế mà nó “đột nhập”, xông thuốc mê cả nhà ngủ say như chết trộm mấy cây vàng còn lấy luôn chiếc xe honda hiệu gì gì đó nghe nói trị giá tới mấy chục triệu đồng; còn nhà mình, tênh hênh toang hoang thế này, tụi nó vô ra vô tư như nhà không chủ làm sao mà an tâm được. Để đánh lừa bọn trộm cắp, anh Tư mướn gói tiền thật kỹ bằng mấy lớp bao ny lông, chôn dưới khạp nước mắm ngoài hè nhà gần cửa sổ nơi anh ngủ, đêm đêm giật mình mở mắt là ngóc đầu lên nhìn xem cái khạp nước mắm có xê dịch chút nào không rồi mới yên lòng chợp mắt tiếp.
Trưa nay, thằng Bảy cò lần đầu tiên mời anh tới nhà ăn đám giổ, nhìn thấy vợ con nó trắng trẻo, mập mạp, quần này áo kia; nhà cửa khang trang sang trọng như lâu đài trong truyện cổ tích; còn vợ con mình, đầu tắt mặt tối, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nghĩ mà thấy thương, nghẹn nuốt không trôi miếng thịt luộc, chỉ uống vài ly rượu rồi ra về; anh vừa đi vừa nghĩ mông lung như người bị bệnh mộng du, về đến nhà lúc nào không hay chỉ đến khi con cún hí hí vẫy đuôi mừng rỡ anh mới tỉnh mộng. Cả đêm trằn trọc không ngủ, nghĩ tới nghĩ lui sao mà cái đầu nó tối thui như mực; bây giờ mình như triệu phú, tiền thì để đó, vợ con thì khổ cực trăm bề, nhà cửa thì rách nát không biết gọi là cái gì cho nó đúng, phải làm cái gì đây? Gần sáng, như phát hiện ra điều gì anh bật dậy, đánh thức vợ:
-Tui tính như vầy má con Hai nghe được không nghen.
(Còn nữa)
Mùng 3 tết - PĐN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét