Tới ngã tư cuối cùng, tôi tự đặt tên là ngã tư Chùa. Đi thẳng ra hướng biển: san sát nhà hàng ăn uống, phòng nghỉ; rẽ phải: bãi đậu xe, cũng nhà hàng, nhà nghỉ. Nhìn sang hướng tay trái, sau hai dãy những gian hàng bán đồ lưu niệm dài hun hút, thấp lụp xụp là cả một quần thể kiến trúc: Chùa, Am, Điện, Cốc…liên hoàn với nhau trên độ cao 64 mét ở một vùng núi đá rộng hơn 40.000 m2, gồm hàng ngàn, hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có những tảng nguyên khối như những ngôi nhà, có những tảng hình thù kỳ lạ mang dáng dấp kỳ bí chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo; thiên nhiên đã xếp đặt một cách khéo léo những tảng đá với nhau thành những cái hang: hang to, hang nhỏ; hang lớn, hang bé; hang sâu, hang cạn; hang thấp, hang cao, hang rộng, hang hẹp…ôi thì đủ loại, đủ vẻ, đủ hình dáng; có những hang vào ra thoải mái, cũng có những hang phải khom lưng mới vào được, vô ý đứng thẳng người lên là nghe cái cốp xuất hiện cục u trên đầu ngay. Nhà báo Lưu Trọng Văn, con trai của thi sỹ Con nai vàng ngơ ngác Lưu Trọng Lư khi đến Núi Cấm (An Giang) thấy nhiều hang quá gọi là “một kho hang”; còn tôi đến Chùa Cổ Thạch thấy nhiều hang quá gọi là “một trời hang” cho nó khỏi đụng hàng.
Một góc quần thể của Chùa Cổ Thạch
Xuống xe, lội bộ thôi, chỉ vài trăm mét nữa là đến đích rồi. Trời nắng chang chang, gió biển thổi vào cũng không làm dịu đi cái nóng bức của những ngày cuối Hè này; ở đây cây cối lưa thưa, thấp lè tè, mọc trên cát bạc màu đầy ắp hơi mặn của nước biển, quằn quại chống chọi với khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại. Rẽ vào gian hàng bên đường mua mấy cái nón đội cho nó đỡ nắng, nón được kết bằng những sợi lá y như sợi sóng lá (lá buôn), rộng vành; người đan nón cố ý để chung quanh vành những cọng lá te tua cho nó phong trần. Mỗi người một cái, cũng ra dáng khách du lịch “ta ba lô” đấy chứ.
Theo hướng Chùa nhanh chân thẳng tiến vì nắng quá, dốc thoai thoải, vào tới những gian hàng bán đồ lưu niệm thì không bị nắng mà lại nóng do những gian hàng sát nhau, che cả gió, chỉ chừa lối đi; đồ lưu niệm, đồ trang sức được chế tác bằng san hô, ốc biển và đá cổ thạch như cối giã, ấm trà, bình cắm hoa, chuông gió, vòng đeo tay, xâu chuỗi…đặc biệt là bán cả tượng, cả hình Phật, hình Chúa: Phật tổ Như Lai, Phật bà Quan âm, Phật Thích ca mâu ni, Phật Di lặc…hình Chúa Giêsu, Đức mẹ Maria, các Thánh…Đúng là hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo. Ở một số nước Tây Á, Bắc Á hễ đạo Hồi là đạo Hồi, Đạo Hindu là đạo Hindu, đạo Do Thái là đạo Do Thái, lộn xộn là “bụp” liền. Ở Việt Nam ta “Dao nào cũng là Dao”. Chẳng thế mà Lễ Phật Đản tại Chùa cũng có Linh mục Thiên Chúa Giáo, Thầy cả Hồi Giáo tham dự; Lễ Giáng sinh tại nhà thờ cũng có các chức sắc tôn giáo khác đến viếng thăm là gì.
Điểm đến đầu tiên của Chùa là cái cầu nhỏ xinh xinh bắc qua một khe suối cũng xinh xinh, mùa này khô nước. Từ đây bắt đầu bước vào đất Phật, không khí trở nên mát dịu lạ thường, ta sẽ gặp đôi rồng uốn lượn hai bên đường đi như đón chào những ai có duyên đến viếng Chùa, bên phải chiếc cầu là bức tượng hình Hổ ngồi, đối xứng là tượng Voi nằm được tạc bằng đá với kỹ thuật tinh vi, có cái đầu, vòi, ngà láng bóng vì nhiều người tới đây việc đầu tiên là rờ, vuốt một cái. Ngước lên trên cao, lồ lộ hiện ra cái cổng Chùa rất lớn (gồm một cửa chính, hai cửa phụ) cũng được xây bằng đá mang dáng dấp cổ xưa mà ta thường thấy ở các ngôi Chùa, đình làng, đền thờ…trong ti vi; cổng được trang trí rất đẹp, họa tiết Long Lân Quy Phụng, khắc nhiều chữ Tàu, có 3 chữ rất lớn, có người dịch là Cổng Tam Quan, tôi không biết chữ Hán nên dịch là Cổ Thạch Tự. Muốn đến cổng Chùa còn phải leo 36 bậc thang cũng được xây bằng đá tương đối dốc. Lên tới bậc cuối cùng ta sẽ gặp một kiệt tác của thiên nhiên đó là 3 phiến đá xếp thành hàng ngang tạo dáng con cá Kình; theo Kinh Phật gọi là con “Ma Kiệt” một loài được xem là hóa thân từ Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp đỡ ngư dân khi gặp nạn ngoài biển khơi.
Cổng Tam Quan – Chùa Cổ ThạchNhìn lưng áo các bạn ướt đẫm mồ hôi; nhìn bao quát cảnh Chùa từ độ cao: nào am, nào cốc, nào đá, nào núi, nào hang trùng trùng điệp điệp xen kẽ lẫn nhau, chồng chất lên nhau, tôi nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan lúc đến Đèo Ngang:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Còn tôi thì:
Bước đến Chùa Hang nắng quá trời
Chùa chiền chen đá cát chen hang
Chùa chiền chen đá cát chen hang
(Tôi đang tập làm thơ, nhờ Thùy chỉnh sửa để đạt trình độ thơ con cóc).
(còn nữa)
(còn nữa)
Thơ của anh Nhân là thơ con ếch ... hihihi ... mà ếch với cóc thì cũng từa tựa giống nhau :P
Trả lờiXóalời văn rất bình dân .
Trả lờiXóaĐọc không nhàm chán .
viết hay lắm đó Nhân .
Mai mốt đóng tập gởi vào dự thi nhé.
hiiii........ hiiiiiiiiii.....
Anh PDNhan khong biet ngay xua co hoc Van khoa khong? sao ma viet van hay den vay, cach dien dat kha hap dan lam thu hut long nguoi cu muon di ngay den Chua Hang de duoc thuong ngoan canh dep noi ay.HH chua tung di den noi do, doc het 3 bai van cua Anh Nhan chang bo xot chu nao va co cam giac nhu minh dang dao khap Chua Hang.
Trả lờiXóaAnh Lieu de nghi Anh Nhan dong thanh tap goi du thi, y kien Anh Lieu rat hay, H cung dong tinh.
Rất tiếc ngày xưa không được học ở Văn Khoa. Loạt bài Hàm Thuận Nam lần đầu tiên viết. Cô Hồng và các bạn khích lệ viết tiếp Những chuyến đi.
Trả lờiXóaCám ơn HH