Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

HẪY NÓI YÊU THÔI, ĐỪNG NÓI YÊU MÃI MÃI

Đây là một bài viết hay về tình yêu mình thấy hay nên chia sẻ đến các bạn
Sáng nay, trong khi sắp xếp những chồng thư cũ, tôi tình cờ đọc lại một bài thơ ngắn của Jacques Prévert mà cô bạn cũ nắn nót chép tặng trên một tờ thư có in hoa rất đẹp…
Bài thơ vỏn vẹn năm câu được cô đặt vắt qua hai trang giấy một cách đầy ngụ ý.
Trang thứ nhất:
Tôi sung sướng và tự do
Như ánh sáng
Bởi hôm qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy yêu tôi

Hai câu cuối bị đẩy qua trang sau:
Anh ấy đã không nói thêm
rằng anh ấy sẽ yêu tôi mãi mãi…

Khi đọc bài thơ này cách nay hai mươi năm, tôi đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn tươi trẻ. Bây giờ, cuộc sống giúp tôi nhìn có lẽ đã khác đi về bài thơ trên trang giấy đã ố vàng này.
Cô gái trong thơ nhạy cảm và tinh tế, vì đã không đợi đến khi người mình yêu quay lưng mới xót xa nhận ra rằng tự do “như ánh sáng” chỉ là một thứ tự do mong manh. Hạnh phúc “như ánh sáng” là một hạnh phúc có thể vụt tắt bất cứ lúc nào.
Nhưng giả sử chàng trai có nói thêm rằng “sẽ yêu mãi mãi”, hoặc có thề hứa trăm năm đi nữa… ai dám khẳng định trái tim chàng sẽ không đổi thay? Nếu từng đọc Ruồi Trâu, hẳn bạn còn nhớ đọan văn này: “Ràng buộc con người không phải là lời thề. Chỉ cần mình tự cảm thấy thiết tha với một điều nào đó, thế là đủ rồi.”
Ngoài sự “thiết tha tự nguyện” đó ra, chẳng có gì ràng buộc được trái tim con người, nên đừng tin chắc rằng ai đó sẽ mãi không đổi thay. Cũng không thể buộc ai đó không được đổi thay.
Trên đời không có thứ vũ khí hay quyền lực tuyệt đối nào có thể níu giữ trái tim một khi nó đã quyết tâm rẽ lối. Cho dù đó là nhan sắc, một tình yêu sâu đậm, những kỷ niệm sâu sắc đắm say. Càng không phải là sự yếu đuối, sự khéo léo sắc sảo hay vẻ thông minh dịu dàng, sự giàu có hay thương hại…Những thứ đó có thể níu kéo một thân xác, một trí óc…nhưng không thể níu kéo một trái tim.
Trái tim vốn là một tạo vật mong manh và thiếu kiên định. Vì vậy, hãy tin vào điều thiện, lòng tốt, vào nhân cách và năng lực…nhưng đừng tin vào sự bất biến của nhận thức và tình cảm nơi con người. Hãy tin là mình được yêu trong khoảnh khắc này, nhưng đừng chắc rằng mình sẽ được yêu mãi mãi. Nếu chịu chừa chỗ cho sự đổi thay, ta sẽ tránh được không ít tổn thương sâu sắc.
Tôi không cho niềm tin là món quà vô giá mà ta dành cho người khác. Bởi đôi khi, sự tin tưởng hoá ra là một việc rất… đơn phương và vô trách nhiệm. Nó có nghĩa bắt người kia vào rọ, không tính đến khả năng thay đổi của trái tim con người.
Tin tưởng là trút gánh nặng sang vai người khác, bất kể người ta có chịu nhận nó hay không. Việc nhận định hay quyết định vấn đề không còn dựa vào sự thận trọng, tỉnh táo, sáng suốt hay sự nhạy cảm, bao dung của ta mà hoàn toàn giao phó cho người khác.
Và nếu khi họ thay đổi, ta thường nhân danh sự tin tưởng tuyệt đối mà mình đã tự nguyện gửi gắm để cho phép mình cái quyền được ghép tội họ.
Nhưng, bất cứ ai cũng có thể có lúc đổi thay.
books Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi
Sự thay đổi của người khác, nhất là ở người ta vô cùng yêu quý, chắc chắn khiến ta tổn thương. Nhưng hãy nhớ rằng người quân tử khi đã hết tình cảm thì thường tỏ ra lạnh nhạt. Như ẩn sĩ Urabe Kenkô trong tập Đồ Nhiên Thảo đã viết: “Khi người sáng chiều hết sức thân quen, không có gì ngăn cách bỗng một hôm lại làm mặt lạ và có cử chỉ khác thường, chắc hẳn sẽ có kẻ bảo: “Sao xưa thế kia mà bây giờ lại thế khác?” Theo ta, thái độ lạnh lùng đó chứng tỏ người ấy hết sức đàng hoàng và thành thật.”
Cuối cùng đó mới chính là cốt lõi của tình yêu, tình bạn và những mối quan hệ thân sơ khác. Sự thành thật, chứ không phải là lời hứa vĩnh viễn thủy chung. Bạn có thể yêu hay ghét. Thích hay không còn thích nữa. Chỉ cần thành thật, bạn sẽ luôn luôn thanh thản.
Tôi đọc lại lần nữa bài thơ ngắn ngủi trên tờ thư cũ, và cảm nhận một cách rõ rệt vẻ trách móc đắng cay dịu dàng rất đỗi con gái. Nhưng ít nhất cô gái trong bài thơ kia cũng biết rằng người yêu cô đã rất thành thật, khi không hứa một điều mà anh không tin chắc. Cô cũng biết trái tim con người là một tạo vật hoàn toàn tự do, và một khoảnh khắc đắm say hạnh phúc không hề là lời hứa hẹn vĩnh cửu.
Cô bạn yêu quý của tôi chắc cũng nhận ra điều đó, nên đã viết thêm một dòng chữ xinh xinh vào cuối trang thư, một dòng ngắn mà tôi không bao giờ quên được:
“Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi”
Bài viết này tôi đã đọc nhiều lần. Cô gái đó…

Tôi cũng đã yêu, đang yêu, tôi và anh yêu nhau hơn 1 năm rồi, nhưng chưa bao giờ tôi nghe anh thổn thức với tôi rằng anh yêu tôi cả, cũng chẳng nghe một lời thề thốt nào, nhưng tôi và anh vẫn cùng nhau đi qua giông tố cuộc đời. Đọc đi đọc lại bài viết, ngẫm đến mình, tôi nghĩ quan trọng chi một lời hứa ! Phải không bạn ? ” Ràng buộc con người không phải là lời thề. Chỉ cần mình tự cảm thấy thiết tha với một điều nào đó, thế là đủ rồi. ”
Sưu tầm

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Sinh hoạt Mũi Né ngày nay

Tình cờ xem trên youtube về MNé,kính chuyển đến BCCBác người MNé và bbè cùng xem sinh hoạt du lịch và đời sống người dân MNé ngày nay.
Dài gần 2 tiếng đồng hồ,Kính mời.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

KẺ ĂN MÀY

KẺ ĂN MÀY

Một người ăn mày đến trước một trang viên, gặp nữ chủ nhân để ăn xin. Người ăn mày này rất tội nghiệp, cả cánh tay cũng bị cụt, tay áo trống trải đung đưa, người nào trông thấy cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ăn mày:
- “Ngươi giúp ta chuyển đống gạch này ra nhà sau đi”.
Người ăn mày giận dữ nói:
- “Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo vác gạch. Không muốn cho thì thôi vậy, cần chi phải trêu ghẹo người khác ?”
Vị chủ nhân không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, sau đó bà nói:
- “Ngươi thấy đấy, không phải chỉ dùng hai tay mới có thể sống được. Ngươi có thể làm, vậy tại sao lại không làm chứ ?”.
Người ăn mày lặng người đi, hắn ta nhìn vị nữ chủ nhân với ánh mắt kỳ dị, trái cổ nhô nhọn giống như một quả trám chuyển động lên xuống 2 lượt. Cuối cùng, hắn cuối người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch. Một lần chỉ có thể chuyển đi hai viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng hai tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt, hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính xéo trên góc trán.
Vị nữ chủ nhân đưa cho người ăn mày một cái khăn lông trắng như tuyết. Người ăn mày đón lấy lau mặt và cổ một lượt rất kỹ, chiếc khăn lông trắng đã biến thành chiếc khăn lông đen. Người phụ nữ lại đưa cho hắn 20 đô-la, người ăn mày cảm kích nói:
- “Cảm ơn bà”.
- “Ngươi không cần cảm ơn ta, đây là tiền công ngươi kiếm được dựa vào sức lực của mình”.
Người ăn mày nói:
- “Tôi sẽ không quên bà, để cho tôi giữ làm kỷ niệm vậy”.
Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp và sau đó lên đường.

Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà sau, chỉ đống gạch, và nói:
- “Chuyển đống gạch này ra trước nhà, ta sẽ trả cho ngươi hai mươi đô-la”.
Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô-la hay do điều gì khác.

Người con của người phụ nữ không hiểu, liền hỏi mẹ:
- “Lần trước mẹ kêu ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển gạch từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay là ở trước nhà ?”.
Người mẹ nói với con rằng:
- “Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển, đối với người ăn mày mà nói, thì lại không giống nhau”.

Sau này cũng có mấy người ăn mày đến xin ăn, đống gạch đó được chuyển đi mấy lượt.

Vài năm sau, có một người rất chỉnh tề đến trang viện này. Ông ta mặc veston, mang giày da, trông chững chạc hiên ngang như những người thành công với sự tự tin và tự trọng, chỉ có điều là người này chỉ có một cánh tay trái. Ông ta cúi người xuống, nói với vị nữ chủ nhân đã có phần già đi:
- “Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của một công ty”.
Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, bà hờ hững nói:
- “Đấy là do chính bản thân ông làm ra mà thôi”.
Người Chủ tịch Hội đồng Quản trị một tay đã mời người phụ nữ cùng cả nhà bà dọn đến thành phố sống những ngày thoải mái. Người phụ nữ nói:
- “Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được”.
- “Tại sao ?”
- “Bởi vì cả nhà chúng tôi ai cũng có hai tay”.
Người chủ tịch tuy đau lòng nhưng vẫn kiên trì:
- “Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là Nhân, thế nào là Nhân cách. Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi”.
Người phụ nữ nói:
- “Vậy thì ông đem căn nhà ấy tặng cho người nào không còn cánh tay nào cả !”.

CHIA SẺ CHÚT SUY TƯ

Nữ chủ nhân.
Cung cách sống của người nữ chủ nhân thật đáng khâm phục. Bà biết khơi dậy lòng tự trọng và đánh thức năng lực làm việc đã bị thương tổn và đi dần đến mai một vì mặc cảm hay vì những cú va chạm vào tình đời lạnh lùng đầy cay đắng.
Đây thật sự là một sự chia sẻ đúng đắn. Không phải là những đồng tiền buông ra bố thí một cách dễ dãi hay hào phóng, dù thật sự từ lòng tốt hay để mua danh.
Sự chia sẻ ở đây là vực dậy một nhân cách đã có chiều hướng thoái hóa, không còn biết nhận ra sự cao quý của con người là “cần lao”, là cần cù làm việc không ngừng, làm việc với tất cả khả năng để góp phần làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.

Kẻ ăn mày
Có thể thấy 3 hạng người ăn mày trong câu chuyện hôm nay.
1. Kẻ ăn mày bằng lòng với hiện tại.


Những người ăn mày này, khi có việc làm thì cũng làm vậy, nhưng họ bằng lòng với hiện tại. Không phấn đấu vươn lên, vì họ không tìm thấy niềm vui trong công việc. Không phát huy hết tiềm năng thiên phú trong con người họ. Họ lánh nặng tìm nhẹ, chọn cái dễ loại cái khó. Bỏ qua những cơ hội vươn lên vì muốn an phận. Đời buông xuôi theo những dễ dãi của bản năng. Tìm vui bên những hưởng thụ tầm thường và thấp hèn.
2 Kẻ ăn mày biếng nhác.
Anh ta là người mạnh lành, “còn đủ đôi tay”, nhưng từ chối làm việc.
Trong xã hội hôm nay, hạng người ăn mày này ta thấy rất nhiều. Biến dạng dưới nhiều hình thức, sinh ra đủ thứ tệ nạn xã hội. Họ là những người chỉ thích “ngửa bàn tay nhận tiền” mà không muốn nhỏ một giọt mồ hôi nào. Họ không muốn làm việc.
Thời xưa, ngay khi còn Tiểu Học, học sinh đã được dạy: “Những người ăn không ngồi rồi, không chịu làm việc, sống bám vào người khác, là những ký sinh trùng xã hội”.
3. Kẻ ăn mày đã vượt qua chính mình.
Chính là người ăn mày chỉ còn một cánh tay. Ông vượt qua lòng tự ái vụn vặt, biết đối diện với sự thật khi nhìn nữ chủ nhân chuyển gạch một tay. Ông thức tỉnh.
Ông ra sức làm việc, làm việc với tất cả khả năng mình, trong điều kiện và hoàn cảnh của riêng mình.
Cuộc đời ông thành đạt không phải từ sự giúp đỡ tiền bạc, mà từ sự giúp đỡ sức mạnh tinh thần cho ông sống đúng nhân vị của mình.
Ông biết nhận ra ai thật sự là người “bố thí” cho ông vì tình thương thật lòng, và biết nhận ra “của bố thí” nào là thật sự cần thiết cho mình.
Có hiểu được những điều đó, ông mới mở lòng trí mình ra để kính phục và tri ân người đã đưa ông trở về vị trí đích thực của con người trong nấc thang cuộc sống.

Bạn đọc thân mến,

Một chút suy tư trong những ngày đầu năm, để cùng bạn đọc nhìn lại đoạn đường một năm qua, bên ly rượu chén trà, trong những phút tĩnh lặng, ta tự hỏi lòng mình:
Mình đã làm được gì ?
Làm thế nào ?
Làm với tâm trạng ra sao ?
Để ta có một cuộc đời vui sống
sống có ý nghĩa.

MAI NHẬT THI

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Chúc mừng năm mới 2012


Năm mới
Rước hên vào nhà.
Quà cáp bao la.
Mọi nhà no đủ.
Vàng bạc đầy tũ.
Gia chủ phát tài.
Già trẻ gái trai.
Sum vầy hạnh phúc.
Cầu tài chúc phúc.
Lộc đến quanh năm.
An khang thịnh vượng!

Cung chúc tân niên.
Vạn sự bình yên.
Hạnh phúc vô biên.
Vui vẻ triền miên.
Kiếm được nhiều tiền.
Sung sướng như tiên

NĂM MỚI
Delete quá khứ!
Reset hiện tại!
Download tương lai!
Update cuộc sống!
.
10%
.
20%
.
30%
.
40%
.
50%
.
60%
.
70%
.
80%
.
90%
.
.
99%
STOP. Lỗi kết nối do thiếu 1 ai đó bên cạnh!
...
Chúc các bạn nào còn đang mồ côi!
Năm mới sẽ tìm được người yêu lý tưởng để hoàn thành 100% nhé! ♥ Me too hehehe.....

3 từ 8 chữ‎
3 từ 8 chữ 1 ý nghĩa
I LOVE YOU
...
3 từ 8 chữ 1 tâm trạng
I MISS YOU
...
3 từ 8 chữ 1 hành động
I KISS YOU
...
3 từ 8 chữ 1 ý nghĩ
I HATE YOU
...
3 từ 8 chữ 1 nỗi buồn
I LOST YOU

NỤ CƯỜI ĐẦU NĂM !

Mâm ngũ quả đẹp.



Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền
Mua chuối: sợ làm ăn khó “ngóc”
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn “nổ’
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên
Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.
hahaha! chí lý chí lý!
Cầu dừa đủ xài.



Vậy thì bàn cúng sẽ trống không
Chỉ cần bình lọ với bó bông
Dưa thì cũng sợ dây dưa mãi
Bánh tét sẽ bị rách cả năm
Xin xâm lại càng nên kiêng cữ
Vì ngại năm mới sẽ bị xiêng
Sầu riêng càng nên không dám rớ
Măng cụt thì bị ngẹt ngõ ra
Ngoài ra cần cử trái thanh long
Bởi vì vận số sẽ long đong
Trái tắc lại càng nên kiêng đấy
Bế tắc mọi điều xui cả năm
Bánh ít không được ăn ngày Tết
Cử gì đây nữa hỡi người ơi!!!
Xuân đến Xuân đi , ba ngày Tết
đở lo bánh trái, mừng ra phết
thôi thì ta chưng hoa với quả
Cầu cho Đủ Xài khỏi lo xa!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI => CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH LIỄU !



- Mồng một ÔNG PHÚC ghé thăm.
Rước vào MAY MẮN AN LÀNH cả năm.
- Mồng hai ÔNG LỘC vào nhà.
Ban cho TIỀN TỶ XÂY NHÀ cao cao.
- Mồng ba ÔNG THỌ đến chào.
SỨC KHỎE DỒI DÀO Ông tặng cả kho.
- 365 ngày thật ẤM NO.
CÔNG DANH SỰ NGHIỆP thay nhau đến chào!



CẦU MONG CÓ CẢ 3 ÔNG:PHÚC-LỘC-THỌ ĐẾN CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH LIỄU!
HÌ,HÌ... HÈ,HÈ... HÀ,HÀ...
  

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

HẠNH PHÚC ĐẦU XUÂN

Kính chúc quý Thầy Cô các anh chị và các bạn năm mớiSỨC KHỎE - HẠNH PHÚC -THÀNH ĐẠT


Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012


Nhân dịp Xuân về kính chúc quý Thầy Cô, các anh chị, và các bạn cùng gia quyến một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Mời nghe nhạc xuân

NS Lê đức Long tuy sáng tác không nhiều ,nhưng hầu như những bài hát khi anh giới thiệu đến đại chúng,thường được đón nhận nhiệt tình.
Những sáng tác như:Tình xuân, Ngày em đi lấy chồng,đừng hỏi vì sao,tiển đưa....

Riêng bài Tình Xuân đây là một trong những bài hát mỗi khi tết đến thừơng được nghe nhiều lần trong số những bài hát xuân mới sáng tác sau này.
Mời TCô,ace và các bạn nghe tình Xuân Mạnh Đình hát.

Kính chúc Thầy Cô,ace và các bạn An Khang-Thịnh vượng xuân Nhâm Thìn.
mt&family.


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

HAPPY NEW YEAR 2012==>CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHÂM THÌN

Nhân dịp Xuân về kính chúc Qúy Thầy Cô, các Anh Chị, và các Bạn cùng gia quyến một Năm Mới An Khang, Thịnh Vượng , Sức khỏe dồi dào, Thành đạt, Tràn đầy Niềm vui và Hạnh Phúc...


Mùa xuân xin chúc
Khúc ca an bình
Năm mới phát tài
Vạn sự như ý
Già trẻ lớn bé
Đầy ắp tiếng cười
Trên mặt ngời ngời
Tràn đầy hạnh phúc
Xuân đến hy vọng
Ấm no mọi nhà
Kính chúc ông bà
Sống lâu trăm tuổi
Kính chúc ba mẹ
Sức khoẻ dồi dào
Đôi lứa yêu nhau
Càng thêm nồng ấm
Các em bé nhỏ
Học giỏi chăm ngoan
Chúc Tết mọi người
Năm mới hoan hỉ
Gặp nhiều niềm vui…
Hì,hì... Hè,hè... Hà,hà...


Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Chúc Tết các Thầy Cô



Chân Thành cảm ơn các anh chị:
- Võ Quang Thời.
- Trần Thị Phi Vân.
- Trần Thị Bá Phong.
- Lê Thị Thanh Mai.
- Cao Hoàng Tấn.
- Cao Hoàng Phát.
- Lục Thị Minh Hồng.
Đã hỗ trợ về tài chính tặng quà các Thầy Cô nhân dịp Tết Nhâm Thìn 2012.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Bài Thơ Cuối Năm


Mùa thay lá rụng bên đời

Lặng thinh ta đứng giữa trời mênh mông

Này người một buổi cuối đông

Đã cùng ghé bến rời sông trao tình

Dựa vai thấy bóng đôi mình

Đổ dài hạnh phúc họa hình xuân sang

Thùy

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Cuộc thi vấn đáp

Trong 1 cuộc thi vấn đáp:

GV: trên 1 máy bay có 500 cục gạch, rơi 1 cục hỏi còn mấy cục?
HS: dễ quá! 499 cục
GV: làm thế nào trong 3 bước bỏ được con voi vào tủ lạnh?
HS: B1: mở tủ lạnh---B2: nhét con voi vào----B3: đóng tủ lạnh
GV: thế trong 4 bước, làm sao để nhét con hươu cao cổ vào tủ lạnh?
HS: B1: mở tủ lạnh--B2: lôi con voi ra--B3: nhét con hươu vào--B4: đóng tủ lạnh
GV: tốt! thế trong cuộc họp đầy đủ các loại thú trên thiên đình thì sao vẫn thiếu 1 con?
HS: thiếu con hươu cao cổ đang bị nhốt trong tủ lạnh
GV: thế sao trong 1 con sông đầy cá sấu mà bà lão đi qua vẫn không bị ăn thịt?
HS: vì cá sấu đi họp trên thiên đình hết rồi
GV: sau đó bà lão vẫn chết, hỏi tại sao bà ta chết?
HS:...bà ta bị chết đuối thì phải...
GV: Sai! bà ta bị.....cục gạch trên máy bay rơi trúng đầu chết.... Cậu bị loại! Người tiếp theo.

Sống trong thời buổi kinh tế này cần phải biết đến 4 chữ "ệ" đó là:

muốn thành đạt thì phải có trí tuệ ,
mà trí tuệ thôi thì không đủ--> phải có người bảo vệ,
mà muốn có người bảo vệ thì phải có quan hệ,
muốn có quan hệ thì phải có TIỀN TỆ

GV: nếu em nào trã lời được câu hỏi cũa thầy thì được về sớm, bổng có cái cặp bay ra cửa sỗ,
GV: em nào vừa vức cặp ra cữa? thì có 1 cậu đưa tay lên dạ em, em xin chào thầy em về ạ...

Giáo viên: "Cậu là đồ mất dạy !
Cậu ra khỏi lớp ngay !!"

Học sinh:
"Thầy đuổi em thì em là thằng mất học còn thầy mới là mất dạy"

Anh đến thăm em đêm 30





Ngoài những bài hát không tên nỗi tiếng của NS Vũ thành An,còn có bài "anh đến thăm em đêm 30" đây là bài hát tôi rất ưa thích,mặc dù đã nhiều thập niên trôi qua.

Trong bài AĐTEĐ30 có 2 câu:"anh nói với người phu quét đường,xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em...."Hết ý phân tích fải không các bạn ==>tuyệt vời
Mời Thầy Cô,ace và các bạn nghe lại bài hát trên. Thơ của Nguễn đình Toàn,nhạc: Vũ thành An,Nguyên Khang hát.
Happy new year

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Hình mt&b in Waikiki,Hawaii




Hình này nhớ lại kỷ niệm những ngày leo dừa cho ba tui hahaha....

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

MẸO NHỎ DÀN XẾP BẤT ĐỒNG TRONG GIA ĐÌNH

MẸO NHỎ DÀN XẾP BẤT ĐỒNG TRONG GIA ĐÌNH


     Ai cũng mong muốn gia đình êm ấm. Tuy nhiên, việc nảy sinh những quan điểm, ý kiến trái ngược giữa những người trong gia đình là điều khó tránh. Làm thế nào để những bất đồng ấy không bùng nổ thành mâu thuẫn, định kiến?
        TỰ KIỀM CHẾ
     Trong mọi tình huống, bạn nên lấy điều này làm kim chỉ nam ứng xử. Nếu bất đồng ý kiến với đồng nghiệp, với người ngoài xã hội, bạn có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình nhưng với những người trong gia đình lại là chuyện khác. Sau những cãi vã, chắc chắn mọi người đều bị tổn thương và cuộc sống chung sẽ trở nên nặng nề, khó chịu.
Lúc nóng giận, người ta dễ nói những điều mà lúc bình thường có khi họ chưa bao giờ nghĩ đến. Thiếu kiềm chế sẽ đẩy mọi chuyện tồi tệ hơn như bát nước đổ khó lòng lấy lại được.
        LÙI BƯỚC TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ KHÔNG QUAN TRỌNG
     Trong cuộc sống gia đình, đa số vấn đề làm nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn đều hết sức nhỏ nhặt. Đừng quá quan tâm đến chuyện thắng thua. Đôi lúc, bạn nên chấp nhận phần thua về mình nếu đó không phải là điều quá quan trọng. Ví dụ, khi tranh luận về cách bài trí đồ vật trong phòng hay về một bộ phim, cuốn truyện, hãy khéo léo nhận lấy phần thua. Sau đó, bạn sẽ nhận ra giá trị của việc lùi bước, việc đó không quá quan trọng để phải tranh luận như ban đầu bạn đã nghĩ.
        GIỚI HẠN VẤN ĐỀ
     Nếu bạn không muốn mọi chuyện trở nên tối tệ và vượt khỏi tầm kiểm soát, tốt nhất, nên thống nhất gới hạn vấn đề trong một phạm vi nhất định. Kiểu tranh luận “kéo con trâu, sâu con bò” lan man chắc chắn làm mọi chuyện rối rắm, không có trọng tâm. Vấn đề chính sẽ không thể giải quyết mà lại phát sinh thêm nhiều bất đồng khác.
        ĐỪNG DAO TO BÚA LỚN
     Nếu tranh luận là điều không thể tránh khỏi thì bạn hãy chấp nhận vào cuộc nhưng phải luôn tỉnh táo và cố gắng tạo ra không khí bình đẳng, thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng, không dao to búa lớn. Bạn cũng không nên đẩy người nhà vào thế phải chấp nhận sai lầm của họ. Đôi lúc chỉ cần để họ tự hiểu, tự nhận ra sự vô lý của mình là đủ.
        HOÃN BINH
     Nếu sự bất đồng giữa những người trong gia đình không nhất thiết phải giải quyết ngay tức khắc thì nên dùng kế hõan binh, tạm gác “chiến sự”. Sau khi bình tỉnh lại, mình sẽ dễ nhận ra sự vô lý của mình, như thế tốt hơn là để “chiến tranh tiếp tục leo thang”.
        HÀI HƯỚC, PHƯƠNG THUỐC LUÔN HỮU HIỆU
     Dù bạn chiến thắng hay chiến bại, một câu hài hước luôn là liều thuốc cần thiết để hàn gắn chiến tranh. Với phương thuốc này, mọi người đều dễ dàng hạ nhiệt. Đôi lúc, chính những câu nói hài hước đúng chỗ sẽ khiến mọi người nhận thấy sự nóng giận của mình vô lý và mọi chuyện lại được giải quyết trong không khí đầm ấm./.

(HỒNG HOA)

Ngày cuối năm với Pietro Sequi (TT)

Sân ga cáp treo chiều cuối năm vắng lặng, thưa thớt khách, những chiếc cabin miệt mài thầm lặng chạy vòng lên vòng xuống trượt theo những sợi cáp chờ đợi những vị khách bước vào. Thú thật cáp treo Tà Cú đi vào hoạt động đã gần 10 năm, tôi lại là người ở địa phương này nhưng chưa một lần bước chân đến khu vực nhà ga chứ đừng nói đi cáp treo, nhiều khi rất ái ngại “biết trả lời sao” nếu như có ai đó hỏi về cáp treo Tà Cú, lần này thì nỗi “ái ngại” đã được giải tỏa. Khác hẳn với những gì tôi mường tượng trước đây, sân ga phải ở ngoài trời, những chiếc cabin tuy có chạy chậm khi vào ga nhưng phải bước vội lên mới kịp, chậm chân thì phải chờ chuyến sau, khoang ngồi trượt vùn vụt như ta ngồi trong xe hơi, ai không quen không dám nhìn ra ngoài, ngồi trong khoang bồng bềnh như đi tàu thuyền trên sông biển… Ngược lại sân ga được thiết kế trong nhà ở lưng chừng núi, rộng rãi, mát mẻ, đẹp đẽ và rất lịch sự, những chiếc cabin gần như nối đuôi nhau chầm chậm, chầm chậm khi vào ga, đến một vị trí nhất định, cửa tự động mở ra ta chỉ việc bước nhẹ nhàng vào, tôi thấy còn dễ dàng và an toàn hơn bước vào thảm trượt của mấy siêu thị khi muốn lên tầng trên, rồi cửa cũng tự động khép lại, theo hướng đỉnh núi trượt tới, nhẹ nhàng, êm ái như ta ngồi trong nhà; nhìn ra ngoài, cả một khoảng không bao la đầy dẫy những vườn cây ăn trái, những khu dân cư, con đường Quốc lộ thẳng tắp lí nhí những chiếc xe qua lại rồi mỗi lúc một nhỏ đi rồi mất hút. Hai bên dọc theo tuyến cáp treo, rừng cây to lớn dày đặc xanh tươi, cỏ cây hoa lá chen chúc nhau, ngắm chưa thỏa chí cabin chậm lại vì đã tới nơi, tức là chỉ mất khoảng 7 phút.

Khu vực Chùa núi Tà Cú đón chúng tôi bằng những cơn gió chiều lồng lộng mát rượi, tâm hồn cảm thấy thư thái nhẹ nhõm như lánh xa cõi trần, cũng trên con đường đất dẫn đến Chùa cách đây hơn mười năm tôi đã đi nhưng hôm nay nhiều đoạn được xây cấp bằng đá lên dốc xuống dốc ngoằn ngoèo, đi một đoạn là đến quần thể 3 tượng Phật uy nghiêm sừng sững được gọi là “Tam thế Phật”, có khác hơn xưa là thêm tượng “Tam Tạng” mới được xây dựng mấy năm gần đây cũng to cao nhìn thẳng về hướng Tây cách “Tam Thế Phật” độ vài chục mét. Tới cổng Chùa nhìn lên khu vực Chánh Điện, những bậc tam cấp cao và dài hun hút, tôi quên đếm là có bao nhiêu bậc như đã từng đếm ở các Chùa đã từng đến. Càng bước nhịp tim càng đập mạnh hơn phải dừng lại nghỉ ngơi, đúng là thời gian, tuổi tác đã lấy đi sức dẻo dai thời trai trẻ ngày nào nhưng không vì thế mà mất đi sự náo nức rộn ràng khi đến thăm Chùa. Khu vực Chánh Điện ngổn ngang vật liệu vì Chùa đang được trùng tu, sửa chữa và nâng cấp, có nhiều công trình đang đươc khởi công xây dựng mới. Tưởng giống như cách đây hơn 10 năm, tôi “lanh chanh” dẫn các bạn rẽ tay mặt để lên khu vực tượng Phật nằm, có tiếng gọi giật lại của một anh làm nghề chụp ảnh - Đi hướng này chú ơi. Thì ra trước đây từ Chánh Điện rẻ tay mặt men theo những phiến đá gồ gề mòn lẳng vì những bước chân người qua lại là đến Hang Tổ, rồi tiếp tục theo triền dốc là đến khu vực có bức tượng Phật nằm, rẻ tay trái là đến quần thể “Tam Thế Phật”. Nay đã khác, muốn đến khu vực Chánh điện phải đi qua 3 bức tượng Phật trước, từ đó rẻ tay trái mới đến tượng Phật nằm (còn gọi là Phật tích nhập Niết bàn), lối đi được làm mới bằng những tam cấp, hai bên có thanh chắn để vừa đi vừa vịn vào cho những ai cảm thấy mệt vì phải lên xuống dốc. Thấy chúng tôi xuống dốc theo tam cấp hơi khó khăn vì đầu bàn chân phải bấm xuống để chịu lực, anh làm nghề chụp hình hướng dẫn phải vừa đi vừa nhún sẽ giảm được đôi chân bị căng cơ, thế là bạn tôi vừa đi vừa nhún giống như múa làm mọi người không nhịn được cười.

Có một đôi bạn trẻ, trẻ lắm tay trong tay hớn hở đến thăm Chùa, đưa cho tôi cái điện thoại di động nhờ chụp cho mấy tấm hình làm kỷ niệm, tôi nhận lời ngay, ra vẻ thành thạo trong nghề nhiếp ảnh, khi thì sửa dáng đứng của 2 người, khi thì yêu cầu ngả đầu bên này, để tay bên kia. Thấy tôi dễ tiếp xúc, pha chút khôi hài và biết là người ở địa phương này nên không ngần ngại hỏi - Chú ơi, cháu thấy dọc theo hai bên lối đi và cả khu vực có tượng Phật nằm, từ bụi cỏ đến những nhánh cây người ta cột nhiều đoạn dây nhỏ, đủ màu sắc, đủ mọi chất liệu là sao hả chú? Một thoáng chần chừ. Bí. Đôi bạn trẻ “có ngờ đâu rằng” tuy là người ở địa phương nhưng hơn mười năm rồi chưa hề bước chân tới Chùa, làm sao biết đuợc những điều mới mẻ nơi đây. Hỏi thăm một chị bán nhang dưới gốc cây thật to mới biết những người đến viếng Chùa họ gởi lại nơi đây những điều xui xẻo trong cuộc sống, những điều bất hạnh trong cuộc đời bằng cách cột một đoạn dây ngắn vào nhánh cây hoặc bụi cỏ, có loại dây gì cột dây nấy, lòng sẽ thanh thản trở về như vừa gội rửa sạch sẽ được những lo toan mà họ đang gánh chịu. Nhìn hai bạn trẻ tung tăng líu lo, tôi lại nghĩ về thời trẻ của tôi và các bạn…

Tượng Phật dài 49 mét ở tư thế nằm, đầu tựa vào bàn tay mặt, hai chân duỗi thẳng chồng lên nhau được trùng tu, sơn lại màu trắng, sáng rực giữa nền xanh thẳm của rừng cây cao to bạt ngàn. Dưới chân đế tượng Phật, nhiều du khách đốt nhang cúng lạy có cả khách nước ngoài. Ông Sequi khó khăn lắm mới đốt được nén nhang vì càng về chiều trên đỉnh núi gió càng mạnh, ông từ tốn cắm vào lọ rồi đứng ngắm nhìn bức tượng thật lâu, tôi cố ý nhìn thật sâu vào mắt ông nhưng không tài nào hiểu được trong đầu ông nghĩ gì lúc này, chỉ thấy một vẻ thành kính tôn nghiêm trong dáng đứng và trên khuôn mặt. Không còn thời gian để đến Hang Tổ và chiêm ngắm những kiến trúc khác của Chùa núi Tà Cú, Chúng tôi quyết định “hạ san” xuống núi bởi gia đình ông Sequi phải về lại SaiGon trong đêm kịp đón mừng năm mới.

Chia tay nhau trong ráng chiều êm ả ở chân núi Tà Cú, ông Sequi bắt tay từng người một và luôn miệng nói lời cám ơn, hẹn Tết gặp lại, có nghĩa là Tết ta. Đâu đó xa xa vang lên những tiếng chim kêu như gọi nhau về tổ sau một ngày tung tăng bay lượn, thỉnh thoảng một vài cơn gió nhẹ từ hốc núi thổi ra mát mẻ sảng khoái, làm mái tóc của bé Anna xòa xuống khuôn mặt. Trong bộn bề của cuộc sống hàng ngày, có được những khoảnh khắc với gia đình ông Sequi và các bạn thật vui, thật thú vị và thật đáng nhớ./.

PĐN (hết)

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

TÔI ĐI TÌM TÔI

Tôi đi tìm tôi bên nhà em
Không có em và chẳng thấy tôi nơi ấy
Sân chiều vắng biển chiều phẳng lặng
Chợt buồn theo con nước thủy triều dâng

Tôi đi tìm tôi trong phố đêm
Phố mưa nhạt nhòa làm tôi lạc lối
Không thấy tôi trong lớp người bước vội
Tôi về nhà lối ngõ vắng buồn tênh

Tôi đi tìm tôi nơi đồng xanh
Tiếng chim hót ru bình minh buổi sáng
Tôi thấy mình trong giấc mơ lãng mạn
Hóa mây ngàn mãi mãi sống lang thang

Tôi đi tìm tôi trong tôi
Lại thấy em nhìn tôi trong ấy
Đóa hoa đời chân tình nhẫn nại
Có bao giờ em biết tôi đơn côi

Tôi đi tìm tôi trong đời
Những trẻ lạc loài những người cơ nhở
Trong góc phố một chiều đông gió
Dòng nổi trôi tôi chợt nhận ra mình

Tôi đi tìm tôi trong hư không
Nẻo về trăm nghìn lối
Một chiều thu vàng gió nhẹ
Thấy bóng mình trong chiếc lá rụng rơi

VĐL

Ngày cuối năm với Pietro Sequi

Gia đình tôi quen biết một vị khách người Italia, dáng hình to cao, tính tình vui vẻ, dễ mến, dễ chiếm được cảm tình của người khác lần đầu gặp, tên là Pietro Sequi, thường gọi là ông Sequi, mà nói thật đến lúc viết bài này tôi chẳng nhớ tên là gì cả, phải hỏi lại người bạn mới biết, có cô vợ người Việt Nam xinh xắn dễ thương, có một con gái Anna khoảng 7, 8 tuổi nhỏ nhắn đẹp như một thiên thần nói 4 thứ tiếng Ý, Anh, Pháp và tất nhiên là Việt, còn ông ấy không biết nói tiếng Việt nên cô vợ kiêm luôn phiên dịch. Cách đây gần một năm, vì thích xem vườn thanh long, hoa trái cây cỏ vùng nông thôn nên một người bạn đã đưa gia đình ông đến nhà tôi chơi. Hôm đó chiêu đãi gia đình ông Sequi bằng món rất dân dã đó là gà ta nấu lá giang, lần đầu tiên ăn thích thú khen ngon và cũng là lần đầu tiên thấy cây lá giang, cô vợ xin một gốc về “Thành phố” trồng, tôi ra hàng rào bứng luôn cho mấy gốc, có lẽ về trồng khó sống vì đặc điểm của cây lá giang ở đâu thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp tự mọc và lây lan, bứng trồng nơi khác tỷ lệ sống rất thấp.

Có người bạn hỏi ông Sequi vì sao lại lấy vợ Việt Nam và sống ở Việt Nam. Ông ấy trả lời: Năm 19 tuổi, tôi có nghe đến một quốc gia tên Việt Nam nhưng khi tới Việt Nam tôi đã 70 tuổi, một đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa dễ mến đặc biệt là phụ nữ rất dễ thương. Tôi không hiểu vì sao một dân tộc cần cù hòa nhã mến khách như thế lại phải chịu đựng những mất mát, đau thương, khổ cực của bao năm trời chiến tranh liên miên…Tôi yêu mến đất nước và con người các bạn nên quyết định lấy vợ người Việt. Khi mẹ tôi tại Ý qua đời, tôi đưa thi hài bà cụ qua chôn cất tại Việt Nam vì Việt Nam là quê hương thứ 2 của mình. Nghe mà thấy bùi ngùi và cũng tự hào vì mình là người Việt Nam...

Lần này, chúng tôi lại có dịp tiếp gia đình ông Sequi vào đúng cái ngày cuối cùng của năm 2011, thời điểm thật đáng nhớ, cùng ăn trưa với gia đình ông tại nhà hàng Thủy tạ khu du lịch Tà Cú, cũng có món gà ta nấu lá giang, tép xào hành mỡ xúc bánh tráng nướng vàng hươm giòn tang, ếch xào lăn. Đến món lươn um, một người bạn nói: con này giống con rắn nhưng không phải con rắn, con lươn thì không biết (tức là không biết dịch ra tiếp Pháp là gì - Ông Sequi nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp, với vợ bằng tiếng Anh) cuối cùng không biết cô vợ dịch thế nào mà ông ấy gật gật đầu rồi cười, thì ra bên nước Ý cũng có con lươn, to bằng cổ tay, ông ấy thỉnh thoảng cũng ăn. Có một anh cán bộ huyện vừa mới câu được con cá mè nặng 1,5 kg trong ao cá của Nhà hàng Thủy tạ đem đến tặng luôn ông Sequi cho dù mới gặp lần đầu, tình huống thật bất ngờ và thú vị, rồi nâng ly, xuống ly, anh cán bộ chỉ nói được hai tiếng yes, ok còn lại chỉ bằng động tác điệu bộ và vài câu phiên dịch thế mà câu chuyện càng lúc càng rôm rả, nói cười vui vẻ. Cá được nhờ nhà hàng chiên xù, cuốn bánh tráng rau sống, chấm với nước mắm, thật ngon.

Rời nhà hàng Thủy tạ, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình lên Chùa núi Tà Cú bằng cáp treo, thường thì những ngày rằm, mồng một hoặc đầu năm người ta mới đi Chùa lễ Phật, cầu kinh, hái lộc đầu xuân, mong muốn cuộc sống vươn lên như cây cối vươn chồi nẩy lộc. Mỗi người một mục đích, trẻ thì cầu xin học hành giỏi giang, thi đậu Đại học, lớn một chút thì cầu xin cho gặp được ý trung nhân kết tóc se duyên suốt đời hạnh phúc, già thì thì xin cho con cháu khỏe mạnh đầm ấm, “sồn sồn” như chúng ta thì cầu xin… đủ thứ. Còn tôi lại đi Chùa vào ngày cuối năm mà cuối năm Tây mới ngược đời chứ! Mới nghe thì cũng thấy hơi chướng chướng, nhưng nghĩ lại thấy cũng xuôi xuôi vì tôi đi Chùa chẳng phải để chiêm bái lễ Phật, cũng chẳng phải để cầu xin điều gì mà để thưởng ngoạn cảnh đẹp, để xem Chùa hôm nay và Chùa lần cuối tôi lên cách đây hơn 10 năm khác nhiều không, để ngắm nhìn không gian bao la ở độ cao gần 700 mét, để nghe chim kêu vượn hót… và vì một lý do chính yếu là ông Sequi đến Khu du lịch Tà Cú muốn lên Chùa, sẵn dịp cùng đi luôn cho vui nên đầu năm hay cuối năm, năm Ta hay năm Tây không liên quan gì cả…

PĐN (còn nữa)

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

THỜI GIAN

Muà Xuân đêń Đât́ Trơì thay Áo mơí
Chợt giật mình khi xâṕ tuổi sáu mươi
Luyêń tiêć thật nhiêù thơì khăć đẹp tươi
Dẫu vẩn biêt́ không bao giờ trở lại
Thơì Gian đêń và đi mãi maĩ
Ta tiêć hoài cái tuổi thơ ngây
Thủa Chúng Mình cút băt́ trèo Cây
Anh tranh cươṕ vơí Em tưng̀ trái Ổi
Em mêú khóc Anh tỏ ra bôí rôí
Tau sẽ đêǹ Mâỳ đưng̀ méc Ba Tau
Em mĩm cươì nhéo Anh thật đau
Anh xuýt xoa , còn Em hỉ hả
Mơí đâu đó vậy mà trôi nhanh qúa
Anh và Em cùng xâṕ tuổi sáu mươi
Giờ gặp nhau móm mém mĩm cươì
Trịnh trọng hỏi Ông ( Bà ) đi đâu đó ?
Em trả lơì Tui đi tìm con Chó
Anh nói răng̀ đi Chợ giúp Con
Anh và Em đêù cô độc héo hon
Nhìn dáng Anh đi Em mũi Lòng muôń khóc
Thơì gian đã nhuộm phai màu Tóc
Hạnh Phúc mât́ rôì, giờ hai đưá trănǵ Tay
Qúa thân nhau nên Anh khó tỏ bày
Để ngày xưa Em thuộc về ngươì khác
Ngày Vu Quy lòng Anh tan nát
Đưnǵ bên rào nhìn xać Pháo tung bay
Em vô tình , còn Anh nêḿ chua cay
Vô tư dặn ,Anh giúp Ba Em nhé
Em đi rôì Cửa Nhà quạnh quẻ
Anh thương̀ xuyên lui tơí nghe Anh !
Anh gật Đâù nươć măt́ long lanh
Em nào biêt́ Tim Anh đang rỉ Maú