Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Sự dịch chuyển đột ngột của bình địa kiến tạo Thái Bình Dương -siêu động đất và sóng thần

Sơ đồ hình thành siêu động đất và sóng thần ở Nhật

- Sự dịch chuyển đột ngột của bình địa kiến tạo Thái Bình Dương bên dưới bình địa Bắc Mỹ đã gây ra trận siêu động đất và cơn đại hồng thủy tại Nhật Bản hôm thứ sáu vừa qua, gây thiệt hại rộng khắp và làm 10.000 người có thể đã thiệt mạng.



Động đất xảy ra ở nơi bình địa Thái Bình Dương (ảnh Pacific plate) xô đẩy bên dưới bình địa Bắc Mỹ (ảnh North American plate). Miền bắc Nhật nằm trên đỉnh tây của bình địa Bắc Mỹ.



Trong khu vực được gọi là Rãnh Nhật Bản, bình địa Thái Bình Dương thường di chuyển về phía tây khoảng hơn 8cm mỗi năm.


Trận động đất là do dịch chuyển địa tầng, sự dịch chuyển mạnh của bình địa Thái Bình Dương, đè nén bình địa Bắc Mỹ bên dưới, kết quả là đẩy bình địa Bắc Mỹ lên trên.



Quá trình dịch chuyển lên trên này của bình địa Bắc Mỹ đã sản sinh ra một lượng lớn năng lượng và đẩy một lượng lớn nước đại dượng lên trên, gây ra sóng thần.



Năng lượng đẩy ra từ tâm chấn. Ở sâu dưới đại dương, bước sóng rất dài và độ cao thấp. Những bước sóng này có thể di chuyển với vận tốc hơn 500 dặm/giờ.



Khi sóng thần tiến gần bờ, nước nông hơn sẽ khiến độ cao của sóng tăng. Sóng được đẩy vào bờ bởi một lượng lớn nước và năng lượng đã được tăng mạnh đằng sau chúng.



Độ cao của sóng đạt tới 10m dọc bờ biển Nhật và cảnh báo sóng thần được ban bố tận ở những vùng bờ biển phía tây của nước Mỹ và Nam Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét