Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
Em vẫn như ngày xưa
Mời các bạn thưởng thức bài hát: EM VẪN NHƯ NGÀY XƯA của nhạc sĩ Trần Tiến
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
Mùa Thu Lại Đi - Nguyễn Đức Quang
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập phong trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 27 tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, sau hơn một tháng bị tai biến mạch máu não, thọ 68 tuổi.
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011
Mưa Rơi, Rơi Mãi, Không Thôi
Mưa rơi rả rích giọt sầu
Như ai đang khóc ở đầu mái hiên
Mưa rơi những giọt triền miên
Thấm trên môi mặn muộn phiền nhớ ai
Mưa rơi giọt nhỏ trên vai
Ướt thêm những sợi tóc mai thẩn thờ
Mưa rơi những giọt hững hờ
Miên man lại ngh̃ĩ vẩn vơ biếng cười
Mưa rơi từng giọt rất lười
Dừng trên mi khép của người nhớ thương
Mưa rơi những gịọt sầu vương
Ngập ngừng trên tóc thoảng hương bồi hồi
Mưa rơi, rơi mãi, không thôi
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Cách ẩn nấp khi động đất
21 giờ tối ngày 24/3, nhiều vùng ở Hà Nội đã cảm nhận được cơn rung chấn khá lâu. Theo kênh truyền hình Channel News Asia, tâm động đất nằm ở khu Tam giác vàng giữa Myanmar, Lào và Thái Lan với cường độ của trận động đất là 6,8 độ Richter.
Cơn chấn động đã khiến nhiều người dân sinh sống ở Hà Nội, đặc biệt tại các chung cư cao tầng, thật sự hốt hoảng và chỉ biết lao vội ra khỏi nhà để phòng rủi ro. Để giúp các độc giả có một cách thoát hiểm đúng đắn khi xảy ra động đất, Ban Khoa học xin trích giới thiệu các hướng dẫn của một đội trưởng đội cứu nạn thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI) - một trong những tổ chức cứu hộ giàu kinh nghiệm nhất thế giới:
1. Hầu hết những người chỉ đơn giản "cúi đầu xuống và ẩn náu" khi các tòa nhà sụp đổ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, cũng bị nghiền nát.
2. Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tṛòn một cách tự nhiên trong tư thế bào thai. Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót an toàn tự nhiên.
Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.
3. Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, bị phá hủy ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng cơ thể vẫn ít bị đè nén hơn so với các tấm bê tông.
4. Nếu bạn đang trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi pḥòng báo cho những người thuê pḥòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.
5. Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tṛòn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.
6. Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!
7. Không bao giờ được đi vào cầu thang
Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần cọ̀n lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – điều kinh khủng gấp bội.
Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.
8. Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể. Bạn càng ở sâu bên trong tòa nhà th́ì càng có khả năng xảy ra việc đường thoát chạy của bạn sẽ bị chặn lại.
9. Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe của họ. Đó chính xác là điều đă xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz (Mỹ). Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe của họ.
Tất cả đều bị chết. Họ có thể đă sống sót dễ dàng nếu thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe của họ. Những người tử nạn có thể đã sống sót nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao hơn 0,9m ngay cạnh chúng, trừ các ô tô bị các cột rơi trực tiếp vắt chéo ngay cạnh.
10. Một phát hiện trong khi trườn ḅò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập cho thấy, giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.
Cơn chấn động đã khiến nhiều người dân sinh sống ở Hà Nội, đặc biệt tại các chung cư cao tầng, thật sự hốt hoảng và chỉ biết lao vội ra khỏi nhà để phòng rủi ro. Để giúp các độc giả có một cách thoát hiểm đúng đắn khi xảy ra động đất, Ban Khoa học xin trích giới thiệu các hướng dẫn của một đội trưởng đội cứu nạn thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI) - một trong những tổ chức cứu hộ giàu kinh nghiệm nhất thế giới:
1. Hầu hết những người chỉ đơn giản "cúi đầu xuống và ẩn náu" khi các tòa nhà sụp đổ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô, cũng bị nghiền nát.
2. Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tṛòn một cách tự nhiên trong tư thế bào thai. Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót an toàn tự nhiên.
Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.
3. Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, bị phá hủy ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng cơ thể vẫn ít bị đè nén hơn so với các tấm bê tông.
4. Nếu bạn đang trên giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường. Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi pḥòng báo cho những người thuê pḥòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.
5. Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tṛòn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.
6. Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh, bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!
7. Không bao giờ được đi vào cầu thang
Các cầu thang dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần cọ̀n lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – điều kinh khủng gấp bội.
Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần c̣òn loại của toà nhà không bị thiệt hại.
8. Hãy ra gần tường ngoài của toà nhà hay là bên ngoài toà nhà nếu có thể. Bạn càng ở sâu bên trong tòa nhà th́ì càng có khả năng xảy ra việc đường thoát chạy của bạn sẽ bị chặn lại.
9. Những người ở bên trong các phương tiện giao thông của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở bên trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe của họ. Đó chính xác là điều đă xảy ra với các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz (Mỹ). Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe của họ.
Tất cả đều bị chết. Họ có thể đă sống sót dễ dàng nếu thoát ra và ngồi gần (nhưng không chạm vào) xe của họ. Những người tử nạn có thể đã sống sót nếu họ có thể thoát ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe. Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao hơn 0,9m ngay cạnh chúng, trừ các ô tô bị các cột rơi trực tiếp vắt chéo ngay cạnh.
10. Một phát hiện trong khi trườn ḅò bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập cho thấy, giấy tờ không bị bẹp. Những khoảng trống lớn được thiết lập quanh những đống giấy.
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
TIN TỨC THEO YAHOO.
California sẽ bị siêu động đất 9,2 độ richter trước ngày 26.3?
SGTT.VN - Đó là dự báo của nhà địa chất học Jim Berkland - người đã đoán đúng nhiều trận động đất. Đặc biệt ông đã đoán được trước 4 ngày diễn ra trận động đất ở San Franciso (17.10.1989).
Mấy ngày nay, người dân bang California, Mỹ, trong đó có cộng đồng người Việt đang thấp thỏm trước thông tin sẽ xảy ra động đất và siêu bão.
Các trung tâm mua sắm gần như không còn chỗ đậu xe, mọi người đổ xô đi tích lũy thực phẩm, nhu yếu phẩm, đèn pin, nến, diêm quẹt, radio…
Ba cơ quan USGS (Nghiên cứu Địa chất), FEMA, CEMA (quản lý tình huống khẩn cấp liên bang và California) đã họp khẩn nhằm hoạch định chiến lược giảm thiểu thiệt hại của thiên tai.
Các nhà khoa học dự báo một trận bão lớn sẽ trút lượng nước khoảng 3 mét khắp tiểu bang. 1/4 nhà cửa ở California sẽ bị hư hại nếu một trận bão lớn như vậy xảy ra.
Nhà địa chất học Jim Berkland giải thích ông dự báo động đất 9.2 tại California vì tiểu bang này nằm trong vòng đai lửa của trái đất. Trong mấy tuần qua, người ta đã ghi nhận được những hiện tượng lạ: cá chết hàng loạt ở bãi biển Redondo; luồng cá di chuyển về Nam Mỹ và các bầy cá voi dạt vào bờ San Diego...
Trong quá khứ, những hiện tượng bất thường của động vật như vậy đều dẫn đến các trận động đất.
Thêm vào đó, hiện tượng “siêu mặt trăng” báo trước một cuộc động đất lớn tại California. Các trận động đất gây thiệt hại tại vịnh San Francisco thường xảy ra vào các tháng 3, 4 và 10 hàng năm.
Tuy vậy, trên twitter đang có một số ý kiến cho rằng siêu động đất tại California chỉ là tin vịt, những hiện tượng của động vật chỉ là ngẫu nhiên. Do vậy, chỉ những người thiếu hiểu biết mới hoang mang lo sợ về tai họa này.
Bá Nha (New York Times)
California sẽ bị siêu động đất 9,2 độ richter trước ngày 26.3?
SGTT.VN - Đó là dự báo của nhà địa chất học Jim Berkland - người đã đoán đúng nhiều trận động đất. Đặc biệt ông đã đoán được trước 4 ngày diễn ra trận động đất ở San Franciso (17.10.1989).
Mấy ngày nay, người dân bang California, Mỹ, trong đó có cộng đồng người Việt đang thấp thỏm trước thông tin sẽ xảy ra động đất và siêu bão.
Các trung tâm mua sắm gần như không còn chỗ đậu xe, mọi người đổ xô đi tích lũy thực phẩm, nhu yếu phẩm, đèn pin, nến, diêm quẹt, radio…
Ba cơ quan USGS (Nghiên cứu Địa chất), FEMA, CEMA (quản lý tình huống khẩn cấp liên bang và California) đã họp khẩn nhằm hoạch định chiến lược giảm thiểu thiệt hại của thiên tai.
Các nhà khoa học dự báo một trận bão lớn sẽ trút lượng nước khoảng 3 mét khắp tiểu bang. 1/4 nhà cửa ở California sẽ bị hư hại nếu một trận bão lớn như vậy xảy ra.
Nhà địa chất học Jim Berkland giải thích ông dự báo động đất 9.2 tại California vì tiểu bang này nằm trong vòng đai lửa của trái đất. Trong mấy tuần qua, người ta đã ghi nhận được những hiện tượng lạ: cá chết hàng loạt ở bãi biển Redondo; luồng cá di chuyển về Nam Mỹ và các bầy cá voi dạt vào bờ San Diego...
Trong quá khứ, những hiện tượng bất thường của động vật như vậy đều dẫn đến các trận động đất.
Thêm vào đó, hiện tượng “siêu mặt trăng” báo trước một cuộc động đất lớn tại California. Các trận động đất gây thiệt hại tại vịnh San Francisco thường xảy ra vào các tháng 3, 4 và 10 hàng năm.
Tuy vậy, trên twitter đang có một số ý kiến cho rằng siêu động đất tại California chỉ là tin vịt, những hiện tượng của động vật chỉ là ngẫu nhiên. Do vậy, chỉ những người thiếu hiểu biết mới hoang mang lo sợ về tai họa này.
Bá Nha (New York Times)
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
Biển Mũi Né với Trịnh Công sơn
Khi viết bài này tôi không có tham vọng phân tích hay bình luận về tác phẩm của TCS ,chỉ là ghi lại một số cảm xúc của mình khi hát những tình khúc cuối đời của TCS trên biển Mũi né với những chiều vàng êm ả của một thời bờ biển này còn rất hoang sơ.
Tôi ghé vào thăm SG vào đầu mùa mưa Đến thăm một người bạn trên bàn bài hát sóng về đâu cuả TCS còn mới toanh. Lướt sơ bài hát, nhạc thì vẫn như mọi ngày ,giản dị và sâu lắng.Bài viết đượcTCS viết sau thời gian bệnh nặng và cả sau chuyến đi về Mũi né cùng nhạc sĩ Từ Huy và các bạn bè.
Biển Mũi né vẫn hiền hòa như thủa nào, nó như tấm lòng mẹ bao dung và đầm ấm ,vẫn biết có lúc thét gào khi gió nồm nam thổi về hay êm ả trữ tình khi mùa đông se lạnh.Biển Mũi né vẫn mãi mãi là biển của những tâm hồn.
Một ngày nào đó sau cơn bệnh nặng lúc ấy ta cảm thấy niềm khao khác sống sẽ mãnh liệt hơn và nỗi thiết tha với cuộc đời nay sẽ cao hơn .Đứng trước biển, trước những đợt sóng lớn đang vỗ bất tận vào bờ,đôi chân trần gầy yều của TCS hay của ai đó có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào và lúc ấy tôi nghỉ dù là ai đi nữa cũng không muốn mình bị cuốn ngã thêm lần nữa;
Biển sóng biển đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã dưới chân người
Rồi trong chênh vênh ấy:
Biển sóng biển sóng đùng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu?
Tôi nghĩ người và biển đã hòa nhập vào với nhau rồi phải không?
Không còn tồn tại những chủ thể nhất định nữa rồi , giữa người và biển tồn tại trong trạng thái hóa thân
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng nằm đau
Sự hóa thân của biển thành từng đợt những tâm trạng.Bình minh sóng reo vui,trưa hè êm ả trữ tình, chiều về xa xôi khó hiểu và cả đêm thâu nữa biển dạt dào đầy ấp yêu thương…..v v…trong cái vô định trắng xóa ấy một ngày, một lúc nào đó ,từng đợt tùng đợt sóng vào bờ, tan đi…tan đi ..từng lớp.. rồi từng lớp.
Sóng kia rồi cũng vào bờ
Thiên thu một lối nẻo về đơn côi.
[VDL]
Những con sóng lang thang bất định kia dù đi đâu về đâu, bến bờ vẫn là điểm dừng chân cuối cùng.Và con người thì sao?
Sóng bạc đầu
Và đá chìm sâu
Ta về đâu đó
[sóng về đâu-TCS]
Con người thì về đâu?Một nẻo thiên thu còn quá mơ hồ.
Về nơi núi xưa thăm mồ
Giữa đường trưa dáng tôi bơ phờ
Chợt tôi thấy thiên thu là đường không bến bờ
[lời thiên thu gọi -TCS]
Sự hóa thân của con người con nhiều tâm trạng hơn.Con người mang cả buồn vui giận hờn đến với đời này rồi cô đơn ra đi và trong chuyến đi thầm kín ấy mãi là sự trở về đầy bí ẩn của tạo hóa.Không biết hành trang mang theo là gì?và sẽ đi đâu về đâu?
Về chốn nào mây phủ chiêm bao
Cạn suối nguồn bốn bể nương dâu
Ta tìm em nơi đâu?
[Sóng về đâu.TCS].
Tất cả rồi cũng xa ta.Tiền bạc,danh vọng và mọi thứ rồi cũng xa ta, may ra còn có chút tình còn ở lại :
Cuối đời còn gì nữa đâu
Đã tàn mộng mị khác khao
Đôi khi con tim hò hẹn
Buồn vì một ngày mưa bắt đầu
[TCS]
Chiều trên biển Mũi né có nhiều nỗi vui buồn. Biển thật xa,măt trời trên biển cũng thật xa và biển chiều vàng mong manh nơi phía tây ấy với TCS là sự rực rỡ cuối cùng của một ngày hay lời vĩnh biệt cùa một kiếp người với cuộc đời lắm thiết tha này.
Tiếng thì thầm ngày xưa nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay.
[như một lời chia tay.TCS]
Sự chia tay đầy nỗi nhớ và quá nhiều trăn trở này TCS cũng thể hiện qua nhiều tâm trạng khác nhau.
Khi cảm thấy sức khỏe và cuộc đời muốn rời xa thì:
Những hẹn hò ngày xưa khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đêm vui
[nhưmột lời chia tay-TCS]
Như một người sắp đi xa,TCS cũng phải coi lại trong chiếc va ly đời mình mang những thứ gì.
Điều chắc chắn là không trọn vẹn rồi vì vốn dĩ cuộc đời là như thế
Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm yêu cho nồng nàng
Và trong tâm trạng nhìn lại mình:
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại
Bên cạnh đời tôi đây
Có chút tình thoảng như gió vội
Tôi chợt nhìn ra tôi
[ Như một lời chia tay]
Hay ngậm ngùi xót xa đối với những mong ước rất bình thường mà ông chưa làm được:
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi
Có những lần nằm nghe tiếng cười
Nhưng chỉ là mơ thôi
[như một lời chia tay]
Trong chiếc va ly rời xa ấy không thể thiếu những nghìn lần nuối tiếc về cuộc đời đáng yêu này.
Biển đêm , sự tĩnh lặng của biển cộng với nỗi cô đơn của đêm làm cho không gian của Mũi né cô tịch hơn ,hoang vu hơn.Niềm khát khao ở lại thế gian này và sự ra đi mãi mãi.Cõi vĩnh hằng xa xôi diệu vợi và thế gian đầy ấp thân quen này.Những nghịch cảnh nghiệt ngã không thể chọn lựa của dòng đời;Sự đi về của con người là tất yếu nhưng không dấu nỗi xót xa:
Biển nghìn thu ở lại ,nghìn thu ngậm ngùi
[Biển nghìn thu ở lại-Tac phẩm sau cùng của TCS]
Biển ở lại,tình yêu ở lại,tất cả ở lại. Trên con đương độc hành đó:
Chỉ mình ta chắc hẳn chỉ mình ta
Và một nẻo vô cùng xa lạ
[VDL}
Sau không là con sóng để lao xao mãi trên những bến bờ quen;Để được lang thang trong cõi đời nhiều hương vị ; được mãi ngắm nhìn cõi đất trời vô tận và được mãi mãi yêu thương bởi cuộc đời này.
Biển đánh bờ đánh bờ xôn xao bờ đánh biển
Đừng đánh nhau ơi biển sẽ tàn phai
Đùng gạch tên vì yêu đừng xé nát
Biển là em ngọc đá trùng khơi
Biển nghìn thu ở lại ,nghìn thu ngậm ngùi.
Lời chào tạm biệt khó khăn quá phải không?Ta đã đến cuộc đời này với bao buồn vui,thương ghét,bao gần gũi chia xa,bao thân quen xa lạ…..hạnh phúc trộn lẫn với đớn đau,yêu thương bên cạnh hận thù.Sự chết,sự chia xa nhẫn tâm này làm cho bất cứ ai cũng phải bùi ngùi lưu luyến.Tuy nhiên trên nẻo về hư không ấy mỗi người tự lý giải nẻo về của chính mình .Kẻ thì bình an trong nước chúa,người thì thanh thản cỏi niết bàn…..Và trong sự hổn độn của tư tưởng đi đâu về đâu ấy ta tìm thấy được tính trần gian của nhà thơ Bùi Giáng:
Ngày sẽ hết ta sẽ không ở lại
Ta sẽ đi và không biết đi đâu
Ta sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây có đủ vui sầu
Hạt bụi lang thang trong thế giới này đến rồi đi.Biển chiều Mũi Né lặng lẽ chia xa,đâu đó tiếng song vang vang nhẹ, nơi chân trời màu vàng rực rở của hoàng hôn ấy chuyển thành màu tim tím khói sương và bình thản đi vào đêm thâu. Đâu đó tình khúc TCS vang lên:
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu?
Ta xô biển lại sóng về đâu?
Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu
Trăng mờ quê cũ…..
Người đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu
Nhớ ngàn năm trôi qua…
Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
Bao năm chờ đợi sóng gần ta
(Bis)
Biển sóng biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
Biển sóng…đừng…xô…nhau
Trăng mờ quê cũ…..
Người đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu
Nhớ ngàn năm trôi qua…
Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
Bao năm chờ đợi sóng gần ta
(Bis)
Biển sóng biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
Biển sóng…đừng…xô…nhau
Mũi Né 24-3-2011-Võ-Đình-Lang
+TCS: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Mời các bạn cùng đọc.
Sưu Tầm : Cô Nguyễn thị Thu Cô Nhi Lục Hòa Huyện ĐứcTrọng.
Nhật Bản – Bonsai của cuộc đời...
Hà Văn Thịnh
Nhìn trên bản đồ thế giới, hình thể 4.000 đảo của nước Nhật giống như nụ cười méo mó của tạo hoá và, thật giống một bonsai của đất, của trời. Nuớc Nhật bị thiên nhiên bẻ vụn, tả tơi, cong queo mà vẫn mềm mại, vẫn cứ đặm giàu sức sống bất chấp những thử thách nghiệt ngã, những tai ương rình rập, những thiếu thốn trăm bề từ nỗi tài nguyên nghèo nàn, đất đai chật hẹp, dân cư đông đúc, bão tố và động đất cứ thi nhau dập vùi, như kiểm nghiệm sức chịu đựng của con người...
Nước Nhật là tổng hoà của những điều khác biệt, lạ kỳ vào bậc nhất của châu Á. Tiếp nhận mọi thành tựu của văn minh Trung Hoa - từ chữ viết đến Nho gia, Phật gia, cách thức tổ chức nhà nước nhưng người Nhật không chỉ bắt chước (immitation) mà biết cách để bản địa hoá, riêng hoá (indegenization), rồi sáng tạo (innovation) thành cái đặc thù rất riêng biệt. Không phải ngẫu nhiên mà S.P. Huntington khi phân loại 10 nền văn minh của thế giới thời cổ trung đại, đã xếp Nhật Bản vào top ten đó. Xin dẫn chứng: Nếu vua chúa Trung Hoa chọn màu ngói đỏ làm nền cho cái mái nhà tự tôn, kiêu hãnh của mình thì văn minh Nhật chọn màu xám; Nếu màu vàng là đặc trưng của các hoàng đế Trung Hoa thì màu hạt dẻ điềm tĩnh, vừa phải, gần gũi mới là màu của hoàng gia Nhật. Không nói đâu xa, cứ nhìn vào chiếc áo kimono của phụ nữ Nhật, bạn sẽ thấy cái độc đáo không thể không thừa nhận: 5 nếp gấp chạy dọc phía trước và 3 nếp gấp ở thân sau. Lý giải điều này, có học giả cho rằng 5 nếp gấp (chứ không phải 4, là tứ đức - công, dung, ngôn, hạnh) có cái số 5 ở giữa nhằm nhắc nhở rằng chịu đựng là đức tính nhất thiết phải có của con người, nhất là phụ nữ. Có như thế, gia đình mới yên ấm, tổ quôc smới trường tồn. Sau trận động đất - sóng thần khủng khiếp ngày 10.3, cả thế giới ngạc nhiên đến mức bàng hoàng khi ở Nhật không có cướp bóc, hôi của, không có hoảng loạn, sợ hãi. Vẫn như mọi ngày, vẫn là những nụ cười nhẹ nhàng của sự điềm tĩnh, vẫn là cái thanh thản của trật tự, phảng phất sau chúng là một bản lĩnh phi thường mà những dân tộc quen thói hợm hĩnh, to đài chẳng thể nào hiểu nổi.
Văn minh Nhật Bản vừa giống phương Tây nhưng vẫn là phương Đông. Nó có giới hiệp sĩ (samurai = knight – chevallier) táo bạo, giòng dõi, trọng danh dự, quý bổn phận và luôn sẵn sàng hy sinh vì bổn phận (kể cả hara – kiri, tự mổ bụng mà chết khi lòng tự trọng bị tổn thương). Nó có các lãnh chúa (daimyo) và chế độ cát cứ phong kiến giống y chang phương Tây trong các thế kỷ V-XV. Đây là những điều không thể tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam... Suốt hàng ngàn năm, cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chưa bao giờ bị nô dịch. Là nước bị người Mỹ nhòm ngó từ tháng 8.1853 nhưng Nhật cũng là nước duy nhất ở châu Á, châu Phi không bị biến thành thuộc địa (trừ Thái Lan, do vị trí “đệm” đặc biệt nên được Anh – Pháp thoả thuận ngầm thành “của chung”). Tại sao hàng chục quốc gia khác “đâm ngang, chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh” nhưng rốt cục vẫn bị nô dịch, riêng Nhật cười, lễ phép, học hỏi, sáng tạo trong tự chủ để vùng lên? Xét về mật độ dân số, Nhật chật chội hơn Việt Nam. Xét về tài nguyên, đất đai; Nhật chỉ bằng 1/10 Việt Nam. Xét về thời điểm bị phương Tây “hỏi thăm” (Việt Nam là tháng 8.1858), 2 nước là tương đương. Xét về mức sống, người Nhật khổ hơn người Việt nhiều. Đó là chưa nói đến chế độ thống trị, Việt Nam có triều Nguyễn thống nhất, còn Nhật Bản bị chia hai bởi quyền lực kép với cơ chế 1.000 năm có lẻ của sự song hành Tenno (Thiên Hoàng) và Shogun (Tướng quân)... Nhiều và rất nhiều những điều khác luôn chứng minh rằng Việt Nam thuận lợi hơn nước Nhật nhiều lần. Thế nhưng, kết quả thì ai cũng biết: Nền kinh tế thứ hai thế giới (bây giờ là thứ ba) không có chuyện cướp bóc và giày xéo hoa Anh đào trong lễ hội hoa, không có chuyện hôi của, chụp giựt kiểu tát nước theo mưa, mượn gió bẻ măng. Bình thản, chịu đựng và hiểu rõ chính mình, biết người biết ta, luôn đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên hàng đầu là tính cách của mọi người dân Nhật bất kể sang hèn.
Hà Văn Thịnh
Nhìn trên bản đồ thế giới, hình thể 4.000 đảo của nước Nhật giống như nụ cười méo mó của tạo hoá và, thật giống một bonsai của đất, của trời. Nuớc Nhật bị thiên nhiên bẻ vụn, tả tơi, cong queo mà vẫn mềm mại, vẫn cứ đặm giàu sức sống bất chấp những thử thách nghiệt ngã, những tai ương rình rập, những thiếu thốn trăm bề từ nỗi tài nguyên nghèo nàn, đất đai chật hẹp, dân cư đông đúc, bão tố và động đất cứ thi nhau dập vùi, như kiểm nghiệm sức chịu đựng của con người...
Nước Nhật là tổng hoà của những điều khác biệt, lạ kỳ vào bậc nhất của châu Á. Tiếp nhận mọi thành tựu của văn minh Trung Hoa - từ chữ viết đến Nho gia, Phật gia, cách thức tổ chức nhà nước nhưng người Nhật không chỉ bắt chước (immitation) mà biết cách để bản địa hoá, riêng hoá (indegenization), rồi sáng tạo (innovation) thành cái đặc thù rất riêng biệt. Không phải ngẫu nhiên mà S.P. Huntington khi phân loại 10 nền văn minh của thế giới thời cổ trung đại, đã xếp Nhật Bản vào top ten đó. Xin dẫn chứng: Nếu vua chúa Trung Hoa chọn màu ngói đỏ làm nền cho cái mái nhà tự tôn, kiêu hãnh của mình thì văn minh Nhật chọn màu xám; Nếu màu vàng là đặc trưng của các hoàng đế Trung Hoa thì màu hạt dẻ điềm tĩnh, vừa phải, gần gũi mới là màu của hoàng gia Nhật. Không nói đâu xa, cứ nhìn vào chiếc áo kimono của phụ nữ Nhật, bạn sẽ thấy cái độc đáo không thể không thừa nhận: 5 nếp gấp chạy dọc phía trước và 3 nếp gấp ở thân sau. Lý giải điều này, có học giả cho rằng 5 nếp gấp (chứ không phải 4, là tứ đức - công, dung, ngôn, hạnh) có cái số 5 ở giữa nhằm nhắc nhở rằng chịu đựng là đức tính nhất thiết phải có của con người, nhất là phụ nữ. Có như thế, gia đình mới yên ấm, tổ quôc smới trường tồn. Sau trận động đất - sóng thần khủng khiếp ngày 10.3, cả thế giới ngạc nhiên đến mức bàng hoàng khi ở Nhật không có cướp bóc, hôi của, không có hoảng loạn, sợ hãi. Vẫn như mọi ngày, vẫn là những nụ cười nhẹ nhàng của sự điềm tĩnh, vẫn là cái thanh thản của trật tự, phảng phất sau chúng là một bản lĩnh phi thường mà những dân tộc quen thói hợm hĩnh, to đài chẳng thể nào hiểu nổi.
Văn minh Nhật Bản vừa giống phương Tây nhưng vẫn là phương Đông. Nó có giới hiệp sĩ (samurai = knight – chevallier) táo bạo, giòng dõi, trọng danh dự, quý bổn phận và luôn sẵn sàng hy sinh vì bổn phận (kể cả hara – kiri, tự mổ bụng mà chết khi lòng tự trọng bị tổn thương). Nó có các lãnh chúa (daimyo) và chế độ cát cứ phong kiến giống y chang phương Tây trong các thế kỷ V-XV. Đây là những điều không thể tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam... Suốt hàng ngàn năm, cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chưa bao giờ bị nô dịch. Là nước bị người Mỹ nhòm ngó từ tháng 8.1853 nhưng Nhật cũng là nước duy nhất ở châu Á, châu Phi không bị biến thành thuộc địa (trừ Thái Lan, do vị trí “đệm” đặc biệt nên được Anh – Pháp thoả thuận ngầm thành “của chung”). Tại sao hàng chục quốc gia khác “đâm ngang, chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh” nhưng rốt cục vẫn bị nô dịch, riêng Nhật cười, lễ phép, học hỏi, sáng tạo trong tự chủ để vùng lên? Xét về mật độ dân số, Nhật chật chội hơn Việt Nam. Xét về tài nguyên, đất đai; Nhật chỉ bằng 1/10 Việt Nam. Xét về thời điểm bị phương Tây “hỏi thăm” (Việt Nam là tháng 8.1858), 2 nước là tương đương. Xét về mức sống, người Nhật khổ hơn người Việt nhiều. Đó là chưa nói đến chế độ thống trị, Việt Nam có triều Nguyễn thống nhất, còn Nhật Bản bị chia hai bởi quyền lực kép với cơ chế 1.000 năm có lẻ của sự song hành Tenno (Thiên Hoàng) và Shogun (Tướng quân)... Nhiều và rất nhiều những điều khác luôn chứng minh rằng Việt Nam thuận lợi hơn nước Nhật nhiều lần. Thế nhưng, kết quả thì ai cũng biết: Nền kinh tế thứ hai thế giới (bây giờ là thứ ba) không có chuyện cướp bóc và giày xéo hoa Anh đào trong lễ hội hoa, không có chuyện hôi của, chụp giựt kiểu tát nước theo mưa, mượn gió bẻ măng. Bình thản, chịu đựng và hiểu rõ chính mình, biết người biết ta, luôn đặt lợi ích dân tộc, đất nước lên hàng đầu là tính cách của mọi người dân Nhật bất kể sang hèn.
Không phải ngẫu nhiên mà trong nhà người Nhật nào cũng có bonsai. Có thể nói, bon sai như là sinh thể thứ ba trong một gia đình đã có đủ âm, dương (cha mẹ, con trai, con gái, ông bà). Nó không chỉ là một gốc cây cảnh bình thường mà là sự trầm lặng thiêng liêng như là hiện hữu thường xuyên, sựu chứng giám của tạo hoá. Dù bị cắt xẻ, giam hãm, vặn vẹo, áp bức muôn bề; vẫn sống. Con người vặt gần hết lá của bonsai, cho nó tối thiểu nước, tối thiểu đất cằn nhưng nó vẫn cứ mãnh liệt giành giật cho được, chứng tỏ cho bằng được bản năng sống bằng màu xanh kiêu hãnh, dịu dàng. Đến trước bonsai, ta phải nhẹ bước chân, phải ngẫm nhiều hơn để nhìn; rồi, khi đó mới có thể thấy vẻ đẹp trong đớn đau, thiếu thốn là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo đến mức nào. Nhìn bonsai, ta bất chợt ngộ ra rằng không phải tự nhiên mà câu mở đầu trong Quốc ca Nhật Bản lại buồn và giàu chất thơ, chất thiền, chất trầm mặc đến thế: “Kính thưa Thiên Hoàng! Những hòn cuội nhỏ sẽ trở thành tảng đá lớn, phủ đầy rêu...” Những hòn cuội nhỏ nằm trong lòng dòng suối bị lãng quên nhưng con người không thể không biết đến sự tồn tại của chúng. Chúng sẽ trở thành một tảng đá lớn bền bỉ của chịu đựng và tiềm ẩn những khát vọng trường tồn. Bonsai là một hòn cuội trong căn nhà của mỗi người Nhật. Nó nhắc nhở rằng cái bé nhỏ vẫn có tầm vóc vĩ đại, rằng sự im lặng luôn ẩn chứa những ngôn từ mênh mông, rằng sức sống trong khổ đau mới là giá trị sống đích thực của kiếp đời...
F. Nietzsche (1844-1900) có nói rằng ai dám xây nhà bên miệng núi lửa đích thực là siêu nhân. Sống bình thản khi biết có thể bị tai hoạ bất cứ lúc nào mới là đáng sống. Về một lẽ nào đó, có thể nói người Nhật xứng đáng được tôn vinh trong tâm tưởng của Nietzsche. Không có một quốc gia giàu có nào trên trái đất này lại phải chịu nhiều trận động đất khủng khiếp như nước Nhật (1923, 1927, 1942, 1943, 1944, 1946, 1948, 1995, 2011). 9 trận động đất lớn trong vòng 90 năm – trong đó có trận động đất san bằng Tokyo, làm hơn 100.000 người chết (1923)(!) Nếu có thể dùng chỉ một từ để nói về khả năng chịu đựng - phục hồi - nhanh chóng thành công, phát triển của người Nhật thì đó là hai chữ phi thường. Không có dân tộc nào gan góc và thành công đến thế bởi đối với dân tộc đó, thảm hoạ thiên nhiên được coi như một phần của cuộc sống, lẽ sống bình dị, thiết tha.
Đó có thể là “tính cách” của bonsai, của tinh thần võ sĩ đạo làm nên sức mạnh thật đáng khâm phục của người Nhật. Người Nhật biết rất rõ rằng cướp bóc, hoảng loạn khi có tai ương, hiểm hoạ, khi hàng triệu người khác đang bị đau khổ, lầm than là sự nhục nhã về nhân cách, sự tha hoá về đạo đức. Họ cũng hiểu rất rõ rằng không thể làm giàu trên nỗi đau của đồng bào mình bởi vì đó là tội ác, rằng lòng tham vô cảm, chễm chệ ngồi trên mọi tiếng than van là bản năng của thú tính, của mọi điều không thể giống với chất người cao đẹp, đáng phải trân trọng, giữ gìn.
Nỗi đau của nước Nhật hôm nay là thảm hoạ lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới hai, đúng như Thủ tướng Nhật đã khẳng định. Chắc chắn nhân dân Nhật Bản sẽ nhanh chóng vượt qua nỗi đau này như họ đã chứng tỏ năng lực bonsai, tính cách bonsai suốt hàng ngàn năm qua...
Huế, 23h40. 15.3.2011
F. Nietzsche (1844-1900) có nói rằng ai dám xây nhà bên miệng núi lửa đích thực là siêu nhân. Sống bình thản khi biết có thể bị tai hoạ bất cứ lúc nào mới là đáng sống. Về một lẽ nào đó, có thể nói người Nhật xứng đáng được tôn vinh trong tâm tưởng của Nietzsche. Không có một quốc gia giàu có nào trên trái đất này lại phải chịu nhiều trận động đất khủng khiếp như nước Nhật (1923, 1927, 1942, 1943, 1944, 1946, 1948, 1995, 2011). 9 trận động đất lớn trong vòng 90 năm – trong đó có trận động đất san bằng Tokyo, làm hơn 100.000 người chết (1923)(!) Nếu có thể dùng chỉ một từ để nói về khả năng chịu đựng - phục hồi - nhanh chóng thành công, phát triển của người Nhật thì đó là hai chữ phi thường. Không có dân tộc nào gan góc và thành công đến thế bởi đối với dân tộc đó, thảm hoạ thiên nhiên được coi như một phần của cuộc sống, lẽ sống bình dị, thiết tha.
Đó có thể là “tính cách” của bonsai, của tinh thần võ sĩ đạo làm nên sức mạnh thật đáng khâm phục của người Nhật. Người Nhật biết rất rõ rằng cướp bóc, hoảng loạn khi có tai ương, hiểm hoạ, khi hàng triệu người khác đang bị đau khổ, lầm than là sự nhục nhã về nhân cách, sự tha hoá về đạo đức. Họ cũng hiểu rất rõ rằng không thể làm giàu trên nỗi đau của đồng bào mình bởi vì đó là tội ác, rằng lòng tham vô cảm, chễm chệ ngồi trên mọi tiếng than van là bản năng của thú tính, của mọi điều không thể giống với chất người cao đẹp, đáng phải trân trọng, giữ gìn.
Nỗi đau của nước Nhật hôm nay là thảm hoạ lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới hai, đúng như Thủ tướng Nhật đã khẳng định. Chắc chắn nhân dân Nhật Bản sẽ nhanh chóng vượt qua nỗi đau này như họ đã chứng tỏ năng lực bonsai, tính cách bonsai suốt hàng ngàn năm qua...
Huế, 23h40. 15.3.2011
Sưu Tầm : Cô Nguyễn thị Thu Cô Nhi Lục Hòa Huyện ĐứcTrọng.
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
Cá nhuộm đen bờ biển Mexico
- Hiện tượng hàng nghìn con cá nhuộm đen nước biển trông giống như vệt dầu loang nhìn từ trên cao đã xuất hiện tại bờ biển thành phố nghỉ dưỡng Acapulco của Mexico. Các ngư dân cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trận sóng thần ở Nhật Bản.
Một số lượng lớn cá mòi, cá trồng, cá hanh sọc và cá thu đã “xâm lấn” bờ biển Acapulco hôm 11/3. Đàn cá đông tới nỗi nước biển biến thành màu đen kịt và nhìn từ trên cao đàn cá giống một vệt dầu loang.
Cá ngư dân đã đổ xô tới bãi biển và dễ dàng bắt cá với những chiếc vợt mà không cần dùng đến cần câu hay lưới.
“Thật thú vị. Khoảng 20-30 ngư dân đã tới bắt cá. Thậm chí có người còn đưa con cái họ tới để đánh bắt”, ngư dân Carlos Morales nói.
Ảnh cá vây đen kịt bờ biển Mexico:
Gửi bởi Huỳnh Thành
Một số lượng lớn cá mòi, cá trồng, cá hanh sọc và cá thu đã “xâm lấn” bờ biển Acapulco hôm 11/3. Đàn cá đông tới nỗi nước biển biến thành màu đen kịt và nhìn từ trên cao đàn cá giống một vệt dầu loang.
Cá ngư dân đã đổ xô tới bãi biển và dễ dàng bắt cá với những chiếc vợt mà không cần dùng đến cần câu hay lưới.
“Thật thú vị. Khoảng 20-30 ngư dân đã tới bắt cá. Thậm chí có người còn đưa con cái họ tới để đánh bắt”, ngư dân Carlos Morales nói.
Ảnh cá vây đen kịt bờ biển Mexico:
Gửi bởi Huỳnh Thành
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)