Kính Chúc Quý Thầy Cô và Cựu Học Sinh Hải Long&Phan Bội Châu Một Mùa Giáng Sinh và Năm Mới An Lành, Tràn Đầy Hạnh Phúc
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
MERRY CHRISTMAS !
Kính chúc quí Thầy Cô, các Anh Chị, và các Bạn cùng Gia đình hưởng một mùa GIÁNG SINH, VUI VẺ, HẠNH PHÚC, AN LÀNH...
Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014
VỀ MŨI NÉ... => THĂM CÔ... => GẶP BẠN BÈ...
Chợ Mũi Né...
- Hàng đứng: Tâm - Phát - A. Kỳ - Tấn.
- Hàng ngồi: Cô Hồng - Cô Xí. (tại nhà Cô Nở).
- Hàng đứng: Xuân - Tấn - A. Liễu.
- Hàng ngồi: Phát - Cô Hồng.
Tấn - Chị Mai.
Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014
PHẠM QUỐC THẮNG người bạn đồng hương MŨI NÉ ở Đức ...
A.DƯỠNG (Con Bác Mười ĐẮC) - TẤN - DŨNG (GIỎI) - TÂM - PHÁT.
Tình cờ Tấn; Phát; Tâm gặp lại Dũng (Giỏi) VK Đức ở SG => Dũng có gởi Video Clip về Phạm Quốc Thắng - Thạch Long - Mũi Né...
Thắng sau khi đến Đức năm 1979 là đã mang phải căn bệnh tâm thần, hiện nay đang lưu lạc ở Đức...Cũng may là nhờ có các bạn bè của Thắng ở Đức đã tìm đến thăm và cùng nhau chăm lo cho Thắng...
Với Video Clip này, mong muốn rằng Gia đình, người thân, và bạn bè của Thắng biết được phần nào về hoàn cảnh của Thắng nơi sứ lạ quê người...
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Mời đoc báo cuối tuần
Có ai biết Nguyễn Tuấn không?
Monday, November 17, 2014 8:31:50 PM
Ngô Nhân Dụng
Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.
Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.
Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.
Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy. Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.
Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu mà truyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.
Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấn đang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lý của tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.
Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từ những người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thể hiện càng sáng lên rực rỡ.
Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG !
Chất lượng cuộc sống
Con người và xã hội ngày càng phát triển, do đó nhu cầu của con người cũng thay đổi theo mức độ phát triển của xã hội. Xưa, con người chỉ kiếm ăn để tồn tại, khi phát triển hơn, con người lại muốn ăn no, mặc ấm rối đến ăn ngon, mặc đẹp. Nay, khi nhu cầu ăn, mặc đã không còn là mối bận tâm, con người đang dần quan tâm đến chất lượng cuộc sống.
Có nhiều quan niệm, suy nghĩ... khác nhau về chất lượng cuộc sống. Một số người thì muốn có thật nhiều tiền, đơn giản vì họ cho rằng có nhiều tiền sẽ có hạnh phúc, chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao. Một số người lại muốn hưởng thụ một cuộc sống an toàn trên nhiều nghĩa, từ an toàn sức khỏe, môi trường, văn hóa, giáo dục, tài chính... Nhưng không ít người đang phấn đấu theo mô hình 1-2-3-4-5. Nghĩa là 1 vợ - 2 con - 3 nhà - 4 bánh - 5 châu. 1 vợ để đảm bảo hạnh phúc gia đình, 2 con để chăm lo cho con tốt hơn, 3 nhà để bảo đảm tài chính, 4 bánh là đi xe ô tô để tránh nắng, tránh mưa, bảo đảm an toàn, sức khỏe và 5 châu là được đi du lịch khắp thế giới. Cũng không ít người cho rằng, một cuộc sống có chất luợng, là an nhiên không âu lo, là cảm nhận yêu thương, không sân hận oán thù hay bất mãn, không khát khao chiếm hữu bất cứ một điều gì, và luôn hiểu rằng không có điều gì là bất biến cũng như tất cả đều tái sinh. Cuộc sống đầy rẫy những đam mê không bao giờ đem lại cho ta sự an lành. Nhưng cái tâm từ bi, lòng bao dung, sự tha thứ và ước muốn đem lại niềm vui cho người khác lại chính là những hạt mầm hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta. Đừng bao giờ yêu bản thân mình nhiều hơn yêu những người thân quanh mình, khi ấy ta sẽ nhận ra mình đang sống những ngày sống thật sự có chất luợng.
Quan niệm nào đúng, quan niệm nào sai, nên theo quan niệm nào... có lẽ sẽ không bao giờ có câu trả lời cuối cùng. Câu trả lời phụ thuộc suy nghĩ, nhận thức của từng nhóm người trong xã hội và ở từng thời điểm khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau. Nhưng có những điều mà bất cứ ai cũng mong muốn đó là một xã hội an toàn, một môi trường trong sạch.
Không thể có chất lượng sống tốt nếu cứ ra đường là gặp cướp, gặp trộm cắp, hơi xích mích là có đánh nhau, ngày nào cũng thấy người giết người. Không thể có chất lượng sống tốt nếu cuộc sống quanh ta toàn khói bụi, tiếng ồn, ra đường bịt khẩu trang, về nhà đóng kín cửa...
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều khu dân cư, dự án địa ốc mới, chủ đầu tư đã chi ra không ít tiền đầu tư vào các hạng mục để bảo đảm an ninh, tạo dựng môi trường gần gũi với thiên nhiên. Không ít khu dân cư, cao ốc, chung cư... có lực lượng bảo vệ riêng, camera giám sát an ninh 24/24, có công viên cây xanh, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi... Rõ ràng đó là những yếu tố quan trọng để một gia đình quyết định về sinh sống. Không chỉ những khu dân cư mới mà hiện nay không ít khu dân cư hiện hữu trong các quận nội thành cũng đang từng bước đầu tư công nghệ để giám sát an ninh, bảo đảm an toàn cho người dân.
Nâng cao chất lượng cuộc sống là điều mỗi chúng ta đều mong muốn. Hãy tùy vào nhận thức, điều kiện, khả năng... của bản thân để tạo dựng cuộc sống cho mình một cách tốt nhất và cùng chung tay tạo dựng chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội.
Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy
Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014
NGẪM ......
Đã thật lâu ... mình mới vào lại trang nhà ...
Lòng vẫn bồi hồi cảm xúc ... Sắp đến ngày 20/11 rồi ...
Nhớ gì, nghĩ gì, làm gì ... hẳn ai cũng mong muốn là điều tốt nhất.
Xin mượn câu thơ của một bạn nói hộ cảm nghĩ lúc này.
"Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười,
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương.
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày."
Tri ân.
18/11/2014
Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014
Họp mặt Đồng hương Mũi Né – Rạng và cựu học sinh Hải Long-Phan Bội Châu
Họp Mặt: Đồng
hương Mũi Né – Rạng và cựu học sinh Hải Long-Phan Bội Châu
Địa Điểm: Tư gia của bạn Nguyễn Văn Trung ̣(Trung
Đen)
Ngày: Thứ bảy 15 tháng 11 năm 2014
Giờ: 12 giờ trưa – 12 giờ tối
Địa Chỉ: 21101 Vintage St. Chatsworth Ca 91311
Địa Chỉ: 21101 Vintage St. Chatsworth Ca 91311
Liên Lạc: Võ Văn Đồng, Nguyễn Văn Trung và Hoàng
Gia Kế
Số phone: 1 818 943-0081, 1 818 921-5595, 1 818 261-8015
Mời các anh
chị và các bạn đến tham dự. Càng
đông càng vui.
Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014
Tin tức về họp mặt PBC,PT tại nam California 2015
HN PBC 2015: Thư Ngỏ số 5
Thông báo về HN PBC2015
Cho quý Thầy Cô cùng ACE cựu HS PBC tại quê nhà (VN)
Thưa quý Thầy Cô cùng ACE cựu HS PBC tại quê nhà Việt Nam,
Ban tổ chức HNPBC 2015 kính mời quý Thầy Cô và quý đồng môn tham dự hội ngộ Phan Bội Châu sẽ được tổ chức vào hai ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2015 tại quận Orange (Little Sài Gòn), tiểu bang California - USA
Khi quý vị ghi danh tham dự, xin cho biết tên tuổi, năm học hoặc dạy, và địa chỉ nơi mình đang cư ngụ tại quê nhà để BTC có thể giúp đỡ quý vị những việc sau đây:
1. Làm một danh sách tất cả quý vị cùng thư yêu cầu gửi tới tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn xin cứu xét cho tất cả quý vị được qua Hoa Kỳ tham dự 40 năm hội ngộ của trường trung học Phan Bội Châu, Phan Thiết.
2. Ngoài ra mỗi quý vị ghi danh tham dự sẽ có một bức thư bằng tiếng Anh mời riêng của ban tổ chức gửi thẳng tới địa chỉ quý vi đang cư ngụ để dễ đối chiếu hoặc chứng minh với người phỏng vấn khi mình xin visa đi Hoa Kỳ tham dự hội ngộ.
3. Vì thư từ qua lại mất nhiều thời gian và nhiều việc phải làm, xin quý vị ghi danh càng sớm càng tốt nếu có ý định tham dự hội ngộ và hạn chót cho quý vị ghi danh từ quê nhà là ngày 31 tháng 12 năm 2014 (12/31/2014).
Quý vị có thể ghi danh qua thư từ về:
Sanh Truong
1506 W Edinger Avenue
Santa Ana, CA 92704
USA
Hoặc qua email:
sanhtr2@hotmail.com
Xin chúc quý Thầy Cô và quý đồng môn luôn an mạnh và mong muốn được gặp lại tất cả quý vị tại California tháng 7 năm 2015.
Trân Trọng,
TM Ban tổ chức HNPBC2015
Nguyễn Hồng Thuý, PBC72
Trương Hoa Sanh, PBC73
Posted by: Sanh Truong
Mõ PBC69
Thông báo về HN PBC2015
Cho quý Thầy Cô cùng ACE cựu HS PBC tại quê nhà (VN)
Thưa quý Thầy Cô cùng ACE cựu HS PBC tại quê nhà Việt Nam,
Ban tổ chức HNPBC 2015 kính mời quý Thầy Cô và quý đồng môn tham dự hội ngộ Phan Bội Châu sẽ được tổ chức vào hai ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2015 tại quận Orange (Little Sài Gòn), tiểu bang California - USA
Khi quý vị ghi danh tham dự, xin cho biết tên tuổi, năm học hoặc dạy, và địa chỉ nơi mình đang cư ngụ tại quê nhà để BTC có thể giúp đỡ quý vị những việc sau đây:
1. Làm một danh sách tất cả quý vị cùng thư yêu cầu gửi tới tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn xin cứu xét cho tất cả quý vị được qua Hoa Kỳ tham dự 40 năm hội ngộ của trường trung học Phan Bội Châu, Phan Thiết.
2. Ngoài ra mỗi quý vị ghi danh tham dự sẽ có một bức thư bằng tiếng Anh mời riêng của ban tổ chức gửi thẳng tới địa chỉ quý vi đang cư ngụ để dễ đối chiếu hoặc chứng minh với người phỏng vấn khi mình xin visa đi Hoa Kỳ tham dự hội ngộ.
3. Vì thư từ qua lại mất nhiều thời gian và nhiều việc phải làm, xin quý vị ghi danh càng sớm càng tốt nếu có ý định tham dự hội ngộ và hạn chót cho quý vị ghi danh từ quê nhà là ngày 31 tháng 12 năm 2014 (12/31/2014).
Quý vị có thể ghi danh qua thư từ về:
Sanh Truong
1506 W Edinger Avenue
Santa Ana, CA 92704
USA
Hoặc qua email:
sanhtr2@hotmail.com
Xin chúc quý Thầy Cô và quý đồng môn luôn an mạnh và mong muốn được gặp lại tất cả quý vị tại California tháng 7 năm 2015.
Trân Trọng,
TM Ban tổ chức HNPBC2015
Nguyễn Hồng Thuý, PBC72
Trương Hoa Sanh, PBC73
Posted by: Sanh Truong
Mõ PBC69
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Mẹ Ơi - Quốc Khanh
Mời BCCB nghe nhạc cuối tuần,
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014
LỘN NHÀ
Hôm nay hai mươi tháng mười
Mua hoa tặng bà , đi lộn nhà bên
Hú hồn , số tui còn hên
Chồng Bả đi vắng không thôi cạo đầu
Nhẹ thì lỗ mũi ăn trầu
Ngày của mấy bà làm khổ đàn ông
.....Sang năm đừng có mà mong
" Bực mình "
Mua hoa tặng bà , đi lộn nhà bên
Hú hồn , số tui còn hên
Chồng Bả đi vắng không thôi cạo đầu
Nhẹ thì lỗ mũi ăn trầu
Ngày của mấy bà làm khổ đàn ông
.....Sang năm đừng có mà mong
" Bực mình "
TUI ĐI CHUYỂN GIỚI
Các bà nhiễu sự thấy ghê
Hai mươi tháng mười rồi tám tháng ba
Quanh năm tốn hoa và quà
Nếu không đủ phận thì bà lại nhăn
Hỏi bà , cục Lơ bà quăng
Đụng nia , đụng thúng làm căng cả ngày
Nhà cửa bà để bầy hầy
Chồng tui dọn dẹp suốt ngày chưa xong
Thở than hổ mặt đàn ông
Thôi thì nín nhịn cho yên cửa nhà
Xin bà đừng có lu loa
Tui đi chuyển giới ... cho bà biết thân
Hai mươi tháng mười rồi tám tháng ba
Quanh năm tốn hoa và quà
Nếu không đủ phận thì bà lại nhăn
Hỏi bà , cục Lơ bà quăng
Đụng nia , đụng thúng làm căng cả ngày
Nhà cửa bà để bầy hầy
Chồng tui dọn dẹp suốt ngày chưa xong
Thở than hổ mặt đàn ông
Thôi thì nín nhịn cho yên cửa nhà
Xin bà đừng có lu loa
Tui đi chuyển giới ... cho bà biết thân
Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014
Nổi Lòng Người Đi - Sĩ Phú
Những ngày gần đây có nhiều tranh cải về bài hát:NLNĐ của ns Anh Bằng,cho đến khi lá thư tác quyền âm nhạc VN đưa ra thì ông nhạc sĩ Khuc Ngoc Chan và du luận mới im lặng.
NLNĐ bài hát của ns Anh Bằng mà hiện tại cuối tháng 10 Hà Nội họ bắt đầu cho hát và phổ biến rộng rãi trong quần chúng lần đầu tiên
Mời tất cà cùng nghe lại,dù đã mấy chục năm mà khi nghe lại vẫn thấy NLNĐ.Kính mời,
NLNĐ bài hát của ns Anh Bằng mà hiện tại cuối tháng 10 Hà Nội họ bắt đầu cho hát và phổ biến rộng rãi trong quần chúng lần đầu tiên
Mời tất cà cùng nghe lại,dù đã mấy chục năm mà khi nghe lại vẫn thấy NLNĐ.Kính mời,
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
Mua Thu Yeu Duong Thanh Ha HD
Toronto trời đang vào thu, chợt nhớ lại bài hát MTYĐương của ns Lam Phương đã một thời làm người yêu âm nhạc rất ưa thích vào thập niên 1980..
Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014
TOI MUON HOI TAI SAO - Dieu Huong - Y Lan -TNP & BP
Mời nghe nhạc cuối tuần,
Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014
Đi Tìm
Tìm người ở cuối chân trời
Băng sông vượt biển nửa đời tìm nhau
Muôn trùng vạn dặm tìm đâu
Biển khuya ai đợi biển sầu ai mong
Bờ đông trái đất vòng cong
Bờ tây khắc khoải song song đôi bờ
Thùy
9/2014
Băng sông vượt biển nửa đời tìm nhau
Muôn trùng vạn dặm tìm đâu
Biển khuya ai đợi biển sầu ai mong
Bờ đông trái đất vòng cong
Bờ tây khắc khoải song song đôi bờ
Thùy
9/2014
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014
PHÂN ƯU
Nhận được tin buồn thân mẫu của Huỳnh Thành, cựu học sinh Trung Học Hải Long.
Cụ bà sinh năm 1929, từ trần lúc 18 giờ ngày
Cụ bà sinh năm 1929, từ trần lúc 18 giờ ngày
5-9-2014 nhằm ngày 12-8 năm giáp ngọ, hưởng thọ 86 tuổi.
Nhập quan lúc 8 giờ 30 ngày 6-9-2014 nhằm ngày 13-8 năm giáp ngọ
Động quan lúc 5 giờ 30 ngày 8-9-2014 nhằm ngày 15-8 năm giáp ngọ
An táng tại nghĩa trang giáo xứ xã Hàm Tiến,
Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Thầy Cô và cựu học sinh Hải Long thành kính chia buồn cùng tang quyến, cầu nguyện cụ bà sớm về cõi vỉnh hằng.
Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014
Người Việt Đầu Tiên Nhận Giải Thưởng Khoa Học
Lê Viết Quốc, đang làm việc tại Google, trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt được giải thưởng toàn cầu TR35 dành cho 35 nhà sáng tạo trẻ dưới 35 tuổi có cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực công nghệ, do tạp chí công nghệ danh tiếng Technology Review trao tặng.
Tiến sĩ Lê Viết Quốc là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng danh giá TR35 (Ảnh: Facebook nhân vật)
Mới đây, tạp chí công nghệ danh tiếng và lâu đời của Mỹ Technology Review (thuộc Học viện công nghệ Massachusetts MIT) vừa công bố danh sách những người được vinh danh trao giải thưởng TR35 năm 2014, dành cho 35 nhà sáng tạo trẻ có cống hiến xuất sắc nhất trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, y tế... đáng chú ý, trong đó có Lê Viết Quốc, hiện đang làm nhà khoa học làm việc tại Google.
Sinh năm 1982 tại một ngôi làng nhỏ ở Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế), khu vực mà Lê Viết Quốc sinh ra không có điện, tuy nhiên Lê Viết Quốc thường xuyên đến thư viện gần nhà để nghiên cứu kỹ càng về những phát minh thông qua những trang sách và mơ ước một ngày nào đó sẽ có những phát minh của riêng mình.
Đến năm 14 tuổi, Lê Viết Quốc cho rằng nhân loại sẽ được giúp đỡ bởi cỗ máy đủ thông minh để có khả năng tự sáng chế. Chính suy nghĩ này đã quyết định đến tương lai của Lê Viết Quốc khi anh định hướng theo con đường nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Tốt nghiệp trường chuyên Quốc học Huế, Lê Viết Quốc tiếp tục theo học tại Trường Đại học Quốc gia Australia (Úc) và sau đó thực hiện nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ) về trí tuệ nhân tạo.
Trong quá trình theo học tại Úc, Lê Viết Quốc nhận thấy rằng các phần mềm trí tuệ nhân tạo thường phải có sự giúp đỡ và can thiệp của con người, buộc người dùng phải nhập trước dữ liệu để chúng tập trung xử lý. Kiểu công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ này không thu hút Quốc.
Trong khi đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford, Lê Viết Quốc đã vạch ra một chiến lược để làm cho phần mềm tự động học hỏi. Thực tế trước đó giới nghiên cứu đã có những kết quả khả năng, nhưng rất chậm, về việc phát minh phương pháp tự học cho máy tính, gọi là “deep learning”, trong đó sử dụng các hệ thống máy tính mô phỏng tế bào thần kinh con người.
Lê Viết Quốc đã tìm ra cách để tăng tốc nghiên cứu này, bằng cách thiết lập các mạng lưới máy tính mô phỏng tế bào thần kinh với quy mô lớn gấp 100 lần thông thường, cho phép truy xuất dữ liệu lớn hơn gấp hàng ngàn lần. Đây là một giải pháp đủ sức thu hút để “gã khổng lồ” Google quyết định tuyển dụng Lê Viết Quốc vào làm việc.
Tại Google, Lê Viết Quốc tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ của mình dưới sự hướng dẫn của Andrew Ng, một giáo sư nổi tiếng chuyên về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại đại học Stanford.
Khi kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2012, Google đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua về đầu tư nghiên cứu công nghệ “deep learning” giữa các “ông lớn” như Facebook, Microsoft...
Công nghệ này sau đó đã được áp dụng thử nghiệm bằng cách xây dựng hệ thống có thể tự động nhận diện mèo, con người và hơn 3.000 đối tượng khác nhau chỉ bằng cách xử lý 10 triệu hình ảnh từ các đoạn video được đăng tải trên Youtube mà không cần có sự hướng dẫn của con người. Công nghệ của Lê Viết Quốc đã cho thấy rằng máy móc vẫn có thể tự học hỏi mà không cần có sự trợ giúp từ con người và có thể đạt một mức độ cao về sự chính xác.
Hiện tại công nghệ của Lê Viết Quốc đang được sử dụng trong hệ thống phần mềm tìm kiếm hình ảnh và nhận diện giọng nói của Google.
Được thành lập từ năm 1999 bởi tạp chí công nghệ Technology Review (thuộc quyền quản lý của Học việc công nghệ MIT), giải thưởng thường niên TR35 được trao cho những nhà phát minh có tuổi đời dưới 35, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm y sinh học, điện toán, viễn thông, năng lượng, vật liệu, thiết kế web và giao thông vận tải.
Những người được trao giải là các cá nhân có công trình nghiên cứu được giới khoa học đánh giá cao và hứa hẹn sẽ được áp dụng trong tương lai.
Nhiều tên tuổi lớn của giới công nghệ đã từng được trao giải thưởng TR35, bao gồm Larry Page và Sergey Brin (2 nhà đồng sáng lập của Google), Jonathan Ive (thiết kế huyền thoại của Apple, Linus Torvalds (cha đẻ của hệ điều hành Linux)...
Tiến sĩ Lê Viết Quốc là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này.
Truyện Ngắn
Về Đâu
Tôi trở lai trường sau một kỳ nghỉ hè dài. Đu trên chiếc xe khách
chạy bằng than cũ kĩ của thời được gọi là hiện đại hóa ; chiếc xe chậm chạp gầm
gừ leo lên dóc Sông Lũy một cách khổ sở; người phụ xe cầm cục can gỗ đập mạnh
vào thùng chứa than ; chiếc xe gồng mình mấy lần mới leo lên được đỉnh dóc rồi
nhẹ nhàng đổ xuống dóc ; xe dừng lại ngã ba Sông Lũy ; tôi xuống xe , còn phải đi
bộ gần bốn cây số mới đến trường tôi đang dạy . Chợt tôi nghe tiếng ai đó trong
quán nhỏ bên đường gọi tôi ; Thì ra Thủy ; giáo viên cấp 1 trường tôi .Câu
chuyện tôi viết sau đây kể về một phần đời của cô gái này.
Có một người bạn cùng vào trường làm tôi thấy vui vui .Tôi
mang giúp cô ấy cái ba lô , vừa đi vừa trò chuyện . Gió bấc về từng cơn ,
từng cơn lốc nhẹ xoáy tròn làm tung từng lớp bụi đường khô bay đi cuốn
theo những chiếc lá vàng như báo trước một mùa khô đang đến.
Thủy là người con gái hiền hậu , ít nói , khá xinh , con một của
một gia đình nghèo ở Quảng Bình, cha mất sớm trong thời chiến tranh còn chỉ mỗi
mình mẹ , bà con thân thuộc giờ không còn ai. Mẹ cô đang sống nhờ sự cưu mang
của xóm giềng khi cô đi xa..Vừa qua khi nhận được điện tín báo cho cô biết mẹ
cô hấp hối , cô vội vã về quê . Nuôi mẹ một thời gian mẹ qua đời ; lo ma chay
cho mẹ xong thì cũng đến kỳ nghỉ hè cô ở lại quê nhan khói bên mộ mẹ ; chăm sóc
những kỹ niệm cuối cùng của tình thân mẫu tử.
Câu chuyện về cô ấy và những chuyện linh tinh khác
cũng làm cho đoạn đường chúng tôi đi ngắn hơn , trước mặt chúng tôi
là con sông Kháng , lội qua con sông này đến ranh giới trường tôi ; tuy
nhiên nơi chúng tôi ở phải đi gần một cây số nữa ;nó nằm cạnh một nhánh
sông khác. Hơn một ngàn học sinh , khoảng hơn một trăm giáo viên cùng cán
bộ nhân viên đang sinh hoạt trên vùng đất thuộc doanh trại bộ đội cũ giao lại.
Dọc dòng sông ven rừng nơi có một ngôi trường kỳ lạ với
những học sinh còn kỳ lạ hơn. Những nhà tranh cũ dọc bờ sông là những
ngôi nhà giáo viên đang sống và làm việc; học sinh sinh sống tập trung ở một
khu khác cũng dọc theo bờ sông đó ; có chế độ quản lý gần giống như quân đội
.Họ sinh hoạt theo lệnh tiếng kẻng; từ sáng thức dậy ,đi học , ăn cho đến khi
đi ngủ họ phải chấp hành khoảng mười sáu tiếng kẻng .
Thơ thẩn trong chiều những nhánh lá đời vẫn bở ngỡ
trước những mầm nhú mang khai trong từng mầm nhụy nơi vốn dĩ cuộc
sống còn man dại hơn những cảnh vật hoang tàn quanh đây .Nhìn ngôi trường tranh
tre nứa lá xơ xác trong chiều lòng cảm thấy mơ hồ về một dòng trôi ngoài
dự cảm.
Tiếng chiều buồn bả hơn khi ngọn gió đầu đông se lạnh tìm về.
Những con chim chiều gọi đàn hót vang rồi cùng nhau bay về tổ trên những
ngọn cây cao ven sông . Dòng sông nhỏ dạt dào trôi mang theo ít nhiều tâm sự
buồn vui của những thân phận đời quanh đây tới một nơi nào đó xa xôi .
Chúng tôi chuẩn bị cho bữa ăn chiều trước khi trời tối .Cơm độn bo
bo ăn với cá kho chấm rau muống luộc mà phải ngồi trong đêm tối với cây đèn dầu
thì thê thảm quá ; và bữa cơm khó khổ ấy cũng qua nhanh cùng buổi chiều ảm đạm.
.
Đêm xuống tôi về phòng thắp lên ngọn đèn dầu nhỏ, ngọn đèn hư ảo
đủ mờ soi căn phòng nhỏ riêng tôi .Cô giáo Vân cùng cô Thủy đến phòng tôi tán
gẫu , tôi với hai cô là những giáo viên đến trường sớm nhất . Sau một lúc
nói chuyện cô Vân lưỡng lự nói muốn hỏi tôi một vài chuyện . .
Ngoài trời đêm bắt đầu trở gió, những nhánh lá đêm xào xạc quanh
nhà ; đêm giữa rừng mặc dù có tới ba người trong phòng nhưng sao vẫn thấy
cô tịch quá ; bên ánh đèn dầu mờ ảo nhạt nhòa , câu chuyện của cô Thủy được kể lại.
Sau khi nhận được điện báo mẹ hấp hối , cô vội vả ra đón xe ,dĩ
nhiên ai cũng biết xe cộ thời bao cấp người ta chen chúc hay có thể dẫm đạp lên
nhau để được lên xe. Sau nhiều cái vẫy tay cô cũng đón được một xe chở khách
nhưng xe chỉ đến Nha Trang ; cô xuống xe ở ngã ba Nha Trang Thành rồi
tiếp tục tìm xe khác , lúc ấy khoảng 9 giờ tối .Cô ăn tối trong một quán bên
đường có nhiều xe tải bắc nam dừng lại ; nhờ cô chủ quán giới thiệu cô cũng
được đi nhờ trên một chiếc xe tải ,người tài xế là người trẻ trung vui tính.
Hai ngày , ba đêm trên chiếc xe tải cùng người tài xế tốt
bụng , vui vẻ và cởi mở làm cho Thủy bớt cô đơn , lo lắng . Cái nghĩa cử giang
hồ hào phóng , lạc quan làm lòng cô ấm lại ;rồi cô cảm thấy mến anh ta.Trong
đêm cuối cùng ấy họ tựa vào nhau , hơi thở tuổi thanh xuân thổi bùng lên niềm
khao khát cùng với bóng đêm ngọt ngào quyến rũ ấy họ đã cho đi những gì họ có
thể và trong dòng trôi hạnh phúc ngắn ngủi đầy nghiệt ngã ấy họ đã quên đi tất
cả những lo toan vất vả của hiện tại và cả cái tương lai lắm chênh vênh nhiều
mơ hồ này.
Sáng hôm sau , khi ăn sáng xong người tài xế nhanh chóng lên đường
, còn khoảng ba mươi cây số nữa là đến quê Thủy. .Chiếc xe lao nhanh qua một
khúc quanh , cách đường khoảng năm bảy trăm mét một xóm nghèo hiện lên ,
Thủy xin xuống xe với lời cám ơn vội vã. Cô đi thẳng vào con đường làng
mà không một lần quay lại.; chiếc xe ung dung lao nhanh về phía trước hoàn toàn
không hiểu gì về tâm trạng của hai người trẻ vừa có chung một giấc mơ đẹp đêm
qua .
Thủy vào nhà nhìn mẹ tiều tụy trên chiếc giường cũ , mẹ quay lại
đôi mắt mẹ sáng lên khi nhìn thấy đứa con duy nhất của mình trở về và trong đôi
mắt ấy nước mắt cứ trào , trào ra .mãi.
Sự hạnh ngộ , nỗi chia ly , niềm vui, nỗi buồn trộn lẫn trong số
kiếp đớn đau , nghèo khổ của thân phận một con người vốn dĩ không may mắn
làm mẹ Thủy không gượng dậy được nữa, mẹ nằm đó hai tay muốn nhấc lên để ôm con
vào lòng nhưng không thể .Thời khắc bên con bà hiểu không còn nhiều ,
nhưng không thể làm gì ngoài đôi mắt thiết tha ngắm nhìn con âu yếm như
từ thủa nào , ngày con còn nhỏ.
Nhờ sự chăm sóc chu đáo và niềm hạnh phúc mà Thủy mang lại , mẹ
Thủy khỏe hẳn lên. Bà nói đủ mọi chuyện với Thủy ; những kỹ niệm buồn vui về
cha cô , về cô và duy nhất có một lời nói mà cho tới bây giờ Thủy vẫn không thể nào
quên ; Đó là ngày sau một tháng Thủy về nhà ,mẹ Thủy nói nếu sau này lấy chồng thì
nên lấy chồng người nam ; và nếu mẹ khỏe lại , mẹ sẽ vào đó ở trông cháu cho
các con ;rồi cũng trưa hôm đó trong giấc ngủ trưa mẹ ra đi , ra đi mãi mãi .
Ngoài trời gió tháng tư khô khốc thổi , những cơn lốc nóng hổi đầu
mùa của ngọn gió Lào trộn lẫn đâu đó ngọn gió bấc cuối mùa làm cho cảnh
vật quanh làng nghèo này thê lương hơn .Căn nhà vắng vẻ của mẹ hàng xóm đã kéo
đến ,Thủy ngồi đó thẩn thờ.
Việc ma chay và tang lễ rồi cũng qua với sự giúp đỡ tận tình của
xóm giềng . Ngôi mộ đá của mẹ cùng đã làm xong .
Trong thời gian ma chay và sau này Thủy thường gặp anh Tuấn ,
thành viên mới của làng cô. Anh Tuấn là thương binh , cánh tay trái của anh mất
hết bốn ngón chỉ còn ngón cái trạc người khoảng ba mươi mấy tuổi , khá đẹp trai
và ăn nói lịch sự .Thỉnh thoảng vài ba ngày anh Tuấn tới thắp nhang và trò
truyện với Thủy ; Thủy không nghĩ gì ngoài tình anh em hàng xóm cho tới khi
Thủy phát hiện trong cơ thể mình có nhiều thay đổi là lạ và Thủy nhẩm
tính thời gian mình về nhà cũng đã gần hai tháng .Cái thai đang hình
thành trong người cô làm cho cho cô vừa thấy ấm áp trong lòng lại vừa thấy lo
lo. Việc anh Tuấn tới thăm chơi lúc trưa , lúc chiều làm cô thấy ngại ; nhỡ anh
ấy biết thì thì nguy quá mà thẳng thừng bảo anh ấy đừng tới nhà nữa thì không
nỡ .Một hôm Thủy nói với anh, nếu anh đến chơi thì hãy đến vào ban
đêm , ban ngày ngại sợ ảnh hưởng tới công việc làm ăn của anh ; Câu nói khéo đó
với Thủy là để tránh anh Tuấn phát hiện ra mình có thai nhưng đối với anh Tuấn
đó là một lời hẹn hò
Thời gian trôi qua đêm đêm Tuấn thường xuyên tới nhà cô và
Thủy cũng cảm thấy quý mến anh hơn ; rồi một lời tỏ tình cũng đến và Thủy
chừng mực trả lời sau một trăm ngày của mẹ sẽ cho anh biết . Vì cái bào thai
trong bụng và cũng vì cái tình cảm mà anh Tuấn dành cho Thủy làm cho cô đắng đo
mãi không biết nói thế nào cho anh Tuấn hiểu và thông cảm .
Lễ giỗ một trăm ngày của mẹ Thủy ngoài anh Tuấn , bà Lý người thân
nhất gần nhà Thủy và một vài người láng giềng khác được tổ chức khá đơn
giản .Khách ra về chỉ còn lại Thủy với bà Lý phụ Thủy dọn dẹp .
Từng cơn từng cơn gió Lào thổi nóng cả làng quê nghèo vốn đã
quá khô cằn này .Gió làm tung vạc áo của thủy lộ rỏ một thân thể nở nang khác
thường của một người mang thai , bà Lý tò mò nhìn Thủy với đôi mắt
nghi ngờ ; dọn dẹp xong mọi thứ bà Lý kéo Thủy vào trong nhà , rồi bà hỏi thẳng
có phải Thủy có bầu với cậu Tuấn phải không .Thủy lặng im
không nói , còn quá nhiều điều ngổn ngang trong lòng Thủy nên phải nói thế nào
đây.
Đêm đến anh Tuấn đến chơi vẻ mặt tươi tỉnh , Thủy chợt nhớ
tới lời hẹn hôm trước và lưỡng lự bảo anh chờ vài hôm nữa: Đêm sau anh lại đến
nhưng có vẻ buồn buồn và tiếp đêm sau nữa Tuấn đến nhà ; Thủy định đem mọi sự
thật nói với anh để tùy anh quyết định nhưng chưa mở lời thì anh Tuấn buộc
miệng nói ngày mai anh phải đi xa khoảng một tháng mới về , anh đến để chia tay
Thủy.
Gió ngoài hiên từng cơn rít qua ,hơi nóng khô làm cho cô bức rức
không sao chợp mắt được. Chợt nhớ lai giọng nói khác thường của anh Tuấn ,
lòng Thủy càng lo lắng thêm.
Vài hôm sau gặp bà Lý, bà ấy hỏi Thủy là ông Tuấn có nói với
cháu điều gì chưa ; hôm trước gặp ông , dì có nói với ông việc cháu có
bầu với ông ấy và yêu cầu nên làm đám cưới sớm ông ấy chỉ cười , không nói gì.
Thế là mọi chuyện đã rõ ; việc Thủy tiếp tục chờ đợi nơi ông Tuấn
là sự rộng lượng và tình cảm thiết tha mà bao tháng nay ông dành cho Thủy.
Một tháng trôi qua , bà Lý đến nhà hỏi Thủy là lão Tuấn
có gặp cháu chưa , Thủy lắc đầu ; bà buộc miệng chửi trổng một câu
không đầu không đuôi gì hết “thằng coi được trai mà đểu ,lấy người ta có
bầu rồi chuồn , tao vừa thấy lão đang nhậu ở xóm dưới chứ đi xa làm ăn gì
; Thằng đểu”.
Mùa hè nóng nực cũng đi qua ,còn hơn hai mươi ngày nữa là tựu
trường, Thủy gom hết quần áo đồ đạc vào chiếc va ly ; sáng hôm sau , sau khi
qua nhà bà Lý nhờ bà trông hộ nhà và nhan khói bàn thờ cùng mộ mẹ mình
Thủy ra đi .
Cơn gió bấc đầu mùa se se lạnh đượm buồn ấy đi qua ngôi làng
nhỏ của Thủy và sẽ cùng Thủy đi vào phương nam . Ngoài khơi
cơn bảo xa đang lớn dần; những cơn lũ lớn sắp trút xuống dãi đất miền đất
miền trung vốn nghèo khổ cơ cực này .
Xách chiếc va ly trên tay Thủy theo con đường quê nghèo khó ấy ra
quốc lộ một , vài ba lần quay lại cùng bao nuối tiếc xa xôi .Ngồi trên xe
nhìn xóm quê xa xa dần lòng cô bồi hồi tự hỏi không biết tới bao giờ cô
trở lại .
Bên cây đèn dầu leo loét câu chuyện Thủy kể kết thúc , ba người
chúng tôi lặng im cùng dòng đêm tĩnh mịch . Ngoài trời một cơn gió mạnh lùa vào
khung cửa sồ , ngọn đèn yếu ớt vụt tắt , bóng tối tràn ngập căn phòng ; ba
chúng tôi vẫn im lặng ngồi đó ;mỗi người đang đắm chìm theo dòng suy nghĩ
của riêng mình .
Ngoài kia trăng mười tám lên cao , trăng soi tỏ từng khuông mặt
của đêm ; Hình hài xấu xí cục mịch hằn sâu những nét khổ đau trộn lẫn với
vẻ đẹp huyền hoặc liêu trai dịu dàng chan chứa nhiều hạnh phúc của đêm làm cho
đêm thâu càng thêm trầm mặc khó hiểu.
Dưới dòng sông nhỏ ,dòng nước chầm chậm trôi uốn lượn quanh co
theo những phiến đa cuội ẩn hiện tối sáng giữa dòng như cố tình rủ rê
thân phận yếu đuối của ai đó về một bến mê đầy mộng ảo , để rồi khi tỉnh giấc
thấy mình lạc loài cô đơn như vầng trăng xa cô độc trên cao kia ; vầng trăng đêm đêm tỏa những ánh sáng lành lạnh buồn tênh xuống trần gian vốn
dĩ đã có quá nhiều uẩn khúc và khổ đau này .
Mục đích của Thủy là muốn tôi cùng Vân góp ý cho cô nên làm
thế nào, nhưng chúng tôi không thể nói gì trước vấn đề quan trọng và rất riêng
tư này . Chúng tôi chỉ phân tích cho cô rõ nếu để lại bào thai thì cô sẽ bi kỹ
luật ,cô sẽ mất dạy , hay bị thuyên chuyển tới một cơ quan khác hay cô bỏ
việc về quê ; liệu cô có chịu đựng được cuộc sống vất vã lẫn lời dèm pha độc ác
của những người chung quanh không ;Còn nếu bỏ đứa trẻ sắp ra đời thì lòng
cô không nở ,cái mầm sống duy nhất để cô còn cảm thấy mình còn có
một người thân , một gia đình và một niềm an ủi. Với cái vỏ bọc cứng ngắc
của nền đạo đức hiện tai có ít nhiều cũ kỹ , mang tính chất tập tục không đủ
rộng lượng chở che cho hoàn cảnh yếu đuối cô đơn của cô; Mọi quyết định tùy
thuộc ở cô nhưng dù chọn lựa cách nào đi nữa sự thua thiệt
cũng thuộc về cô cả .
Khi Thủy , Vân ra về lòng tôi thấy trống trãi lạ thường, tiếng côn
trùng về đêm rã rích vang lên cùng với đâu đó tiếng con ấp mủi buồn
bã kêu lên từng tiếng đôi đều đặng giữa lòng khuya vắng vẻ .
Tôi nằm đó nhìn vào khoảng tối căn phòng đi tìm giấc ngủ ,
mơ màng thấy mình rơi vào một khoảng không nào đó chơi vơi vô định ;tôi rơi
mãi, rơi mãi xuống một thung lũng toàn mùi xác chết , trong thung lũng có vô
vàn những chim thú ăn thịt người , hình hài chim không phải chim và thú không
phải thú .Khi sắp rơi xuống đất nhìn quanh thung lũng đen sâu ấy tôi chỉ
thấy toàn những oan hồn , thân xác không còn nữa . Tôi giật mình tỉnh dậy
, đâu đó tiếng gà gáy sáng vang lên báo hiệu một ngày nữa đang đến .
Chiều thứ bảy Thủy về Phan Thiết ; cô tìm đến địa chỉ bác sĩ sản
khoa theo hướng dẩn ; cô nghỉ lại Phan Thiết hai ngày ; chiều thứ hai tôi gặp
lại cô ở trường ; cô chào tôi với nụ cười héo hắt .
Tôi không vội vàng đến thăm cô vì tôi biết niềm đau trong cô bây
giờ qua lớn ; niềm đau ấy đang căn đầy trong tâm hồn cô . Dù vô tình hay cố ý
đụng vào vết thương ấy thì nó sẽ vỡ ra rồi chẳng bao giờ lành lại được . Tôi hi vọng niềm đau ấy sẽ vơi
đi theo ngày tháng và trở thành vết sẹo trong lòng cô ; dù lớn hay nhỏ nó
sẽ không còn làm cô gục ngã nữa ; có chăng cũng chỉ là một chút nhói đau khi
nghĩ về những mất mát đã qua .
Hơn một tuần sau , nghe cô bi bệnh tôi tới thăm .Căn phòng nhỏ ảm
đạm ,tôi ngồi bên cạnh giường ,cô gượng ngồi dậy, không nói lời nào
, cô ngã vào lòng tôi bật khóc .Tiếng khóc nức nở , hoảng loạn .Tôi ngồi
đó nghe niềm đau trong cô tuôn ra không những vơi đi mà còn đầy
thêm nữa ; cô hoảng hốt thốt lên một câu nói cho đến bây giờ tôi cũng
không thể nào quên ,“anh ơi đứa con của em ấy, khi giao nó cho anh xích
lô đem chôn ,trong gói báo nó vẫn còn cục cựa “; cô tiếp tục khóc ,khóc
mãi..Trong tiếng nấc nghẹn ngào ấy , tôi mơ hồ hiểu rằng vết thương lòng
cô chẳng thể nào lành lại được
Một lúc sau , đợi Thủy bình tỉnh lại, dìu Thủy năm
xuống giường .Tôi cố gắng lắm mới cho cô một lời khuyên mà tôi thấy
thích hợp nhất trong hoàn cảnh này. “hãy quên những gì xảy ra ;coi như nó
không tồn tại ; và nên lấy công việc sắp tới làm niềm vui”.Nhưng nhìn cái dáng vẻ thẩn thờ vô hồn ấy lòng tôi thấy xót xa , không
thể nào yên tâm được .
Tuần lễ sau đó , Thủy xin phép nhà trường về Phan Thiết khám
bệnh và từ đó cô ra đi không trở về nữa ..
.
Gần một năm sau, trên đường thăm một người bạn ; tôi ghé vào một
chợ quê, chợ trưa vắng vẻ ; tôi mua một ít mồi nhậu và hai ồ bánh mì
.Chưa ra khỏi chợ ,chợt tôi nhìn thấy một thiếu nữ ở bên kia góc chợ đang
nhìn mình cười cười trông rất quen ; Cô chậm rãi đi về phía tôi đứng; thì ra
Thủy ; tôi định lên tiếng chào cô khi cô đến gần , nhưng thoạt nhìn cô với bộ
quần áo cũ mèm , xơ xác ; trên môi luôn nở nụ cười ngây ngây dại dại, cô không
nhìn tôi mà chỉ nhìn vào hai ổ bánh mì trên tay tôi thì tôi đã hiểu tất
cả .Tôi đưa cho cô hai ổ bánh, cô vội vàng nhận lấy .
.
Bây giờ thì cô không còn phải lo lắng gì nữa ;lo sợ mất việc , ân
hận vì đã bỏ con và cả cái thân phận trơ trọi đơn độc một mình trên thế gian
này cô cũng không buồn biết nốt . Tay cầm ộ bánh mì đưa vào miệng cô bước
ra khỏi chợ .
Trước chợ một khoảng sân rộng giữa trưa vắng vẻ , một cơn gió giao
mùa tạo thành cơn lốc xoáy cuốn theo những bụi bặm, rác rưỡi và cả những
chiếc lá cuối mùa rơi .Miệng vẫn nhai ổ bánh mì ,cô bình thản đi vào cơn lốc
ấy; cơn lốc làm rối tung cả quần áo vốn đã cũ rích xơ xác của cô lại càng xác
xơ hơn ; cả chiếc nón trên đầu cô cũng không buồn giữ lại , bay theo cơn
lốc để lại cái đầu tóc rối bù khô cứng phe phẩy trong gió . Nhìn cô bình thản
đi vào cơn lốc ấy , lòng tôi không bình thản chút nào . Cô đi về đâu khi trong
đời này còn quá nhiều trắc ẩn ; niềm hoang vu đang lớn nhanh trong
mỗi một con người và điều đó sắp trở thành mối hiểm họa trút xuống đầu những kẻ
nghèo khổ ,cô đơn , bất hạnh như cô .
Tôi chán nản bỏ chuyến đi chơi , về lại nhà ..Hôm sau gom
mọi thứ đồ đạc linh tinh , nhét vào cái va ly nhỏ . Tôi đến trường chuẩn
bị niên học mới .
VĐL-2/9/2014
Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014
Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014
VỀ THĂM MŨI NÉ - 30/8/2014
A. LIỄU; TẤN & PHÁT thăm Trường THPT BÙI THỊ XUÂN...
A. LIỄU; TẤN & PHÁT thăm Gia đình A. QUANG (Chồng Chị THU)...
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
CẢM TẠ
Gia đình chúng tôi chân thành cảm tạ quý Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn Cựu Học Sinh Hải Long cùng thân bằng quyến thuộc gần xa đã đến viếng, chia buồn và tiễn đưa linh cửu:
Nguyễn Thị Thu
Sinh năm 1956, từ trần ngày 15-8-2014 ( 20-7 năm Giáp Ngọ ), tại Mũi Né, hưởng thọ 59 tuổi.
Trong lúc tang gia bối rối có điều gì sơ suất xin niệm tình tha thứ.
Gia đình chúng tôi chân thành cảm tạ.
Thay mặt cho gia đình: Nguyễn Văn Trung
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Chicago
Đến được những thành phố lớn như Manhatttan,Chicago,San Francisco....mới thấy được to lớn và đông đúc dân số của Hoa kỳ.Đất lành-chim đậu
Mời nghe nhạc cuối tuần
Oh! Carol, I am but a fool,
Darling I love you tho' you treat me cruel,
You hurt me and you made me cry
But if you leave me I will surely die.
Darling there will never be another
Cause I love you so,
don't ever leave me,
Say you'll never go
I will always want you for my sweetheart
No matter what you do
Oh! Carol, I'm so in love with you.
Oh, Carol...
Bún Thang - Cách nấu Bún Thang
Bún thang,đây là món ăn nhìn vào là bắt mắt ngay với nhiều màu sắc và thành phần nguyên liệu nấu.
Cách nấu cũng đơn giãn.
Cách nấu cũng đơn giãn.
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)