Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

TÂM TỊNH THÌ CÕI TỊNH

Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật, chợt gặp Thiền sư Vô Đức từ pháp đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
- Lành thay! Lành thay! Mỗi ngày anh đều đem hương hoa chí thành dâng cúng Phật, theo kinh nói, thường dùng hương hoa cúng dường, đời sau sẽ được phước báo thân tướng trang nghiêm!
Cư sĩ nghe nói, vui vẻ đáp:
- Đó là bổn phận con phải làm! Mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật thì tâm con mát mẻ, giống như được tẩy rửa nhưng khi về đến nhà thì lại phiền muộn. Bà nội trợ thường phiền hà ồn náo như cái chợ, con làm sao giữ gìn tâm mình cho thanh tịnh thuần khiết?
Thiền sư Vô Đức hỏi:
- Ông thường dùng hoa tươi cúng Phật, hẳn có ít nhiều kiến thức về cắm hoa, bây giờ tôi hỏi ông, làm cách nào để giữ cho hoa được tươi lâu, tốt đẹp?
Cư sĩ đáp:
- Muốn giữ gìn hoa được tươi lâu, mỗi ngày phải thay nước, và khi thay nước nên cắt bỏ một phần dưới cành hoa đi, vì phần cành nằm trong nước dễ bị thối rữa. Khi cành thối rữa thì khó hấp thu nước, làm cho hoa mau héo tàn.
Thiền sư Vô Đức nói:
- Giữ gìn cái tâm thanh tịnh thuần khiết cũng giống như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta giống như nước trong bình, còn chúng ta là hoa. Chỉ có thường xuyên lọc sạch thân tâm, sửa đổi tính tình và luôn luôn sám hối, sửa đổi khuyết điểm mới có thể tạo nên sự tươi mát, an nhiên. Nghe xong, cư sĩ hoan hỷ làm lễ cảm tạ:
- Cám ơn thiền sư khai thị cho con! Hy vọng sau này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sư, ở trong tự viện làm thiền giả, an hưởng chuông sớm mõ chiều, yên tâm tĩnh trí trong tiếng kệ lời kinh.
Thiền sư Vô Đức nói:
- Đâu cần đợi cơ hội đến ở trong tự viện, ông hít vô thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chuông mõ, thân thể là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng yên tĩnh.
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Nước trong bình tự nó không thể trở nên hôi thối nếu không cắm hoa vào. Hoàn cảnh sống của chúng ta cũng như thế, sẽ không rắc rối, phiền phức… nếu chẳng có những tâm niệm xấu ác hiện hành.Kinh Phật nói Tâm tịnh thì cõi tịnh”. Một khi tâm thanh tịnh thì ở đâu cũng là đạo tràng, trở thành Tịnh độ. Vì vậy, mấu chốt của việc tu tập là luôn tịnh hóa thân tâm của mình.
Nhiều người nghĩ rằng, cuộc đời vốn đầy dẫy những nhiễm ô, tệ nạn, cám dỗ nên khó giữ tâm trong sạch. Họ ước muốn có một hoàn cảnh sống tốt hơn để có thể tu tập, và hẹn một ngày nào đó, có cơ hội sẽ vô chùa tu chẳng hạn. Nhưng họ đâu biết rằng, nếu đem tâm niệm bất thiện vào chùa thì cũng khó giữ được thanh tịnh chốn thiền môn!
Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc”. Đó là nhân cách của người học Phật. Vẫn sống giữa cuộc đời, phải đối mặt với cơm ăn áo mặc, bon chen danh lợi, nói chung bị vây quanh bởi tiền tài, danh vọng, sắc dục… mà người con Phật vẫn nỗ lực để luôn giữ mình trong sạch, không bị thói đời chi phối, vẩn đục.
Để làm được điều này, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải tự tịnh kỳ ý”, tức làm sạch tâm ý của mình. Một khi tâm ý đã thanh tịnh thì mình có thể Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không bị nhấn chìm trong dòng xoáy dơ bẩn của thế gian”.
Kinh Duy Ma nói: Chúng sinh là Tịnh độ của Bồ tát”. Chúng ta chưa phải là Bồ tát nhưng nếu có thể giữ tâm bình khí hòa”, biết lắng nghe và chia sẻ trong tinh thần hiểu biết-thương yêu, thì mỗi gia đình của chúng ta cũng sẽ biến thành một Tịnh độ nho nhỏ!
Theo: chuyenphapluan.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ !

Bài dự thi được giải

Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư
Mặc dù đã chia tay với cô giáo dạy Công nghệ - cô Hảo nhưng mỗi khi đến giờ Công nghệ, em lại nhớ về một kỷ niệm bùi ngùi của lớp em _6A10. Chuyện xảy ra trong hai tiết học:
Tiết đầu tiên là ngày thứ hai: Khi trống báo hiệu vào tiết 5, cô Hảo bước vào lớp. Vừa bước qua ngưỡng cửa, cô nhìn một lượt các em học sinh nhỏ nhắn đang đứng nghiêm chào mình với vẻ mặt buồn rầu như muốn khóc. Sau khi cả lớp ngồi xuống, cô nói với các em bằng một giọng xúc động:
-Cô mong các em chú ý hết sức trong tiết học này và tiết học diễn ra vào thứ tư.
Cả lớp nhận thấy ngay điều bất thường trong lời nói của cô khi nãy. Trong khi cô đang ghi bài trên bảng, bạn lớp phó học tập đứng dậy hỏi cô bằng một giọng e ngại và đầy hồi hộp:
-Cô ơi, vì sao cô lại buồn như vậy? Cô có thể chia sẻ cùng bọn em không cô? Biết đâu bọn em giúp được gì cho cô!
Mặc dù cố kìm nén nhưng cô vẫn run lên. Sau đó, cô bước xuống bục giảng và trả lời bọn em với hai hàng nước mắt:
-Cô chỉ dạy tiết học này và tiết học sau. Tuần sau cô giáo mới sẽ dạy các em. Cô không định cho các em biết đâu vì chuyện này sợ làm các em buồn!
Trước khi cô nói ra chuyện này, cả lớp đều xôn xao đoán xem chuyện gì đang xảy ra với cô. Nhưng sau khi nghe cô trả lời, một điều gì đó làm cho không khí lắng xuống. Trong tiết học, thời gian cứ trôi qua, trôi qua một cách nặng nề như không thể mất đi. Đến khi trống tan học vang lên, học sinh đứng dậy chào cô và ra về, các bạn trong Ban chỉ huy lớp mới họp lại và tìm cách làm cho cô vui lên trong tiết học cuối cùng.
Tiết tiếp theo (thứ tư): Tiết Công nghệ là tiết thứ 5. Nhưng từ đầu buổi học, các bạn đã chuẩn bị những món quà nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh của chính tay mình làm để tặng cho cô. Thật cảm động!
Trống trường vang lên báo hiệu thời điểm hết tiết 4, giáo viên vừa ra khỏi lớp, các bạn vội vàng lên bảng và viết một dòng chữ thật to, thật đẹp:”TẬP THỂ 6A10 CHÚNG EM LUÔN LUÔN YÊU CÔ VÀ MÃI MÃI NHỚ VỀ CÔ”.
Trống lại đánh, báo hiệu thời gian nghỉ giữa tiết học đã trôi qua và đã đến giờ giáo viên xuống lớp, các bạn vội chạy thật nhanh xuống chỗ ngồi và giữ trật tự. Khi cô vừa bước qua ngưỡng cửa, các bạn liền đồng thanh hô lên:
-Chúng em yêu cô lắm! Cô ạ! Chúng em mong cô nhớ về chúng em!
Cô đáp lại chúng em bằng những giọt nước mắt và một câu nói:
-Cô cám ơn các em! Cô sẽ nhớ về các em như các em nhớ về cô!
Sau một lúc, cô bắt đầu viết và giảng bài cho các em. Thời gian trong tiết học này không nặng nề, không đi nhanh như tiết học trước, mà nó đi thật chậm mà rất nhẹ nhàng! Nhưng rồi tiết học cũng kết thúc, kết thúc một cách mỹ mãn như mong đợi của Ban chỉ huy lớp.
Mặc dù bây giờ chúng em đã học gần hết lớp 6. Nhưng hình ảnh dịu dàng, hiền từ và tình yêu thương bao la của cô Hảo dành cho chúng em vẫn còn đọng lại trong tâm trí của chúng em và vẫn còn mãi với thời gian./.
NGUYỄN THANH DUYÊN PHƯƠNG
Lớp 6A10 – Trường THCS Lê Hồng Phong
Giải nhất (khối lớp 6)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Nỗi Buồn Hoa Phượng


Kính gởi quý Thầy Cô và ACE bài hát Nỗi Buồn Hoa Phượng qua giọng ca Thanh Tuyền

"VÔ TƯ"


Nhiều cảnh nhà thoạt nhìn rất ÊM ẤM, con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm ổn định. Thế nhưng HẠNH PHÚC nào cũng có mặt trái của nó, mỗi nhà mỗi khác. Nhưng câu chuyện dưới đây không phải là cảnh gia môn bất hạnh, bởi mọi thành viên trong nhà đều thành đạt và mãn nguyện. Đây chỉ là câu chuyện về những đứa con “VÔ TƯ”, mà thời nào cũng vậy, hễ MŨI “VÔ TƯ” thì trước hết vẫn là LÁI chịu đòn .

CON GÁI
T. là con gái lớn trong gia đình ba chị em. T. có ba bằng đại học và vẫn đang học MBA. Thời gian đi học, đi làm, thời gian cho các mối quan hệ xã hội bên ngoài khiến T. chẳng “nhín” cho gia đình mình được chút mối quan tâm nào. Nhà đông người nên việc nhà không người này thì người khác làm, đến lúc, T. chẳng những không làm gì mà cả nhà còn phải “làm giùm” T. từ việc cơ quan đến việc cá nhân. Sáng, mẹ dậy sớm nấu nướng, xới cơm cho T. mang theo ăn trưa. Chiều về, cơm nước sẳn có,T. ăn vội vàng rồi đi, chẳng biết lúc nào là đi học, lúc nào là đi chơi. Chưa kể, không tuần nào không có chuyện T. cần đi ngân hàng gấp, đi nộp giấy tờ đột xuất, để quên hồ sơ ở nhà…khiến ông bố về hưu hay cậu út đang là sinh viên, cũng bị huy động chạy việc cho T.. Cuối tuần, nếu không có hẹn với bạn,T. dậy thật muộn, cập nhật facebook, blog, làm tiểu luận. Tóm lại, dù có mặt ở nhà hay không, đầu óc T. cũng…thường trú ngoài đường. Mẹ của T. nửa đùa nửa thật: “Cả nhà tôi làm việc không ăn lương cho cơ quan nó”. Cả nhà “cam chịu” cảnh làm việc không công này vì hể nói động đến T. xụ mặt, giận lẫy cả tuần.

CON TRAI
Là con trai duy nhất trong nhà,Q. dằn cho mẹ một khoản tiền lương nhất định mỗi tháng và xem như đã xong nghĩa vụ. Ngày mưa, cậu ăn đủ ba bữa. Ngày nắng, cậu đi suốt từ sang đến tối, chẳng cần biết nhà có đợi cơm hay không. Hỏi đến thì Q. trả lời là đối tác mời cơm đột xuất.
Đừng nói là phụ việc nhà,đến phòng riêng của Q., mẹ cậu còn phải dọn dẹp cho. Mà theo chị N., mẹ của Q., mỗi lần chị dọn phòng cho cậu quý tử, mẹ con lại hục hặc vì cậu không muốn bố mẹ vào phòng riêng. Riết rồi để nhà của êm thấm, chị chờ con đi làm rồi mới “lén lút”hút bụi chứ chẳng dám lau chùi, đụng chạm gì đến đồ đạt của con.
Thường là người cuối cùng về nhà nên Q. được giao việc khóa cửa buổi tối. Nhiều lần nửa đêm,bố mẹ Q. thức dậy, tá hỏa vì cửa nẻo vẫn mở toang hoang trong khi cậu quý tử đã leo lên phòng, đóng cửa, mở máy lạnh, say giấc từ lâu. Bị mắng thì Q. cười hì hì, thay đổi được vài tuần rồi đâu lại vào đấy.

CON CƯNG
Vô tư thì dễ thương nhưng vô tâm thì…thương không dễ nữa. Mà đôi khi, từ vô tâm đến nhẫn tâm chỉ cách một bước chân. Thói quen được bảo bọc từ nhỏ cộng với khả năng độc lập về kinh tế khi đã có sự nghiệp khiến nhiều bạn trẻ “vô tư” sử dụng tình cảm gia đình như một “nguồn tài nguyên” vô tận và sẵn có.
Nhìn sâu xa hơn, lối sống của con cái hôm nay là kết quả những gì trẻ được tiếp nhận từ thuở còn thơ. Cha mẹ đôi khi khuyến khích con phát triển lệch. Bạn thường hay vẽ cho con một tương lai đầy hứa hẹn nếu con học giỏi, đổ đạt cao, song bạn đã bao giờ dạy cho trẻ biết sống có trách nhiệm với bản thân và biết quan tâm đến những người xung quanh? Những phẩm chất ấy đều phải qua giáo dục mà có.
Từ nhỏ, bố mẹ nên phân công cho trẻ những công việc vừa sức và cụ thể. Ví dụ đến giờ cơm, bé phụ trách việc dọn mâm chén và mời cơm, mẹ rửa chén, bố dọn dẹp bàn ăn. Khi ủi quần áo, bạn nên nhờ bé phụ gấp đồ hoặc treo áo quần vào móc. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể giao hẳn cho con một việc cụ thể như quét nhà mỗi ngày một lần. Ngay cả khi nhà có người giúp việc, con bạn vẫn phải tự giặt quần áo cá nhân, khi có phòng riêng cháu phải tự dọn dẹp phòng, chẳng hạn. Những thói quen muốn trở thành nếp sống cần phải được xây dựng dần dần năm này qua năm khác chứ không phải một vài tháng. Điều quan trọng là bố mẹ cần tế nhị theo dõi thái độ của trẻ với nhiệm vụ được giao để khuyến khích, đôn đốc hoặc điều chỉnh. Sẽ có những thời điểm con bạn “đình công”, đó chính là lúc bố mẹ cần phát hiện kịp thời để thỏa hiệp trong một mức độ nhất định mà vẫn duy trì được thói quen tốt ở trẻ.
Một triết gia lẫy lừng như Goethe, rốt cuộc, cũng nhận ra sự minh triết ở ngay trong chính gia đình: “Dù là vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất”, mà sự an bình trong gia đình chỉ có được khi mọi thành viên đều vun vén cho nó./.

CANH MỘC

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Thiền từng phút

Các thiền sinh phải ở với thầy của họ ít nhất cũng phải mười năm trước khi họ coi như có thể dạy người khác. Tenno đến viếng thăm Nan-in. Tenno đã trải qua thời gian học tập của anh và đã trở thành một thiền sư. Nhằm đúng vào ngày trời mưa, cho nên Tenno đi guốc gỗ và mang theo một cây dù. Sau khi chào hỏi anh Nan-in nhận xét: "Ta cho rằng anh đã để đôi guốc gỗ của anh trong phòng phía trước. Ta muốn biết cái dù của anh ở phía bên phải hay bên trái đôi guốc."

Tenno, bối rối, không trả lời ngay được. Anh ta nhận thức ra rằng anh ta chưa đủ sức để thể hiện được Thiền của anh trong từng phút. Anh trở thành học trò của Nan-in, và anh học hỏi thêm sáu năm nữa để thành tựu Thiền trong từng phút của mình.

101 Câu chuyện Thiền, trích từ:http://www.khuongviettu.com, Thứ Sáu, 27/05/2011

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Cây Đa Bến Cộ Còn Lưa


Chuyện dân gian

Người Việt Nam chúng ta, không ai lại không có một góc trời quê hương nho nhỏ ở trong lòng, mà người đời thường gọi là "địa phương". Nơi đây chúng ta sinh ra và lớn lên, nhìn thấy sự hiện diện tất cả những gì xung quanh ta; những hình ảnh ấy sau nầy nó sẽ trở thành "kỷ niệm". Như con đường làng hai bên có hàng tre bao bọc, lả lướt theo bước chân em lần đầu tiên theo mẹ đến trường. Ngôi trường cũng nằm khuất sau hàng cây đổ bóng xuống chiều, khi mỗi lần vang lên hồi trống tan trường, là niềm vui cho xôn xao mộng ước được trở về dười mái gia đình, có cha mẹ có anh chị em quây quần trong niềm yêu thương đầm ấm.

Hình ảnh của mẹ, bóng dáng của cha đang hòa chung với tiếng cười con trẻ, dưới mái tranh nghèo như đang khua rộn một niềm vui, như thắp sáng bóng chiều quê cho dài thêm yêu mến. Đâu đây văng vẵng tiếng mõ trâu về, hay tiếng chày giả gạo của cuối xóm đầu thôn cùng đang hòa thêm sức sống, đang rót xuống nguồn hạnh phúc cho quê hương trong một thời thanh bình nào.

Cũng như tiếng nói, những lời bập bẹ đầu đời do cha mẹ, anh chị chúng ta tập nói. Tiếng nói đầu đời dĩ nhiên nó mang rất nhiều tính địa phương. Sự kiện tiếp nhận đầu tiên ấy, như vết mực chấm phá lên một tờ giấy trắng, để lại dấu vết không bao giờ phai nhòa. Dần dà rồi trở thành tập quán, mà không mấy ai có thể thay thế hay đổi mới được. Cho dù cái tập quán ấy không mấy tốt đẹp, hay hơi kém văn minh (hay quê mùa) nói theo kiểu người sống ở thành thị, hay những người rời xa quê hương, đang tiếp cận với thế giới mới.

Thế nên những người xa quê hương, không ai lại không nhớ lại và yêu mến một cách sâu sắc tiếng nói của địa phương mình. Nhất là quý cụ tuổi đã "thất thập cổ lai hy" cho đó là tồn sinh, là niềm tự hào về nguồn gốc, là mối giây kết hợp giữa quá khứ và tương lai, sự xác nhận sự hiện diện của mình. Nên cho dù có đến đâu, một nơi văn minh thành thị nào, họ cũng nói tiếng quê mình một cách tự nhiên, không cảm thấy mắc cỡ hay ngại ngùng. Trái lại họ cảm thấy như một niềm tự hào nữa là đằng khác. Niềm tự hào là họ được sinh ra và lớn lên nơi miền quê yêu dấu. Nơi ấy đã ghi lại trong lòng họ những kỷ niệm đầu đời. Với tình thân của họ hàng, giềng xóm, tập tục làng nước và nếp sống của tổ tiên. Họ nâng niu những thứ ấy như báu vật, và cảm thấy tiêng tiếc khi phải đổi thay. Hay khi phải lìa xa quê hương, không còn cơ hội để tiếp xúc với những người cùng chung quê quán, cùng một tập quán hay có những kỷ niệm đã chắt chiu; không còn được trải lòng ra để đón nhận những hơi hướm trẻ dại thời còn trên tay mẹ bồng.

Có lẽ tiếng nói đã nhập tâm, hay họ mến yêu như một nhu cầu cần thiết không thể thiếu được. Cho nên khi gặp một người nào đó có cùng chung một giọng nói, một tập tục thì họ đã cảm thấy như người thân rồi, mặc dù chưa quen biết hay gặp gỡ một lần nào. Bởi vì chính nó đã gợi lại những hình ảnh, âm thanh, màu sắc tuy không được trọn vẹn để biểu hiện lại cái gốc nhỏ quê hương trong lòng chúng ta, nhưng sự hiện hữu ấy cũng đã làm cho cõi lòng của mình cảm thấy một chút bâng khuâng. Vì nó làm sống lại một quảng đời ngỡ tưởng đã bay rơi đâu mất, không bao giờ có thể tìm kiếm lại được, dù chỉ trong giấc mơ.

Cuốn phim dỉ vãng bao giờ cũng đẹp và thiết tha, nét tinh hoa như vẫn còn mới mẻ, vì đó chính là những dữ kiện làm chúng ta nhung nhớ một thời đã xa. Đôi khi nỗi nhớ ấy có thể làm dịu bớt sự khắc khoải, những âu lo mà cuộc sống hiện tại đang chồng chất lên vai đời nặng trỉu, làm vơi bớt buồn phiền trong lúc cảm thấy cuộc đời lạc lỏng bơ vơ nơi xứ lạ quê người.

Hay được một người nào đó, kể cho nghe những chuyện cổ tích có thể chúng ta đã nghe qua một lần, hay nó dính dáng đến nơi chốn mình đã sống qua, nhắc nhỡ lại mấy địa danh quen thuộc. Cũng đủ khiến cho cõi lòng mở ra đón nhận những nỗi niềm dấu yêu, mà có lẽ đã từ lâu che khuất nơi một góc kín tâm hồn của những người đi.

Như chuyện tình cô lái đò của một ngày rất xa xưa, với anh chàng thư sinh nào đó, trên bến đò quê hương. Tuy chỉ mới giao ước, nhưng cũng đã ghi lại một tình sử đẹp tuyệt vời! Mà hoàn cảnh éo le đã vẽ lại một tâm trạng não nùng, khiến cho ai nghe lại cũng cảm thấy bâng khuâng trước cảnh đời trắc ẩn, đang khua vọng nỗi niềm tiếc thương đến triền miên không dứt.

Chuyện kể rằng: Ngày xưa có một chàng thư sinh, sinh trưởng nơi quê hương xứ Nghệ, tuy hoàn cảnh nhà nghèo, nhưng thuộc dòng dõi nho gia có ý chí muốn lập thân với đời, nên đã gắng sức dồi mài kinh sử, mong một ngày mai thành tựu sự nghiệp cho rạng danh dòng họ. Và đến một ngày khi cảm thấy sự học có thể đủ đầy, chàng quyết chí lên đường vào Huế tham dự khoa thi. Ngày xưa các tỉnh miền Trung không có xe tàu, nên phải di chuyển theo đường bộ. Ngày đi đêm nghỉ, đường sá thì hiểm trở, cách đò trở giang nhưng chàng đã quyết nên vẫn khăn gói lên đường. Trải bao vất vã khi qua truông vượt phá. Dù gian lao đến đâu chàng cũng cố gắng để vượt qua, chưa bao giờ nản chí.

Khi đến vùng đất Quảng Trị chàng dừng nghỉ bên cạnh một con sông, lúc trời gần sập tối. Bóng chiều thướt tha trải dài trên dòng sông lung linh màu huyết dụ, lãng đảng trên bầu trời vài cánh chìm đang bay về đâu đó tìm chổ nương đêm. Cảnh vắng lặng trên bến sông gợi lên một niềm hắt hiu buồn, không một bóng người qua lại, duy chỉ còn cô lái đò chuẩn bị neo thuyền để về nhà. Gặp dịp may chàng thư sinh đánh liều hỏi thăm cô lái đò, rồi kể lễ mọi điều. Như thiết tha cầu khẩn, rồi chàng bày tỏ hoàn cảnh của mình, cần thiết phải qua sông để tiếp bước cho kịp khoa thi. Thấy diện mạo tuấn tú, với gương mặt cương nghị và tấm lòng quyết chí lập công danh, nên cô lái thương tình đưa chàng qua sông. Mặc dầu trời đang giông gió, ra giữa sông giông gió thổi mạnh, nhưng cô lái vẫn cố sức chèo và cất tiếng hát :

Dầu trời làm trận phong ba
Thương chàng thiếp gắng cho qua sông nầy!

Chàng thư sinh xúc động trước tấm tình chất phác nhưng chân thành kia của cô lái đò, nên vội vàng đáp lại rằng

Lạy trời thi đậu Thám hoa
Trở về đền ơn đáp nghĩa cho cây đa bến đò!

Tình cảm nẩy nở giữa chàng trai tài hoa kia với cô lái đò hiền thục ấy đã được cây đa bến cộ chứng minh, và trong lòng của họ cũng đang nở rộ hoa yêu thương. Mối tình tuy mới chớm nhưng họ cảm thấy đã khắng khít trăm năm. Một bên vì nghĩa, một bên vì tình, bên nào cũng nặng như nhau, muốn nói với nhau những lời thệ ước, trao nhau duyên tình cho trọn nghĩa trăm năm. Nhưng tình duyên chưa thể dừng lại để chung lòng mộng ước, vì chàng thư sinh kia công chưa thành danh chưa toại, nên đành phải từ giả người bạn lòng để lên đường ứng thí.

Cô lái đò thì phải ở lại với quê nhà, hằng ngày lặng lẽ đưa khách qua sông để kiếm tiền độ nhật, cùng phụng dưỡng cha già mẹ yếu.

Còn chàng thư sinh kia, khi đến được kinh đô dự thí, không may khoa đầu bị hỏng, mà trở lại quê nhà thì không còn lộ phí. Chàng đành tìm kiếm một chân thầy đồ dạy học để đợi khoa sau.

Ở nhà cô lái đò ngày ngóng đêm trông, mong chàng trở lại. Nhưng năm qua tháng lại mỏi mòn. Lòng thương nhớ đã làm cô ta tiều tụy, tuy vẫn hy vọng một mai!

Nhìn bao sĩ tử vinh quy, nhưng người bạn lòng thì bóng chim tăm cá! Những nhớ thương dần dần trở thành sầu hận, trách cho người nghĩa nhơn vội quên lời thệ ước. Mỗi lần chèo thuyền ra giữa sông, thấy trời rộng sông dài chợt nhớ đến người tình củ, cô lái đò lại cất giọng hò áo não như tự nhắn nhủ với chính mình:

Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tựa thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình nhân bạc nghĩa khôn tìm mần chi!

Trong lúc quá tuyệt vọng mới buông những lời lẽ bất cần để cho vơi hận tủi. Tuy thế cô lái đò vẫn một lòng nghĩ đến người xưa, mặc dầu chỉ mới những lời thề nguyền của thuở đầu đời, với một người mới gặp trong giây lát. Nhưng tình như đã mặn, nghĩa đã nồng, nên tấm lòng chung thủy vẫn sắt son. Lòng vẫn nhủ lòng chờ đợi tình lang, cho dù ai đó có quên câu ước nguyện.

Tuy nỗi thương hận đã dâng ngập mỗi khi nhớ đến người xưa, nhưng cô lái đò vẫn nhủ lòng hãy chờ đợi. Vì biết đâu những trắc trở ấy là cơ hội chuốt gọt cho duyên tình lứa đôi thêm phần keo sơn thắm thiết đến mai sau. Và thêm nghĩ Trời cao đâu nỡ phụ lòng thành của mình, nên cô vẫn đợi cho dù chờ đợi đã mõi mòn.

Chàng thư sinh kia đến khoa thứ ba mới đổ thám hoa, lòng hớn hở trở về làng cũ vinh quy, trước tiên ghé lại bến đò xưa để đền ơn đáp nghĩa, cho trọn với lời nguyền.

Nhưng khi đến bến đò xưa thì chỉ thấy một lão già đang lặng lẽ chèo thuyền đưa khách. Hỏi ra mới biết ông già là thân phụ của cô lái đò ngày trước. Còn cô lái đò thì trong thời gian xa cách, cô tự xem mình là gái đã có chồng, nên từ chối những chàng trai làng đến dạm hỏi. Tuy mỗi ngày cô ít nói và hao gầy, nhưng cô vẫn một lòng chung thủy với người xưa, nuôi bao hy vọng đợi chờ.

Trong một buổi chiều vắng khách, cô neo thuyền vào ngồi tựa gốc đa lòng mơ tưởng đến người xưa, đến những lời đã hẹn thề. Chợt cô nghe có tiếng gọi đò của chàng bên kia sông, cô vội vã chèo đò sang, lòng mừng vui khôn xiết. Khi ra giữa dòng sông nhìn qua bên kia bờ, thấy vắng tanh không một bóng người, cô mới biết mình nghe lầm! Quá đau khổ cho thân phận, nghĩ mình chưa bao giờ gian dối với tình nhân, mà giờ đây lại gặp cảnh trớ trêu đẩy đưa duyên số. Lòng chợt buồn thương đến quặn thắt, với những xót xa đang vò xé tâm can tan nát, nhưng không biết cùng ai tâm sự cho vơi bớt nỗi niềm. Trong giây phút không kềm chế được sự tuyệt vọng ấy, cô đã gieo mình xuống dòng nước tự trầm!

Nghe xong câu chuyện, chàng thư sinh kia không dấu được nỗi đau lòng, đứng nhìn cảnh củ còn nguyên mà người xưa đã khuất bóng! Chạnh nhớ đến một lần nơi chốn nầy…, khiến chàng chợt thốt lên những lời thơ nghe thật ai oán ngậm ngùi :

Trăm năm đành lỗi hẹn hò.
Cây đa, bến cộ, con đò khác đưa.
Cây đa bến cộ còn lưa.
Con đò đã thác năm xưa tê rồi!

Tuy chàng không đá động gì đến người thiếu nữ đã một lần đưa chàng qua sông, nhờ vậy mà bây giờ chàng đã công thành danh toại. Hình ảnh người thiếu nữ ấy, đã một lần gặp gở, đã một lần hẹn ước nhưng cao xanh đành phụ kẻ có lòng, cho nên có lẽ chàng chỉ gói trọn trong tim mình như hình bóng chung đời. Để tưởng nhớ đến người tình chung thủy, nhớ đến ân nghĩa thâm sâu, nên chàng chỉ nhắc nhở đến con đò:

Con đò đã thác năm xưa tê rồi!

Một tấm lòng kín đáo và thiết tha vô vàn? Một tiếng than nghe đến não lòng! Qua một chuyện tình sử thật tuyệt vời, với một tấm lòng trung trinh tiết nghĩa, nhưng lạc vào hoàn cảnh éo le, đã tạo nên một cảnh bẽ bàng, khiến cho người còn phải cưu mang một niềm đau sâu lắng quạnh hút đang nhận chìm tiếc thương xuống tận đáy oan khiên.

Nói đến bến đò và cây đa thì ở đâu cũng có, nhưng cái gốc quê hương nầy lại gắn liền với tiếng nói, không thể tách rời ra được. Cũng có thể nhờ vậy mà chuyện bến đò kia và cây đa nọ lại có một chân dung riêng biệt, một nguồn gốc hiện thực mang tính chất đặc thù như đã gắn bó với lòng người Quảng Trị. Có lẽ câu chuyện nơi cây đa bến cộ nay đã trở thành một loại tình sử vừa thơ mộng vừa thương tâm! Nó chứa đựng đầy đủ cả ân lẫn nghĩa và tình.

Ngày xưa chỉ có cố đô Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên là trung tâm văn hóa của miền Trung, nên nơi đây mới có trường Trung học trở lên, mới có những kỳ thi khoa cử. Còn Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ Tỉnh chỉ có trường tiểu học mà thôi, thời Pháp thuộc học đến yếu lược là hết. Ai muốn con mình tiến thân lên nữa, thì phải đưa con vào Huế trọ học. Nhưng người dân thuộc mấy tỉnh nầy phần nhiều con nhà nghèo khó, có mấy ai đủ khả năng cho con đi học xa được. Họa hoằn có một vài gia đình khá giả, hay chức sắc trong chính quyền mới có tiền để cho con học lên cao. Cho nên ngày xưa khi có một người đổ đạt, trở về thăm làng xã là một vinh dự lớn lao lắm. Có dân làng ra đón tiếp rất trọng thể, gọi là lễ vinh quy về làng!

Bến Cộ là do chữ cũ đọc trại ra, cho thấy bến đò ấy đã xa xưa lắm rồi, đã cộ càng biết mấy. Vì ngày xưa ở Quảng Trị chưa có cầu cống, từ Gio Linh, Triệu Phong muốn vào trong Huế thì phải qua mấy bến đò? Sông Vĩnh Định, khi chảy đến xã Cam Hiếu thì có tên sông Hiếu Giang, khi chảy đến Đông Hà thì gọi là sông Điếu Ngao… rồi đến sông Thạch Hãn, sông Mỹ Chánh còn gọi sông Ô Lâu. Cho nên bến Cộ cây đa ở trong truyền thuyết nầy, không thể xác định được bến ấy thuộc sông nào, tuy nhiên có thể dạng chừng mô đó ở Quảng Trị. Vì dựa vào tiếng nói địa phương nơi đây mà thôi. Cho nên đối với người dân địa phương, hay những người đã sinh sống nơi đây, khi nghe đến chữ “bến cộ còn lưa”, thì cảm thấy rất thâm thúy mang tính quyến rũ, thật dễ thương và với họ thì nghe thật hay ho đến chừng nào.

Nói đến cảnh đổi thay, cảnh biển dâu của thời thế hay thân phận con người giữa cuộc thăng trầm, Đổ Phủ có bài thơ Vọng Xuân, được mở đầu bằng câu:

Quốc phá sơn hà tại
Thành xuân thảo mọc thâm

Nhưng khi gợi nhớ đến quê hương mà nhắc đến sông núi, thấy không cảm một cách thiết tha và đằm thắm như nhắc nhở lại một vài hình ảnh gần gủi nhất, nhỏ nhoi nhất như bờ tre bụi chuối, hay bến cộ cây đa. Vì đất nước nào lại không có núi sông, cho nên thấy nó bao la quá, mênh mông quá, không thể hình dung trọn vẹn một gốc quê hương trong tim mình, bằng những hình ảnh gần gủi và quen thuộc nhất. Nên tình cảm vì vậy cũng không được thắm thiết, thân thương. Do đó tình yêu mến lại giảm đi, không sâu đậm và tha thiết.

Bếp lửa mà mẹ đã đốt trong mùa đông để cho cả nhà sưởi ấm, đến bây giờ dù không gian và thời gian đã nghìn trùng, nhưng cái cảm giác ấm cúng vẫn còn như đâu đây, mỗi lần nhắc đến, mỗi khi nghĩ về. Mái tranh nghèo mà cha đã dựng lên để che nắng che mưa, tuy nó đơn sơ nhưng cũng khá nhiều văn nhân nhắc nhỡ đến; nhắc nhỡ với tấm lòng quyến luyến thiết tha, chứ không phải chỉ để tả cảnh đơn sơ của một xóm nghèo, hay một làng quê.

Thêm chữ ”còn lưa” nó cũng đồng nghĩa với tồn tại, nhưng sao khi nghe đến chữ còn lưa thì cảm thấy một chút gì yêu mến? Phải chăng nó phát xuất từ khi biết tập nói, đã dính liền với mạch đời cho nên cái cảm giác ấy cứ bám theo trong hồn, ghi theo trong lòng không bao giờ phai nhạt.

Một điểm nữa của câu chuyện đã ghi lại tấm lòng chung thủy của cô thôn nữ. Vì họ vốn sinh ra và được ướp hương hoa của đồng nội, mây ngàn nên tâm hồn của họ cũng trong sáng như kim cương, tình cảm của họ cũng tinh khiết như suối nguồn. Khi phải lòng một người nào thì cho đó là tình keo sơn, nghĩa đá vàng. Vì họ thường quan niệm chuyện lương duyên là do thiên định:

Em cũng muốn lấy chồng để báo đáp thôn đương
Bợi ông trời côi không cột nên phải náu nương đợi chờ!

(Thôn đương là tiếng địa phương, cũng như gọi là gia đương là chỉ gia đình, huyên đương là mẹ...) Theo chuyện cổ tích dân gian, thì nhân duyên chồng vợ là do ngày xưa ông Trời sai ông Tơ bà Nguyệt dùng chỉ thắm để buộc chặt hai người trai gái lại với nhau, gọi là “ông Tơ bà Nguyệt xe duyên”.

Cũng như câu chuyện trầu cau, theo truyền thuyết ngày xưa ở nước ta trong một thời thái bình thịnh trị, nhân một ngày đẹp trời Vua quan của triều đình xa giá đi thăm dân cho biết sự tình. Khi qua đến một ngôi làng nằm cạnh bờ sông, xa mã của Vua dừng lại được dân làng ra tiếp đón. Mấy bô lão trong làng dâng lên Vua một món quà thổ sản của làng, đó là ba trái cau ba lá trầu và một cục đá vôi rồi giải thích: Đây là sản phẩm đặc biệt của địa phương, vì ba thứ nầy gộp chung với nhau mà ăn thì tạo nên một chất đỏ như máu. Ban đầu mới ăn thì hơi cay nồng, nhưng ăn một lát lại có vị ngọt và cảm giác ngây ngất say say.

Vua đứng ngẫm nghĩ một lát rồi truyền cho dân làng: Kể từ nay khi có các cuộc cưới hỏi hãy dùng vật nầy làm sính lễ, vì nó tượng trưng cho sự hòa hợp và gắn bó suốt đời của tình chồng vợ. Dân làng nghe theo lời Vua một mặt vì hợp tình hợp lý, mặt khác nữa Vua là Thiên tử nên nói gì cũng đúng, vì vậy mà dân làng nghe theo. Từ ấy, người dân quê Việt Nam xem trầu cau như là những tặng vật quý giá nhất cho việc cưới hỏi. Sau nầy lan rộng ra trong những dịp hội hè đình đám, người dân quê có thêm cái tục lệ, họ thường mời nhau ăn cau trầu, hay sử dụng để làm tặng phẩm trong các cuộc cưới hỏi, cũng như dùng làm lễ vật để cúng kiến. Hiện tại tục lệ dùng cau trầu vẫn còn được người dân quê trân trọng.

Nên sau nầy cứ theo những truyền thuyết ấy mà giữ như một cái Đạo. Hiện thân của cái đạo ấy là sự kết hợp lương duyên, để lưu truyền giồng giống từ những đấng sinh thành ra mình. Và đạo làm con phải hiếu thảo với cha mẹ thì mới nên người, thì mới hợp với Đạo Trời. Vì thế cho nên người con hiếu thảo là phải luôn luôn vâng lời cha mẹ, kể cả những việc hệ trọng nhất của cuộc đời, như việc hôn nhân chẳng hạn:

Nơi con không thương thì thầy mẹ ép
Nơi tình ưa ý đẹp thì thầy mẹ đón ngăn
Thân em khác chi đá nằm côi cỏ, biết mần răng đặng chừ!?
(Câu hò địa phương)

Vô hình trung mà người dân quê lại tự tạo ra một tập quán, rồi cứ vậy mà tuân theo như trời định, mà họ không dám làm trái lại với luật tự nhiên:

Đạo vợ chồng phải ở thật ăn ngay
Đừng có lường thưng tráo đấu, đổi thay mà tội trời.
(Câu hò dân gian)

Tình nghĩa vợ chồng mà đã xem như một cái đạo rồi thì phải noi theo, mà ăn ngay ở thẳng. Nếu không biết ăn ngay ở thẳng, thì sợ tội trời. (lường thưng, tráo đấu: tiếng địa phương, ngày xưa không có bàn cân hay thước đo, mà người ta chỉ dùng những nông cụ đan bằng tre để đo lường lúa gạo, nên thường gọi là một đấu lúa, một thưng khoai. Thưng và đấu thì có cái lớn cái nhỏ, ý khuyên người đời đừng cho vay bằng đấu nhỏ, mà khi trả về thì đong đấu lớn, như vậy là người tham lam, thiếu đạo đức. Ngược lại, người trong một làng xã xóm giềng, thì phải đối đãi với nhau thế nào cho phải đạo, nghĩa là phải dùng cái chân cái thiện để ăn ở, để xử thế với đời).

Tôn giáo cũng dạy cho con người những thứ ấy, mà ngày xưa ông bà tổ tiên chúng ta chưa biết đến tôn giáo, nhưng lẽ đạo đã tiềm ẩn trong họ như một sự phân biệt giữa thiện ác, chân giả (tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác...).

Tình tự sinh hoạt của dân gian, nếp sống của con người cũng trùng hợp với những lời khuyên răn mọi người nên làm lành lánh dữ trong đạo Phật:

Đừng làm các việc ác
Gắng làm mọi hạnh lành
Giữ tâm ý trong sáng
Ấy lời chư Phật dạy
……….

Tấm lòng của người dân quê chỉ đơn sơ có vậy, nhưng luôn thấm nhuần như cây cỏ thắm sương mai, như ruộng đồng được tưới tẩm bởi nắng sớm sương chiều, hay trăng sao vẫn vằng vặc muôn đời ...

Hay như chuyện: Cây đa bến cộ còn lưa ... vậy.



Trần Đan Hà

-------------------------

Tài liệu tham khảo:
- Văn học Dân gian tỉnh Quảng Trị.
- Pháp Cú Kinh.
- Đường Thi.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

DANH NGÔN CUỘC SỐNG !

Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được,mà phải do ta tạo ra...
Không ai sinh ra là hạnh phúc ngay,
nhưng chúng ta đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.
Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống :
- Nhìn lại đàng sau & có kinh nghiệm !
- Nhìn đàng trước & thấy hy vọng !
- Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại !
- Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình !
Tại sao lại cằn nhằn ai đó trong đời mình ?
Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
Người xấu cho ta Kinh Nghiệm...
Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...
Người Bạn là người biết ta rất tường tận,am hiểu gốc gác ta,
chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho ta tiến tới.
Khi ta tìm một người Bạn đừng đặt tiêu chuẩn hòan hảo,
mà chỉ nên tìm một Tình Bạn !
F - Few : vài 
R - Relations : mối quan hệ
I - In : trong
E - Earth : trái đất
N - Never : không bao giờ
D - Die : chết .
Những lời nhân từ tử tế có thể ngắn và dễ nói
song âm vang của chúng thật còn mãi.
Chạy trốn một nan đề chỉ làm cho việc giải quyết lùi xa thêm mà thôi !
Cách dễ nhất để thóat khỏi nan đề là giải quyết nó .
Sự thật lý thú về CÁI LƯỠI của con người : Dùng 3 năm để học cho biết sử dụng nó,
nhưng phải dùng cả đời người để học sử dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO.
Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta không cho phép.
Tâm trí được an bình không cần hao tốn chi nếu ta đừng : chỉ trích,so sánh,phàn nàn.
Ba QUY LUẬT VÀNG của Vivekanand :
- Ai giúp ta - Đừng quên họ.
- Ai yêu thương ta - Đừng ghét họ.
- Ai tin tưởng ta - Đừng lừa gạt họ.


CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH MAI CHÍ !


 
CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH MAI CHÍ LUÔN MẠNH KHỎE,VUI VẺ,VỚI NỤ CƯỜI TƯƠI TRẺ...HÈ,HÈ,HÈ....

Chúc mừng sinh nhật Mai Chí



Các bạn cùng lớp chúc mừng Mai Chí một ngày sinh nhật vui vẻ.

Bài dự thi được giải

Trường em
Trường em mái ngói đỏ tươi
Hàng dương phất phới vỗ về tuổi thơ
Ngày nào bỡ ngỡ vào trường
Lạ thầy, lạ bạn, rụt rè sợ lo
Với lòng nhiệt huyết bao dung
Thầy cô nâng đỡ, dắt dìu chúng em
Từng ngày, từng tháng trôi qua
Chúng em khôn lớn nhận ra nhiều điều
Thầy cô hay bảo ban nhiều
Dạy em học chữ, dạy em làm người
Sống sao có ích với đời
Làm cho đất nước ngày mai đẹp giàu
Ơn thầy cô mãi khắc sâu
Vào trong tâm trí suốt đời không quên
Ngôi trường xưa cũ hiền hòa
Lê Hồng Phong đó muôn đời chẳng quên
PHẠM THỤY DUY UYÊN
Lớp 6A8 - Trường THCS Lê Hồng Phong
Giải nhì

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Nhớ

Đêm về
tôi vẽ nụ cười

Trên bờ môi ngọt
của người xa xôi

Cuồng tay
vẽ nốt tình tôi

Những vòng quanh quẩn
trong đôi mắt người

Mưa và Lá

Niềm vui của mưa là được đùa giỡn với những chiếc lá. Mưa không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó những chiếc lá sẽ rời cành. Mưa cứ vui đùa một cách hồn nhiên. Mưa lăn dài trên những đường viền của lá. Mưa đọng lại thành từng giọt nơi đầu lá. Mưa chơi trò chơi trốn tìm với lá. Mưa thấm vào lòng đất, len lõi vào rễ và xuất hiện lại trên bề mặt của lá trong những lúc trời nóng bức. Khi nào lá cần thì mưa có mặt. Mưa thương lá nhiều lắm và lá cũng vậy. Lá luôn chào đón mỗi khi mưa xuất hiện. Lá nâng mưa trong lòng. Lá giữ mưa lại trên tay của mình thành từng giọt. Lá cho mưa thể hiện hết tất cả vẻ đẹp của mình đặc biệt là khi có những tia nắng mặt trời chiếu vào.

Và nỗi buồn của mưa xuất hiện vào một ngày đầu thu. Ngày mà những chiếc lá bắt đầu đổi sang màu vàng, báo hiệu rồi đây lá sẽ không còn ở trên cành. Mưa biết chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi mưa sẽ không còn thấy lá. Mưa buồn. Nỗi buồn của mưa da diết mặc dù lá vẫn còn đó.

Bấy giờ là cuối thu, cái gì đến rồi sẽ đến. Những chiếc lá từ từ lần lượt ra đi. Rừng cây trơ trụi. Nỗi buồn của mưa cứ tăng dần theo thời gian. Tiếng mưa khóc nức nở. Mưa than thở cho sự ra đi của những chiếc lá:

Lá rụng lá về đâu
Để cho mưa khóc sầu
Trời đông thêm lạnh lẽo
Xám ngắt chỉ một màu.

Mưa tìm lá khắp nơi. Mưa thấm vào lòng đất sâu. Mưa hóa thành hơi bay lên tận bầu trời cao xa. Mưa tìm lá trong những cụm mây. Mưa thất vọng. Mưa đau khổ vì lá vẫn bật tâm, mất dạng. Mưa kêu gào ngày đêm cho sự ra đi của lá. Tiếng của mưa bây giờ mang theo một nỗi buồn vô tận… Nhưng mưa nào có biết lá vẫn còn đó. Lá vẫn đang có mặt cho mưa. Sự biểu hiện của lá là vô cùng. Chính nỗi bất an và nhớ thương của mưa đã che đi sự có mặt của lá, đã làm cho mưa không thấy được những biểu hiện khác của lá. Lá luôn muốn nói cho mưa biết rằng: “lá đang ở đây, lá đang ở đây”. Lá đang ở nơi mà mưa vừa mới đi qua. Sự biểu hiện mới của lá là đất, là cụm mây… và những nhựa sống trong cây đang chờ xuân đến để tuôn dậy.

Khi xuân đến mưa sẽ thấy biểu hiện của lá một cách rõ ràng hơn với những thế hệ tiếp nối tươi trẻ và đầy sức sống. Lá biết nếu mưa chưa hiểu điều này, thì mưa sẽ vẫn tiếp tục đau khổ khi những biểu hiện mới của lá không còn. Vì vậy lá đã gửi một thông điệp đến cho mưa.

Xuân đến, thông điệp của lá được hát lên từ những chiếc lá non tràn đầy nhựa sống:

Lá không về đâu cả
Sự sống lá bao la
Trong mưa đang có lá
Lá hiện bầu trời xa.
Khi nhận được thông điệp mưa rất vui mừng. Mưa không còn buồn đau khi thấy lá lìa cành nữa. Mưa biết trong mưa cũng đang có lá. Mưa chỉ cần nhìn sâu vào chính mình, là mưa sẽ thấy được sự có mặt của lá. Sự có mặt của mưa đã nói lên sự có mặt của lá. Sự sống của lá bao la, và sự sống của mưa cũng vậy.

Đức, 15.09.2008

PHÁP NHẬT

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Ngày 4 tháng 6 năm 2011

Đố các anh chị và các bạn ngày 4 tháng 6 năm 2011 là ngày gì ?

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA MẸ !

Đứa bé hỏi mẹ:
"Mẹ ơi, sao mẹ khóc?"
"Vì mẹ là đàn bà", mẹ trả lời.
"Mẹ ơi, con không hiểu", đứa bé nói.
Mẹ ôm lấy bé và nói: "con ơi,con sẽ chẳng bao giờ hiểu được".
Đứa bé hỏi cha:
"Ba ơi, sao mẹ khóc?"
"Người đàn bà khóc đôi khi chẳng vì 1 lý do nào hết con ạ".
Đó là tất cả những gì người cha có thể nói cho con.

Khi đứa bé lớn lên, và hỏi:
"Chúa ơi, tại sao người đàn bà lại khóc?"
Chúa đáp:
"Khi ta tạo ra người đàn bà, với những điều chỉ riêng họ có, ta tạo ra một đôi vai bền bĩ để có thể mang lấy những gánh nặng vô cùng nhưng cũng rất mềm mại để làm 1 nơi tựa nương.
Ta cho họ có sức mạnh để hy sinh, lòng nhân từ để chấp nhận những chối bỏ của chính con mình.
Ta cho họ sự chịu đựng để tiếp tục bước đi khi mọi người đã dừng chân thua cuộc. Tấm lòng để chăm sóc cho chồng con cho dù mệt mỏi hay bệnh tật.
Ta cho họ trái tim để yêu thuơng con mình không cần sự đáp trả, ngay cả khi chúng làm tổn thuơng lòng họ.
Ta cho họ sức mạnh để chấp nhận những lỗi lầm của chồng và để luôn đứng bên cạnh người chồng mà không sờn lòng.
Và cuối cùng, ta cho họ những giọt nước mắt
để gội rửa lòng mình ....

Con thấy không, nét đẹp của người đàn bà không ở trang phục họ mặc, nữ trang họ đeo, kiểu tóc họ cắt...
nhưng ở nơi đôi mắt là cửa sổ của trái tim họ ...
nơi mà tình yêu chất chứa.

Và nhờ những giọt nước mắt
mà trái tim họ vẫn còn mang nhịp đập."



Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

THẬT CẢM ĐỘNG !


Tạ Lỗi Trường Sơn

Đỗ Trung Quân

Mỗi lần nhắc tới Đỗ Trung Quân là không ai không nhớ đến hai câu thơ để đời Quê hương là chùm khế nghọt, quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người trong bài thơ "Bài học đầu cho con" được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài "Quê Hương". Thế nhưng ít ai biết hết tình yêu chân thành của tác giả đối với quê hương, đất nước, con người. Bài "Tạ lỗi Trường sơn" dưới đây chứng minh cho tấm lòng trung trinh ấy của nhà thơ. Được biết Đỗ Trung Quân viết bài này khi còn là một Thanh niên xung phong (1982) lúc đó anh mới có 27 tuổi, và phải chờ đến 27 năm sau mới được phổ biến công khai. Tuổi đợi bằng ngang tuổi của tác giả lúc khai sinh tác phẩm. (LN).



Tạ lỗi Trường sơn

1.

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ
Các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.

Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.

3.

Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh…

4.

Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.

Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lí lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.

Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ Trung Quân (1982)


Bài học đầu cho con

Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm

Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.


Bài thơ này đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành nhạc phẩm Quê hương sacsophone Trần Mạnh Tuấn



Đỗ Trung Quân sinh ngày 19 tháng 1 năm 1955 tại Sài Gòn. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh. Năm 1976, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978). Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như: Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương” Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài “Phượng hồng” (1988) Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc Hiện ông đang công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị. Những tập thơ đã xuất bản: Cỏ hoa cần gặp (1991) Chân mây cuối trời (in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003).

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Lời Hẹn Ước

Được sống và được yêu thương đó là những điều kì diệu nhất mà con người có được. Hãy quý trọng những gì bạn đang có, đừng để đến khi không còn nắm giữ được nó, bạn sẽ thấy hối tiếc. Câu chuyện tình buồn, nhưng nó lại nhắc cho ta lý do vì sao ta phải sống... để được yêu thương!

Vào một buổi chiều đẹp trời chan hòa gió và nắng, chàng trai và cô gái đã vô tình gặp nhau khi đang cùng đi dạo trên hành lang ở một bệnh viện. Ngay từ giây phút đầu tiên ánh mắt họ chạm nhau, hai trái tim non trẻ bỗng chốc đập loạn nhịp, tiếng sét ái tình đến với họ trong một hoàn cảnh thật trớ trêu.

Cả hai cùng đang lâm bệnh nặng không có cách nào cứu chữa được. Họ đọc trong mắt nhau cả một sự tuyệt vọng vô bờ bến. Có lẽ vì cùng trong một hoàn cảnh nên dù chỉ mới nói chuyện nhưng dường như đã có cảm giác quen thuộc như hai người bạn đã quen từ lâu.

Và cũng từ đó, những ngày tháng ở trong bệnh viện họ như hai chiếc bóng không xa rời nhau, ngày ngày cùng nắm tay ngắm mặt trời mọc, rồi chiều xuống ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ. Hai trái tim đang yêu như được tiếp thêm sức mạnh tràn ngập hạnh phúc và hy vọng, họ không còn cảm thấy bi quan và tuyệt vọng về cuộc sống nữa...

Cuối cùng cũng đến một ngày chàng trai và cô gái cùng được thông báo rằng bệnh tình của họ đã trở nên rất nguy kịch, không còn khả năng cứu chữa nữa, họ chỉ còn đếm sự sống bằng từng ngày từng giờ. Bệnh viện cũng bất lực trả họ lại về cho gia đình.

Đêm cuối cùng trong bệnh viện, họ cùng nắm chặt tay nhau không nỡ xa rời, cùng hẹn ước sẽ không bao giờ quên những ngày tháng khó quên ở đây và hẹn sẽ luôn viết thư cho nhau để duy trì liên lạc.

Đó là cách duy nhất để hai trái tim luôn được xích lại gần nhau và cả hai sẽ tiếp cho nhau thêm nghị lực để cùng chiến đấu với sự sống và cái chết đang gần kề. Họ nhìn vào mắt nhau tràn đầy niềm tin và hy vọng...

Cứ thế, ngày tháng chậm chạp trôi đi, những lá thư họ gửi cho nhau vẫn không hề vơi cạn. Từng dòng từng chữ đối với họ đáng quý biết chừng nào, họ động viên nhau, gửi đến nhau những lời yêu thương, hy vọng, những dự định của tương lai, những niềm mơ ước. Cả cô gái và chàng trai đều như quên đi nỗi đau đớn bệnh tật đem lại, họ sống trong hạnh phúc, lạc quan và niềm tin vô bờ...

Nhưng rồi ba tháng sau đó, bệnh tình của cô gái trong phút chốc trở nên nguy kịch, và cô đã lặng lẽ ra đi, trên tay cô nắm chặt lá thư của chàng trai, miệng cô vẫn đọng lại một nụ cười mãn nguyện:

"... Nếu phải đối diện với vận mệnh, đối diện cái chết, em hãy đừng sợ nhé! Hãy đừng lo lắng, đừng sợ hãi! Bởi vì vẫn còn có anh luôn ở bên em, vẫn còn rất nhiều người thương yêu em ở bên em, sẽ che chở cho em, và cùng em vượt qua những chặng đường khó khăn này. Hãy vững vàng lên! Đừng khóc, dù là địa ngục hay thiên đường, chúng mình sẽ không bao giờ xa rời...".

Mẹ của cô gái run rẩy cầm lá thư của chàng trai trên tay cô òa khóc. Bà biết cô đã ra đi rất thanh thản. Ngày thứ hai sau hôm cô gái mất, mẹ cô phát hiện thấy trong ngăn kéo bàn học của cô có một tập thư đã dán tem nhưng chưa gửi. Bức thư trên cùng viết: "Gửi cho mẹ".

Bà run run mở thư, đúng là nét chữ quen thuộc của con gái: "Mẹ thân yêu của con. Có lẽ đến lúc mẹ nhận được lá thư này thì con đã đi rất xa rồi. Nhưng con vẫn còn một tâm nguyện chưa hoàn thành được. Con đã có một lời hẹn ước với một người con trai là con sẽ cùng anh ấy chiến đấu với bệnh tật và cùng nhau vượt qua những ngày tháng cuối cùng này. Nhưng con biết con không thể thực hiện được lời hứa đó. Cho nên sau khi con đi rồi, mẹ hãy thay con tiếp tục gửi những lá thư này cho anh ấy, để anh ấy có thêm nghị lực mà tiếp tục sống, những lá thư này đối với anh ấy rất quan trọng, nó sẽ mang lại niềm tin cho anh ấy. Chỉ cần anh ấy biết con còn khỏe, anh ấy sẽ không từ bỏ con mà ra đi, sẽ còn tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống...".

Nhìn những dòng di thư cuối cùng của con gái, bà mẹ cô gái đã theo địa chỉ trên lá thư tìm đến nhà chàng trai. Vừa vào đến nhà, đập vào mắt bà là tấm di ảnh của chàng trai đặt trên bàn thờ. Trong phút chốc, bà cứ nhìn tấm ảnh đó đứng bất động tê dại.

Một lúc sau, một người phụ nữ bước ra, khuôn mặt tiều tụy khắc khổ, vẻ đau đớn vẫn chưa xóa hẳn trong ánh mắt vô hồn của bà, đó là mẹ của chàng trai. Bà cầm ra một tập thư dày đưa cho mẹ của cô gái: "Đây là những bức thư con trai tôi để lại, nó đã mất cách đây một tháng. Nhưng nó vẫn nói với tôi nó còn có một người con gái cùng cảnh ngộ đang đợi thư nó từng ngày, vẫn đang cần nó tiếp thêm nghị lực để tiếp tục sống. Cho nên những ngày tháng qua, mỗi tuần tôi vẫn thay nó gửi một bức thư đi cho cô gái đó...".

Nói đến đây, mẹ của chàng trai lại nức nở òa khóc. Mẹ cô gái hai mắt cũng ướt sũng từ lúc nào, bà nhẹ nhàng tiến lại choàng tay ôm mẹ chàng trai vào lòng, nghẹn ngào nói: "Bà yên tâm, rồi chúng nó sẽ được gặp nhau trên thiên đường như đúng lời hẹn ước...".

Khuyết danh.

Lãnh trợ cấp

Thứ bảy cười  vui

Một anh già thuộc tuýp “quân tử lông chân, tiểu nhân lông ngực” khệnh khạng đến trụ sở cơ quan An Sinh Xã Hội địa phương để xin hưởng trợ cấp bảo hiểm sức khỏe của chính phủ. 
Cô thư ký muốn xem bằng lái xe để xác nhận tuổi hạc, vị bô lão này lục hết túi trên đến túi dưới, mới hay mình đã bỏ quên cái bóp (ví) ở nhà, đành xin lỗi để về nhà lấy và trở lại làm thủ tục sau. Ngẫm nghĩ một chút cô thư ký nói:
- Thôi khỏi, ông vui lòng cởi nút áo sơ mi của ông đi.
Vị bô lão tưởng tai mình nghễnh ngãng nghe lầm nên hỏi lại, cô thư ký xác nhận:
- Thấy ông đi đứng không được thoải mái, nên tôi linh động, xin ông cứ làm theo lời yêu cầu của tôi.
Đương đơn (bô lão) không ngại ngùng cởi phanh hàng nút trên áo sơ mi đang mặc.
Cô thơ ký liếc sơ rồi phán rằng: 
-Tôi nhận đơn của ông, vì lông ngực của ông bạc phếu, chắc chắn là ông không dưới 65.
Đấng senior citizen (bô lão) mừng quá, bèn hí hửng về nhà và khoe với vợ.
Bà vợ móm mém tiếc rẻ: 
-Phải chi cô ta biểu ông cởi quần, chắc ông được lãnh trợ cấp tàn phế luôn rồi! ha ha!
Bà già thật là láu cá phải không?

B’Ròm phóng tác.

Bữa Cơm Của Khổng Tử

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong. Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!"

Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì, cần phải là người trong cuộc.
HK Sưu tầm

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Bài dự thi được giải

TRƯỜNG EM

Trường em rất đẹp thầy ơi
Mái trường đỏ thắm, sân trường khang trang
Cây xanh vời vợi xanh ngời
Bướm đàn múa lượn, chim hòa tiếng ca
Lớp học trang trí đẹp mà
Ghế bàn ngăn nắp, sàn nhà tỏa hương
Cô em mái tóc mượt mà
Làn da trắng trẻo, đôi môi hồng hào
Cô em dạy học rất nghiêm
Khiên tốn, hiền lành, dịu dàng, dễ thương
Thầy em chẳng khác đâu mà
Người thì cao lớn, khỏe mạnh, đẹp trai
Thầy em dạy học rất tài
Ân cần dạy bảo, lo cho học trò
Khối sáu thì rất tò mò
Khối bảy, tám, chín dặn dò cho nhau
Khối sáu quậy phá bao trùm
Khối bảy và tám chẳng vừa đâu nha
Khối chín cần cù nhất mà
Cùng nhau học tập, dựng nên ngôi trường
Các bạn thì rất kiên cường
Giúp nhau học tập, chơi cùng với nhau
Em mong các bạn trong trường
Luôn luôn học giỏi, mẹ cha vui lòng
Tính tình hiếu thảo hiền ngoan
Thầy cô mong đợi chúng ta rất nhiều
Giàu nghèo cũng phải vươn lên
Góp công vào việc dựng lên phố phường
Bạn ơi cố học giỏi lên
Trở thành trò giỏi, con ngoan của trường

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Lớp 6A3 - Trường THCS Lê Hồng Phong
Giải 3

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

“Triết lý nhẹ nhàng” của Trịnh Công Sơn

Trích trong "Phật Giáo và Hiện Sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn"
John C. Schafer
Vy Huyền dịch

Triết lý của Trịnh Công Sơn, qua những sáng tác của ông, dựa trên nhận thức rằng cuộc sống tuy có những niềm vui, nhưng cũng đầy những u buồn. Trong bài “Gọi tên bốn mùa”, ông thốt lên rằng “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người.” Trong bài này và một số bài khác, ông miêu tả tuổi trẻ, nhất là những năm tháng của tuổi đôi mươi, là thời gian đặc biệt buồn bã của cuộc đời. Trong bài “Nhìn những mùa thu đi”, ông hát:

Nhìn những mùa thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng


Đời sống đầy u buồn vì nó tạm bợ. Tất cả - chim trời, hoa lá, niềm vui, những cuộc tình, và chính đời sống mỗi con người – chỉ là những điều tạm bợ, phù du như sương mù. Trong bài “Ở trọ”, Trịnh Công Sơn nhấn mạnh rằng, vạn vật chỉ là kẻ ở trọ nơi cõi trần:

Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

Trong một số bài hát của Trịnh Công Sơn, tình yêu chính là nơi nương náu quyến rũ của con người ở cõi thế u buồn này. Nhưng vì tình yêu, cũng như vạn vật, chỉ là tạm bợ nên tình yêu không phải là nơi nương náu vững vàng cho mỗi người. Tình yêu tuyệt đẹp nhưng phù du, là chủ đề được tìm thấy trong nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn. Ví dụ, trong bài “Đóa hoa vô thường”, ông hát về những giai đoạn của một cuộc tình – niềm vui khi tình yêu chớm nở và sau đó là một kết cuộc buồn không thể tránh khỏi:

Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó ta ngồi mê
Để thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như
Vừa đến nơi chia lìa

Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn của Trịnh Công Sơn, cho rằng các bài tình ca của Trịnh Công Sơn là những lời khẳng định siêu hình rằng những chia lìa, tan vỡ của những cuộc tình không phải là những chướng ngại trên đường đời vốn cơ bản là vui. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, những bài hát đó là “bài kinh cầu bên vực thẳm.” [5] Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói, “Yêu là chết ở trong lòng một ít”; đây là câu thơ mà tất cả những sinh viên đại học tôi dạy hồi chiến tranh đều biết. [6] Sự chia lìa không tránh được trong tình ca Trịnh Công Sơn là những cái chết, là sự chuẩn bị chuyến ra đi cuối cùng khỏi kiếp này của người tình và của chính mình. Chúng gợi nhắc ta về cõi tạm. Trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, cái chết, chuyến ra đi cuối cùng, không bao giờ là điều xa xôi. Trong một số bài hát, ông nói đến cái chết của chính mình, [7] như trong bài “Bên đời hiu quạnh”:

Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi

Trong các bài khác, ông nói đến cái chết một cách mơ hồ hơn – như là hành trình về “nơi cuối trời.” [8] Dù bằng hình ảnh nào đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn luôn hướng đến sự vĩnh hằng, như trong bài hát với tựa đề “Lời thiên thu gọi”:

Về chân núi thăm nấm mồ
Giữa đường trưa có tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu
Là một đường không bến bờ


Và trong bài “Còn có bao ngày”, ông hát:

Đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm
Gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm

Triết lý nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn còn bao gồm cả vũ trụ học. Có hai thế giới: một thế giới thực, là “trần gian” hay “nhân gian”, và một thế giới phi thực, là “thiên thu”, “đất muôn đời”, “thiên đàng” hay “vườn địa đàng”. Nhưng thế giới thực luôn hoà lẫn với cái thế giới phi thực, cho nên thế giới của nhạc Trịnh Công Sơn là nơi mà Bùi Vĩnh Phúc gọi là thế giới “nhoè nhạt” hay “lai”, [9] là chốn giữa thực và siêu thực; một thế giới mà trong bài “Đời cho ta thế”, Trịnh Công Sơn đã hát rằng “Không xa trời và cũng không xa phận người”. Cái mờ ảo giữa thực và phi thực, có thể được coi là cõi mờ ảo giữa sự sống và sự chết, giữa thực thể trần gian và chốn vĩnh hằng bao trùm khắp và là sự pha trộn của những hình ảnh đối lập quan trọng nhất trong nhạc Trịnh Công Sơn.

Nhưng còn có những mờ ảo khác, thường trong cùng một dòng. Theo Cao Huy Thuần, nhạc Trịnh Công Sơn thường có một thoáng của cái này trong cái kia và ngược lại: “Một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ.” [10] Nhiều câu chữ có cấu trúc song song, một hệ thống thường được dùng để trung hoà những điều đối nghịch, lại được Trịnh Công Sơn dùng đến, không phải để phân biệt và đối lập các giá trị và phạm trù, mà ngược lại, để làm nhoè và mờ đi, một nghệ thuật Cao Huy Thuần gọi là “đối hợp.” [11] Ví dụ: “Tình không xa nhưng không thật gần”, “Không xa đời và cũng không xa mộ người”, và “Một phố hồng, một phố hư không”. [12]

Tuy cấu trúc không song song, nhưng có những câu nhạc của Trịnh Công Sơn hiển nhiên không muốn phân biệt chất lượng cũng như phạm trù: “Có chút lệ nhoà trong phút hôn nhau” và “Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy”. [13]

Nhạc Trịnh Công Sơn cho ta hình ảnh một người đi xuyên suốt một thế giới nửa hư nửa thực. Người ấy mệt mỏi và buồn bã. Dù biết ơn cuộc đời này, đặc biệt là tình yêu, ông [14] vẫn không hoàn toàn thuộc về chốn nhân gian này; trong một số bài hát, ông nhắc đến mình như kẻ lưu đày. [15] Vậy con người này sẽ đi về đâu? Và ông đang ra đi, hay đang trở về? Ông ra đi từ trần gian này, hay đang trở về từ một chốn nào khác? Kẻ lữ hành đó không thể trả lời những câu hỏi này. Trong bài “Có một ngày như thế”, ông hát:

Có một ngày… có một ngày như thế
Anh đi… Anh đi đâu?… về đâu?


Và trong bài “Tiến thoái lưỡng nan” ông hát:

Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Ngày xưa lận đận
Không biết về đâu
Về đâu cuối ngõ?
Về đâu cuối trời?
Xa xăm tôi ngồi
Tôi tìm lại tôi


Trong nhiều bài khác, ông lại hát lên nỗi nhớ nhà:

Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà
“Lời thiên thu gọi


Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa
Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì

“Bên đời hiu quạnh”

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về

“Đêm thấy ta là thác đổ”

Nhưng khi nhắc đến “nhà”, “quê nhà” và “quê quán”, vậy ông đang nhắc đến quê quán của mình, hay đang nói nơi yên nghỉ cuối cùng của mình – cái chết, sự vĩnh hằng? Về điểm này, ông có vẻ cũng không rõ – như trong bài “Tiến thoái lưỡng nan”, rằng ông đang đi về “cuối ngõ” nơi quê nhà hay về “cuối trời” của cõi vĩnh hằng. Trong bài hát “Một cõi đi về” [16] rất nổi tiếng của ông, Trịnh Công Sơn viết “Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”, và vì vậy người nhạc sĩ cứ mãi loanh quanh:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi xuống trăm năm một cõi đi về

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Thanh Long

Thanh long nhà anh Thắng. Ai có ghé California vào tháng ̣9, nhớ vào xin một trái. Còn nếu không muốn xin thì đứng ở ngoài bờ tường chôm một trái cũng không sao ... hì hì :P

Tấm Vạt Giường (tiếp và hết)

Chuyện của nàng và tôi chưa ai biết hết thì xảy ra vụ tháng tư 1975. Lúc đó, nghe tin dân miền trung chạy rần rần vô nam, ông Cả Bảy kêu tôi, nói :

- Chuyến nầy, mầy đi giùm tao xuống Cần Thơ. Tao có con em mấy chục năm nay theo chồng ở dưới. Địa chỉ nó đây.

Ổng đưa tôi miếng giấy có ghi tên họ, số nhà, tên đường :

- Tao nhờ mầy ôm một số tiền xuống đưa cho tụi nó, biểu tụi nó lo chạy về đây ở với tao sớm sớm cho có anh có em. Có gì cũng còn có nhau còn hơn là đứa một nơi người một ngả, loạn lạc nầy không biết đâu mà rờ. Tao có biểu tụi thằng Hai trại hòm qua ở nhà mầy, vừa giữ giùm nhà vừa coi ruộng luôn. Đừng lo !

… Vậy là tôi lặn lội xuống Cần Thơ tìm người em gái của ông Cả. Bà nầy có sạp vãi ở chợ Cần Thơ, ông chồng là thiếu tá hải quân. Khi tôi tìm ra được bả thì có tin thiên hạ ở Sài Gòn đang chạy di tản, làm dân chúng Cần Thơ cũng rối ren hối hả xuống ghe xuống xuồng tranh nhau đi. Ông thiếu tá hải quân hốt hết gia đình đem lên tàu chiến, kéo tôi theo luôn ! Đứng trên tàu, tôi nhìn đồng ruộng chạy lùi về phía sau mà chết điếng ở trong lòng, không biết làm sao báo tin cho ông Cả Bảy và nhứt là cho Huệ …

… Vậy rồi sau thời gian nằm trên đảo của quân đội đồng minh, tôi định cư ở Mỹ, tiểu bang Cali. Tôi làm công cho một tiệm ăn Việt Nam ở khu Sài Gòn Nhỏ, rửa chén quét dọn lau nhà … Lương lậu không bao nhiêu nhưng được bà chủ cho ở trong một phòng nhỏ nằm cạnh nhà bếp, ở để làm gác-dan cho bả luôn !

Thời gian sau, khi đã ổn định đời sống, tôi có gởi thơ về nhưng không thấy hồi âm. Tôi biết làng tôi nhỏ béo lại nằm tuốt trên vùng Ngọn - gọi là ‘ Ngọn’ bởi vì nằm trên ngọn sông Vàm Cỏ - giáp ranh với đất Cao Miên. Hồi thời trước, trong làng không có nhà bưu điện nên mỗi tuần một lần ông Sáu làm biện trong làng phải đạp xe xuống quận cách đó mười mấy cây số để lấy thơ ở nhà bưu điện đem về để trong nhà làng. Dân chúng cứ tự động đến coi trong đống thơ, cái nào mang tên mình thì lấy, có khi lấy giùm hàng xóm hay họ hàng bạn bè nữa ! Tôi nghĩ chắc bây giờ cũng vậy thôi, thơ tôi gởi không đến tay Huệ thì làm gì có hồi âm được ?

Dầu vậy, tôi vẫn tin tưởng rằng nàng không bao giờ quên tôi, cũng như tôi lúc nào cũng nghĩ tới nàng. Tôi hay nghe mấy người có đọc sách nói ‘Lời thề trăm năm’. Nàng và tôi đâu có thề thốt gì đâu, nhưng câu nói ‘ Tính sao cũng được’ và cái mỉm cười tiếp theo sau đó của nàng ở đường lên chùa hồi tôi ngỏ ý xin cưới … tôi đã khắc ghi vào lòng. Như vậy, chẳng phải là một ‘ Lời thề trăm năm’ hay sao ?

Nhứt định tôi sẽ trở về Việt Nam để cưới Huệ. Để hai đứa cùng nằm chung một vạc giường, cái vạc giường đương bằng thanh tre già chuốt giẹp giẹp, nằm vừa êm vừa mát. Để thấy cái mà mấy người biết đọc sách gọi là ‘ Hạnh phúc lứa đôi ’ đối với tôi, nó chỉ võn vẹn là sự sung sướng được chia đôi với người mình thương một tấm vạc giường … Mà muốn được vậy, tôi phải có tiền. Vậy là tôi để dành tiền, cắc ca cắc củm !

* * *

Nhờ hỏi thăm mấy người có về Việt Nam nên tôi đã ước lượng được số tiền cần thiết để làm đám cưới và để hai vợ chồng tôi có một số vốn làm ăn. Vậy mà phải năm năm sau tôi mới có tàm tạm đủ ! Chừng đó, tôi mới dám ‘ lên kế hoạch’ : nhờ ông Cả Bảy làm chủ hôn bên đàng trai, rước dâu về nhà của ổng, đãi đằng hai họ ở đó, xong rồi tôi chèo xuồng đưa cô dâu về nhà bên kia sông để tôi khoe với nàng tấm vạc giường mà tôi sắm cho hai đứa, từ hơn sáu năm nó vẫn nằm chờ…

Ngồi trên máy bay về Việt Nam, trong đầu tôi sắp xếp. Trước tiên là về nhà tôi để nghỉ ngơi cho tỉnh mỉnh. Sáng hôm sau sẽ đi thăm ông Cả Bảy, còn xế chiều thì qua nhà nàng vì giờ đó nàng mới từ lò gạch về nhà, tôi sẽ bất thần bước vô nói lớn : « Huệ ơi ! Huệ ! Anh về rồi nè ! ». Tưởng tượng đến đó, tôi bỗng ứa nước mắt ! Đầu óc tôi tự nhiên sao mù mờ. Làm như bao nhiêu năm nay tôi chỉ chờ có như vậy ! Tôi thấy tội nghiệp tôi, tội nghiệp nàng...

* * *

Tôi xuống xóm chợ nhờ một chị chèo xuồng mướn đưa tôi sang sông.

Khi xuồng vừa cặp vô cây cầu ván thì có con chó chạy ra sủa râng, rồi hai ông bà già từ trong nhà bước ra dòm. Té ra là chú thím Hai Lưa hồi xưa thủ trại hòm của ông Cả Bảy ! Chú Hai nhìn ra tôi ngay. Ổng la lên :

- Trời đất ! Mầy còn sống hả ? Ở đâu mà về vậy ?

- Dạ ở Mỹ.

- Cha…xa ớn há !

Rồi chú lật đật vừa la chó vừa bước xuống cầu phụ tôi đem hành lý lên. Trước nhà thấy có phơi chiếc chiếu với hai ba cái gối. Trong nhà vẫn như xưa, cái giường gỗ vẫn nguyên chỗ cũ với tấm vạc giường tôi đem về từ trong Xóm Mới. Chỉ có thêm là hai cái võng nằm song song gần đó, còn thì bàn ghế tủ..v.v…không có gì thay đổi. Tôi xúc động đến nghẹn lời. Chú Hai nói :

- Mầy uống miếng trà rồi nằm võng nghỉ lưng. Trong làng tưởng mầy chết rồi chớ, đâu dè … Để tao kể mầy nghe …

Vậy rồi chú nằm trên võng cạnh tôi, vừa hút thuốc vừa kể :

- Hôm mầy đi Cần Thơ, cha con tao theo lời ông Cả biểu, thay phiên nhau qua đây giữ nhà giữ ruộng. Kế đó, tụi nó - tụi cách mạng ớ ! – tràn vô làng, bắt hết hội đồng xã, bắt luôn ông Cả Bảy trói bằng kẽm gai thành một dọc, chở đi mất. Rồi tụi nó chiếm hết, nhà cửa đất đai ruộng vườn, đuổi tụi tao ra để lấy trại hòm. Nhờ có cái nhà của mầy mà tụi nầy dọn qua ở tạm. Tao và hai thằng con tao cất thêm cho cái chòi giữ ruộng rộng ra để để đồ đạc của tụi tao và để hai thằng con tao có chỗ hành nghề thợ mộc của tụi nó. Hai thằng nầy coi vậy mà gan ! Tụi nó vượt biên rồi định cư ở Úc. Bây giờ, tụi nó có xưởng mộc ở bển, coi bộ làm ăn khá ! Thấy lâu lâu gởi tiền về nhờ thằng bạn tụi nó ở thành phố chạy Honda lên đưa ! … À ! Mầy biết hông ? Tụi cóc cắn cách mạng có kêu tao về trại hòm làm cho tụi nó, tao đấm thèm ! Mầy nghĩ coi : trại hòm mà cũng bày đặt trương biểu ngữ đề ‘ Hạ quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch của Nhà Nước ’. Mẹ ! … Hòm chôn người chết mà cũng vô kế hoạch nữa thì khùng hết nước nói ! Còn chuyện nầy chắc mầy chưa biết : con Huệ, con bà Năm Căng …

Hai tiếng ‘ Con Huệ ‘ làm tôi giật mình. Tôi nhỏm dậy, lắng tai nghe. Chú nói tiếp :

- Mấy tháng sau giải phóng, không biết nó nghe lời ai mà ôm gói xuống thành phố nói kiếm việc làm rồi lặn mất luôn cho đến năm ngoái đây, nó trở về mà đi bằng xe hơi nhà có tài xế, trên băng sau có người đàn ông có vẻ ông chủ. Mầy biết, trong làng chỉ có thằng Cói gia nhân của ông Cả Bảy là được ổng sắm cho chiếc Honda để đưa ổng đi đây đi đó, chớ đâu có ai có xe hơi. Vì vậy, khi con Huệ đi xe hơi thẳng vô xóm Lò Gạch là thiên hạ để ý. Bà Năm Căng kể lại nói bả nhìn nó không ra, tưởng là một bà nhà giàu nào đó đi lầm nhà ! Chừng nó xưng tên, mẹ con nó và bầy em nó ôm nhau khóc làm hàng xóm chạy qua mừng cũng rớt nước mắt. Nó đem cho má nó hai bao đồ rồi nhét trong túi áo má nó một cộc tiền. Sau đó, nó chỉ nói được có mấy tiếng ‘ Con lạy má ! Con lạy má !’ rồi vừa khóc vừa chạy vội ra xe lên ngồi cạnh ông người á-đông ở băng sau, tài xế rồ máy chạy ào đi gấp. Từ đó tới giờ không có tin tức gì hết !. Còn đồ nó cho má nó toàn là tơ lụa mắc tiền nằm kín trong từng bao ni-long có in nhiều chữ tàu. Thầy Ba trên chùa đọc rồi nói đó là sản phẩm cao cấp của Thượng Hải …

Tôi ngả người nằm xuống võng mà nghe lùng bùng hai lỗ tai, chết điếng ở trong lòng. Chú Hai Lưa hỏi :

- Mầy còn nhớ con Huệ hông ?

Tôi ‘ dạ ‘, tiếng dạ bị nước mắt trào lên chận ngang. Tôi nuốt xuống mà nghe miệng mồm đắng chác. Không kềm được nữa, tôi đưa hai tay lên bụm mặt. Chắc chú Hai Lưa thấy, hiểu, nên nghe chú tằng hắng một tiếng rồi làm thinh …

* * *

Trên máy bay trở về Mỹ, tôi nhìn qua cửa sổ thấy nhà cửa ruộng đồng cây cối mờ lần mờ lần rồi mất hút … mà tôi nghe buồn rười rượi. Ở tuốt dưới đó, trong một làng quê nằm xa mút trên vùng đất Ngọn, tôi đã bỏ lại một tấm vạc giường, tấm vạc giường tưởng để nằm chung với người con gái nhà quê mà tôi thương, đâu ngờ chuyện hai đứa chưa kịp thành duyên thành nợ thì nàng đã như chiếc xuồng bỏ bờ mà trôi theo nước, đành đoạn trôi theo nước …

Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm, giờ nghĩ lại sao thấy quá khù khờ ! Dầu vậy, tôi vẫn muốn gặp nàng, gặp một lần thôi, để chỉ hỏi có một câu : « Tại sao ?... Tại sao ? … Tại sao ? … »

Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi trào nước mắt …


Tiểu Tử

Lại Gần

Lại gần cho chạm môi nhau
Cho thơm da thịt cho mau đậm tình
Lại gần cho bóng với hình
Và hai thành một là mình với tôi
Lại gần nhé mặc mây trôi
Rồi thêm một nụ cười thôi lại gần
Lại gần ngồi cạnh một lần
Nhìn trong đôi mắt, ơ gần thế kia
Lại gần chỉ hỏi vu vơ
Dấu trong tâm tưởng ngu ngơ chút tình

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Tấm Vạt Giường

Tiểu Tử

Hồi đó, tôi làm mướn cho ông Cả Bảy. Mấy ngày đầu, ngày nào cũng chèo xuồng qua bên kia sông để giữ ruộng cho ổng. Hồi ổng kêu tôi làm việc cho ổng, ổng nói : « Hổng có gì, nhưng có mặt mầy ở bển tụi nó không giám phá lúa ! ». Ổng nói ‘ phá’ để tránh nói ‘ ăn cắp’ nghe…nặng lỗ tai !

Mà thiệt ! Công việc hổng có gì gọi là nặng nhọc. Tôi treo võng giữa hai cây gáo lớn cạnh bờ sông, rồi nằm tòn ten trên đó ca tới ca lui mấy câu vọng cổ, lâu lâu trèo lên cây gáo ngồi nhìn ruộng lúa minh mông kéo dài tới rừng tràm nằm phía trong xa, xa cỡ đôi ba dậm hú. Đó là chiều sâu. Còn chiều ngang là nằm dài theo con sông Cái, có con rạch No làm ranh phía trên, chỗ tôi treo cái võng, và con rạch Bù Xu làm ranh phía dưới. Từ rạch No muốn nhìn thấy rõ rạch Bù Xu phải xè bàn tay đưa lên ngang mày che bớt ánh sáng ! Nói như vậy, để thấy ruộng ông Cả Bảy lớn biết ngần nào…

Lần đầu tiên đi với ông Cả Bảy qua ruộng để ‘ nhận việc ’, thấy minh mông thiên địa như vậy, tôi hết hồn, nói :

- Trời đất ! Mút chỉ như vậy, mình con coi sao thấu !

Ông Cả Bảy cười khì khì :

- Tao chỉ cần mầy qua bển cho có mặt hằng ngày chớ đâu có biểu mầy đi

đánh lộn với tụi lưu manh đâu ! Cái lũ đó hể thấy có người canh ruộng là tụi nó rút đi chỗ khác hè !

Ngừng một chút để suy nghĩ rồi ổng nói :

- Tàm tạm vài bữa rồi tao cho đám thằng Hai Lưa ở trại hòm qua cất cho mầy cái chòi nhỏ có tháp canh cao phía trên, để có chỗ cho mầy đụt mưa đụt nắng.

Có lẽ thấy tôi còn…ngơ ngơ nên ổng nói tiếp :

- Trên tháp canh sẽ có cái ống tre lớn làm cái mõ. Hễ mầy thấy có bóng người vô ruộng thì mầy cứ gõ mõ liên hồi là nó chạy. Hiểu chưa ?

Vậy là ít lâu sau, tôi có cái chòi tranh vách lá, có chỗ để treo võng, có chỗ để nấu cơm, phía trước có cây cầu ván chờm ra sông để tắm gội…

…Qua mùa lúa đó, ông Cả Bảy kêu tôi, nói :

- Tao thấy mầy tuy côi cút một thân một mình mà làm việc siêng năng nên tao thương. Tao cho mầy một miếng đất bên ruộng để mầy cất nhà rộng rộng, còn lo cưới vợ nữa chớ !

Vậy rồi mấy hôm sau, ổng dẫn nhóm chú Hai Lưa trại hòm qua ruộng của ổng, đo đạc cặm nọc để cho tôi miếng đất nằm cạnh vàm rạch No, còn chỉ chỗ cho chú Hai Lưa cất cho tôi cái nhà nền đất nóc tôn vách ván nữa ! Tôi cảm động nghẹn lời, ấp úng nói mấy tiếng cảm ơn mà cũng không tròn chữ tròn câu…Ông Cả cười cười :

- Mầy lo đốn cây làm rào dậu, trồng trỉa cho thành khoảnh đi, rồi tao kiếm cho mầy một con vợ !

Nói xong, ổng cười ha hả, khoái chí !

…Ông Cả Bảy có hai người con trai đi học bên tây rồi ở luôn ở bển. Từ ngày bà Cả nằm xuống, ổng vẫn sống cu ky một mình trong cái nhà sàng tổ chảng nằm cạnh trại hòm và trại cưa của ổng. Ổng thôi làm cả trong ban hội tề từ lâu nhưng trong làng vẫn gọi ổng là Cả. Nghe nói ổng ‘ quen lớn ’ dữ lắm, thấy mấy ông Quận ông Tỉnh thường ghé nhà ổng chơi hay cùng đi bắn le-le … Hồi tôi tới tuổi đi quân dịch, ổng nói : « Mầy yên tâm lo canh ruộng, còn vụ nầy, để tao lo ». Vậy rồi mươi hôm sau, ổng trao cho tôi tờ hoãn dịch !

… Cất nhà xong, chú Hai Lưa vỗ vai tôi, nói :

- Tao có một cái giường đôi bằng gỗ không xài, để tao chở qua cho mầy. Có điều là nó chỉ còn có mấy thanh ngang chớ không có tấm vạc giường, tại mấy thằng con tao nó lấy cưa ra làm sạp cho ghe của tụi nó. Mầy chịu khó đạp xe vô Xóm Mới nói thằng Ba Kiên đương cho cái vạc bằng tre, rẻ hơn cái vạc gỗ mà nằm lại êm hơn gấp bội.

Ngừng một chút rồi ổng vò đầu tôi, nói :

- Chừng cưới vợ, nhớ cho tao nhậu với nghen !

Tôi nói ‘ Cám ơn chú’, lí nhí nghe chừng không rõ lắm !

… Cái gường đó ráp vô rồi thấy rộng rinh. Mình tôi ngủ thì cần gì đến tấm vạc ? Vậy là tôi thả lên hai tấm ván đủ cho tôi nằm, sung sướng vì nghe thẳng lưng hơn nằm võng !

Tôi ngủ không có tấm vạc giường như vậy cho đến hết mùa lúa năm đó thì tôi gặp ‘ Nàng’… Cũng do Trời xui Đất khiến !

* * *

Nàng tên là Huệ, mồ côi cha, con của bà Năm Căng ở xóm Lò Gạch. Nàng làm công cho lò gạch ông Tám Tiếu. Nhờ đi chở gạch để ông Cả cho sửa lại cái đầu bờ kè trước nhà nên tôi gặp nàng. Gặp là tôi hạp nhãn liền ! Trời ! Con gái nhà quê gì mà nước da trắng bóc, còn thân hình thì cân đối thon thả kèm theo tướng đi lượng là cứ bắt người ta phải nhìn theo !

… Vậy rồi nàng và tôi quen nhau. Vậy rồi, ngày một ngày hai, tôi đạp xe đến lò gạch. Không có gì : chỉ cần gặp nàng để nói đôi ba câu không đầu không đuôi, rồi chèo xuồng về nhà bên kia sông, trèo lên vọng gác ngồi ngẩn ngơ suốt buổi !

… Vậy rồi, tôi nghĩ đến tấm vạc giường ! Vậy rồi, tôi đạp xe vô Xóm Mới đặt chú Ba Kiên đương cho tấm vạc giường bằng tre. Tuần lễ sau, tôi cuốn tròn tấm vạc chở về nhà trải lên cái giường gỗ, nhìn nó mà nghe lòng phơi phới. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi sắm một món đồ tuy không có giá trị gì nhiều nhưng lại mang đầy ý nghĩa …

… Để tránh tai mắt, tôi và nàng thường hẹn gặp nhau ở đường lên chùa vì đường đó vắng người và có mấy bụi tre lớn giao tàn che nắng. Hai đứa đứng nói chuyện ‘ trên trời dưới đất’ cả canh, nàng hay cầm lấy cành tre non đầy lá vươn ra cạnh chỗ nàng đứng, lắc qua lắc lại như để đánh nhịp khi nàng nói, mắt nàng nhìn bụi tre, nhìn con dốc lên chùa chớ ít khi nhìn tôi. Vậy mà sao tôi vẫn nghe lòng phơi phới như được nàng nhìn thẳng vào mắt !

… Bây giờ thì rõ ràng tôi đã thương nàng, càng ngày càng thương đậm ! Mà giữ riết trong lòng thì ấm ức quá đi ! Chắc phải nói ra cho nàng biết, rồi ra sao thì ra ! Vậy rồi một hôm đứng cạnh bụi tre đã thành quen thuộc, tôi làm gan nói :

- Huệ à ! Anh nói thiệt, Huệ đừng giận nghen ! Anh thương Huệ quá rồi Huệ à !

Nàng bỗng quay sang nhìn tôi, tay vẫn còn vin cành tre non, hỏi bằng một giọng nhẹ như tiềng gió trong lùm tre trước mặt :

- Vậy sao ?

Chỉ có hai tiếng nghe ngơ ngớ kỳ kỳ như vậy mà tôi lại thấy như là một sự chấp nhận ! Tôi bước lại gần nàng, nàng vẫn nhìn vào mắt tôi, cập môi mấp máy như muốn nói gì mà hai vành tai ửng đỏ. Đúng lúc đó, tôi hửi được mùi con gái của nàng làm tôi choáng váng ngầy ngật. Trời ơi ! Tôi muốn ôm đại nàng để siết chặt lại trong tôi, bởi vì chỉ có làm như vậy tôi mới nói được tôi thương nàng biết ngần nào … Nhưng tôi lại sợ làm ẩu, rủi nàng không hiểu rồi giận rồi vùng vằng bỏ đi tuốt thì chắc tôi … chết quá ! Tôi ráng kềm tôi lại, nuốt nước miếng mấy lần mới nói được :

- Huệ à …

Nàng ‘ dạ’, tiếng ‘dạ’ nghe như chờ đợi. Nàng không còn nhìn tôi mà quay về với cành tre non. Lần nầy, nàng bứt từng chiếc lá tre rồi bỏ rơi xuống đất, giống như nàng đếm lá !

- Huệ à ! Anh muốn xin cưới Huệ …

Nói tới đó tôi bỗng nghe … hụt hơi ! Nàng im lặng bứt từng chiếc lá … Một lúc, tôi hỏi :

- Mà Huệ có ưng không ?

- Biết đâu nà !

Tôi ráng sức nói một hơi :

- Anh làm công cho ông Cả Bảy. Anh có nhà có đất ở bên kia sông. Anh được hoãn dịch không phải đi lính. Anh sẽ nhờ ông Cả đánh tiếng qua má của Huệ để xin cưới. Mà Huệ phải cho anh biết coi Huệ có ưng hay không, cái đã !

- Ờ … Thì vậy !

Rồi, có lẽ thấy câu trả lời không mấy rõ nên nàng nói thêm :

- Tính sao cũng được !

Tôi mừng quá, nắm đại bàn tay nàng vừa lắc vừa cám ơn rối rít ! Nàng bỗng quay qua nhìn tôi, mỉm cười. Trời ! Cái cười của nàng sao mà đẹp hết nói ! Tôi như bị hốt hồn, cầm chắt bàn tay của nàng mà tưởng chừng như đang cầm cây sào cắm xuống lòng rạch để giữ cho xuồng đừng theo con nước mà bỏ bờ …

Đêm đó, trải chiếc chiếu trên tấm vạc giường, tôi nằm lên mà nghe mát rượi. Tôi nghĩ : rồi đây, hai đứa sẽ nằm chung một vạc giường. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm tôi sung sướng đi vào giấc ngủ. Cuộc đời sao dễ thương quá hổng biết ?

(Còn tiếp)