Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Happy New Year

Kính Chúc Thầy Cô Và Các Bạn Năm Mới Sức Khỏe, Hạnh Phúc Và Vạn Sự Như Ý

HAPPY NEW YEAR _ 2011 !


KÍNH CHÚC THẦY CÔ,CÁC ANH CHỊ,CÁC BẠN CỰU HỌC SINH HẢI LONG-PHAN BỘI CHÂU
                    MỘT NĂM MỚI VUI VẺ,MẠNH KHỎE,HẠNH PHÚC,THÀNH ĐẠT,AN LÀNH...

Chúc mừng năm mới 2011





TẶNG NHỮNG BẠN BÈ XA QUÊ XUÂN TÂN MẸO 2011

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Happy New Year 2011

KÍNH CHÚC THẦY CÔ VÀ CỰU HỌC SINH TH HẢI LONG-PHAN BỘI CHÂU MỘT NĂM MỚI VUI VẺ, HẠNH PHÚC VÀ AN LÀNH

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Tình Trong Đôi Mắt

Sâu trong đôi mắt đa tình
Thướt tha có những bóng hình hay không
Mây chiều giăng mắc ngàn thông
Đầy vơi ánh mắt mênh mông năm nào
Đêm xanh bước lạc lối vào
Hồn trăng lãng mạn mở rào vườn yêu
Mông lung tiếng hát cô liêu
Đàn trầm khúc nhạc tiễn chiều chia ly
Tầng mây xoãi cánh chim di
U hoài dõi mắt người đi xa rồi

Tặng những người trong đôi mắt đa tình ấy ... hi hi :P

Chiều Hồ Tây

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Về vùng lũ

Như chúng ta đã biết, hàng năm thiên tai thường xuyên xảy ra để lại rất nhiều hậu quả kinh hoàng và thương tâm trên toàn thế giới. Riêng với Việt Nam thì miền Trung là nơi hẹp nhất trên bản đồ hình chữ S nhưng phải gánh chịu nhiều cơn bão, lũ quét và lụt lội; những đợt áp thấp nhiệt đới gần bờ đổ bộ vào đất liền gây ra sóng to, gió lớn làm thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của người dân mình.
Tục ngữ ta có câu “lá lành đùm lá rách”. Và để thể hiện tinh thần ấy nên những tập thể, cá nhân sau đây cùng thành lập ra một đoàn cứu trợ đến với đồng bào kém may mắn, chí ít cũng xoa dịu được phần nào đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu sau cơn lũ lụt vừa qua.
Tại Mũi Né, ngày 08/12/2010, lúc 20g, Cô Hồng, Cô Thu, Cô Lan, chị Thúy Hoa, bạn Văn Ba và tôi tập trung tại nhà anh Liễu với số hàng hóa cứu trợ chờ đoàn Chùa Phước Hải tới phối hợp cùng đi. 21g chiếc xe 45 chỗ ngồi đến, mọi người hối hả chuyển hàng hóa lên xe rồi xuất phát theo đường Hòn Rơm hướng về QL1A.
Trong đêm, cảnh khu du lịch Hòn Rơm còn hoang sơ nhưng rất đẹp; trên là những đồi rừng lá thấp, phía dưới bờ biển nối dài với từng từng, lớp lớp sóng trắng xoá đuổi xô nhau, vỗ về bờ cát. Ngoài khơi xa nhấp nhô, lấp lánh ánh đèn của những chiếc thuyền đánh cá, thoạt nhìn giống như một thành phố trên biển. Mùa gió bấc tiết trời se lạnh nhưng dường như với tất cả mọi người trong lòng thấy ấm áp hẳn lên. Đêm thật êm đềm và huyền diệu.
Xe chạy đến Cà Ná vào khoảng 23g dừng lại bốc thêm 500 lít nước mắm, bác lái xe than phiền vì xe quá nặng, sợ không chở được vì hai bên hông chứa đầy hàng hết rồi. Mọi người hì hục kéo gạo từ dưới lên mới đưa nước mắm vào, cuối cùng thì cũng ổn và đoàn lại tiếp tục cuộc hành trình. Đến Phan Rang lúc 01g đoàn nghĩ qua đêm tại đây. Sáng dậy dùng điểm tâm qua loa rồi lại lên đường.
Xã Bắc Sơn một vùng sâu hẻo lánh, phần đông cư dân là dân tộc ít người, xa xa mới thấy được mái nhà, đất đai khô cằn, ít màu mỡ, thỉnh thoảng mới có một vài đàn cừu ít oi…có lẽ đó là những chú cừu may mắn thoát nạn còn sót lại.
Xe chở nặng mà đường thì quá xấu nên cứ từ từ, chầm chậm bò qua những trũng to, rồi dừng lại trước những mô đất cao. Chúng tôi phải xuống mướn cuốc xẻng san lấp lại xe mới đi qua được, ì ạch thêm được vài cây số nữa, cuối cùng dừng hẳn không đến đích như dự tính ban đầu, mọi người cùng bàn bạc gọi dân ra phát quà tại chỗ.


Lúc đó, vào khoảng 9g, mỗi người một việc, cùng chuyển hàng từ trên xe xuống; 550 phần quà gồm: gạo, mì gói, nước mắm, dầu ăn, bột nêm, quần áo và tiền mặt được phát đều cho người dân vùng lũ xã Bắc Sơn.


Công việc phát quà rất chu đáo, có cụ già sức yếu, những em bé nhỏ xíu, gầy còm không mang nỗi phần quà cũng được anh chị em trong đoàn tận tình giúp đỡ.



Mất khoảng 3 giờ đứng ngoài trời, các Cô tuy đã có tuổi nhưng vẫn vui vẻ và rất hăng say trong tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, Cô Thu tuy dáng người nhỏ nhắn mà lúc nào cũng tươi cười hoạt bát. Sư Cô điềm đạm, nhân từ. Tôi hỏi: “Cô Hồng, cô có mệt không?” Cô nói: “Cô rất khỏe”. Và trên hết với tất cả mọi người đây thực sự là một niềm vui, bởi được cùng chung san sẻ phần nào những khó khăn hiện tại mà người dân nơi vùng lũ lụt này hứng chịu.
12g30’ đoàn tạm biệt Bắc Sơn, miền đất còn lắm gian nan, cơ cực; khí hậu quanh năm không chìu theo lòng người mà còn khắc nghiệt hơn nữa là đằng khác.
Trong Vĩnh Hảo, nhóm: Thầy Cương, Mai Chí, Lành và Văn Hào đã có mặt từ lúc 9g để liên hệ với chính quyền và dân. Có lẽ,Thầy và các bạn sốt ruột lắm. Thỉnh thoảng Lành “alô” hỏi: “…chừng nào xong? Còn bao nhiệu hộ nữa? trong này đã thông báo với dân rồi…” Tôi trả lời: “chắc trể Lành ơi! Thôi thì nói với dân hẹn buổi chiều nhé!”.
Ngược về Vĩnh Hảo, đoàn ghé vào quán giải khát trong vòng 10 phút và ăn trưa bằng bánh mì trên xe; ghé Cà Ná lấy thêm nước mắm rồi vội vã lên đường.
Đến nơi, chính quyền địa phương đón đoàn với bài đọc ngắn gọn và 100 phần quà cũng được phát hết cho dân, tôi thấy trong ánh mắt họ như nói lên lời cảm ơn đến những tấm lòng đã cảm thông, chia sẻ những thương đau, bất hạnh do thiên tai gây ra cho họ.
Sự tích cực của chính quyền và ý thức của người dân đã góp phần cho việc phát quà được tốt đẹp.


16g, chúng tôi chia tay Vĩnh Hảo.
Không về kịp để phát 100 phần quà còn lại cho các hộ nghèo ở Phường Mũi Né, 50 phần quà cho các em học sinh Trường Lê Hồng Phong (Trường Hải Long cũ), riêng 50 phần quà gồm dụng cụ học sinh là riêng cá nhân Cô Hồng tặng.
Đoàn cứu trợ quay về Mũi Né trước, nhóm Mai Chí đưa Cô Hồng, Văn Ba và tôi lên thưởng ngoạn đập Sông Lòng Sông, nơi này không khí trong lành, cảnh sắc rất nên thơ, núi non hùng vĩ. Các bạn có muốn tham quan thì “alô” cho Mai Chí nhé! Không thể mãi mê với vẻ đẹp của đập Sông Lòng Sông, mặt trời xuống núi rồi, chúng tôi xuôi về Phan Rí.



Đến gần nhà Thầy Cương ghé vào quán và được bạn Văn Hào bồi dưỡng cho chúng tôi sau một đêm ngày làm việc bằng những món ăn đồng quê (lươn xào sả ớt, cá lóc hấp mỡ hành) vừa thưởng thức vừa trò chuyện thân mật, cởi mở và chân tình. Thầy trò, bạn bè có một chiều thật vui!
Tạm biệt Thầy Cương và Văn Hào, chúng tôi trở về Mũi Né. Mai Chí đưa Lành về Hàm Thuận Nam. Hẹn gặp lại!
Nỗi đau nào rồi cũng qua đi, một ngày mới tươi đẹp lại bắt đầu và những tấm lòng nhân ái thì luôn rộng mở.
Đoá hướng dương vẫn chào đón ánh bình minh, còn cành hồng mãi mãi rực rỡ để điểm trang cho đời thêm lung linh màu sắc.



Xin chân thành cảm ơn:
-Chùa Phước Hải - Quận 10 Thành phố HCM.
-Cô Nguyễn Thị Thu, Cô Lan – The for Orphannage, Inc.
-Cô Đặng Thị Hồng – Cựu Giáo viên Trường Trung học Hải Long.
Đã đóng góp sức người và vật chất để cứu trợ cho những đồng bào nghèo chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt xã Bắc Sơn tỉnh Ninh Thuận, xã Vĩnh Hảo tỉnh Bình Thuận - Các hộ nghèo phường Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận - Các em học sinh Trường Lê Hồng Phong.
-Cô Nguyễn Thị Nở: cựu Giáo viên, Hiệu trưởng Trường Trung học Hải Long.
-Cô Nguyễn Thị Sen: cựu Giáo viên Trường Trung học Hải long..
Đã tạo điều kiện thuận lợi để Thầy, Cô và các bạn (cựu học sinh Hải Long) gặp gỡ, họp mặt tại nhà riêng của cô.

-Bạn Hoàng Gia Kế: cựu học sinh Hải Long
Người tiên phong lập ra trang blog để Thầy, Cô, các bạn trong và ngoài nước dễ dàng liên lạc và quan tâm đến nhau.

Mũi Né tháng 12/2010
Nguyễn Chí Kỳ

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

NHỮNG KỶ LỤC CỦA MŨI NÉ-PHAN THIẾT-BÌNH THUẬN !

     - Có thể trong Chúng ta,những Người Con của MŨI NÉ-PHAN THIẾT-BÌNH THUẬN cũng chưa biết hết về những ĐẶC ĐIỂM...của QUÊ NHÀ ==> Kính mời Thầy Cô,các Anh Chị,và các Bạn cùng tìm hiểu thêm về NHỮNG KỶ LỤC CỦA MŨI NÉ-PHAN THIẾT-BÌNH THUẬN...

     1- Đồi cát MŨI NÉ - Đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam(19/02/2008).


  Đồi cát MŨI NÉ nằm ở Khu phố 5,Phường Mũi Né,Thành phố Phan Thiết.Đồi cát được hình thành từ rất lâu đời,trải dài trên một diện rộng,có tổng diện tích gần 50 ha.Cát ở đây có nhiều màu,chủ yếu là các màu : vàng,trắng ngà,đỏ sậm,đỏ nhạt...trộn lẫn vào nhau trông rất đẹp mắt.Điểm độc đáo nhất của Đồi cát Mũi Né là sau mỗi đợt gió lớn,hoặc trải qua khỏang thời gian một ngày đêm thì diện mạo của Đồi cát lại trở nên mới nguyên,khác hẳn với hình dạng trước đó...

     2- Địa phương có Resort - Hotel nằm dọc biển nhiều nhất Việt Nam(23/11/2007).


  BÌNH THUẬN là Tỉnh Duyên hải cực Nam-Trung bộ có bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt (giáp Cà Ná-Ninh Thuận) đến Bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu).Từ năm 1994 đến nay,những địa phương nằm dọc theo ven biển của Tỉnh Bình Thuận đã xây dựng và đưa vào họat động những Resort-Hotel đuợc xây dựng với những kiểu dáng phong phú và đa dạng bằng nhiều lọai nguyên vật liệu như : gỗ,mây,tre,dừa,lá tranh,gạch,cát,xi-măng...

     3- PHAN THIẾT - Địa phương có thương hiệu sản xuất nước mắm đầu tiên tại Việt Nam(04/12/2007).


  BÌNH THUẬN là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam,với vùng biển rộng 52.000 km2.Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm của Tỉnh lên tới 15.000 tấn.Và từ nguồn hải sản,cá tươi phong phú này,từ lâu người dân Phan Thiết đã cho ra đời Nước mắm Phan Thiết,vì nơi đây ngay từ đầu thế kỷ XIX (1809) đã có những Cơ sở sản xuất Nước mắm.Những nhà làm Nước mắm thời kỳ đó đã làm được nhiều Nước mắm và bán ở nhiều tỉnh thành trong nước...

     4- Địa phương có diện tích trồng THANH LONG nhiều nhất Việt Nam(28/11/2007).


  Từ lâu,BÌNH THUẬN được xem là Vương quốc của trái THANH LONG với diện tích hơn 7.000 ha (tính đến cuối năm 2006),sản lượng trung bình mỗi năm đạt hơn 12.000 tấn.Đặc điểm của trái THANH LONG BÌNH THUẬN là có vị ngọt,độ chắc cao,tai dài và xanh hơn so với các nơi khác,đây chính là những ưu điểm tạo được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trong và ngòai nước...

     5- Lễ hội NGHINH ÔNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN lớn nhất Việt Nam(10/12/2007).


  Lễ hội NGHINH ÔNG QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN ở Bình Thuận được tổ chức hai năm một lần,vào năm chẵn Dương lịch tại QUAN ĐẾ MIẾU Thành phố Phan Thiết.Đây là một nét Văn hóa truyền thống do người Hoa tại Bình Thuận tổ chức.Cứ sau rầm tháng 7 (Âm lịch) thì Lễ hội Nghinh Ông sẽ được tiến hành,nhưng không định ngày cụ thể.Lễ hội này diễn ra trong 3 ngày,gồm 2 ngày lễ tại Chùa và một ngày hội diễu hành qua phố...


     -  Ngòai ra,dọc theo bờ biển Mũi Né,nhất là khu vực Resort với đặc điểm có Sóng to,và Gió lớn là nơi rất lý tưởng cho các Trò chơi Thể thao trên biển như : Lướt ván,Thả dù,Thuyền buồm...(sắp tới từ ngày 15/01/2011 đến 18/01/2011 sẽ diễn ra Festival Thuyền buồm Quốc tế tại Mũi Né)...




 

           (Tham khảo VIETNAM RECORDS BOOKS)


Thơ

GIÓ BẤC

Trời trở gió rồi em
Bấc đêm thổi nồng nàn
Dừa xanh đêm thức suốt
Nhớ em ta nhớ em

Một khoảng trời thật xanh
Một giấc mơ thật xanh
Mùa đông xưa yên lành
Làm sao ta quên được
Đồi gió em và anh

Một lối xưa thật êm
Một ngày xưa thật êm
Tình em xưa êm đềm
Sao sóng xưa chưa ngủ
Vỗ vỗ đều thâu đêm

Cát xưa bay bay bay
Ngày xưa trôi trôi trôi
Tóc cùng môi sóng vỗ
Thời gian về trắng xóa
Bấc thổi nhòa tháng năm

Gió xưa ôi gió xưa
Thổi ngày xưa đi rồi
Bấc có về thăm lại
Đâu đó một đông xưa

Tặng Võ Bất

đêm cuối năm



Anh Thân ơi, không phải Bảy Trọng đó đâu.

Các Anh Chị vào link xem liveshow nhé.



http://picasaweb.google.com/111049925566698155068/VuonNhaDuongBa?authkey=Gv1sRgCIaxua2Dxv-jeg&feat=directlink

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

MT bie^'t 3 ngu*o*`i

VƯỜN NHÀ DƯƠNG BA


Hằng và Dương Ba








Hàng đứng: Dương Ba - Bảy Trọng - Thanh Hà - Khánh Dân - Châu Thuật - Minh Toàn - Thầy Thưởng - Chương - Lê Xanh - Anh Sương (chồng Xanh) - Nguyễn Chí - Đặng Sinh - Con của Sinh
Hàng ngồi: Hằng (Vợ Dân) - Ngọc Cúc - Bá Nhựt - Oành - Hường - Hay - Ánh Hoa - Đài

hy vọng

quà giáng sinh

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH





Lịch sử bài hát :Silent Night,Holy Night

Silent night, holy night, all is calm, all is bright...

Năm 1817, cha Joseph Mohr, lúc đó mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorf nước Áo. Lúc thiếu thời Mohr đã say mê âm nhạc, có lúc cậu sáng tác thơ và đặt lời cho những bài ca trong các nghi lễ đặc biệt tại giáo đường. Khi trở thành linh mục, cha Mohr làm việc không biết mệt mỏi trong công tác từ thiện, phục vụ thanh thiếu niên con các gia đình nghèo khó trong vùng.

Một ngày mùa đông năm 1818, cha Mohr đang cố hoàn thành mọi việc sửa soạn cho thánh lễ Giáng sinh, một nghi lễ mà cha đã hoạch định trước cả tháng. Mọi thứ đều đã xong xuôi, từ bài hát cho đến bài giảng. Nhưng lúc cha dọn dẹp thánh đường mới phát hiện một trở ngại tưởng không thể khắc phục được: đó là chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Nóng lòng, cha lui cui hàng giờ đánh vật với hàng phím, với bàn đạp của chiếc đàn. Bất chấp mọi khó nhọc của cha, chiếc đàn vẫn nằm ỳ ra không lên tiếng, im lặng chẳng khác cái lặng lẽ của một đêm đông giá lạnh.

Nhận thấy không thể làm gì hơn, vị linh mục ngừng lại và cầu nguyện. Cha cầu xin Chúa cho cha tìm được một giải pháp để đem âm nhạc đến với giáo dân trong ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm. Và rồi cha đã tìm được đáp ứng cho lời cầu nguyện của mình khi nhớ lại bài thơ mà mình sáng tác cách đây gần hai năm. Đó là bài Still Nacht! Heilige Nacht! (Đêm yên lặng! Đêm thánh!). Cha thấy dường như Chúa đã cho cha một tia sáng hi vọng. Bỏ bài thơ vào túi áo, cha vội vã ra khỏi nhà băng qua những đường phố đầy tuyết phủ. Chỉ còn mấy giờ nữa là thánh lễ nửa đêm bắt đầu.

Cũng vào chiều hôm đó, Franz Gruber, người giáo viên làng 31 tuổi, đang co ro trong căn phòng nhỏ bên cạnh trường học. Mặc dù đã theo học phong cầm với giáo sư nổi tiếng Georg Hardobler, Gruber cũng chỉ chơi đàn cho nhà thờ St. Nicholas nhỏ bé. Cha Morh bước vào, hối hả kể cho kéo ông giáo làng nghe nỗi khó khăn của mình. Sau khi bảo Gruber rằng chiếc đàn không thể sửa được, cha liền đem bài thơ ra và nói:
- Franz, anh xem có thể viết nhạc cho bài thơ này để ca đoàn hát được không? Không có phong cầm thì ta chơi guitar vậy.
Rồi vị linh mục đưa mắt nhìn đồng hồ trên bàn, nói thêm: “Không còn nhiều giờ nữa đâu”.
Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật đầu, chấp nhận thử thách.
Mấy giờ sau, hai người gặp nhau tại nhà thờ. Gruber đưa cho vị linh mục xem bản nhạc của mình. Linh mục dùng đàn guitar gảy lên những nốt nhạc rồi vội vã chuyển cho ca đoàn. Không có nhiều thời giờ, cha Mohr và Gruber chỉ dạy được cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của mỗi hai câu thơ cuối.
Trong thánh lễ nửa đêm, cha Mohr và Gruber đứng trước bàn thờ giới thiệu bản nhạc nhỏ bé và giản dị của hai người. Họ đâu ngờ rằng Still Nacht! Heilige Nacht! được dịch sang tiếng Anh là Silent night vào tháng 12-1839, không chỉ sẽ được nhớ tới vào ngày Giáng sinh năm sau trong ngôi làng bé nhỏ của họ mà còn được khắp thế giới ca vang.
Bài hát càng được phổ biến thì nguồn gốc càng bị phân hóa. Có nhiều lúc các nhà xuất bản gán cho tác giả bản nhạc này là một trong các nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ mãi tới khi Franz Gruber gửi tới các báo và các nhà xuất bản bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc đích thực mới được công nhận. Mặc dù vậy, nhiều giai thoại về lời ca của bản nhạc vẫn còn truyền tụng.
Cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc.
Vào cuối thập niên 1890, bản Silent night được phiên dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và là bản nhạc không thể thiếu trong các lễ hội Giáng sinh trên khắp thế giới. Sang thế kỷ 20, bản nhạc này đã đi ra khỏi các giáo đường, hội nhập với những tập tục Giáng sinh khác. Năm 1905, bản nhạc Silent night được thu âm lần đầu tiên do ban nhạc Haydn Quartet. Đó mới chỉ là khởi đầu, sau đó bản nhạc đã được thu âm cả ngàn lần do các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới hát. Tới năm 1960, Silent night đuợc công nhận là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc.
Trong tâm trí nhiều người, bản Silent night được viết ra lúc khởi đầu chỉ là một bản nhạc giản dị, một khúc ngợi ca, được sáng tác để làm nghi thức mừng lễ Giáng sinh có ý nghĩa hơn, bản nhạc xưa cũ này vẫn còn mạnh mẽ và tươi mát như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi.
1. Bản nhạc này đã được nhạc sĩ Hùng Lân “Việt hóa” dưới tên Đêm thánh vô cùng từ hơn nửa thế kỷ trước tại Việt Nam và được hát trong các thánh đường Công giáo cũng như trên các đài truyền thanh, truyền hình từ đó đến nay trong mùa lễ Giáng sinh. Ông không chuyển dịch bài ca nhưng đặt lời hoàn toàn mới, dùng những từ ngữ văn chương như “xe chữ đồng, ơn châu báu không bờ bến, nhắp chén phiền, vương phong trần, tuyết sương mịt mù...”. Sau đây là lời ca do ông đặt:

1. Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời xe chữ đồng.
Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ. Canh khuya Giáng sinh trong chốn hang lừa.
Ơn châu báu không bờ bến, biết tìm kiếm của chi đền.
2. Ôi Chúa Thiên đàng, cảm mến cơ hàn. Nhắp chén phiền, vương phong trần.
Than ôi Chúa thương người đến quên mình, bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.
Ai đang sống trong lạc thú, nhớ rằng Chúa đang đền bù.
3. Tinh tú trên trời, sông núi trên đời.
Với Thánh thần mau kết lời, cao rao hóa công đã khéo an bài.
Sai con hiến thân để cứu nhân loại, hang chiên máng rêu tạm trú, bốn bề tuyết sương mịt mù.
2. Bản Anh ngữ:
1. Silent night, holy night, all is calm, all is bright.
‘Round yon virgin mother and child!
Holy infant so tender and mild, sleep in heavenly peace, sleep in heavenly peace.
2. Silent night, holy night.
Shepherds quake at the sight.
Glories stream from heaven afar, heavenly hosts sing “Alleluia”.
Christ the Savior is born. Christ the Savior is born.
3. Silent night, holy night
Son of God, love"s pure light, radiant beams from thy holy face.
With the dawn of redeeming grace. Jesus, Lord at thy birth.(2)

CHUNG THANH HUY (Theo Internet)
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Noel, Noel

Chúc Mừng Giáng Sinh