Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Mũi Né...Mưa

Mưa theo phố gió từng lớp bay

Mưa buồn cứ thế đến nơi này

Tâm ảnh cũng mờ theo nỗi nhớ

Theo giọt mưa dài bay mãi bay

Ta về trên phố thấy nhớ ai

Mưa đêm mưa ướt giấc mơ dài

Mong em đừng nhớ đừng rơi lệ

Để giọt mưa buồn không đắng cay

Mũi né chiều mưa mãi không thôi

Theo mưa từng đợt sóng vỗ dài

Ta về thăm chút hân hoan cũ

Thăm gió mưa xưa đã héo gầy

Tặng DTC

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Thầy Hoàng Thành Kai

Hình Thầy chụp tháng 6/2010 ở nhà cô Mòi

Hào, Thầy Kai, Huệ Hảo

Hào, Thầy Kai, Huệ Hảo, Của

Hào, Thầy Kai, Huệ Hảo

Thầy Kai, Hào

Mơ Khúc Tương Phùng



Lời bài hát

Mối tình ta dở dang bởi ... ai
Ước nguyện như thế nhưng chóng ... phai
Duyên tình hờ hững sống đời buồn khổ, hết rồi ngày vui trong niềm ân ái.
Ôi thời hạnh phúc đã trôi ... qua
Nhưng lòng ta vẫn luôn mơ ... xa
Mơ người yêu quý nhớ lại tình cũ để cùng ta vang khúc tương phùng ca

Một ... hôm gặp lại nhau, đời tươi vui cùng tia nắng trên cành hoa đào
Ta ... được gần bên nhau, mặc không gian, mặc cuộc sống ra thế nào
Lòng ... ta được hân hoan, cùng nhau ta có thể mơ những ngày sáng
Say đắm trong câu ca mơ màng, ta hát theo cung đàn của giấc mộng vàng.

The Animals - House of the Rising Sun (1964) High Definition [HD]

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

Thông Báo Về Hi5

Sáng nay Kế mở Yahoo mail để check thư thì thấy một e-mail mời tham gia vào Hi5 mà người mời là một người bạn của chúng ta. Kế liền liên lạc với người bạn này thì biết được là bạn ấy không gửi lời mời. Theo Kế suy đoán thì có thể một người nào đó vào xem blog của chúng ta đã mở trang liên lạc của blog và lấy tất cả những e-mail để mời tham gia vào Hi5. Tìm trên Google thì Wikipedia nói về Hi5 như sau:

" Hi5 is a social networking website. The company was founded in 2003 by Ramu Yalamanchi.[2] Bill Gossman was appointed CEO in April 2009,[3] and Alex St. John joined as President and CTO in November 2009.[4] In early 2010, hi5 acquired social gaming company, Big Six.[5] The company raised $20 million in series A venture capital from Mohr Davidow Ventures, as well as $15 million in venture debt, in 2007,[6] and announced it had raised $3 million convertible note from existing investor Mohr Davidow, bringing the funding up to $38 million

Hi5 là một mạng xã hội website. Công ty được thành lập năm 2003 bởi Ramu Yalamanchi . [2] Bill Gossman được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành trong năm 2009 Tháng tư, [3] và Alex St John tham gia là Chủ tịch và Giám đốc công nghệ trong tháng mười một năm 2009. [4] Vào đầu năm 2010, hi5 mua lại chơi game xã hội công ty, Big Six. [5] Công ty tăng 20 triệu USD vào loạt A vốn liên doanh từ Mohr Davidow Ventures, cũng như 15 triệu USD trong khoản nợ liên doanh, trong năm 2007, [6] và công bố nó đã lớn lên 3.000.000 $ lưu ý chuyển đổi từ hiện tại nhà đầu tư Mohr Davidow, nâng kinh phí lên đến 38.000.000 $
"

Để quảng bá trang blog của chúng ta, Blog được đặt dưới dạng Open để ai cũng có thể vào xem, nên có những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra (như trường hợp này). Xin thông báo đến các bạn biết và mong ý kiến của các bạn.

Thư Cô Phạm Thị Hoàng Xí

Thân gởi các em học sinh Trường TH Hải Long!

Được biết sắp tới các em sẽ tập trung về nhà Cô Hồng sau bao nhiêu năm xa cách. Hôm nay Cô có vài lời gởi đến các em; đầu tiên Cô chúc các em và gia đình sức khỏe, may mắn trong cuộc sống.

Các em thân mến! Chắc các em sẽ rất vui khi được gặp Thầy Cô giáo cũ và bạn bè đã 35 năm xa cách. Những kỷ niệm về trường xưa, về Thầy Cô giáo cũ sẽ được nhắc tới. Ngôi trường mà lúc trước chỉ có 15 Thầy Cô giáo, nhưng nay đã là 75 giáo viên và hãnh diện hơn nữa người Hiệu trưởng là một em học sinh Trường Hải Long.

Cho Cô gởi lời chia sẻ với những em cuộc sống còn khó khăn và cũng rất cảm ơn những tình cảm chân thành, những lời động viên mà các em trong cũng như ngoài nước đặc biệt là em Kế, Vinh, Giàu…đã dành cho Cô ( tuy có những em Cô không trực tiếp giảng dạy).

Hiện giờ sức khỏe của Cô không được như trước nhưng những lời thăm hỏi, động viên của các em đã giúp Cô có thêm nghị lực trong cuộc sống.

Người ta nói, nghề giáo như người lái đò đưa khách sang sông; Cô nghĩ khách sang sông có tình thì ngó lại, không thì qua đi, các em là những khách có tình đã đến với cô। Những học sinh thân thương và những Thầy Cô giáo cũ Cô không bao giờ quên được vì Trường Hải Long là nơi đầu tiên Cô đến giảng dạy và bắt đầu cho cuộc sống mới।

Cuối cùng Cô chúc các em và Thầy Cô sức khỏe, hạnh phúc, may mắn. Cho Cô gởi lời thăm Cô Hồng, Thầy Kai, Cô Bông. Chúc các anh chị khỏe và vui vẻ.

Phạm Thị Hoàng Xí

Tình Bạn Là Gì?

View more presentations or Upload your own.


Cao Hoàng Tấn

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Kính Chào Thầy Cô, Các Anh Chị Và Các Bạn

Thành vừa mới gặp anh Kế "HGK". hôm thứ bảy 10/23/10 tại tư thất của anh Sang "Vương Ngọc Sang", rất cảm đ̣ộng khi biết được anh đã create cái Blog cho Cựu Học Sinh Trung Học Hải Long-Phan Bội Châu. Chúng ta có cơ hội nối lại vòng tay với nhau, có dịp trò chuyện qua những thư từ, hay gặp nhau gián tiếp bằng những tấm hình rất là dể thương mà bao nhiêu năm qua trong chúng ta không ai nghĩ đến sẽ có ngày hôm nay. Anh Kế đã làm một việc đáng ghi công.

Kính chúc Thầy Cô các anh chị và các bạn được nhiều sức khỏe, vạn sự an tường. "CIAO"

Võ Ngọc Thành


...làm sao về được mùa đông
dòng sông đôi bờ cát trắng...

Đừng Quên, Hứa Nhé, Biển Ơi !

Đem tôi, biển nhé, đem tôi
Đến miền giá lạnh xa xôi với mình
Để cùng ấp ủ cuộc tình
Đêm trăng soi bóng lung linh ánh vàng
Đợi thu bước thật nhẹ nhàng
Đầy trên thảm cỏ mơ màng lá rơi
Đàn cung trầm thoáng chơi vơi
Đẩy đưa tiếng hát lã lơi bên trời
Đừng quên, hứa nhé, biển ơi !


08/2006

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

NHỚ

Mến gửi các em cựu học sinh trường trung học Hải Long

Cách đây gần bốn mươi năm, tôi được bổ đến dạy hoc̣ ở trường Hải Long. Từ đó hình ảnh ngôi trường nằm trong môṭ quận hẻo lánh trên một bãi biển với những hàng dừa xanh, những đụn cát dài vẫn sống mãi trong tôi.

Cùng nhận nhiệm sở với tôi năm đó là cô Bông và cô Quân. Chúng tôi được thầy Hổ, hiệu trưởng trường Hải Long, "ưu ái" xếp cho dạy lớp đệ tứ. Lớp đệ tứ là lớp cao nhất của trường lúc bấy giờ. Các em là những con chim đầu đàn, sắp sửa vỗ cánh bay sang một vùng trời rộng lớn khác. Chúng tôi, những cô giáo trẻ xa nhà, gặp khá nhiều thử thách. Nhưng rồi những khó khăn cũng qua đi. Thầy trò hiểu nhau hơn và khoảng cách dần dần rút ngắn lại.

Làm sao tôi quên được những trái dừa non, ngọt lịm các em tự leo lên cây hái cho tôi, đĩa gỏi cá mai thơm ngon ăn rồi nhớ mãi, bánh tráng mắm ruốc cay làm rơi nước mắt, bánh khọt nóng hổi, vừa ăn vừa thổi và nhất là thịt con kỳ nhông xanh rờn ướp xả ớt mà các em bảo với tôi là thịt thỏ rừng?

Tôi còn nhớ hồi đó cô Xí, cô Quân, cô Linh và tôi thuê một căn nhà. Cuối tuần, ba cô có gia đình ở Phan Thiết, Phú Hài nên bỏ tôi ở lại một mình. Tôi lại có tính sợ ma, nhất là ma Bình Thuận. Thương tôi nên các em học trò nhỏ tình nguyện đến nhà tôi ngủ. Các em có biết rằng tôi mang ơn các em lắm không? Bởi vì nếu không có các em làm sao tôi có những giấc ngủ ngon trong căn nhà trống vắng đó? Tôi thương lắm những món quà nho nhỏ nhưng đầy tình nghĩa. Tôi nhớ mãi những cử chỉ, lời nói ngây thơ đôi khi ngây ngô đến độ buồn cười. Có lẽ đó là lý do mà tôi không quên được các em. Và định mệnh đã cho tôi cơ hội tìm về dĩ vãng.

Người ta khi có chuyện buồn thường hay về với mẹ, không còn mẹ thì về quê mẹ. Sau sự ra đi đột ngột của nhà tôi, tôi về Việt-Nam thăm gia đình, thăm Hà Tây, cách Hà Nội khoảng mười cây số, nơi tôi sinh ra.

Tôi về thăm trường và tìm các em. Vì thì giờ quá ít nên tôi chỉ gặp được cô Mòi, hai em Ba và Lộc. Trở lại thành phố Hồ Chí Minh, tôi đến thăm cô Nở, cô Sen. Rồi ngày tháng trôi đi, tôi quay về với cuộc sống hàng ngày, các em bận rộn với gia đình, công việc. Tôi đã tưởng rằng mối liên lạc này cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời.

Nhưng cái duyên nợ với Hải Long và các em bắt đầu sống lại từ tháng bẩy năm nay. Thanh Mai, Thân, Bích, Lành, Mi, Chí, Kế... liên tiếp liên lạc với tôi qua điện thoại. Nghe các em líu lo kể chuyện, kỷ niệm về trường xưa, về các em học trò của tôi thuở nào lại lần lượt hiện ra. Hoàng gia Kế mời tôi tham dự “blog” của Hải Long Phan Thiết do chính em thành lập để nối lại nhịp cầu. Mỗi lần đọc những bài các em viết về thầy cô, giới thiệu danh lam thắng cảnh, viết cho nhau, tâm tình, chọc phá nhau làm tôi cảm thấy như mình trẻ lại, vui lây. Cám ơn vợ chồng Thùy-Kế và các em.

Giờ đây, chúng tôi đã già, các em đã trưởng thành. Người còn, người mất, người ở đây, người ờ nơi xa. Trải qua bao thăng trầm, thử thách, các em dù thành công hay không thành công, giầu hay không giầu; điều đó không quan trọng bằng các em vẫn giữ được tình người. Tôi rất hãnh diện đã một thời được dìu dắt các em.

Cô Hồng

Tháng 10, 2010

John Lennon - Imagine Lyrics

Hình Võ Bất

Gia đình Võ Bất

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Ngày Xưa

Thời gian thổi gió thu về
Làm rơi chiếc lá buồn đêm năm nào
Ai về tìm sóng lao xao
Tìm em theo những tiếng rì rào xưa
Gió mưa một chút gió mưa
Thoáng dư hương cũ một trưa nồng nàn
Chuyện ngày xưa bóng mây tan
Theo năm tháng cũ theo đàn chim di

VĐL

.....có lấy được những gì về bên kia thế giới.....?

Thời Gian



Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Về Miền Trung

Đêm sông Lam





...Đêm qua,trăng sáng vằng vặc, nước sông Lam vẫn đỏ ngầu, thỉnh thoảng tiếng sóng nước vỗ vào bờ kè lẫn tiếng khóc nức nở của các thân nhân, nạn nhân trên chuyến xe định mệnh (xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi xuống sông Lam vào lúc 4g30 sáng ngày 18/10/2010 làm 19 người chết) st

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

BÃO LỤT

Trục vớt chiếc xe khách bị lũ cuốn đi sau 3 ngày tìm kiếm tại giòng sông Lam, trong xe 14 người chết.
Hàng nghìn người đứng trên núi theo dỏi trục vớt ,và thân nhân người chết đến đưa xác người thân về.




LŨ LỊCH SỮ MỘT TRĂM NĂM QUA CHƯA TỪNG CÓ, ĐẢ NHẤN CHÌM HƯƠNG KHÊ TRONG BIỂN LŨ .

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Nhạc VN cho ai thích lứng tứng.

MT vào trang web của anh Trần quang Hải,tình cờ thấy được nhiều bài hát của nhiều nhạc sĩ VN,gởi đến BCCB(bà con cô bác),cho ai thích lứng tứng.

http://www.saigonocean.com/nhac-co-notes/nhac.htm

Thí dụ bài:Tuổi xa người của Từ công Phụng

http://www.saigonocean.com/nhac-co-notes/html/TuoiXaNguoi.htm

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

BÃO LỤT



MIỀN TRUNG (MÀNG TRỜI CHIẾU ĐẤT)

NHỮNG CHUYẾN ĐI - Chùa Hang - Tập cuối

Từ bãi tắm của các nàng tiên nhìn chếch về hướng Tây, dưới những rặng dừa xanh rì, những hàng phi lao cao vút là làng chài La Gàn (tôi tạm gọi thế vì không biết tên), trong đấy có Lăng Ông, là nơi thờ những Bộ xương cá Voi vốn được Vua Gia Long sắc phong là Thần Nam Hải, ngư dân kính trọng gọi tắt là “Ông”. Cũng giống như các làng chài ven biển từ Đèo Ngang vào tới Mũi Cà Mau, cá Voi gắn liền với cuộc sống của người dân, cùng dựa vào nhau vượt qua những cơn phong ba bão táp ngoài biển khơi. Tương truyền, cách đây trên 100 năm, ngư dân La Gàn phát hiện xác cá Voi chết (còn gọi là “lụy”) lập lờ trôi vào bờ, thanh niên trai tráng đưa “Ông” về làng, nhưng Ông to và nặng như “Con Voi” nên phải mai táng tại bờ biển, 3 năm sau (mãn tang) mới cải táng, đưa cốt Ông về thờ. Lăng Ông được hình thành từ đó (Lăng ở La Gàn còn có tên khác là “Phủ Ngọc Cốt”). Mỗi lần phát hiện có cá Voi chết, ngư dân tổ chức các nghi thức tẩm liệm, cung nghinh về Lăng mai táng một cách rất long trọng và xem việc thờ cúng cá Voi là một tập tục rất cần thiết trong đời sống tâm linh. Đến nay đã có trên 100 bộ cốt Ông được thờ tại Lăng này.

Theo một ngư dân lớn tuổi trong làng (đã 4 lần phát hiện cá Ông lụy) kể lại: vào một buổi sáng tháng 8 ÂL năm 1982, một đàn cá Voi ước chừng trên 20 con dìu một “Ông” lụy từ biển khơi tiến vào bờ, chờ cho đến khi dân làng nổi kèn trống nghinh Ông về Lăng, đàn cá kia mới quay đầu trở về biển khơi. Thế mới biết, loài cá này cũng sống thành cộng đồng, có tổ chức và quan tâm tới đồng loại. Cá Voi chết trôi vào bờ gần đây nhất là vào tháng 7 ÂL năm 2009, do một du khách từ xa đến tắm biển phát hiện.

Tôi nghe nói, trước khi tổ chức công nhận kỷ lục bộ xương cá Voi lớn nhất vùng Đông Nam Á tại Vạn Thủy Tú (Phan Thiết), các chuyên gia rất bất ngờ thấy bộ xương cá Voi ở Phủ Ngọc Cốt (La Gàn) còn lớn và ước tính còn nặng hơn ở Vạn Thủy Tú. Do đó, kỷ lục về bộ cốt Ông Nam Hải ở La Gàn là điều cần được xác minh công nhận.

Cũng trong làng chài La Gàn kia, một người quen có lần mời tôi và mấy người bạn về nhà chơi, chiêu đãi món cá Lồi xối mỡ, món này nhiều bạn cũng đã biết rồi, nhưng điều đáng nói là phải ăn với một loại ớt, vì chưa có “thương hiệu” nên gọi là ớt “hiểm”, so với trái ớt vàng “khổng lồ” trong vườn của bạn Hoàng Gia Kế thì khác một trời một vực, chỉ bé tí, lớn hơn cái ruột bút bi một chút, dài khoảng trên dưới một phân. Cũng cuốn cá, rau sống bằng bánh tráng mỏng cho vào miệng, cắn ngay một trái ớt, vị cay cấp thời như lửa đốt nhưng không gắt hòa lẫn với cá cứ thế từ từ rồi thấm dần, thấm dần rồi trôi tuột, trôi tuột…cho đến khi không còn chỗ trôi tuột nữa mới thôi. Sau đó nhấp một ngụm rượu “ngâm đủ thứ” mà bạn tôi nói vui là uống vào không bổ dọc cũng bổ ngang, không bổ xuôi cũng bổ ngược. Hơi ấm cứ thế rân rân chạy từ trên xuống dưới, rồi từ dưới dội ngược lên trên…khà một cái, đã hết chỗ chê (bạn Mai Thân thường nói “quá đã”). Chủ nhà khoái lắm, thấy khách liên tục nâng ly. Hình như “độc trị độc”, vị cay của ớt làm giảm bớt đi nồng độ của rượu nên uống mãi không thấy say. Tôi tửu lượng kém, ly rượu giống như ly của Thạch Sanh, nâng hoài mà không hề cạn đáy. Tôi hỏi:

-Đây là loại ớt gì mà thơm, ngon thế?
-Đây là giống ớt đặc biệt, chỉ có ở La Gàn, muốn ăn phải trèo lên cây mới hái được.
-Trời đất, loại ớt này thuộc “bộ giống cổ thụ” chắc?
-Không tin hả? Mời tham quan.

Cả bọn kéo nhau ra sau vườn, đúng thật, anh ấy leo lên một cây (giống như cây Đa) to tướng, hái nguyên một nắm trước sự ngạc nhiên của mọi người…Thì ra, một loại chim chuyên ăn ớt đã thải ra trúng hốc cây trên cao, nhờ mùa mưa, cây mọc, phát triển xanh tươi, cành lá xum xuê, dày đặc trái là trái…Vỡ lẽ, mọi người cùng cười chảy cả nước mắt.

Được biết, đây là loại ớt có ở vùng này từ lúc nào không ai rõ, nhân giống bằng phương pháp đúc từ hột rất khó mọc. Tự rụng rồi tự mọc một cách tự nhiên hoặc do chim ăn thải ra đất, mọc dưới bóng râm trong vườn hoặc theo hàng rào. Trái ớt hiểm La Gàn được xếp vào loại “đặc sản”, tuy giá cao hơn các loại ớt khác nhưng hiếm khi thấy bán ngoài chợ, nó được các nhà hàng đặt mua trước. Khách du lịch “sành điệu” đòi cho được loại ớt này mới gọi thức ăn.


Buổi chiều ở làng chài La Gàn thật yên tĩnh, nghe được cả tiếng gió xào xạc trên những ngọn dừa, nghe được cả tiếng của những đợt sóng nối nhau vỗ vào bờ; trước căn nhà lá trong vườn cây, chú bé khoảng 5-7 tuổi, mình trần, da thịt chắc nịch, đen nhánh vì nắng gió đang ngồi nhìn cha vá lưới, chăm chú quan sát từng nút thắt khéo léo để rồi một ngày nào đó, cái nghề “đi biển” kia lại được truyền cho con cháu như bao đời nay cha ông đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau nhà, khói lam chiều chuẩn bị cho bữa ăn của người mẹ bốc lên cao rồi tụ lại dưới những tàn cây. Mâm cơm duy nhất chỉ tô canh nấu bằng lá me với mẽ cá tươi mới đánh bắt trong ngày và một dĩa cá kho; vợ chồng con cái quây quần vừa ăn vừa vui vẻ thì thầm trò chuyện như sợ khuấy động cái không gian yên tĩnh của một vùng quê hiền hòa. Ngoài kia, những tia nắng cuối cùng trong ngày tắt dần, làng chài chìm dần vào bóng đêm. Mái ấm hạnh phúc của một gia đình lồng trong khung cảnh một làng quê thanh bình đẹp như một bức tranh làm tôi nhớ mãi cho đến bây giờ, đặc biệt là mỗi khi có dịp đi qua những vùng quê ven biển.

Rồi đây, hòa nhịp với đà phát triển của xã hội; rồi thì cái làng chài yên bình kia có còn giữ được vẻ nên thơ nữa không hay sẽ trở nên xáo trộn; rồi thì những khối bê tông trình trịch của những ngôi nhà mới xây sẽ thay cho những căn nhà cổ xưa; rồi thì xe cộ tấp nập bát nháo tung đầy bụi khói; rồi thì hàng quán sẽ mọc lên như nấm; rồi thì cuộc sống sẽ trở nên vội vã, ồn ào, náo nhiệt; rồi thì cái làng chài được mệnh danh là cổ nhất, xưa nhất kia sẽ rối tung lên; rồi thì, rồi thì còn nhiều thứ sẽ rồi thì nữa…Thế là hình ảnh yên ả thanh bình của cái làng chài may ra chỉ còn trong trí nhớ của những người lớn tuổi đã sinh ra và lớn lên ở vùng này hoặc những du khách đã có dịp dừng bước nơi đây. Biết làm sao được. Người dân La Gàn muốn thế, họ muốn đổi thay, họ muốn có cuộc sống với những tiện nghi hiện đại, họ muốn trở mình vươn dậy theo từng bước phát triển của xã hội….

Cũng không thể biết được tương lai sẽ ra sao, thôi thì một đêm nào đó, đung đưa theo nhịp võng trước hiên căn nhà lá của làng chài êm đềm kia; trong cái nửa tỉnh nửa mê của men rượu “ngâm đủ thứ”, của ớt “cổ thụ”, mắt lim dim ngắm nhìn hàng hà sa số những ánh đèn câu mực phát ra từ khơi xa như ngày hội hoa đăng; văng vẳng đâu đây tiếng chuông chùa vọng lại hòa lẫn tiếng sóng vỗ rì rào; mơ màng theo hai chàng Lưu Nguyễn lạc vào chốn bồng lai; khi về lại trần thế, nhớ xin mấy viên sỏi đủ thứ màu, mua mấy món quà ở gian hàng lưu niệm để khoe với bạn bè, người thân là ta cũng đã đi đến vùng đất Bắc Bình, Tuy Phong; chiêm bái Chùa Hang Cổ Thạch, tắm biển Cà Dược, bước trên bãi sỏi lung linh màu, ngắm nhìn vịnh Hải Âu, thưởng thức rượu “ngâm đủ thứ” với ớt “cổ thụ”. Đây cũng là quê hương của Thầy, nơi ở của bạn bè đã từng chung đèn sách dưới mái trường Hải Long thân thương xa xưa…

Tôi viết về Chùa Hang tương đối chi tiết để các bạn cứ tha hồ hình dung, tha hồ tưởng tượng, tha hồ mơ mộng, mà nếu thấy chưa thỏa mãn thì về Phan Thiết, gặp Mai Chí, gặp Lê Thị Lành rồi ta lại đi Chùa Hang Cổ Thạch, nhân tiện ghé thăm Thầy Cương, ghé thăm Tư Hào, ghé thăm Diệu Hoàng một thể./.
Hết

Ghi chú: Nhớ nhiều về các bạn nên thỉnh thoảng đưa tên vào bài viết, đồng ý nhé!
Tháng 10/2010 – Phạm Đình Nhân

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Hướng về đồng bào miền Trung đang điêu đứng vì lũ lớn !

(MC):
Các bạn ơi! Lượng mưa cả năm của vùng Tuy Phong Cà Ná của Bình Thuận chỉ khoảng 500mm, vậy mà chỉ trong 2 ngày qua, có nơi ở Miền Trung phải gánh chịu lượng mưa 570mm.

(trích báo Thanh Niên hôm nay):
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong 2 ngày qua ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 100 - 300 mm, một số địa phương từ 400 - 570 mm, đã khiến lũ trên các sông lên nhanh và ở mức cao, riêng trên sông Ngàn Sâu đã xuất hiện lũ đặc biệt lớn, mực nước tại trạm Chu Lễ tương đương lũ lịch sử năm 2007.

Vậy mà dự báo chiều mai 18/10/2010, một cơn bão lớn xuất hiện:
Bão Megi: (trích báo Thanh Niên hôm nay)
Trong khi đó, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết chiều qua 16.10, bão Megi có vị trí tâm ở vào khoảng 18,3 độ vĩ bắc, 131 độ kinh đông, cách đảo Luzong (Philippines) khoảng 900 km về phía đông. Bão đã mạnh lên cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo 1 - 2 ngày tới, bão Megi tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và tiếp tục mạnh lên khoảng 1 - 2 cấp nữa.Nhiều khả năng khoảng trưa và chiều ngày 18.10, bão Megi sẽ vượt qua đảo Luzong vào biển Đông. Từ sáng sớm ngày 18.10 ở phía đông khu vực giữa biển Đông sẽ bắt đầu có gió bão mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, biển động dữ dội.
Đây là cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, diễn biến phức tạp. Tàu thuyền không nên di chuyển tiến gần Philippines, các tàu hoạt động ở khu vực giữa và bắc biển Đông cần theo dõi sát tin thời tiết trên biển để chủ động phòng tránh bão bắt đầu từ ngày thứ hai tuần tới.

Mireille Mathieu-Une histoire d'amour (Love story).mpg

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Hình kỷ niệm


Cô Hoàng Xí nhờ Lành đăng tấm ảnh này với lời nhắn:
Thăm Thầy Kai, Cô Hồng, Cô Bông và các Thầy Cô giáo cùng tất cả các em cựu học sinh Trường TH Hải Long.
Chúc các Thầy Cô và các em sức khỏe. Rất mong có dịp được gặp các Thầy Cô và các em.

Khung trời nhỏ !

(1)
Ở đây khó có thể nhìn thấy bầu trời, vì lá dừa lúc nào cũng chen vào nhau dày đặc. Khi màn đêm buông xuống, màu xanh lá dừa trở nên đen xẫm. Lúc đó bầu trời trên cao cũng chỉ được nhìn thấy xuyên qua kẻ hở của tàu lá.

Và cũng ở đây, nhìn về phía tây, có một khung trời nhỏ, về đêm nếu nhìn kỹ sẽ thấy trong đó có nhấp nháy một ngôi sao mờ. Không biết ngôi sao có từ bao giờ, nhưng hình như đêm nào cũng nhấp nháy! Mà phải nhìn kỹ mới thấy!

(2)
Những đêm trăng sáng vằng vặc, chúng tôi ngồi đàn hát với nhau, vừa ngắm nhìn ánh trăng từng ngấn từng ngấn, xuyên qua kẻ lá. Nhưng không quên nấu cơm bỏ sẵn vào hộp, vì ngày mai đi học phải ở lại buổi trưa. Hồi đó tôi phụ trách chiên cá, còn nó phụ trách nấu cơm.

Những buổi sáng dậy sớm đi học, bị cấm vào cổng Động Bà Lựa, hai thằng dẫn chiếc xe đạp và ôm sách vở đi ngang qua những tảng đá to dọc bờ biển, rồi theo đường luồn đi lên, để đến lớp. Trễ học, nhưng cô giáo vẫn gọi hai thằng vào lớp, vậy mà còn được cô khen. Hai thằng chỉ nhìn nhau cười.

Lên trung học, trường qui định phải mặc đồng phục quần xanh áo trắng. Tan học, hai thằng đi mua vải, đem đi may tại một tiệm mới mở đầu dốc Bà Banh. Ông thợ nói xấp vải này may được 3 cái quần. Hai thằng lại nhìn nhau cười, vì lợi được một cái quần. Té ra là quần không có túi và may kiểu ống túm. Cuối cùng phải đi mua thêm vải để may túi quần!

Ấy vậy mà chúng tôi trở thành người lớn.

(3)
Tôi đến nhà thăm, và không ngờ đó là lần cuối cùng tôi gặp và nói chuyện với nó. Nó nói mình đi Huế lần này hy vọng rất nhiều. Thật phủ phàng, cơn bạo bệnh đã không tha cho nó, khi nó còn đang nằm trên xe, đoạn đường giữa Huế và Đà Nẵng.

Thằng bạn học tôi đó, ngày ngày cùng tôi đến lớp. Tôi đã tìm thấy trên trang blog này có ghi tên nó, nhưng ghi chú là (c). Nó đã không còn!

Bây giờ ngồi nơi đây một mình tôi thôi, để nhìn về phía tây, không có bầu trời nhưng có một khung trời nhỏ, nhìn kỹ vào sẽ thấy trong đó có nhấp nháy một ngôi sao mờ. Mà phải nhìn kỹ mới thấy! Nó chính là thằng Nguyễn Hải đó, các bạn ơi !

(MC)

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

'Love Story' (Theme Song) with Lyrics



Love Story mà chúng ta được nghe ở những năm 1970s khi còn đang học trung học là chuyện tình yêu của chàng sinh viên luật tên Oliver học ở đại học Harvard,gia đình giàu có và Oliver đi ngược lại ý muốn của gia đình,vì quen cô gái tên Jennifer thuộc gia đình lao động(working-class).Chuyện tình giữa Oliver và Jennifer thật lãng mạn và đầy gây go,cho đến khi biết tin Jennifer bị leukemia(ung thư máu).
Trước khi Jennifer qua đời,cô bảo Oliver đừng tự trách mình, và hảy ôm cô thật chặt cho đến chết ngay trên giường của bịnh viện.

Nhớ ơn Thầy !

Thầy đã không còn nữa trên cõi đời này, Thầy đã về cõi vĩnh hằng từ lâu rồi, nhưng đối với chúng tôi, học trò trường Trung học Hải long cũ, không thể nào quên được Thầy! Vì vậy sáng nay khi đến nhà thầy, ai cũng có cảm giác bồi hồi.

Cô Minh Yến đưa thầy Cương và chúng tôi đến bàn thờ Thầy. Tôi thấy Thầy vẫn ngồi đó với nụ cười trìu mến, và vui sướng nhìn từng người đứng trước Thầy thắp nhang khấn vái.

Năm nay Cô Minh Yến sức khỏe giảm sút, chứng bệnh thấp khớp làm Cô đi lại khó khăn hơn, nhưng nghe nói có học trò Mũi né vào thăm, cô mừng lắm.

Cách đây mấy năm, khi Mai Thân về, chúng tôi cũng đã cùng các bạn Phan Thiết đến thắp nhang Thầy. Hồi đó Cô đi lại còn khỏe mạnh. Cô nghe Mai Thân kể lại công ơn của Thầy khi lập ra trường Bồ Đề tại Mũi né, nhờ đó mà nhiều bạn ngày nay mới trưởng thành. Sau này, trong buổi họp mặt cựu học sinh, khi tôi cho phát ca khúc tưởng nhớ Thầy do Mai Thân viết (và tự hát) gửi về, thì Cô đã không nén được xúc động. Lần này đến thăm, lát lát cô lại hỏi thăm về Mai Thân!

Thầy là hiệu trưởng nhưng đã dạy chúng ta rất nhiều môn. Ngoài môn chính là sử địa, Thầy còn dạy cả anh văn, âm nhạc, và như bài viết của bạn Chí Kỳ, Thầy đã dạy để bây giờ chúng ta mới "nên người". Thầy dạy những bài hát hướng đạo, mời các anh chị CPS ra Mũi Né tổ chức đợt cắm trại tại Gành Thạch long, mà âm vang của nó vẫn còn đọng lại mãi trong lòng mỗi người.

Thầy của chúng ta đã về với cát bụi, nhưng hôm nay, những học trò trường Trung học Hải long, dù sống ở đâu, cũng luôn luôn tưởng nhớ công ơn của Thầy !

(MC)!

(Ngày giỗ Thầy là: 28/6 âm lịch)

Lặng Lẻ !

Có một ngày qua nhanh,
Để đêm về lặng lẻ,
Ta ngồi nơi đây,
Một mình!


Chợt nhớ khung trời nhỏ,
Nhớ một thằng bạn!
Nhớ tiếng cười,
Ôi sao nhớ miên man?

Ngồi nơi đây,
Trên thảm cỏ xanh,
Tuổi thơ không còn nữa!
Dòng đời trôi quá nhanh!


(MC)

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Cảm nhận về bài "Nước mắt"

Không biết đây là lần thứ mấy tôi đọc bài “Nước mắt”; càng đọc càng cảm nhận bao điều xót xa của một đời người; trong những giọt nước mắt kia có cả những giọt buồn tủi cho số phận, có cả những giọt được tuôn ra để vơi bớt tâm tư mà bấy lâu chưa biết thố lộ cùng ai và cũng có những giọt mang mùi vị ngọt ngào của hạnh phúc vì ít ra trong cùng cực của cảnh đời vẫn còn đó những đồng nghiệp, những học trò cũ đến chia sẻ, ủi an. Cô ngồi đó, khuôn mặt hốc hác khóc như chưa bao giờ được khóc, và trong chúng tôi khó có ai có thể cầm lòng được.

Cô đã sống với những ước mơ tưởng chừng đơn giản nhất nhưng cũng chỉ là mơ ước chưa biết khi nào mới thành sự thật. Đó là: một mái ấm chở che cho cái lạnh đêm đông; cho cái nắng cháy gắt trưa hè; cho những cơn mưa chiều tầm tả; cho những người con có đủ cái ăn cái mặc để trưởng thành. Cô vẫn lầm lũi đi qua những tháng ngày với chiếc xe bánh mì nhỏ nhoi cầu mong đủ cho bữa ăn chiều rồi lại tất bật từ tinh mơ để lo cái ăn buổi sáng.

Như Chị Thúy Hoa nói “sông có khúc, người có lúc”, chúng ta cũng hy vọng như thế; rồi đây lòng hiếu thảo của hai người con sẽ là nguồn động lực chính để cho Cô củng cố thêm lòng tin vào cuộc đời, giúp Cô vượt qua số phận nghiệt ngã của cuộc sống, rằng chung quanh Cô vẫn đầy ắp tình người, rằng trên đời này vẫn có những tấm lòng biết trải rộng tình yêu thương, san sẻ…

Cám ơn bạn MC nhiều, bài viết “nước mắt” đã cho tôi cái nhìn sâu hơn về cảnh đời của một Cô giáo.
.

Tuổi xuân đâu ngại mùa thu đến
................................................

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Chúc mừng Thầy dạy môn âm nhạc trường PBC-PT

Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung (Phan Thiết) đoạt giải đặc biệt 'Liên hoan hát với guitar' chủ đề 'Thăng Long - Hà Nội trái tim tôi'
Binh Thuận Today cập nhật ngày 10.10.2010 19:46 ®



Xem hình

Hướng về đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Liên hoan hát với guitar” chủ đề “Thăng Long - Hà Nội trái tim tôi”. Tại vòng sơ kết thi vào các đêm chủ nhật từ ngày 1/5- 29/8/2010, có trên 500 thí sinh.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung tự đàn và hát bài Hà Nội rơi rơi tiếng Nguyệt Cầm, thơ Huỳnh Hữu Võ, nhạc Lê Hoàng Chung và đạt 18,30 điểm, chỉ sau một ca sĩ nữ đạt 19 điểm. Tại vòng bán kết Ban tổ chức tuyển chọn 60 người, thi từ ngày 11,12 và 18/9/2010. Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung hát bài tự chọn “Hà Nội rơi rơi tiếng Nguyệt Cầm” (giai điệu tình cảm, chậm) và bài bắt buộc “Gởi Thăng Long - Hà Nội”, nhạc Quang Minh (giai điệu vui nhộn). Vòng chung kết chỉ còn lại 12 thí sinh, nhạc sĩ Lê Hoàng Chung được Ban tổ chức đặc cách và miễn thi. Ngày 2/10/2010, Ban tổ chức đã trao cho nhạc sĩ Lê Hoàng Chung giải đặc biệt và cúp pha lê. Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung năm nay tròn 80 tuổi và là thí sinh cao tuổi nhất hội thi.

HỮU CÁN


(Theo Bình Thuận)

Nước mắt !

Cùng ngồi dưới vòm lá cây bên hông của một căn nhà, tính ra chỉ khoảng chừng mười người, vậy mà đã có nước mắt từng giọt lăn trên gò má, có nước mắt nối nhau thành dòng, và có cả nước mắt chưa kịp ướt do có bàn tay vội vàng lau nhanh. Một niềm xúc động mà có lẽ bài viết này không thể diễn đạt hết được. Tình nhân loại thì bao la mà nước mắt thì vời vợi muôn trùng, huống chi đây lại là tình Thầy trò cũ sau nhiều chục năm tìm lại, mà hoàn cảnh Cô giáo cũ của mình thì lại quá trớ trêu!

Bạn Lành đã có bài viết về Cô Hoàng Xí đăng đàn trên blog để các anh chị học trò cũ cùng đọc, nay trong bài viết này tôi chỉ ghi lại mấy dòng cảm xúc khi cùng Thầy Cương và các anh chị đến thăm Cô!

Đã nhiều lần tôi gặp Cô Hoàng Xí với chiếc xe đạp và tấm thân gầy, hàng ngày đến chỗ bán bánh mì trên đường Thủ Khoa Huân. Lần nào Cô cũng cười với học trò cũ của mình bằng nụ cười nhân hậu. Tôi còn nhớ hồi đó, nhiều lần Cô nói với tôi về bệnh tình của Cô Ái Linh, nhờ vậy tôi đã đưa Thầy Cương, Thầy Khải đến thăm. Và tôi cũng biết hoàn cảnh Cô lúc đó, nhưng không bao giờ, vâng, không bao giờ, Cô nói với tôi một lời nào về hoàn cảnh của Cô, hoàn cảnh bị mất nhà ở, phải đi bán bánh mì trước các trường học, một mình bương chải để kiếm sống từng bữa một, để nuôi hai đứa con lúc đó hãy còn rất nhỏ.

Chúng tôi đến nhà Cô vào khoảng 10h (sáng), vì xe phải đi Hòa Đa Phan Rí đón Thầy Cương. Cô nói đã nghe tôi điện thoại báo trước rồi, nhưng Cô vẫn không nén được xúc động. Và Cô đã lúng túng không biết mời tất cả ngồi chỗ nào, vì trong nhà thì không thể. Hơn nữa, cùng đi có cả Thầy Cương, một đồng nghiệp của Cô, đã lâu rồi vì hoàn cảnh nên chưa gặp mặt.

Sau khi thăm hỏi nhau và mọi người đã vào ngồi quây quần ngoài sân nhà, bằng một giọng chậm và ấm, anh Liễu đọc cho tất cả cùng nghe bài viết của Lành về Cô. Lúc này không gian như chùng xuống theo từng lời của anh Liễu. Nước mắt Cô Hoàng Xí đã chảy thành dòng. Nước mắt học trò của Cô cũng thế. Cô Hoàng Xí đã trút những gì trắc ẩn trong Cô, vì đây chính là những người thân của Cô mà!

Cô nói đã 10 lần phải thay đổi chỗ ở rồi, cứ có người chỉ giúp cho, là mẹ con dọn đến ngay. Cô lo sợ nhất lúc này, lỡ mà chết đi thì sẽ không thể tưởng tượng được hai đứa con sẽ sống ra sao? Rất thương mẹ, đứa con trai lớn quyết học nhanh để có nghề làm, để kiếm tiền phụ mẹ, và sẵn sàng nuôi em gái của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và cũng rất thương mẹ, đứa con gái út của Cô ngày ngày phụ mẹ bán bánh mì Mơ ước của em là đậu đại học, làm kỹ sư xây dựng mặc dù em biết đây là việc nặng nhọc, để xây nhà cho mẹ và anh ở, để đưa cả nhà thoát khỏi hoàn cảnh nghiệt ngã này Cô càng nói, nước mắt Cô càng chảy, nước mắt các học trò của Cô vì cảm thương Cô, cũng thế!

Chị Thúy Hoa đại diện để nói mấy lời với Cô, thôi thì “sông có lúc người có khúc”, Cô Hoàng Xí hãy còn học trò cũ lúc nào cũng đứng cận kề và hãy còn nhiều đồng nghiệp cũ vẫn tìm đến.

Không gian tĩnh lặng, có tiếng chim chíp kêu của đàn chim sẻ trên cành cây.
Bỗng nhiên tôi không còn nghe tiếng Cô Hoàng Xí và mọi người nói với nhau những gì nữa. Tai tôi bị ù hẳn đi. Tiếng của Cô và tiếng chim sẻ trên cành hình như đã hòa làm một.
Rõ ràng đó là tiếng của con chim mẹ đem mồi về, đang chíp chíp gọi đàn chim con!

Ra khỏi nhà Cô để tìm đến nhà Thầy Hổ theo chương trình sáng nay, tôi vẫn cứ đứng bần thần trước cổng nhà Cô.
Hôm nay là ngày mấy nhỉ? cũng không còn biết nữa! Học trò cũ Trường Trung học Hải Long cho dù đến cuối cuộc đời, cũng không thể nào quên được buổi sáng ngày hôm nay!
(MC)

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010


thương quá một đời vai trĩu nặng
.....................................................

giờ đây trong số xuân xanh ấy
..............................?

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Những Khoảnh Khắc Tuyệt Vời

Cô Hồng gửi cho Kế và các bạn cùng xem. Cám ơn cô.

Chuyện Lạ

Một người bạn gửi cho Kế mẩu chuyện lạ này, thấy hay hay Kế đăng lên đây để các bạn cùng xem.

Một con heo vốn sinh ra bị khuyết hai chân sau đã trở nên nổi tiếng sau khi học được cách đi lại chỉ bằng 2 chân trước.



Con heo 10 tháng tuổi này đã luyện được cách giữ thăng bằng và đi bằng hai chân ngay cả khi có nặng đến hơn 50kg.

Ðược dân làng đặt cho cái tên là Chu Kiên Cường, mỗi ngày “cô heo” này thu hút rất nhiều đám đông du khách đến thăm nhà chủ.

Ông Wang Xihai, chủ của con heo sống ở làng Lưu Kiều, huyện Tân Thái, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cho biết con heo này là một trong lứa 9 con chào đời hồi tháng 1.



“Vợ bảo tôi bán rẻ nó đi nhưng tôi không đồng ý, vì nó còn sống mà”, ông Wang giải thích. “Tôi nghĩ mình nên cho nó một cơ hội sống, và thật ngạc nhiên là nó lại làm được điều đó”.

Khi con heo mới chỉ được vài ngày tuổi, ông Wang đã bắt đầu luyện cho nó đi bằng 2 chân bằng cách nhấc đuôi lên

“Mỗi ngày tôi luyện cho nó một chút. Chỉ sau một tháng, nó có thể tự mình đi lộn ngược được rồi”, ông Wang chia sẻ. “Một rạp xiếc đã trả tôi rất nhiều tiền nhưng tôi sẽ không bán dù họ có cho tôi cái gì đi nữa”.

Dl

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Chia Xa

Với trăng chia nhớ đôi bờ
Với sông bến nọ chia giờ ra đi
Xa rồi những mộng cuồng si
Bờ xưa sông vẫn dòng đi lặng lờ

Mưa Na Uy

Những trận mưa thu đầu mùa trút xuống Burbank mấy hôm nay. Mưa Burbank không bưồn và không day dứt như mưa Na Uy của 6 năm về trước, nhưng đã gợi nhớ đến bài thơ làm vào mùa thu năm ấy sau khi về lại Burbank.

Mưa ướt tóc mai, mưa không thôi
Những giọt mưa thu, những bồi hồi
Thấm vào vai chưa, từng hạt nhỏ
Mưa nhạt nhòa mi, đọng trên môi

Đem những giọt buồn, về với tôi
Gửi lại giọt vui, nơi anh ngồi
Bên trời Na Uy, nhiều nhung nhớ
Những ngày mưa yêu, ngày có đôi

10/2004

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

Natalie & Nat King Cole - Unforgettable (1992 The Unforgettable Concert )

Một bài hát rất hay được hát bởi hai bố con Nat King Cole và Natalie Cole. Natalie Cole hát lại bài này cùng với người bố đã qua đời 27 năm trước .



Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Chào Thầy Cô và Các Bạn

Hào nhờ Gia Kế hướng dẫn vào Blog. Chúc Thầy Cô và các bạn dồi dào sức khỏe, làm ăn suông sẻ.

Mùa Hoa Anh Đào

Yêu

Trời yêu
dệt áng mây hồng
Tôi yêu

vẽ một cánh đồng đầy hoa
Vườn yêu

có gió thoảng qua
Người yêu

đàn khúc tình ca nồng nàn

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

TÌM HIỂU (một chút) VỀ HOA ANH ĐÀO

Hoa Anh Đào là niềm kiêu hãnh của Nhật Bản. Những người đến Nhật Bản, trước khi đến, đầu tiên nghĩ đến Hoa Anh Đào; Sau khi đến, điều đầu tiên cũng nói về Hoa Anh Đào. Nếu Bạn đến vào giữa Mùa Hạ và Mùa Thu, thì các Bạn Nhật Sẽ rất tiếc nói với Bạn rằng: 'Bạn đã đến không đúng mùa Hoa Anh Đào rồi!" Nếu Bạn đến vào Mùa Đông, các Bạn Nhật sẽ giữ Bạn lưu lại nói: 'Hãy ở lại thêm vài ngày nữa, đợi xem Hoa Anh Đào nở rồi hẳn đi!" Nói tóm lại Hoa Anh Đào cũng như ngọn núi Phú Sĩ tuyết phủ quanh năm, đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản.
Người Bạn Nhật của tôi cho biết, Hoa Anh Đào có tất cả hơn 300 loại, nhiều nhất là loại Sơn Anh, Cát Dã Anh và Bát Trùng Anh. Sơn Anh, Cát Dã Anh không phải là màu trắng hồng như Hoa Đào, cũng không phải màu trắng xanh như Hoa Lê, nó là màu cánh sen, Bát Trùng Anh thì đẫy đà hồng hào hơn một chút, gần giống như Hoa Hải Đường mùa Xuân ở nội thành Bắc Kinh. Ngoài ra còn có Úc Kim Anh màu vàng nhạt, Chi Thùy Anh có nhành hoa rủ xuống, Bì Ngạn Anh nở hoa sớm nhất vào tiết Xuân phân, Cúc Anh có đến hơn 300 cánh hoa... thấp thoáng điệp trùng tranh màu khoe sắc.
Trên Thế Giới không có Hoa nào là không đẹp... Còn như sự yêu thích đối với một loài hoa nào, thì lại tùy thuộc vào cảm xúc trong lòng mỗi người. Các Văn Nhân Nhật Bản từ chỗ Hoa Anh Đào đẹp nhưng chóng héo tàn mà cảm nhận sự ngắn ngủi của đời người.

Cựu Học Sinh Hải Long Lớp Thứ Năm

Em là CAO HOÀNG TẤN và CAO HOÀNG PHÁT (sinh đôi-em của CAO TRẦN THỊ THU VÂN, CAO HOÀNG PHONG, CAO HOÀNG THANH) là học sinh Lớp Thứ 5- Trường TH HẢI LONG(MŨI NÉ). Vừa rồi em và Phát có về MŨI NÉ, và gặp anh Liễu nên mới biết được thông tin về "CỰU HỌC SINH HẢI LONG-PHAN BỘI CHÂU". Chúng em rất vui mừng khi biết được Thầy, Cô đều được mạnh khỏe và bình an. Nay chúng em có vài hàng gởi thăm Thầy,Cô. Chúc Thầy, Cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, vạn sự suông sẻ, may mắn, tốt lành như ý !

Chúng em gởi vài tấm hình của chúng em, bạn bè và gia đình. Thầy, Cô nhận ra được chúng em không?