Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI MỸ & VIỆT:
Mời ace&các bạn đọc sự khác biệt của người Mỹ&người Việt:
Kính mời:
Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt. Ở Mỹ : Ngược lại.
Ở Việt Nam : Người nghèo thì gầy ốm , người giàu béo mập. Ở Mỹ ngược lại.
Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố. Ở Mỹ : ngược lại.
Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt. Ở Mỹ : Ngược lại.
Ở Việt Nam: (Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn. Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.
Ở Việt Nam: Khen đẹp, không chịu. Ở Mỹ: Khen đẹp, thank you!
Ở Mỹ : Lady first! Ở Việt Nam: Ngược lại.
-Mỹ , phụ nữ độc thân , đến 99 tuổi vẫn phải gọi "Miss" "Cô"
-VN , phụ nữ lớn tuổi , độc thân , vẫn thành "Bà"
-Mỹ , đổi xử với trẻ nhỏ , người lớn vẫn lắng nghe , đối thoại bình đẳng để học hỏi
-VN , trẻ nhỏ nói nhiều , đưa ý kiến này nọ , dễ bị phiền lòng người lớn
-Mỹ , khi ly dị đàn ông rất "lỗ"
-VN , ly dị thường tổn hại phụ nữ nhiều hơn
-Mỹ , sau xe hơi có thể gắn bảng viết "Tôi không thích tổng thống" , cảnh sát không quan tâm
-VN , mới nghĩ tới , đã sợ xộ khám
-Mỹ , những dịp Holidays , đại hạ giá thực phẫm , làm phước thiện nhiều hơn , giúp dân nghèo hưởng chung vui
-VN , tăng máy chém giá lên cao , dân nghèo, buồn ,càng khổ.
- Ở Việt Nam , bà xã là "giám đốc ngân hàng" và kiêm luôn nhân viên kế toán .
- Ở Mỹ , vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ .
- Ở VN , sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ .
- Ở Mỹ , phải đổi theo Họ của chồng , theo luật chung qui định - trừ khi cô dâu không muốn
- Ở VN : Bệnh nhân sợ BS
- Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tội.
- Ở VN, gặp con nít hàng xóm - có quyền ẳm bồng hôn nựng .
- Bên Mỹ , gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm - Nếu quên , có thể bị Ủ -Tờ như chơi !
Ở Việt Nam ăn thịt chó thì không sao , ở Mỹ mà nhậu thịt chó là ủ tờ .
Ở VN hỏi tuổi phụ nữ không sao , ở Mỹ mà hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.
Ở VN có thể mặc đồ bộ ra đường, ở Mỹ thì chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.
Ở VN đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ, ở Mỹ thì chỉ khi nào bồ bịch.
Ở VN có thể vừa ăn vừa nói, ở Mỹ thì không.
Ở VN người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè, ở Mỹ thì ngược lại.
Ở VN đàn bà rửa chén, ở Mỹ thì ngược lại.
Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.
Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!
Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, thi hành thì nhất trí.
Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc thi hành thì mỗi người mỗi ý !
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014
Bus 44 - Award-Winning Short Film
ACE &các bạn có suy nghĩ riêng như thế nào sau khi xem xong khúc film ngắn này.
xin mời!!!! cho zui zẽ ngôi nhà ảo HLPBC.
xin mời!!!! cho zui zẽ ngôi nhà ảo HLPBC.
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn
Anh :Võ Thành Hai - Sinh
năm Đinh Dậu
Là chồng của bạn Trần
Thị Nhi (cựu học sinh Hải Long lớp thứ tư)
- Từ trần lúc 08 giờ 30' ngày 23 tháng 3 năm 2014
- Từ trần lúc 08 giờ 30' ngày 23 tháng 3 năm 2014
nhằm ngày 23 tháng 02
năm Giáp Ngọ.
- Lễ thành phục lúc 19 giờ 00' ngày 23 tháng 3 năm 2014
- Lễ thành phục lúc 19 giờ 00' ngày 23 tháng 3 năm 2014
nhằm ngày 23 tháng 02
năm Giáp Ngọ.
- Lễ động quan lúc 06 giờ ngày 25 tháng 3 năm 2014
- Lễ động quan lúc 06 giờ ngày 25 tháng 3 năm 2014
nhằm ngày 25 tháng 02
năm Giáp Ngọ.
- Hạ huyệt lúc 07 giờ ngày
25 tháng 3 năm 2014
nhằm ngày 25 tháng 02 năm Giáp Ngọ.
An táng tại nghĩa
trang Hòa Thắng, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận.
Thầy, Cô và Cựu Học
Sinh Hải Long xin chân thành chia buồn cùng tang quyến.
Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014
CHỊ SUI ƠI
Tôi trao chị con gái dại khờ
Trên đường đời còn quá ngây thơ
Tuổi ăn chưa no, lo chưa tới
Đi lấy chồng mẹ rất đắn đo
Mong chị thương con cố bỏ qua
Những lỗi lầm có thể xảy ra
Dạy bảo con dâu còn trẻ dại
Tôi biết rồi đây chị mệt nhoài
Tôi - chị ngày xưa phận làm dâu
Cơm bưng , nước rót sớm tối hầu
Nhưng ở ngày nay không còn nữa
Mẹ chồng hiện đại rất thương dâu
Chỉ lo con mình dại dột thôi
Ăn nói lăng xăng , vụng đứng ngồi
Mong chị bao dung mà thông cảm
Giờ là con của chị đấy thôi
Rồi đây chúng nó lại có con
Chăm sóc cháu , bà nội hao mòn
Bởi bố mẹ trẻ đi tìm bữa
Kiếm tiền để mua sữa cho con
Nhưng biết bỏ đâu , hả chị sui ?
Làm mẹ cha là khổ cả đời
Khi nào chúng nó nên danh cả
Mình mới yên lành mà thảnh thơi
Lời cuối cùng nhắn gởi chị sui
Chúng ta giờ là Thông Gia rồi
Mong chị cảm thông lòng người mẹ
Thương con --- Tôi ơn chị một đời !
Trên đường đời còn quá ngây thơ
Tuổi ăn chưa no, lo chưa tới
Đi lấy chồng mẹ rất đắn đo
Mong chị thương con cố bỏ qua
Những lỗi lầm có thể xảy ra
Dạy bảo con dâu còn trẻ dại
Tôi biết rồi đây chị mệt nhoài
Tôi - chị ngày xưa phận làm dâu
Cơm bưng , nước rót sớm tối hầu
Nhưng ở ngày nay không còn nữa
Mẹ chồng hiện đại rất thương dâu
Chỉ lo con mình dại dột thôi
Ăn nói lăng xăng , vụng đứng ngồi
Mong chị bao dung mà thông cảm
Giờ là con của chị đấy thôi
Rồi đây chúng nó lại có con
Chăm sóc cháu , bà nội hao mòn
Bởi bố mẹ trẻ đi tìm bữa
Kiếm tiền để mua sữa cho con
Nhưng biết bỏ đâu , hả chị sui ?
Làm mẹ cha là khổ cả đời
Khi nào chúng nó nên danh cả
Mình mới yên lành mà thảnh thơi
Lời cuối cùng nhắn gởi chị sui
Chúng ta giờ là Thông Gia rồi
Mong chị cảm thông lòng người mẹ
Thương con --- Tôi ơn chị một đời !
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
KỶ NIỆM NÀO BUỒN
Kỷ niệm nào buồn, một ca
khúc của Nhạc sĩ Hoài An mà có lần tôi đi dự đám cưới con của một người bạn ở
Đồng Tháp, cô ca sĩ Cao Lãnh hát bài này làm ai cũng thích và thích mãi đến bây
giờ. Nhưng kỷ niệm nào buồn của tôi còn buồn thê thảm hơn Nhạc sĩ Hoài An. Số
là như thế này:
Từ khi có cái điện thoại
chung, tức là điện thoại bàn, còn gọi là điện thoại cố định rồi tiến lên một
bước là điện thoại riêng, tức là điện thoại cầm tay, còn gọi là điện thoại di
động, đặc biệt là nếu có cái “xì-mát-phôn” thì mọi thứ chuyện trên trời dưới
đất trở nên cực kỳ đơn giản thuận tiện vô cùng. Điều này không cần nói ra ai ai
cũng biết mà nếu có nói thì nói từ ngày này sang ngày khác cũng chưa xong. Rồi
thì không ít lần gọi nhầm, chỉ cần “em-so-ri” là vui vẻ huề cả làng, đàng này
nhầm kiểu như tôi mới đau chứ, đau như… bồ đá.
Tối hôm đó, vì có việc,
tôi gọi cho một người bạn, mở danh bạ thấy tên bạn này có 2 số, gọi số thứ
nhất, đầu bên kia vang lên giọng cô gái trẻ quát tháo dữ dằn, cộc lốc cơ hồ tóc
gáy dựng ngược, (mà tóc gáy trủi lẳng rồi do mới hớt kiểu đầu mới hôm tết, mọc
chưa kịp còn đâu nữa mà dựng) “ai đó!”.
Thế là trật người rồi, bạn mình đâu có ai ăn nói kiểu này, cúp máy ngang xương
thì thiếu văn hóa quá, tôi hỏi thêm “có phải số máy này của… không?”; lần này
giọng chợ búa còn dữ dằn mãnh liệt hơn “Lộn
rồi cha nội! mệt quá!”. Chưa kịp để tôi bày tỏ phép lịch sự bằng 2 chữ xin
lỗi, cô tắt cái rụp, không biết cái điện thoại đó có bị hư không chứ tôi nghe
tiếng bấm mạnh tay lắm, có khi còn dằn cái bạch cũng nên. Tôi chưng hửng
hết mấy giây rồi bấm máy gọi số thứ 2, đúng là người bạn tôi cần gặp, sau khi
trao đổi những điều cần trao đổi, tôi hỏi: “ngoài số này, em còn số khác nữa
phải không?” “Dạ! nhưng từ khi ra nước ngoài bỏ luôn, không sử dụng nữa. Khi về
lại Việt Nam
thì xài số mới này”. Giờ thì tôi đã vỡ lẽ.
Nhớ đến giọng của cô
gái, ấm ức lắm, ý tưởng làm thám tử điều tra trỗi dậy, gọi lại xem con cái nhà
ai? Cư trú ở đâu? … cho tường tận, nhưng nghĩ đi nghĩ lại lơ tơ mơ bị một tràng
nữa bịt tai không kịp thì chết chắc, giấc mộng làm thám tử cũng tan thành mây
khói, đành xếp hồ sơ. Mà tôi đâu có gọi nhầm, chính xác số đấy chứ, lỗi là tại
cái ông viễn thông thay người không chịu “thông báo”. Lần đầu tiên trong đời
được nghe câu nói của một cô gái trẻ như xô nước đá dội vào mặt (ông bà ta ngày
xưa chỉ mới ở mức gáo nước lạnh) thấy không vui. Ngoài hiên, trời không một
“giọt mưa thu thánh thót rơi” mà sao tôi thấy “dương thế bao la sầu” đến thế…
Thôi thì cũng xin được
công báo cho tất cả, ai có nhu cầu gọi nhầm người, hoặc chán đời muốn nghe
chưởi chơi, vui lòng liên lạc với tôi để lưu lại số điện thoại, hầu sử dụng khi
cần thiết. Riêng tôi vẫn cất dành số này, xem đây như “kỷ niệm nào buồn”./.
Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014
NỖI LÒNG CỦA MẸ
Ngày mai con sẽ đi lấy chồng
Pháo đỏ rượu hồng tiễn sang sông
Đêm nay đêm cuối con bên mẹ
Mẹ ôm con gái ngổn ngang lòng
Mai đây con về bên người ta
Nhà lạ người xa mẹ xót xa
Chỉ lo con dại không tròn phận
Cuộc sống làm dâu chẳng mượt mà
Mong con cố gắng thật hết lòng
Gái có lòng , chồng chẳng phụ công
Đói no , ấm lạnh cùng chia sẻ
Mặn đắng , chua cay nếm cùng chồng
Vợ chồng là nghĩa Trúc Mai
Tình mẹ con là tháng rộng năm dài
Con đừng có so đo tính toán
Nghĩa vợ chồng , công dưỡng dục bằng hai
Mẹ chỉ mong con hạnh phúc thôi
Không ham tiền của được đắp bồi
Lấy phải chồng nghèo con cam chịu
Đừng để lòng thất vọng , con yêu
Mẹ của chồng con thật hao mòn
Nuôi dưỡng đàng hoàng dành cho con
Nghĩ ơn của mẹ ,con hiếu để
Đối đãi thương yêu cho trọn bề
Rồi sẽ có ngày con mang con
Chín tháng cưu mang con héo hon
Đến khi nuôi cháu , con sẽ hiểu
Làm mẹ gian nan vất vả nhiều
Thôi ! giờ thời gian đã sang canh
Ngủ đi con trong giấc mộng lành
Ngày mai thức giấc con sẽ bước
Đường trần sắp tới rất hao hanh
Cầu mong con gái mẹ an lành !
Pháo đỏ rượu hồng tiễn sang sông
Đêm nay đêm cuối con bên mẹ
Mẹ ôm con gái ngổn ngang lòng
Mai đây con về bên người ta
Nhà lạ người xa mẹ xót xa
Chỉ lo con dại không tròn phận
Cuộc sống làm dâu chẳng mượt mà
Mong con cố gắng thật hết lòng
Gái có lòng , chồng chẳng phụ công
Đói no , ấm lạnh cùng chia sẻ
Mặn đắng , chua cay nếm cùng chồng
Vợ chồng là nghĩa Trúc Mai
Tình mẹ con là tháng rộng năm dài
Con đừng có so đo tính toán
Nghĩa vợ chồng , công dưỡng dục bằng hai
Mẹ chỉ mong con hạnh phúc thôi
Không ham tiền của được đắp bồi
Lấy phải chồng nghèo con cam chịu
Đừng để lòng thất vọng , con yêu
Mẹ của chồng con thật hao mòn
Nuôi dưỡng đàng hoàng dành cho con
Nghĩ ơn của mẹ ,con hiếu để
Đối đãi thương yêu cho trọn bề
Rồi sẽ có ngày con mang con
Chín tháng cưu mang con héo hon
Đến khi nuôi cháu , con sẽ hiểu
Làm mẹ gian nan vất vả nhiều
Thôi ! giờ thời gian đã sang canh
Ngủ đi con trong giấc mộng lành
Ngày mai thức giấc con sẽ bước
Đường trần sắp tới rất hao hanh
Cầu mong con gái mẹ an lành !
Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014
MẢNH ĐỜI
Anh làm nghề sửa xe đạp đầu hẻm, chị ngày ngày bán rau ngoài chợ. Họ
đến với nhau trong hoàn cảnh cùng khổ như nhau nhưng thật hạnh phúc. Hạnh phúc
được nâng lên gấp bội khi hai con một trai một gái ra đời, tưởng cuộc sống không
còn gì phải mơ ước hơn dầu bữa cơm bữa cháo nhưng đầm ấm vợ chồng con cái bên
nhau. Bất ngờ, anh bị tai biến, sau cơn nguy kịch, không còn khả năng sửa xe
phải chuyển qua nghề bán vé số, nhưng cũng chỉ khập khểnh loanh quanh trong khu
phố. Rồi chị vợ được phát hiện bị ung thư dạ dày, không tiền bạc thuốc thang,
quằn quại trong cơn đau chờ ngày ra đi.
Mười ngày sau khi chúng tôi biết tin này từ Đài Truyền hình Bình Thuận,
cũng không khó lắm tìm đến nhà anh chị, con hẻm vừa cụt vừa nhỏ chỉ đủ lọt
chiếc ghi đông xe HonDa, phải nhích từng tấc mới vào được, thuộc đường Thái
Phiên ngã bảy Thành phố Phan Thiết. Ngôi nhà chưa tới 15 m2, mái tôn thấp lè lè
là mái ấm của một gia đình 4 người; không bàn, không ghế chỉ có cái bàn thờ
khói hương nghi ngút văng vẳng tiếng tụng kinh nho nhỏ từ chiếc máy nghe nhạc bằng
gói thuốc lá trầm mặc đều đều phát ra nghe não lòng; người đàn ông trạc trên 40
miệng bị méo, một con mắt bị mờ do tai biến nằm dưới nền nhà đăm đăm nhìn tấm
hình trên bàn thờ, nghe tiếng hỏi thăm, ngồi dậy ngơ ngác tiếp chúng tôi; Chị
vừa mất đúng 21 ngày.
Một chút tình người, một chút sẻ chia, một lời thăm hỏi với mong muốn dựa
vào nổ lực của bản thân, anh sẽ vượt qua nỗi đau mất mát, vượt qua bệnh tật
hiểm nghèo, vượt qua hoàn cảnh éo le để tiếp tục những ngày còn lại vì hai con
nhỏ dại, (một cháu lớp năm và một cháu lớp một)./.
Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014
MỪNG SINH NHẬT
Alo
Chúc mừng Sinh Nhật con trai yêu quý
Đầu bên kia tiếng con vọng lại
Cảm ơn mẹ ngày này đã sinh con
Mẹ mỉm cười nước mắt lăn tròn
Ừ ! Mồng chín - tháng ba , bảy bảy
Con chào đời , mẹ vỡ òa hạnh phúc
Quên rằng mình đã vượt cạn đớn đau
Chỉ nhìn thấy Cầu Vồng bảy màu
Nằm bên mẹ một Thiên Thần bé bỏng
Bên tai mẹ tiếng Bà vang vọng
Làm mẹ rồi con sẽ khổ nhiều hơn
Con khó còn sạch sẽ trắng trơn
Mà bận rộn với sữa ( sùng ) tã lót
Nhưng có con đắng cay hóa ngọt
Những nhọc nhằn nhìn mắt trẻ mẹ quên
Trên đời này tình cảm lâu bền
Chỉ là tình của con và mẹ
Nay đã là cha của hai trẻ
Con vẫn là con mẹ đó thôi
Dõi theo con cho hết cuộc đời
Con Hạnh Phúc , mẹ cười mãn nguyện !
Chúc mừng Sinh Nhật con trai yêu quý
Đầu bên kia tiếng con vọng lại
Cảm ơn mẹ ngày này đã sinh con
Mẹ mỉm cười nước mắt lăn tròn
Ừ ! Mồng chín - tháng ba , bảy bảy
Con chào đời , mẹ vỡ òa hạnh phúc
Quên rằng mình đã vượt cạn đớn đau
Chỉ nhìn thấy Cầu Vồng bảy màu
Nằm bên mẹ một Thiên Thần bé bỏng
Bên tai mẹ tiếng Bà vang vọng
Làm mẹ rồi con sẽ khổ nhiều hơn
Con khó còn sạch sẽ trắng trơn
Mà bận rộn với sữa ( sùng ) tã lót
Nhưng có con đắng cay hóa ngọt
Những nhọc nhằn nhìn mắt trẻ mẹ quên
Trên đời này tình cảm lâu bền
Chỉ là tình của con và mẹ
Nay đã là cha của hai trẻ
Con vẫn là con mẹ đó thôi
Dõi theo con cho hết cuộc đời
Con Hạnh Phúc , mẹ cười mãn nguyện !
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
HÌNH VUI 8/3...
Khuyến mãi nhân dịp lễ của các bác xe ôm.
Đàn ông xuất khẩu thành thơ trong lúc nấu nướng.
Ngày phụ nữ vùng lên.
Khi phụ nữ vùng lên, đàn ông chỉ biết ngậm ngùi: "Ngày mai thì chết với ông".
Trong một năm duy nhất một ngày đàn ông để vợ sai khiến.
Này thì đòi quà!
Còn đây là hậu quả của quý ông không chịu tặng quà ngày phụ nữ vùng lên.
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
thơ
Lạc loài giữa khuya
Tôi giữa đêm khuya lạc loài
Tìm không ra mãnh vỡ cũ
Lối hoang vu bóng dáng mờ nhòa
Tôi dõi theo cơn buồn đi
Lặng trong gót mòn cũ kĩ
Chợt thấy nhớ quá những âm thầm khuya
Về cùng những gió xa mơ hồ một thời nào đó
Tôi lắng nghe đêm lạnh lùng
Người xa xôi bổng thấy nhớ
Sóng khuya vang lớp lớp ngày vàng
Chợt thấy đêm muộn phiền hơn
Chợt thấy em dịu dàng hơn
Một góc tối cũ bước ai về khuya
Lòng chợt nghe tiếng đêm nhẹ nhàng lần về
Tìm đâu giữa khuya đôi mắt yên bình một thời
Tìm đâu gối đêm mộng
với nghìn lời ngọt mềm.
Để tôi thôi lạc loài .
Để em vơi muộn phiền
trong miền yêu thương chăn gối
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
Bác sĩ bó tay
- Bác
sĩ hỏi: Bà đau làm sao?
- Bệnh
nhân trả lời: Tui bị đau cổ họng, ăn và uống nước cũng đau! (nhăn nhó).
- Bác
sĩ: Dì đau lúc nào?
- Bệnh
nhân: Từ lúc bị ỉa chảy đó. (xin lỗi, viết theo lời nói).
- Bác
sĩ: Tôi hỏi Dì đau bao lâu rồi chứ Dì tiêu chảy lúc nào làm sao tôi biết được!
(Bác sĩ vừa nói vừa cười).
- Bệnh
nhân quay sang con trai hỏi: Ỉa chảy lúc nào?
- Con
trai bực bội: Ai mà nhớ!!
- Bệnh
nhân quay lại nói với Bác sĩ: Lúc cấp cứu ở bệnh viện Tỉnh!
- Bác
sĩ lắc đầu!!!
BÓ
TAY
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)