Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010
Cánh Cò
Bay ngang bay dọc, theo đò ngang sông
Bao la ruộng lúa mênh mông
Là đà xoãi cánh trên đồng ngát xanh
Những đêm gió mát trăng thanh
Đôi cò âu yếm tàn canh ngủ vùi
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
BÌNH THƯỜNG THÔI !
Chẳng ai mà lại không nhận mình là người...BÌNH THƯỜNG.Nhưng xét cụ thể thì bạn có...BÌNH THƯỜNG thật không? Hãy dừng lại một chút và ngẫm xem nhé !
- Khi một việc xãy ra :
Bình thường là tìm ra cái gì đúng,cái gì sai.
- Khi gặp một người :
Bình thường là Cười,Chào,Khen và Lắng nghe họ.
- Khi bạn phạm sai lầm :
Bình thường là nhận lỗi,sữa lỗi và rút ra bài học áp dụng cho bản thân.
- Khi đứng trước một thách thức :
Bình thường là đương đầu và chinh phục.
- Khi gặp nhiều rủi ro trong đời :
Bình thường là mỉm cười và tiếp tục cuộc sống.
- Khi tình yêu rời bỏ ta :
Bình thường là luôn tin rằng còn có những cánh cửa Hạnh phúc khác vẫn đang rộng mở.
- Khi đánh mất lòng tin của người khác :
Bình thường là hãy cố gắng gấp nhiều lần để khôi phục lòng tin.
- Khi cảm thấy vất vả mệt mỏi :
Bình thường là làm việc thật nhiều,và tìm đến những người vui vẻ.
- Khi thấy mình bất hạnh :
Bình thường là hãy mang Niềm vui và Hạnh phúc cho mọi người.
- Khi thấy mình thiệt thòi :
Bình thường là hãy cống hiến nhiều hơn gấp mười lần.
- Khi thấy mình không được quan tâm :
Bình thường là dành sự quan tâm hơn nữa tới những người xung quanh.
- Khi được giao một nhiệm vụ :
Bình thường là thực thi.
- Khi bạn có một lời hứa :
Bình thường là thực hiện.
- Khi bạn muốn nhận :
Bình thường là hãy cho đi.
- Khi không muốn khó chịu :
Bình thường là chịu khó.
- Khi bạn muốn trở nên vĩ đại :
Bình thường là cứ BÌNH THƯỜNG đi,khắc thành VĨ ĐẠI...
Mời nghe nhạc cuối tuần.
Mưa trên vùng tóc rối một sáng tác của Lê xuân Trường do Tuấn Ngọc trình bày:
Tôi ước muốn được một lần cho tôi được cùng người để nhớ,
để thương,để quên- đời buồn đau.
Mưa qua chiều nay thật buồn, lạnh lùng tia nắng xa xôi, Mưa sao lẻ loi bồi hồi. Chờ em phiến đá đơn côi. Trời chiều vẫn xa xăm, mưa bên thềm để tôi ngồi trông ngóng Người con gái thơ ngây mắt môi nàng làm ngất ngây hồn tôi. Khi em chợt sang, giọt tình nhẹ nhàng rơi ướt tóc em. Môi run hồn nhiên nụ cười chờ mong tiếng nói yêu kiều. Niềm hạnh phúc rơi theo những muộn phiền buộc trên vùng tóc rối. Đừng để những thương đau thôi phơi bày để trời bớt nghẹn ngào. Tôi muốn làm giọt nước mưa kia trôi dạt vào vùng tóc đam mê, Trôi nhẹ nhàng vào mắt môi em. Sao vẫn thấy thật buồn khi tôi còn hiện hình là con người khô héo! Tôi mãi là loài én đơn côi bay dạt vào vùng đất hoang vu. Không một lần hạnh phúc qua thăm. Tôi ước muốn được một lần cho tôi được cùng người để nhớ, Để thương, để quên_ đời buồn đau. Nhưng sao ngày qua đợi hoài mà người sao vẫn xa xôi. Hôn em đầu tiên thẹn thùng, bàng hoàng mai biết xa nhau! Người hãy giữ trên môi mãi nụ cười, bờ môi ngọt thương nhớ. Vùng tóc rối mê say tôi chỉ là giọt buồn rớt lặng câm. |
Mời đọc báo
MT có dịp tham dự buổi nói chuyện của anh về nhạc cổ truyền VN và đặc biệt về song thanh khi nói ra.
Giới thiệu đến các bạn HL về nhân tài âm nhạc VN .
Giáo sư Trần Văn Khê dưới mắt người nước ngoài
Chẳng những hiểu biết thông suốt về Âm nhạc Dân tộc truyền thống Việt Nam, Trần Văn còn là một chuyên gia về Âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Ả Rập, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến Âm nhạc Châu Á trên thế giới.
1. Giáo sư Francois Picard trong tạp chí “Cahiers de Musiques Traditionnelles” 2/1989 (Tạp chí Âm nhạc Truyền thống, xuất bản tại Thụy Sĩ):
"Ngoài tài năng đặc biệt trong lĩnh vực Âm nhạc Truyền thống Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê còn là một nhà nghiên cứu Âm nhạc có mặt trong nhiều Hội nghị quốc tế từ mấy chục năm nay, một Giáo sư hoàn toàn tận tụy với học sinh của Người.
Là một người tiếp nối công việc làm của những người tiền bối trong lĩnh vực Dân tộc nhạc học của nước Pháp, Giáo sư Trần Văn Khê đã biết phối hợp nhuần nhuyễn phương pháp nghiên cứu của phương Tây với một phong cách đặc biệt chứng tỏ rằng ông đã thấm nhuần văn hoá truyền khẩu của Châu Á và tỏ ra được sự tôn trọng truyền thống của nước ông".
GS Trần Văn Khê trong một hội nghị Âm nhạc do UNESCO tổ chức (có sự hiện diện của danh cầm violin Yehudi Menuhin - thứ 3 từ phải sang) |
2. Nhà nghiên cứu Francis Pinguet trong tạp chí “La Revue Musicale” số 402 – 403 – 404 tháng 12 năm 1987:
"Giáo sư Trần Văn Khê là người Việt Nam nổi tiếng nhất trong lĩnh vực Âm nhạc và Dân tộc nhạc học ngày nay, danh tiếng khắp hoàn cầu.
Chỉ cần nhắc lại rằng trong lúc chúng tôi soạn ra số tạp chí này, đặc biệt mang tựa là Tran Van Khe et le Viet Nam (Trần Văn Khê và nước Việt Nam ), ông đã đi dự nhiều Hội nghị bên Trung Quốc, Brésil, Việt Nam, Ý... và ông dự định sang dạy học tại Hoa Kỳ khoảng 9 tháng, số báo này in lại 7 bài Giáo sư đã viết và một thư mục đầy đủ gồm các bài Giáo sư đã viết từ năm 1959 đến năm 1987, cộng thêm một số hình ảnh để rọi sáng nhiều khía cạnh về con người, sự nghiệp, tinh thần và những hoạt động của Giáo sư Trần Văn Khê".
GS Trần Văn Khê dạy học tại Đài Loan thập niên 90 |
3. Nhà xuất bản Buchet/Chastel năm 1996:
"Giáo sư Trần Văn Khê cùng một lúc đã làm 4 chuyện khác nhau trong nghề nghiệp: Nghiên cứu trong Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đến năm 1987, Giáo sư Dân tộc Nhạc học tại đại học Sorbonne Paris đến năm 1988, một Nhạc sĩ truyền thống Việt Nam, và là một nhà Âm nhạc học mà kết quả nghiên cứu đã được đăng khắp nơi cho đến ngày nay".
Nghiên cứu và giảng dạy (Trung tâm Nhạc học Đông phương CEMO) |
Giới thiệu Nhạc truyền thống Việt Nam với tư cách nhạc sĩ - nghệ sĩ |
4. Nhà xuất bản Ricordi (Torino Ý):
"Giáo sư Trần Văn Khê là một người thầy lớn về Âm nhạc Dân tộc Việt Nam, nguyên Giáo sư đại học Sorbonne Paris, thành viên danh dự của Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco, Viện sĩ thông tấn của Hàn Lâm Viện Châu Âu về Khoa học – Văn chương và Nghệ thuật, chẳng những hiểu biết thông suốt về Âm nhạc Dân tộc truyền thống Việt Nam mà còn là một chuyên gia về Âm nhạc truyền thống Ấn Độ, Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Ả Rập, ông đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến Âm nhạc Châu Á trên thế giới”.
Đến Ấn Độ để nghiên cứu Âm nhạc truyền thống xứ Ấn (Trần Văn Khê ngồi trước đền thờ nổi tiếng Taj Mahaj) |
Đến Nhật Bản nghiên cứu và so sánh đối chiếu các loại đàn cùng họ Đàn Tranh ở Châu Á (Trần Văn Khê học đờn Koto Nhật Bản với các bậc thầy tại x |
Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010
Đóa Hồng (cảm nhận lời hay hoa đẹp)
Hoa khép kín như tình yêu trong trắng,nhưng khi nở ra thì đẹp vô cùng,tỏa ngát hương thơm đến với những trái tim nhân hậu khoe sắc kiêu sa cho những tấm lòng nhân ái bao dung,đẹp diệu kì khi cài lên ngực.Có những ai cảm nhận được sự diệu kì khi đóa hồng vẫn còn cài trên áo thì đó thật là niềm tự hào hạnh phúc nhất đời.
Một cảm nghĩ(*)và cái tâm của con người(**)như lời gọi mời thân thương,tốt đẹp như đóa hồng mới nở thắm tươi.Tình thân ái,cái tâm thánh thiện sẽ là ngọn đuốc sáng trong lòng mỗi chúng ta.
Ước mong sao đóa hồng sẽ mãi rực rỡ để mãi còn vinh danh trên ngực áo,điểm tô thêm cho đời những điều kì diệu.
Mọi đau khỗ,chia ly,tâm tối sẽ dần lùi xa để nhường lại cho niềm hân hoan và nụ cười tươi như đóa hồng khoe sắc.
Mũi Né,tháng 11 năm 2010
(*)-(**)bài viết của cô Hồng
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Một phút suy tư, sau ngày 14/11/2010
Quá nhiều thay đổi, phong cách lãng mạn nghệ sỹ ngày nào của Kai mà tôi rất ưa thích không còn nữa, thật nhiều cảm động khi Kai nhắc đến kỷ niệm ngày nào đến thăm gia đình tôi ở Phan Thiết và được chiêu đãi bằng một món ăn đặc biệt mộc mạc tự chế biến: bánh cam. Nhớ nhiều những kỷ niệm vui đùa với Hoàng Thành Kai cùng đám học trò nhỏ ở phòng trọ trong Trường Trung học Hải Long mới và những ngày cuối năm mùa gió bấc thổi về đầy cát bụi; Thầy trò cùng nhai “củ sắn” một đặc sản của Mũi Né - vui vẻ thích thú làm sao. Hoàn cảnh xã hội và thời gian đi quá nhanh, mới đó mà đã 35 năm rồi!
Tôi cũng đã gặp lại hình ảnh cô học trò Mỹ Lệ ngày nay, cái tên khá ấn tượng đối với tôi trong năm học đó. Sao em vẫn lặng thinh ngồi yên không nói một lời nào, có lẽ em cảm động? Vì lâu lắm em không gặp lại Thầy Cô và bạn bè cũ. Trên trang blog em đã viết và làm thơ đong đầy bao kỷ niệm của tuổi thơ, của thầy cũ trường xưa làm xúc động lòng người mặc dù em đã lên chức “Bà nội”.
Cám ơn các em đã tổ chức ngày họp mặt 14/11/2010 để tôi còn thấy lại những hình ảnh của Thầy Cô và học trò cũ ngày nào ở bên kia nửa vòng trái đất.
Cám ơn sự tiếp đón nhiệt tình chu đáo của vợ chồng Lành + Nhân đối với Thầy trò cũ chúng tôi; có cả những học trò từ lớp đầu tiên của trường đến lớp học cuối cùng niên khóa 74-75; có em chưa bao giờ được họp mặt một lần với tên gọi cựu học sinh Trường Trung học Hải long, thật ấm áp và thân tình.
Những dòng ký ức hình ảnh ngày nào trong tôi như hiện về khi được đọc những bài mà các em đã viết trên trang blog, những cái tên Mai Thân, Trần Vĩnh Lại, Bảy A, Bảy B…v…v…nghe sao quá quen thuộc. Tôi cũng không quên được những ngày dạy học tại Trường Bồ Đề trên Chùa Tĩnh Hội Mũi Né nơi thể hiện lòng từ bi giúp người mà em Mai Thân đã nhắc đến, tiếc rằng thời gian với các em không dài, chỉ có một vài em giỏi + ngoan được chuyển thẳng về trường công rồi sau đó giải tán.
Cám ơn các em đã tạo nên trang blog để tôi và mọi người có dịp hàn huyên tâm sự: chuyện vui chuyện buồn, chuyện đời chuyện mình, để có thể hiểu được và cảm thông những hoàn cảnh ở quá khứ cũng như hiện tại của Thầy trò chúng ta trên khắp địa cầu.
Tôi nghĩ rằng có những tâm tư tình cảm trong ngỏ ngách của tâm hồn chúng ta chỉ có thể viết thành câu mà không thể hiện được bằng lời - phải không các em?
Cám ơn trang blog cựu học sinh Hải Long Phan Bội Châu (rất tiếc vì mắt kém tôi không lên mạng được).
“Trên đường về nhớ đầy” một câu hát đâu đó làm tôi nhiều cảm xúc trên đường từ Hàm Minh về lại Phan Thiết, thời gian quá ngắn nhưng kỷ niệm nhiều biết bao.
Lần đầu tiên họp mặt này có đủ cả hai thế hệ Thầy Cô cũ mà tôi là người hân hạnh lúc nào cũng là “người đương thời”; lại gặp Thầy Nguyễn Thành Hổ Hiệu trưởng cũ người mà tôi chỉ được biết qua bạn bè và qua những hồ sơ trường cũ Hải long, thêm một đồng nghiệp trong ngày họp mặt sắp tới…
Chúc tất cả “QÚY VỊ” sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống. Hẹn lần sau…
Huỳnh Khải
Phan Thiết, ngày 24/11/2010
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
NGÀY MỚI
Bước chân thầm lặng nét bình yên
Bài hát đâu đây nghe cỏ mượt
Vài chú chim non hót bên đường
Ngày mới ta về may áo mới
Cỏ mây thưa dệt trắng xinh cười
Đi qua khoảng trống thôi hò hẹn
Vén nắng mây hồng mắt thôi mong
Ngày mới lụa tràn như sóng gợn
Rì rào xanh biếc giấc mơ non
Xoã dài mái tóc cho gió lộng
Bay theo xuống phố chút hương nồng
Ngày mới theo về con ngõ mở
Tìm chút khói mơ sưởi ấm lòng
Trải vào ngày cũ nơi sông rộng
Có nhánh sóng nào nhớ ta không ?
KIM HUONG - LAGI
KHOE TRẮNG
Anh về khoe nụ môi cười ngày xưa
Em ngồi khoe cả bốn mùa
Áo em trắng loá ngày mưa học trò...
kim hường Lagi
TRẮNG
Anh theo sau bóng thốt vài vu vơ
Cùng nhau hết tuổi dại khờ
Rồi ta cũng trắng bạc phơ mái đầu .
kim hường Lagi
TRẮNG LẮM NGÀY XƯA
Chuỗi cười khúc khích cái lời ngô nghê
Bấy giờ mới chớm tóc thề
Mười ba , mười bốn nhà quê vào đời
Anh khen trắng lắm áo ơi
Hồn tôi cũng trắng những lời ngây thơ
Liếc nhau rồi chỉ vu vơ ...
Hình như lúc ấy chưa tơ vương nhiều
Lòng như khăn trắng mới thêu
Bây giờ yêu lắm trăm chiều ngày xưa ...
kim hường lagi
BÓNG CÒN THẦY CÔ
Ngày mưa đi học buồn chưa thấm mầu
Cái thời con gái chưa lâu
Nghe đâu mấy đứa rủ nhau lấy chồng
Biết giờ có nhớ xưa không
Mái trường còn đó tuổi hồng đã bay
Qua sông nhớ chuyến đò này
Ghế bàn bụi phấn hẳn gầy hơn xưa
Em giờ gồng gánh chợ trưa
Thầy cô có lỡ cơn mưa khó lường
Ướt dầm suốt cả quãng đường
Kịp giờ đứng lớp vì thương lũ trò
Trăng khuya thầy bật cơn ho
Cô còn thao thức chấm cho điểm tròn
Tụi em trong giấc ngủ ngon
Nhớ về con chữ bóng còn thầy cô .
kim hường Lagi.
Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010
Sao Tôi, Sao Người
Sao tôi thì cứ cắn môi trêu người
Sao người lại đếm đến mười
Sao tôi lại bật tiếng cười vu vơ
Sao người lì đến thế cơ
Sao tôi nghịch ngợm thả thơ giữa trời
Sao người bỗng đến bên đời
Và tôi hạnh phúc nói lời yêu thương
Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010
Hình Ảnh Họp Mặt Ngày 13/11/2010 Tại Nhà Cô Hồng
PHÁP VÀ LÝ...
- Thưa Thầy có phải thực sự Thầy am hiểu tất cả về môn học này?
- Dĩ nhiên rồi,nếu không thì Tôi đã không phải là Giáo sư.
- Vậy Em xin phép được hỏi Thầy một câu,nếu Thầy nói đúng thì Em chấp nhận bị rớt,còn nếu không thì phải cho Em điểm A.
- Được,nói đi,câu hỏi gì vậy?
- Thưa Thầy :Việc gì HỢP PHÁP nhưng không HỢP LÝ;HỢP LÝ nhưng không HỢP PHÁP;Vừa không HỢP PHÁP cũng không HỢP LÝ???
Vị Giáo sư cố nặn óc ra,nhưng vẫn không tìm được câu trả lời;Cuối cùng phải chịu thua,và theo giao ước ,Ông đành cho chàng Sinh viên này điểm A thay vì đánh rớt.
Vị Giáo sư này tiếp tục suy nghĩ câu hỏi suốt buổi trưa,nhưng vẫn không thể nào tìm được câu trả lời;Nên cuối cùng Ông đành triệu tập những Đệ tử xuất sắc nhất của mình và lập lại câu hỏi hóc búa của chàng Sinh viên.
Thật là ngạc nhiên và bối rối cho vị Giáo sư,vì tất cả các Đệ tử ruột của Ông đều giơ tay xin trả lời.Vị Giáo sư này liền chỉ một Đệ tử đắc ý nhất của mình.Anh này giải thích :
- Thưa Thầy,câu trả lời này cũng dễ thôi : Như Thầy biết đó,Thầy đã 75 tuổi rồi mà lại cưới một Cô 30 tuổi là HỢP PHÁP nhưng không HỢP LÝ.Vợ của Thầy lại lén bắt bồ với một anh Sinh viên 23 tuổi là HỢP LÝ nhưng không HỢP PHÁP.Còn Thầy lại đi cho Tình địch của Thầy điểm A sau khi Anh ta bị chính Thầy đánh rớt thì vừa không HỢP PHÁP cũng không HỢP LÝ!!! Hì,hì,hì...
Mũi Né – Hải Long, Miền Đất Ân Tình
Bước vào đời với nghề dạy học dưới mái trường Trung Học Hải Long còn có tên gọi ngộ nghĩnh trưòng “Bà Lục Thị Đậu phụng cúng “. Một ngôi nhà trệt 3 gian cổ xưa làm phòng học, cùng những đồng nghiệp : Thầy Giên , Thầy Cương , Cô Anh , Cô Hưòng , Cô Nương v.v….. Cộng với đám học trò “to đùng” nhưng ngây thơ ngoan ngoãn.Và bắt đầu những giờ lên lớp với môn Pháp văn , Công Dân , Sử Địa v.v…..Trong đó tôi thích nhất là môn Pháp Văn với những áng văn chương trữ tình lãng mạn ; môn Công dân với những bài học về lòng nhân ái , vị tha v.v…..
Tôi có dịp dìu dắt , đùa vui với những đám học trò nghịch ngợm mà dễ thương có những cái tên khó quên như : Mòi, Ngư , Nghi Lễ , Mai Chí , Lê Quang v.v…và v.v…. nhiều quá làm sao kể hết được. Những buổi tối lang thang cùng dám học trò từ dốc Bà Banh đến cà phê “Cù Đe” mà nghe lòng ấm cúng lúc xa nhà. Không sao quên được những ngày hè, các thầy cô và học trò du ngoạn ở gành đá Thạch Long hoặc tung tăng dưới rặng dừa xứ Rạng .
Tôi cũng không quên được những ngày trọ cùng Thầy Giên ở nhà Cô Mai + nhà ông Năm Tình dọc bờ biển, đêm đêm nằm nghe sóng vỗ bờ buồn man mác , những đêm tâm sự cùng Thầy Giên trăn trở cho quê hương đất nước còn mãi chiến tranh, bao lớp thanh niên phải lên đường xa nhà, xa trường mà tôi cũng là “người đương thời” hai năm sau đó .
Vùng đất Hải Long – Mũi Né đối với tôi là một vùng kỷ niệm, nơi đó tình yêu đầu tiên cũng là mối tình duy nhất đối với bà xã tôi bây giờ ( Cô Hưòng ) đã được đơm hoa kết trái, cám ơn tình đất tình người Mũi Né đã cho tôi những tháng ngày hạnh phúc nhất ; tôi cũng cám ơn những lời trêu chọc, những lời cổ xuý của các em trường Trung Học Hải Long và Tiểu Học Khánh Thiện để tôi mạnh mẻ : TIẾN LÊN .
Viết đến đây tôi bỗng nhớ một người Thầy, một người anh kính mến nay đã về cõi vĩnh hằng đó là thầy Giên : có lần nào đó thầy đã cười nói với tôi "Sao chữ ký sổ đầu bài của ông có chữ K&H anh ca em hát là đây" tôi trả lời : "em bắt chước thầy" vì Thầy cũng thường ký tên GYEN chữ I ngắn thành Y dài ( tên Minh Yến là tên vợ của Thầy). Trong niềm hạnh phúc có được đến nay, đôi lúc tôi nghĩ một người bạn, một đồng nghiệp nay vẫn “một ngày lại một ngày” với "những bước chân âm thầm", đó là Thầy Cương. Giá mà … ngày đó những cây si thầy Cương gieo hạt, nẩy mầm tươi tốt , giá mà Thầy Cương và “người ấy” bây giờ là một đôi hoàn thiện thì cuộc đời này đẹp biết bao. Có lẻ không ai nói được câu “ta yêu người”.
Tôi lại bắt đầu xa trường, xa học trò thân yêu bước vào cuộc sống mới, mãi đến năm 1973 cầm trong tay quyết định : trở về nhiệm sở cũ : Trường Trung Học Hải Long Bình Thuận, lòng tôi xúc động nôn nao, mong sớm về nhanh với trường cũ trò xưa. Nhưng thời gian đã đi qua, quá khứ đã khép lại, trường cũ chỉ là một ngôi nhà cổ rêu phong vắng tiếng nô đùa của các em ngày nào, những đồng nghiệp cũ cũng đã rời xa.
Dạy học dưói mái trường mới khang trang hơn, đầy nắng và gió cát hơn với những đồng nghiệp mới : Cô Nở, Cô Sen, Cô Hồng, Cô Quân, Cô Linh, Cô Xí, Cô Dũng, Thầy Kai, Thầy Cầu v.v… tôi thấy tiếp tục làm ông lái đò đơn lẻ đưa khách sang sông, tôi lao vào công việc dạy dỗ , dìu dắt những học trò mới ngây thơ, rụt rè hơn ; những công tác triển lãm sinh hoạt Học Đường, cấm trại , văn nghệ v.v….đã an ủi phần nào khi xa gia đình . Và ngày ngày từ nhà trọ đến trường tôi đều đi qua đường cũ Hải Long mà không khỏi chạnh lòng cảm thấy trống vắng …
Người ta thường nói “đất lành chim đậu” nhưng Mũi Né đối với tôi đó là duyên nợ, lần thứ ba tôi khăn gói trở về “vùng kỷ niệm” vào giữa năm 1977 và an phận là một công nhân viên ngành hải sản . Miền đất Mũi Né, miền đất ân tình đầy tình người nhân hậu một lần nữa lại cưu mang giúp đỡ tôi trong những ngày khó khăn nhất, trên đường công tác thỉnh thoảng tôi găp phải những đôi mắt ngỡ ngàng của mọi người trong đó có những ánh mắt của các em học trò ngày nào. Thôi thì ”thời thế thế thời phải thế”. Giờ đây với tuổi đã nghĩ hưu , đôi lúc nghe ca khúc biển nhớ của TCS hoặc nhìn thấy những chuyến xe đi về Mũi Né mà không khỏi bùi ngùi nghĩ về “một thời để nhớ”.
Thay lời kết tôi xin ghi lại một câu mà trong sách “ người ta có thể đánh cắp sự giàu có vật chất của bạn nhưng không bao giờ có thể lấy đi những ký ức báu vật tinh thần ẫn chứa trong tâm hồn bạn” .
HUỲNH KHẢI
Phan Thiết 20/11/2010 .