Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

HAPPY NEW YEAR 2013 !

KÍNH CHÚC QUÍ THẦY CÔ, CÁC ANH CHỊ, VÀ CÁC BẠN MỘT NĂM MỚI 2013 LUÔN MẠNH KHỎE, VUI VẺ, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT, AN KHANG THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ TỐT LÀNH NHƯ Ý !



Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Sinh nhật Chị Sơn và Chị Lan _ V2/5

Sinh nhật Chị Sơn và Chị Lan _ V1/5

Có thể xảy ra lỗi ở: 1'23". Nếu mất hình hoặc tiếng, các bạn click chuột vào ô hình, video sẽ tiếp tục hoạt động. Các bạn thông cảm. Cám ơn.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Ca sĩ Duy Quang đã qua đời

Nam ca sĩ Duy Quang người ca sĩ đã hát tình ca,làm mới cho nền ca nhạc VN vào những năm 70.
Đặc biệt trong giới sinh viên,học sinh.
Vĩnh biệt người ca sĩ  mang âm hưởng tình ca.

           


(TNO) Theo nguồn tin từ gia đình và bạn bè của ca sĩ Duy Quang, sau thời gian điều trị căn bệnh ung thư gan, ca sĩ Duy Quang đã qua đời tại Mỹ vào 3 giờ 30 phút sáng 20.12, (theo giờ Việt Nam), hưởng thọ 62 tuổi.

Trao đổi với Thanh Niên Online sáng 20.12, nhạc sĩ Đức Huy cho biết: “Ca sĩ Duy Quang đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 3 giờ 30 phút sáng 20.12, theo giờ Việt Nam. Anh ấy có nắm tay nhận ra vài người thân trước khi qua đời".
Trước đó, ca sĩ Duy Quang đã hôn mê sâu tại bệnh viện Orange Coast Memorial Medical Center, thành phố Fountain Valley (bang California, Mỹ).
Ngoài ra, cũng theo nhạc sĩ Đức Huy ngày 23.12 này nhạc sĩ Duy Cường, em trai của ca sĩ Duy Quang sẽ bay sang Mỹ để phụ lo mai táng cho anh mình.
Trước đó vài ngày, em trai của Duy Quang là Duy Minh cho biết nhận thấy tình hình sức khỏe của anh Duy Quang ngày càng nguy kịch, các con và người thân của anh đã về và ở bên cạnh anh…
Ca sĩ Duy Quang sinh ngày 4.11.1950 tại Hà Nội, là con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ danh ca Thái Hằng.

Ca sĩ Duy Quang trên sân khấu chương trình Mùa thu cho em tại Hà Nội ngày 20.9.2011 - Ảnh: Lê Quân 
Những năm 1970, ca sĩ Duy Quang khá nổi tiếng trên các sân khấu ca nhạc Sài Gòn cùng ban nhạc The Dreamers (cũng gồm các thành viên khác trong gia đình như Duy Hùng, Duy Minh, Duy Cường, Thái Hiền).
Duy Quang đã hát gần 600 ca khúc, thu âm khoảng 400 bài tại tại hải ngoại và Việt Nam.
Một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy được yêu thích qua giọng hát Duy Quang: Tình hoài hương, Hai năm tình lận đận, Em hiền như masoeur, Ngậm ngùi, Thà như giọt mưa, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Con đường tình ta đi, Chỉ chừng đó thôi, Đưa em tìm động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng Thị...
Nguyên Vân

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

GẶP NHAU CUỐI TUẦN!

Cuối tuần (CN - 16/12/2012), tình cờ gặp nhau tại MŨI NÉ với BÁNH XÈO QUÊ HƯƠNG...
A. QUÂN - Chị MAI - TẤN - A. LIỄU

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Tin Tức



 Thảm sát tại Mỹ:

Hiệu trưởng lấy thân mình che học sinh

Chủ nhật 16/12/2012 06:57
Không khóa được phòng, nữ hiệu trưởng Dawn Lafferty Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cửa, bảo vệ các học sinh ở bên trong. Bà bị kẻ sát nhân bắn chết.

Diane Day, một nhà trị liệu làm việc tại trường tiểu học Sandy Hook, kể rằng bà đang ngồi họp với nữ hiệu trưởng Hochsprung và các giáo viên khác lúc 9h30 sáng 14/12 thì nghe thấy tiếng súng nổ.

"Chúng tôi chỉ mới ngồi vào bàn trò chuyện được 5 phút thì nghe thấy tiếng 'pop. pop. pop' ", WSJ dẫn lời bà Day kể. "Tôi sợ quá liền chui xuống gầm bàn".

Trong khi đó, bà Dawn Hochsprung và một nhà tâm lý học của trường lập tức rời phòng và chạy ra bên ngoài.

"Họ không lưỡng lự gì về việc sẽ đối mặt hay đứng nhìn những gì đang diễn ra", bà Day kể tiếp. "Ban đầu chúng tôi nghe thấy tiếng bọn trẻ la hét, sau đó mọi thứ yên ắng và tất cả những gì có thể nghe được chỉ là tiếng súng nổ".

Tại một căn phòng, do cửa không có ổ khóa, bà Hochsprung đã dùng thân mình để chèn cho cửa khép chặt, không bị bung ra, chặn tên sát nhân xông vào giết hại các học sinh. Tuy nhiên, cũng vì thế mà bà bị bắn vào chân và tay.

Bà Dawn Hochsprung, người được mô tả như một anh hùng tại Trường tiểu học Sandy Hook


Hochsprung là một trong 6 người lớn bị giết cùng 20 em học sinh trong vụ thảm sát sáng qua ở trường Sandy Hook.

"Bà ấy là một người anh hùng", bà Day nói.

Bà Hochsprung,47 tuổi, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành giáo dục đặc biệt và đã lấy bằng thạc sĩ những năm 90. Bà đã thăng tiến qua nhiều cấp bậc, làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Connecticut.

Bà chỉ vừa nhậm chức hiệu trưởng ở trường tiểu học Sandy Hook, thành phố Newtown cách đây hai năm. Trường có gần 600 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 4.

"Hochsprung là một nhà lãnh đạo niềm nở nhưng nghiêm túc", Tom Prunty, một người bạn có cháu gái học ở Sandy Hook và không bị thương trong vụ xả súng nhớ lại. "Cô ấy thực sự tốt bụng và rất vui vẻ, nhưng cô cũng là một phụ nữ rất khó tính. Cô ấy là đúng là kiểu thầy mà bạn muốn có cho con em mình. Và những đứa trẻ cũng rất yêu cô ấy".

Mùa hè năm ngoái, Hochsprung là một trong 15 nhà giáo trên toàn nước Mỹ và là người đầu tiên ở Connecticut được nhận vào học chương trình tiến sĩ 27 tháng ở New York.

Gần đây, bà Hochsprung còn lắp đặt một hệ thống an ninh mới tại trường để đảm bảo an toàn cho học sinh. Mỗi vị khách đến thăm trường sau khi cổng khóa lúc 9h30 sáng đều phải rung chuông ở trước cửa. Một nhân viên sẽ sử dụng hệ thống giám sát trực quan để quyết định xem vị khách đó có được phép vào trường hay không.

Các bậc phụ huynh và các vị khách đến trường phải báo cáo trực tiếp với văn phòng chính và đăng ký tên tuổi. Phụ huynh được yêu cầu trình thẻ căn cước nhân viên bảo vệ không nhận ra họ.

Chính vì thế, sự ra đi của một nữ hiệu trưởng tài năng, nhiệt huyết và đam mê đã để lại sự tiếc thương lớn cho cả cộng đồng người dân thành phố Newtown và bang Connecticut.

Theo VNE.


 CHÚNG TÔI CỰU HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC HẢI LONG
THÀNH THẬT CHIA BUỒN VỚI GIA ĐÌNH BÀ  Dawn Hochsprung
GIA ĐÌNH THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG Tiểu học Sandy Hook

            MỘT THẦY HIỆU TRƯỞNG TỐT CHO NGÀNH GIÁO DỤC

Trả lại thoáng mây bay (Hoàng Thanh Tâm) - Hoàng Thanh Tâm

           
 Hoàng Thanh Tâm là một nhạc sĩ Việt Nam, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn, thứ nam của ông Hoàng Cao Tăng,[1] cố giám đốc đài phát thanh Pháp Á (Radio France Asie)[2]. Hoàng Thanh Tâm thuộc thế hệ nhạc sĩ trẻ sau 1975, có những ca khúc đi sâu vào lòng người, và được xếp loại chung với những sáng tác của các thế hệ đàn anh trước 1975. Với hơn 60 tác phẩm sáng tác trong khoảng 3 thập niên từ 1980-2009, trong số đó có những nhạc phẩm nổi bật như : “Tháng Sáu Trời Mưa”, “Lời Tình Buồn”, “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Ngập ngừng”, "Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi" vv…, đã đem tên tuổi Hoàng Thanh Tâm đến với mọi tầng lớp khán thính giả khắp nơi, và giúp ông có một chỗ đứng vững chải trong làng âm nhạc Việt Nam.
Hoàng Thanh Tâm là tên thật của nhạc sĩ, ông tự học nhạc qua sách vở, và đã biết sử dụng đàn guitar thành thạo từ nhỏ. Hoàng Thanh Tâm đã bắt đầu chập chững viết những note nhạc đầu tiên vào lúc 13 tuổi tại Sài Gòn, phổ nhạc thi phẩm “Cô Hái Mơ” của thi sĩ Nguyễn Bính, và đã hoàn chỉnh nhạc phẩm này tại Canberra, Úc vào năm 1987, sau khi ra mắt album đầu tay “Tình Khúc Hoàng Thanh Tâm” với chủ đề “Lời Tình Buồn” tại Hoa Kỳ năm 1986.

 Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Pétrus Ký[3], nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Mã Lai và được hội từ thiện Caritas bảo lãnh sang Bỉ năm 1979.
 Ông đã theo học ngành Tin học (L’informatique) 3 năm tại trường Đại học Tự do Bruxelles và một lần nữa ông lại di cư sang Úc Đại Lợi vào năm 1982, và định cư luôn tại Úc cho đến bây giờ…

 Trong 3 năm ở Bruxelles, Hoàng Thanh Tâm đã viết rất nhiều ca khúc về những nỗi nhớ thương quê nhà, cho những cuộc tình dang dở của ông, và nỗi cô đơn buồn tủi trên xứ người. Điển hình là những nhạc phẩm như : “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Đêm Tha Hương”, “Dáng Xưa”, “Xuân Mơ”, “Đêm Hoàng Lan” (phổ thơ Trần Dạ Từ), “Lời Cho Người Tình Xa”, “Tìm Em” vv… Nhạc phẩm đầu tay ông viết tại hải ngoại là nhạc phẩm “Trả Lại Thoáng Mây Bay” đã được ca sĩ Lệ Thu trình bày lần đầu tiên trong băng nhạc “Thu Hát Cho Người” do chính Lệ Thu thực hiện năm 1982.

 Qua Úc năm 1982, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sống 6 năm đầu tại thủ đô Canberra. Trong thời gian này, ông có rất nhiều hứng khởi sáng tác, và đã tiếp tục viết rất nhiều tình khúc, cũng như phổ nhạc nhiều bài thơ nổi tiếng của các thi sĩ thời tiền chiến và cận đại như “Tháng Sáu Trời Mưa” & “Cần Thiết” của Nguyên Sa, “Áo Trắng” & “Buồn Đêm Mưa” và “Tự Tình” của Huy Cận, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hồ Dzếnh, “Đây Thôn Vỹ Dạ” và “Giọt Lệ Tình” của Hàn Mặc Tử, “Một Mùa Đông” của Lưu Trọng Lư, “Đêm Trăng” của Xuân Diệu, “Một Tháng Giêng” (Đêm Hoàng Lan) và “Tình Tự Mưa” của Trần Dạ Từ, hoàn chỉnh thi phẩm “Cô Hái Mơ” của Nguyễn Bính vv…

 Sau khi qua Mỹ năm 1986 để thực hiện album đầu tay “Lời Tình Buồn” và album thứ hai “Khúc Nhạc Sầu Cho Em” năm 1987 do trung tâm Giáng Ngọc của Lê Bá Chư phát hành, ông trở về Úc và chuyển về sinh sống ở Sydney năm 1988. Khi trở lại Mỹ năm 1988 để thực hiện album thứ 3 “Tháng Sáu Trời Mưa” với trung tâm Diễm Xưa của chị Thái Xuân, Hoàng Thanh Tâm gặp lại nhà thơ Nguyên Sa và Du Tử Lê, và sau đó đã trở về Úc với thi sĩ Du Tử Lê để ra mắt đêm thơ & nhạc Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại 2 thành phố Sydney và Melbourne. Từ mối thâm giao đó, Hoàng Thanh Tâm đã cho ra đời 3 tình khúc phổ từ 3 thi phẩm của thi sĩ Du Tử Lê gồm :
 “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi” (Hạnh Phúc Buồn)
 “Còn Thơm Tay Quý Phi” (Tay Ngọc)
 “Vì Em Tôi Đã Làm Sa Di” (Kinh Tình Yêu)
 Những nhạc phẩm này đều có mặt trong album thứ 4 và thứ 5 của Hoàng Thanh Tâm do trung tâm Giáng Ngọc và Làng Văn phát hành năm 1993
. Sau những hoạt động văn nghệ không ngừng nghỉ tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã mở một trung tâm băng nhạc tại Sydney lấy tên là Hoàng Thanh Tâm Enterprises, và làm đại diện cho trung tâm Asia của nhạc sĩ Anh Bằng tại Úc Châu đến năm 2002 [4]. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm hiện đang định cư tại Sydney, Úc Châu và vẫn tiếp tục công việc sáng tác của mình

. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sáng tác được hơn 60 ca khúc, đa số là những bản tình ca viết lên từ chính tâm sự của mình, không kể một số ca khúc nói về nỗi buồn thân phận của những người phải rời bỏ quê hương, Hoàng Thanh Tâm luôn mang một nỗi ám ảnh về một cõi đi về của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và điều này thể hiện rất rõ nét trong những nhạc phẩm của ông như :
 “Tình Ca Người Xa Xứ” , “Lời Cho Người Tình Xa”, “Một Cõi Tình Xa”, “Xuân Mơ”, “Hãy Cho Nhau Tình Yêu”, “Hồn Khói Thuốc” vv….

 Qua những quá trình đóng góp công sức tim óc của nhạc sĩ Hoàng thanh Tâm cho nền âm nhạc ở hải ngoại suốt hơn một phần tư thế kỷ, và đã để lại một số lượng không nhỏ những nhạc phẩm đã đi vào lòng người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, thi sĩ Du Tử Lê đã ưu ái tặng cho người nhạc sĩ họ Hoàng danh hiệu “Con tiểu Phượng Hoàng của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

CHÚC MỪNG HỌP MẶT CỰU HỌC SINH HẢI LONG PHAN BỘI CHÂU 68-75

Sáng nay vô xem hộp thư của blog, chúng tôi đã thấy bức thư dưới đây của bạn Huỳnh Lâm Anh Chương gửi ngày 14 tháng 5 năm 2012. Lý do đến ngày hôm nay chúng tôi mới thấy bức thư là vì bức thư đã nằm ở mục Spam trong hộp thư của blog. Cám ơn lời chia xẻ khích lệ của Huỳnh Lâm Anh Chương. Phải chăng Huỳnh Lâm Anh Chương là một cựu học sinh trường trung học Phan Bội Châu của chúng ta? ___________________________________________________________________________________________________

 KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC ANH CHỊ CỰU HỌC SINH

 ĐỌC THÔNG TIN CỦA QUÝ ANH CHỊ TỪ KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI, CHÚNGTÔI , NHỮNG NHÀ GIÁO DỤC TRẺ TUỔI TẠI VIỆT NAM CẢM THẤY RẤT NGƯỠNG MỘ NHỮNG Ý TƯỞNG VÀ VIỆC LÀM ĐANG ĐƯỢC CÁC ANH CHỊ THỰC HIỆN. CHÚNG CÓ RẤT NHIỀU Ý NGHĨA Ở NHIỀU KHÍA CẠNH CỦA CUỘC SỐNG: XÃ HỘI, GIAO TIẾP, GIÁO DỤC, LỊCH SỬ VÀ ĐẠO ĐỨC. 


THÔNG THƯỜNG, NGƯỜI TA SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ CHẠY ĐUA VỀ PHÁI TRƯỚC . NGƯỢC LẠI , CÁC ANH CHỊ ĐÃ SỬ DỤNG NÓ ĐỂ QUAY NGƯỢC VỀ PHÍA SAU VÀ LÀM CHO THẾ GIỚI NÀY VỐN ĐÃ CÂN BẰNG LẠI TRỞ NÊN CÂN BẰNG HƠN. THẬT LÀ THÚ VỊ ! 


 NHÂN CUỘC HỌP MẶT NÀY, CHÚNG TÔI XIN KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC ANH CHỊ CỰU HỌC SINH NHIỀU NIẾM VUI, MAY MẮN VÀ HẠNH PHÚC!

 Huỳnh Lâm Anh Chương, Trường ĐHSP TPHCM

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Trái Tim Người Mẹ Là Gì?

- Có người đã từng nói: “Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng “kỳ quan” tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”. Mẹ người thầy đầu tiên, là người đã cho mỗi chúng ta sự sống là mẹ. Càng lớn khôn, mỗi chúng ta càng nghiệm ra một chân lý: Mẹ là người thầy suốt đời của ta. ????
- Trái tim người mẹ là tình yêu thương con, sự bao dung độ lượng, sự yêu quý hết mực đối với con..là tình mẫu tử sâu nặng của mẹ. trong tình yêu bao la ấy con là tài sản là vật quý báu nhất, là niềm tự hào lớn nhất, đẹp nhất, là cuộc sống cả cuộc đời của mẹ. Vậy cả câu nói: “kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người mẹ" có ý nghĩa là tình mẹ là tình cảm vô cùng đẹp. ..mẹ là người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta trên chặng đường làm người. Mẹ khuyên răn dạy bảo chúng ta. Nó chứa đựng những trải nghiệm của cuộc đời mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ kinh nghiệm, hiểu biết của mẹ cho con. Sự hiểu biết về kinh nghiệm về đạo ly' làm người, về lẽ phải cần tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy hiểm nguy cần tránh và về những bước đường con cần phải đi qua. Chính vì lẽ đó, từ khi sinh ra cho tới khi cất tiếng nói đầu tiên thì tiếng “mẹ” là tiếng đầu tiên, tiếng nói thiêng liêng mà mỗi đứa trẻ cất lên bập bẹ đầu đời. 

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn Cụ Bà Huỳnh Thị Dai.
Phụ mẫu của: Nuyễn Thị Mành (cựu học sinh Hải Long lớp thứ sáu)
Nhạc mẫu của: Nguyễn Văn Nhân (cựu học sinh Hải Long lớp thứ năm)
Từ trần lúc 18 giờ 40 ngày 06 tháng 12 năm 2012 nhằm ngày 23 tháng 10 năm Nhâm Thìn.
Hưởng thọ 79 tuổi.
Lễ nhập quan lúc 08 giờ ngày 07 tháng 12 năm 2012 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Nhâm Thìn
Lễ động quan lúc 5 giờ30 ngày 09 tháng 12 năm 2012 nhằm ngày 26 tháng 10 năm Nhâm Thìn.
Hạ huyệt lúc 6 giờ 30 ngày 26 tháng 10 năm Nhâm Thìn.
An táng tại nghĩa trang xã Thiện Nghiệp, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Cựu học sinh Hải Long thành kính phân ưu

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Làm Giàu Thêm Hành Trang Cuộc Sống
Hãy yêu thương đi...
rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.
Nổi giận là tình trạng cái lưỡi
làm việc nhanh hơn cái đầu.
Bạn không thể thay đổi quá khứ,
nhưng bạn đang phá huỷ hiện tại
khi quá lo lắng cho tương lai.
Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.
Tất cả các nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.
Thước đo của cải một con người là những gì người ấy đã cống hiến cho cuộc đời.
Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.
Ai ai cũng đẹp; chỉ có điều không phải ai cũng nhận ra như vậy.
Điều quan trọng đối với cha mẹ là sống những gì họ dạy.
Cám ơn cuộc sống về những gì bạn có.
Tin cuộc sống về những gì bạn cần.
Nếu bạn chỉ tiếc nuối ngày qua và lo lắng ngày mai,
bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.
Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai.
Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.
Có ai nói xấu bạn ư ? Hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.
Kiên nhẫn là khả năng hãm thắng khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.
Tình yêu sẽ vững chắc hơn sau khi trải qua những xung đột mà không tan vỡ.
Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.
Những lời nói không tốt không làm gãy xương một ai,
nhưng có  thể làm vỡ trái tim của người khác.
Để thoát khỏi gian nan, chỉ có một cách là đi xuyên qua nó.
Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.
Với mỗi phút nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc
mà không thể nào lấy lại được.


Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Vũ Hữu Định và “Còn một chút gì để nhớ”

           

 phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên



Mấy chục năm qua, cả ở trong và ngoài nước, đã có nhiều người viết về Vũ Hữu Định cùng bài thơ Còn một chút gì để nhớ của ông. Tác phẩm của Vũ Hữu Định, đặc biệt là sau khi được âm nhạc Phạm Duy chắp cánh, đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ, vô hình trung trở thành một trong những “lời giới thiệu” nhẹ nhàng mà sâu lắng về Pleiku.

Từ việc muốn tìm hiểu kĩ hơn về tác giả và bài thơ này, bước đầu chúng tôi đã sưu tầm, đối chiếu nhiều nguồn tư liệu, và trong bài này xin cung cấp thêm một số thông tin về tác giả, tác phẩm nêu trên đến quí bạn đọc. Tư liệu chính sử dụng là hai cuốn sách: Còn một chút gì để nhớ (tập thơ, NXB Trẻ, 1996, 94 trang, 45 bài) và Thơ Vũ Hữu Định toàn tập (in năm 2006, ở nước ngoài, 242 trang, 118 bài).






Bìa sách: Thơ Vũ Hữu Định Tòan Tập và Còn Một Chút Gì Để Nhớ …



Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên Huế, từng sống nhiều nơi ở Tây Nguyên, lập gia đình và định cư tại Đà Nẵng. Ông làm thơ từ thập niên 1960, đăng báo rải rác. Trước 1975, Vũ Hữu Định là cán bộ xây dựng nông thôn; sau 1975, ông làm công nhân điện lực. Một đêm trăng tháng Giêng năm 1981, tại làng An Hải, bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng, Vũ Hữu Định qua đời vì ngã từ trên lầu xuống, trong một cơn say cùng bè bạn.

Trong tập Còn một chút gì để nhớ, theo những người bạn cùng thời thì Vũ Hữu Định ra đi, đã để lại rất nhiều bài thơ chưa kịp in ấn thành tập - kể cả những bài khá nổi tiếng. Vì vậy, bạn bè ông viết tiếp: “Chúng tôi là những bạn bè, những người yêu mến Vũ Hữu Định góp lòng in tập thơ này như một nén hương tưởng niệm đến một con người tài hoa, lang bạt và có đời sống rất thơ”. Về nội dung thơ Vũ Hữu Định, trong cuốn sách Thơ Vũ Hữu Định toàn tập, người giới thiệu viết: “Thơ Vũ Hữu Định quay quanh các chủ đề: quê nhà, tình bạn, tình yêu trong khát vọng một không gian rộng rãi”.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Xin Còn Gọi Tên Nhau - Trường Sa - Nguyên Khang

Bức ảnh gây xúc động !!!!

Hởi những ai đang thấy mình buồn chán! hãy suy ngẫm về bức ảnh này!

 Bức ảnh gây xúc động !!!!

Ngẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác

Hình ảnh người anh bế em mình ngồi trên bãi rác, nhìn vào khoảng không tuyệt vọng khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Hai anh em ôm nhau thật chặt, đang cùng tìm sự sống trong nỗi tuyệt vọng trước bãi rác thải mênh mông ở Kathmandu, Nepal. Bao trùm lên nét buồn thảm của hai anh em là không khí ô nhiễm, ảm đạm, thiếu hơi thở của sự sống ở vùng Kathmandu này.
Bức ảnh từng lọt vào Top 10 bức ảnh ấn tượng nhất thế giới năm 2011, và đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng với thông điệp: “Sống chậm một chút, làm việc chậm một chút, yêu thương nhiều một chút để thấy rằng cuộc đời này không trôi qua một cách vô nghĩa. Đôi khi bạn chỉ cần nhắm mắt lại, chỉ vài phút thôi, bạn cũng có thể cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Đôi khi bạn chỉ cần ngừng chạy, chỉ vài phút thôi, bạn có thể cảm nhận được nhịp điệu cuộc sống…”.
Nhiếp ảnh gia Hồng Kông, Chan Kwok Hung tâm sự, hai anh em trong bức ảnh này đang sống cùng bà ngoại ở khu vực gần đó. Hằng ngày người anh cõng em đi tìm trong đống rác khổng lồ, cố gắng tìm ra những vật hữu ích có thể bán được để mua thức ăn sống qua ngày.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Quê Nghèo - Phạm Duy - Đàn Bầu Phạm Đức Thành

GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI

Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện...
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.

Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang. Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.


Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.
Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: "Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"... Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.
Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười ''
Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.
Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: "Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau . . . '' 







Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Tuổi Gìa Thời Đại

Tuổi Gìa Thời Đại
(Viết bởi Bút Xuân Trần Đình Ngọc)  

Tuổi càng già, ta càng nên giản dị
Không cao lương, mỹ vị lắm mỡ, bơ
Không đòi này, đòi khác, gọi rồi chờ
Một chén cơm, đĩa muối vừng cũng đủ!

Đêm bảy tiếng, phải trọng tôn giấc ngủ
Ngày ba lần chén bát đụng trên mâm
Nước bốn ly ta uống rất ân cần
Không bia rượu nhưng cần nhiều hoa quả!

Nếu nợ nần thì ta lo mà trả
Không buồn phiền, không quấy nhiễu một ai
Sức khoẻ ta nhờ luyện tập dẻo dai
Bỏ hút thuốc để phổi tim thật tốt!

Chớ ngồi nhà như người đang bị nhốt…
Rủ vợ, chồng đi bộ ở ven đường
Ngày nửa giờ, đi hơi lẹ, bớt vương
Chứng tiểu đường, máu cao, xương rỗng xốp…

Mặc giản dị, vệ sinh và chỉ cốt
Đủ ấm thân khi gió lạnh Đông về
Nhiều bạn hiền là hạnh phúc tràn trề
Truyện với bạn cũng làm tăng tuổi thọ!

Tuổi cao rồi không cần chơi bát họ
Nhưng rộng tay làm bác ái, giúp người…
Đồng tiền ta, ta biết giúp cho đời
Là bó hoa muôn mầu khi tạ thế!

Bỏ tính xấu ghét ghen vì nó tệ
Người hơn ta, ta ưu ái mừng cho
Đố kỵ, ghen tài chẳng có hay ho
Không chứng tỏ một tấm lòng quảng đại!

Mắt, tai yếu và khí lực giảm mãi…
Đừng buồn chi vì Tạo hóa sinh ra
Hễ hữu hình là hữu hoại, gần… xa
Ta biết thế không bao giờ buồn tủi!

Nếu con cái chăm lo, hằng lầm lũi
Học ra nghề để kiếm sống, mưu sinh
Ấy là ta yên chí mọi sự tình
Có nhắm mắt vẫn an lòng, sung sướng!

***************************
Những phương thuốc cực rẻ, giúp nâng cao thể lực cho bạn.

Đi bộ một tiếng mỗi ngày.

Mở cửa sổ ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để lưu thông không khí trong nhà.
Cọ lưng bằng khăn tắm để kích thích các dây thần kinh cơ thể.
Bữa ăn có tỏi để tăng đề kháng.
Sưởi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày để chống còi xương.

4 cốc trà xanh mỗi ngày.
Nhai kỹ khi ăn
N
gủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày

Ăn ít đường.
Uống rượu vang trong bữa ăn.

***************************

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Bên cầu biên giới-Phạm Duy

           

Tôi soạn ra bài Bên Cầu Biên Giới khi cùng người đẹp đứng cạnh chiếc cầu phân chia biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.
Mới đầu, tôi chỉ nghĩ đó là một tình khúc có anh, có em, có dòng nước lũ, có nắng ngừng trên chiếc cầu biên giới… nhưng mãi về sau tôi mới chợt thấy đó là bài hát nói về biên giới trong lòng người, giữa hòa bình và chiến tranh, giữa cái tốt cái xấu… mà anh nghệ sĩ trẻ tuổi ngây thơ là tôi lúc bấy giờ muốn phá vỡ nó đi.
Bên Cầu Biên Giới cũng còn là bài hát mong ước phiêu du trên thế giới, được sống trong lòng người đẹp Tô Châu, được chết bên dòng sông Danube, lạy Trời, tôi cũng đã có may mắn được thấy cái đẹp và sống trong không khí lãng mạn của hai nơi đó.
Rồi tới bây giờ, tôi vẫn còn sống để tới nơi mà cách đây trên dưới 60 năm, bài hát được ra đời và còn sinh tồn cho tới ngày nay.





Quang cảnh không còn hoang dại như xưa. Cạnh chiếc cầu bắc qua sông Nạm Thi (Sông Hồng), bây giờ có xây một trụ sở của lính biên phòng với bóng cây râm mát ở bên phía Việt Nam. Bên kia cầu là Cốc Lếu, một thành phố nhỏ của Trung Hoa mà tôi đã có lần qua đó để ăn điểm tâm. Bây giờ Cốc Lếu được mở mang và có rất nhiều cao ốc. 

 Thế là tôi mãn nguyện... Sau 60 năm, được trở về nơi mình đã ngồi ước mơ, nay tóc đã bạc trắng nhưng con tim thì hình như vẫn còn mơ mộng như xưa...Khiến cho tôi phải ngẫm nghĩ về cụm chữ "nước chẩy qua cầu", câu này thường ngụ ý : thời gian trôi nhanh, cái gì cũng có thể bị thay đổi... Thế mà đứng bên chiếc cầu biên giới này, ước mơ của tôi vẫn còn y nguyên, nhưng chua sót thay, chưa thấy có một giải pháp nào có thể được dùng để xóa tan ranh giới giữa người Việt Nam ! Vẩn còn người bên ni,bên nớ...
 (bài viết lấy từ Phạm Duy 2010 .Một đời nhìn lại)

Unchained Melody with lyrics

Mời các bạn nghe lại bài hát Unchained Melody.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Hoa nở về đêm

            Một người tìm vui mãi tận trời nào giá lạnh hồn đông - Một người chợt nghe gió giữa mênh mông rót vào trong lòng - Và một mình tôi chép dòng tâm tình tặng người chưa biết một lần - Vì trong phút ấy tôi tìm mình thì thầm giờ đã gặp được một nụ hoa nở về đêm. Đó là lời của bài hát “Hoa nở về đêm”, tác giả đã diễn tả tâm trạng của chính mình ví người con gái như một nụ hoa nở về đêm.
            Cũng có một loài hoa khác thầm lặng nở về đêm, loài hoa rất thật, không ví von bóng gió đa tình như cảm nhận của văn sĩ nhạc sĩ thi sĩ về người con gái; loài hoa cứ chờ cho muôn loài chìm dần vào giấc ngủ mới cựa mình hé nở một cách bí ẩn, tỏa hương thơm ngát, khoe vẻ đẹp lung linh, kiêu sa trắng toát nỗi bật giữa trời đêm. Đó là hoa thanh long.
            Những người gốc rạ như tôi, tức là những người mang bản chất nông dân thực thụ, mỗi lần thấy hoa thanh long nở là mỗi lần niềm vui trong lòng dâng lên vì không những được ngắm nhìn vẻ đẹp quý phái của hoa, được chiêm ngưỡng trong đêm cả khu vườn rực trắng vì hoa nở mà mỗi nụ hoa còn dự báo về sự trĩu quả cho một mùa bội thu của gia đình.
            Mời các bạn thưởng thức vẻ đẹp của hoa Thanh Long trong vườn nhà Lành đêm 22/11/2012

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Tặng phong bì thầy cô: Nên hay không nên?

(Dân trí)-Hàng trăm độc giả đã gửi bình luận sau khi đọc bài viết “Chiếc phong bì bị từ chối”. Có ý kiến đồng ý, có ý kiến phản đối việc tặng thầy cô phong bì, nhưng tựu trung lại, độc giả cho rằng quan trọng là cách tặng quà bởi vì “của cho không bằng cách cho”.
 >>  Quà nào cho ngày Nhà giáo?
 >>  Chọn quà 20/11 tặng thầy cô của con
 >> Chiếc phong bì bị từ chối

Tại sao cứ phải phong bì?
“Trong Ngày Nhà giáo Việt Nam có rất nhiều món quà ý nghĩa, tại sao phụ huynh cứ phải chọn phong bì. Đúng là như vậy sẽ làm hư cô, hại học trò!” - Người gửi:  Dinh kim Muoi, email:  dinhkimmuoicm@gmail.com 
 “Tui cũng có cô giáo mà tình thương cô dành cho tui và các bạn trong lớp như 1 người mẹ. Đến bây giờ tui và các bạn cũng gần 40 tuổi nhưng luôn đến với cô ngày 20-11 hằng năm, cũng chỉ là 1 bó hoa tươi. Nghề giáo là 1 nghề rất cao đẹp”. - Người gửi: Minh Hảo, email:  minhhao@robo.com.vn 
“Bố mẹ tôi đều là giáo viên, Lúc nào tôi cũng nghĩ nghề nhà giáo là một nghề cao quý và bố mẹ tôi cũng chưa từng nhận 1 phong bì của phụ huynh nào. Tôi nói chưa chắc các bạn đã tin nhưng thực sự là như vậy. Đến nay bố tôi vẫn kèm cho các cháu quanh nhà (miễn học phí nhé)”. - Người gửi: An Nghia, email:  thudoan123456@yahoo.com 
“Hồi học cấp 2 cũng có lần mấy đứa học sinh bọn mình làm trò này. Mua sổ và kẹp phong bì bên trong. Và kết quả là một trong những đứa bọn mình gần nhà cô bị cô mắng và trả lại tiền. Thực sự 12 năm học mình chưa biết tới phong bì, quà riêng cho thầy cô ngày lễ ngày Tết là thế nào”. - Người gửi:  Đào Ngân, email:  daongan1991@gmail.com 
“Tôi rất sợ phải tặng cô phong bì mặt dù nó thật đơn giản đối với tôi, tôi sẽ dành thời gian cả ngày hoặc thêm cả buổi tối để tìm món quà thật ý nghĩa tặng cho thầy cô. Tôi luôn dành cho thấy cô sự trân trọng và quý mến và tôi truyền tư tưởng này cho con tôi, mong rằng các phụ huynh dù thể hiện sự quý mến mến cô bằng cách gì đi nữa cũng nên gieo vào đầu con trẻ những gì tốt đẹp nhất. Hãy giữ sự ngây thơ trong sáng của các bé. Thân”. - Người gửi:  Bảo Sơn, email:  lehuabaoson@yahoo.com 
“Mẹ tôi vẫn luôn như vậy, hơn 20 năm trong nghề vẫn luôn phải trả lại những chiếc phong bì như thế...”. - Người gửi:  Nguyễn Ngọc Huy, email:  ngochuy0712@gmail.com   
“Tôi là một giáo viên mầm non, bản thân tôi yêu nghề, luôn cố gắng làm điều tốt đẹp nhất cho học trò. Vì ở quê nên ngày 20/11 không được coi trọng. Tôi cảm thấy hơi buồn! Không vì thế mà tôi quên trách nhiệm của mình. Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người là giáo viên cũng như tôi. Không cần quà! Không cần phong bì! Tất cả vì sự nghiệp trồng người! Nhân ngày 20/11 chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc!” - Người gửi:  Nguyễn Thị Ngọc Anh, email:  ngocanh0310@yahoo.com 

Học trò chúc mừng cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Học trò chúc mừng cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
“Tôi chính là người sáng nay vừa bị cô giáo trả lại phong bì. Con tôi là cháu đầu, nên tôi cũng khá là lúng túng, tôi đã chọn mua 2 bông hoa cho 2 cô (con tôi học mầm non) và kèm theo 2 phong bì, nhưng cô chỉ nhận hoa, còn phong bì trả lại. Cảm giác trân trọng các cô hơn”. - Người gửi:  Thu Ha, email:  ha_gtg@yahoo.com.vn 
“Đúng vậy bản thân tôi cũng là một giáo viên đã và đang dạy học hơn 10 năm nay rồi và tôi cũng đã từng trả lại rất nhiều phong bì của những phụ huynh mà tôi đã được mời về làm gia sư cho các em học sinh tôi tạm gọi là "quậy" nhất trường đến nỗi các thầy cô khác phải bó tay. Khi phụ huynh của các em đó mời tôi đến giúp thì các em đó học tiến bộ hơn. Vì lẽ đó cứ đến ngày 20/11 các bậc phụ huynh thường chở các em đến tặng phong bì cho tôi rất nhiều. Nhưng tôi hoàn toàn không nhận những cái phong bì đó. Vì tôi nghĩ rằng xã hội đã phân công cho mình một trách nhiệm nặng nề là phải truyền đạt kiến thức cho các em nhỏ đạng rất khát những kiến thức của nhân loại mà chúng ta là người mang một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó không lẽ mình lại bán kiến thức bằng những cái phong bì đó hay sao?” - Người gửi:  Trần Lê Tuấn Phương, email:  phuongdulichchuyende@gmail.com 
“Tôi không phải làm nghề giáo nhưng các con tôi cũng đi học, nay các cháu đã vào trường đại học, tôi nghĩ nếu phụ huynh nào đi chúc mừng thầy cô bằng phong bì có tiền mà cứ nghĩ là phải tặng như thế thì cô mới quan tâm con mình nhiều hơn thì phải xem lại cách suy nghĩ của mình. Các con tôi, tôi đi chúc tết thầy cô bằng tình cảm bó hoa và trao đổi việc học của con mình, tôi thấy các thầy cô rất quý mà thành tích học của cháu vẫn tốt, thầy cô chỉ muốn phụ huynh quan tâm bám sát viêc học hành và tu dưỡng của các con để động viên nhắc nhở các cháu học tốt hơn là niềm vui và hạnh phúc của người thầy. Đừng nghĩ sai về thầy cô giáo, không nên vơ đũa cả nắm như vậy.” - Người gửi:  Vyviên, email:  nguyenlieugiâyn@gmail.com  
“Vợ tôi cũng làm giáo viên, vào những ngày như 8-3, 20-10 và 20-11 là vợ tôi toàn phải trốn khỏi nhà và từ chối các cuộc gặp, đơn giản vì rất ngại thứ nhất là ngồi với phụ huynh là không biết nói nhiều chuyện thứ hai là lại quà cáp vì bản thân vợ chồng tôi nghĩ mình cũng như họ thôi phải đến nhà một ai đó đưa qua là ngại lắm vì thế nên càng hạn chế thì càng tốt”. - Người gửi:  Thiều Đức Hanh, email:  thieuduchanh.thieu@gmail.com 
Đừng kỳ thị phong bì!
Trong khi có nhiều ý kiến độc giả cực lực phản đối việc tặng thầy cô phong bì, thì cũng có không ít độc giả cho rằng tặng phong bì thầy cô cũng không sao, một lý do là thời buổi này, mua một bó hoa cũng tốn tiền, mà hoa rồi cũng héo, như vậy thì cũng rất lãng phí.
“Mình thì nghĩ rằng ngày 20/11 là ngày tri ân các nhà giáo, mình muốn tặng cô giáo của con mình chút quà cũng là rất bình thường, các thầy cô nhận quà của gia đình học sinh cũng là rất bình thường, chẳng có gì đáng xấu hổ hay làm mất sự cao quý của nhà giáo. Quý trọng nhau tặng nhau món quà mà. Thay vì tặng bó hoa cũng đắt tiền lại lãng phí thì có thể tặng quà, hoa quả, thậm chí 1 phong bì nhỏ, chẳng phải để cô quan tâm đến con mình hơn vì mình biết thầy cô phần lớn đều rất công bằng với các trò. Vì thế mình nghĩ đừng kỳ thị và mổ xẻ quà cho thầy cô nhân dịp 20/11”. Người gửi:  Quynh, email:  quynhtun@yahoo.com 
Học trò chúc mừng cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
“Tôi nghĩ chuyện phong bì cũng không có gì đáng phải lên án nếu như suy nghĩ của người tặng và người nhận theo hướng tích cực. Như tôi chẳng hạn, ngày lễ tết lúc nào tôi cũng gửi cô giáo chủ nhiệm lớp 200.000 ngàn đồng. Tôi nghĩ nếu mua bó hoa đẹp cũng hết gần bằng đấy tiền mà lại không có ý nghĩa lắm. Vì cô giáo còn rất khó khăn, xa quê, xa gia đình nên vẫn ở nhà trọ. Lương của cô không cao, thậm chí trả tiền nhà trọ 1,5 triệu đồng/tháng và chi phí sinh hoạt khác nữa cũng còn thiếu. Vậy nên tôi đi phong bì thay cho một bó hoa là phù hợp hơn…, tôi nghĩ như thế chứ không hề nghĩ là để cô giáo quan tâm con mình hơn đâu”. - Người gửi:  Gia Nhi, email:  nhan358@gmail.com
“Tôi cũng có con học ở trường mầm non và thiết nghĩ: lương giáo viên của các cô quá thấp trong khi đó cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu. Nếu như gửi phong bì đến các cô trong những ngày này cũng chẳng sao, cũng như là những phần thưởng cho các giáo viên đã vất vả với tất cả các con của mình. Nếu như mua 1 bó hoa đẹp thì cũng mất khá nhiều tiền mà chỉ ngày mai là héo”. - Người gửi: Đào Hằng, email:  hangbang63@gmail.com 
“Phân vân quá, vẫn biết quà đúng nghĩa vẫn rất thiêng liêng nhưng thời buổi khó khăn này phụ huynh giúp cô giáo được chừng nào hay chừng ấy chứ có phải các cô có đòi hỏi gì đâu”. - Người gửi: Dung, email: thuydung_1408@yahoo.com 
Chủ yếu là ở cách tặng
“Tôi thấy ngày tết của các thầy cô, mình tặng phong bì cũng không sao, chủ yếu là do cách tặng và nghĩ ra sao thôi. Tôi tặng phong bì cho cô giáo của các con tôi với một tấm lòng biết ơn thật sự chứ không mang tính chất tiêu cực như mọi người vẫn thường nghĩ”. - Người gửi:  River, email:  pthgiang@gic.com.vn 
"Phong bì cũng tốt chứ sao! Nếu như học sinh và phụ huynh đều chân thành cám ơn thày cô giáo thì họ gửi cám ơn thầy cô mình bằng 1 phong bì cũng có sao đâu (thay vì những món quà). trong bối cảnh như hiện nay phong bì cũng có thể thể hiện lòng biết ơn mà. Vấn đề hãy nhìn sự việc ở góc độ tích cực. Tôi cho rằng phong bì không hoàn toàn tiêu cực”. - Người gửi:  Đức Nguyễn, email:  nguyenhungduc@yahoo.com 
“Thực ra việc tặng quà cô nhân dịp ngày lễ như 20-11, 8-3 bằng phong bì hoặc là món quà thiết thực thì không có gì là xấu cả, đó chỉ là 1 hành động để gửi gắm thay lời cảm ơn mà thôi, vì các thày cô đã chăm sóc và dạy dỗ con mình gần như chiếm lượng thời gian không nhỏ trong ngày. Vậy nên nếu phụ huynh có lòng thì các thầy cô hãy cứ nhận một cách vui vẻ, đừng suy nghĩ gì nhiều”. - Người gửi:  Phan Thuan, email:  Halongxanh1610@yahoo.com
“Nhìn thấy con ngày một lớn khôn, tăng cân đều đặn, ngoan ngoãn, ở nhà tự xúc cơm ăn và bé còn biết rất nhiều bài hát nữa, bố mẹ không khỏi thầm cảm ơn các cô giáo ở trường. Tặng phong bì mừng các cô nhân ngày nhà giáo VN là xuất phát từ tấm lòng chân thành cua phụ huynh. Chúng ta nên có một suy nghĩ tích cực hơn. Chúc các cô luôn mạnh khoẻ và là một kỹ sư tâm hồn mẫu mực!!!” - Người gửi:  SD, email: sangduc27@yahoo.com.vn 
Thu Minh (tổng hợp)
Tặng phong bì thầy cô: Nên hay không nên? Tặng phong bì thầy cô: Nên hay không nên?
6 10 1
Tặng phong bì thầy cô: Nên hay không nên? Tặng phong bì thầy cô: Nên hay không nên? 10 6 1

NGÀY NHÀ GIÁO 20/11

Nhân ngày nhà giáo  chúc quý thầy cô vui khỏe sống lâu!


Người Thầy

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

CHÀO MỪNG TRUNG HỌC PHAN BỘI CHÂU 60 NĂM

   Chúng ta đang sống trong những ngày tháng đầy ý nghĩa. Tháng 11, vinh danh ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam, và tháng 11, kỉ niệm ngôi trường THPT Phan Bội Châu tròn 60 năm tuổi (1952 – 2012)... =>
*-*-*
   60 năm... =>
   Tuổi đằm thắm, từng trải và hiểu mình hơn. Tuổi thường thấy lòng bất giác chùng lại bởi nôn nao nhớ, da diết mong và nằng nặng hoài niệm. Nó trầm lắng như một thứ hương thầm mà sự vội vàng, nông nổi chẳng thể cảm nhận được. Chỉ có lắng lòng đối diện, đắm mình chiêm nghiệm, mới thấu những điều thầm kín sẽ làm thành nỗi vương vấn khi xa…
   Tuổi tự hào vì những nỗ lực của ngày hôm qua, tự tin vì những gì có được trong cuộc sống hiện tại và đón chờ ngày mai để cảm nhận sự biến đổi của chính mình.
   Vậy là thêm một lần sinh nhật trường…
*-*-*  
Để có một Phan Bội Châu khang trang như ngày hôm nay(với ba dãy phòng học, một dãy phòng bộ môn, một dãy phòng truyền thống,một nhà thi đấu đa năng, hơn 2.791 học sinh, 178 cán bộ giáo viên) là cả một quá trình phấn đấu . Đó là sự năng nổ, nhiệt tình, làm việc với cả tâm huyết của các thầy cô trong Ban giám hiệu. Đó là sự yêu nghề, đoàn kết gắn bó của toàn đội ngũ giáo viên; bằng trái tim, bằng khát vọng, các thầy cô đã truyền sức sống nồng nàn để ngôi trường trở thành mái ấm thứ hai chứa chan bao yêu thương, bao cảm xúc. Đó là sự quan tâm, đồng cảm của đội ngũ PHHS từ thưở sơ khai cho đến bây giờ...
   60 năm...Biết bao lớp thầy cô đến rồi đi...
   60 năm...Biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, bay đi khắp nẻo....
*-*-*
   Tháng 11, năm 2012...  
   Bầy chim tìm về tổ ấm....
   Thầy cô xưa, ai còn, ai mất?
   Bạn bè xưa, tóc có ngả màu sương?
  Có lẽ dù đi đâu, về đâu, làm gì, đến ngày thành lập trường ai cũng dành một phút cúi đầu đề nhớ về những thầy cô mãi đi xa, một khoảng lặng trong tim mình để nhớ về thầy cô, bè bạn, dành một chút nhớ về những tháng năm tươi đẹp của tuổi học trò . Và để thầm nhắc mình cố gắng hơn nữa, phải phấn đấu xứng đáng với truyền thống của ngôi trường 60 năm tuổi.
   Giọt nắng lung linh đang thả mình rong ruổi khắp mọi nẻo đường để dần tìm về với ngôi trường THPT Phan Bội Châu trong những ngày sắp tới…!!!Chúc mừng trường Phan sắp thêm tuổi mới, chúc nhà trường đạt nhiều thành tích trong học tập và giảng dạy. Chúc thầy cô và các em học sinh trường thành công và hạnh phúc. Chắc chắn các thế hệ học sinh được học dưới mái trường THPT Phan Bội Châu sẽ luôn ghi nhớ cột mốc 1952 (ngày thành lập trường) và mãi mãi giữ những tình cảm, hình ảnh về ngôi trường thân yêu. Họ sẽ trở về trong ngày hội ngộ!
(UYÊN QUỲNH)


PHÁT - MAI CHÍ - TẤN.

 CỰU HS PBC KHÓA 1968 - 1975
MAI CHÍ - NGỌC YẾN

CỰU HS PBC KHÓA 1968 - 1975

CỰU HS PBC KHÓA 1969 - 1976

CỰU HS PBC KHÓA 1969 - 1976

CỰU HS PBC KHÓA 1969 - 1976
TẤN - VIỆT NỮ - HÒANG THỌ (Con Bác 5 Tình) - TÂM - CẦN (Con Bác 9 Hậu) - PHÁT..
KỶ NIỆM TRƯỜNG PHAN BỘI CHÂU 60 NĂM

Sáu mươi năm kỷ niệm của trường
Ngôi trường cũ một thời đèn sách
Giờ về lại mình không còn trẻ
(Tuổi của trời gần cổ -lai-hy ! )

Trường Phan Bội Châu thuở xuân thì 
Vẫn mát rượi trong hoa và lá
Đàn học sinh ngày nay mới , lạ
Nhưng vẫn là bóng dáng ta xưa

Nhìn các em chạy nhảy vui đùa
Ta chợt nhớ thuở mình thơ dại…
Nhớ Thầy Cô hết lòng chỉ dạy
Lũ học trò ''nhất quỷ , nhì ma"…

Trường sáu mươi năm … giờ ta già
Mới hiểu hết công ơn trời biển
Cô và Thầy –những người vinh hiển
Cầm tay ta nâng bước ta đi…

Để hôm nay cùng rủ nhau về
Lũ học trò ngày xưa được gặp
Quý Thầy ,Cô - (ai còn, ai mất ? )
Đã hiến đời cho thế hệ sau

Đã vượt qua vất vả gian lao
Đem ánh sáng xóa tan dốt nát
Cho chúng ta thấy đời bát ngát
Với muôn ngàn hy vọng tương lai

Để hôm nay cuối những đường dài
Lũ chúng ta quây quần hạnh phúc
Trong tình thương Thầy , Cô đẹp nhất
Vẫn dạt dào lòng biển bao dung...

Ơn Thầy , Cô như núi như sông
Như tất cả bầu trời thế giới
Đã quên mình, vượt qua gian khổ
Để dắt dìu cho lũ chúng em...

Xin kính dâng tất cả nỗi niềm
Yêu và kính những người đi trước
Là thầy, cô ngày xưa dạy học 
Cho chúng em có được ngày nay …

Giữa mùa xuân mây gió vẫn bay
Trời Phan Thiết đẹp lên rất lạ …
Nào bạn ơi ! hãy cùng nhau hát:
"Hành khúc..." xưa trường Phan Bội Châu ! …  
NGUYỄN NHƯ MÂY ( Khóa 64-71 )