Tôi theo dõi vụ bắt
cóc trẻ em mấy ngày qua ở Bệnh viện quận 7 (TP HCM), từ khi vụ việc xảy ra
cho đến khi bắt được thủ phạm. Tôi thấy mọi người đều phấn khởi. Sau khi biết
hoàn cảnh của thủ phạm, đại đa số ý kiến mọi người lập tức quên sạch cảm giác
phẫn nộ mấy ngày trước.
Tất cả lập tức chuyển
qua đề nghị tha thứ, thậm chí có người còn thông cảm đến mức muốn pháp luật bỏ
qua để cho thủ phạm làm lại cuộc đời. Tôi cho đây là một tình huống điển hình
thể hiện rất nhiều người Việt sống và hành động theo cảm xúc, chứ không theo lý
trí và pháp luật.
Mọi người thấy đứa trẻ
bị bắt cóc thì phẫn nộ. Đến khi thấy cháu bé được đoàn tụ, thủ phạm đáng
thương, mọi người lại xót xa muốn tha thứ. Cảm xúc nhiều người cứ thay đổi như
chong chóng, xoành xoạch 180 độ.
Từ khi biết hoàn cảnh của cô gái đến giờ, hiếm thấy ý kiến
nào đề nghị pháp luật phải mạnh tay để răn đe những vụ việc tương tự có thể xảy
ra. Ở một xã hội thượng tôn pháp luật, kể cả khi bị hại xin bãi nại, vụ bắt cóc
trẻ em này chắc chắn sẽ bị trừng trị nghiêm khắc để răn đe tội phạm.
Thấy tội phạm có vẻ đáng thương, thế là ầm ầm đòi tha bổng
thì làm sao có thể xây dựng một xã hội tuân theo pháp luật?
Một xã hội mà mọi cá nhân đều hành xử theo cảm tính thì sẽ
là một xã hội yếu. Một xã hội mà mọi cá nhân đều ý thức hành xử theo luật pháp
thì sẽ là một xã hội mạnh.
Ở các nước phát triển,
có hệ thống pháp luật mạnh và chặt chẽ, làm gì có chuyện xin xỏ mong thông cảm?
Tất cả, họ đều nói chuyện bằng kiến thức pháp luật. Nếu có tình tiết giảm nhẹ,
họ sẽ nói chuyện ở tòa án chứ không xin xỏ gì hết.
Đây cũng là một mặt yếu,
rất yếu của người Việt và nó cũng là rào
cản không nhỏ trên quá trình hội nhập và phát triển.
Tôi hiểu vị tha là điều tốt, nhưng giữa vị tha và vô nguyên
tắc có ranh giới rất mong manh. Chính vì buông thả theo cảm xúc nên nó đẻ ra
thêm tính tự sướng, thích được khen của người Việt.
Khi chúng ta được người
nước ngoài khen là chăm chỉ, cần cù, thông minh, thân thiện, dũng cảm trong chiến
tranh, vị tha cho kẻ thù sau chiến tranh, ý chí vượt khó... tôi thấy nhiều người
Việt sướng tít cả mắt.
Đã bao giờ những vị
thích tự sướng thắc mắc rằng: tại sao chúng ta hội tụ đủ những đức tính tốt như
thế mà sao đất nước vẫn nghèo, vẫn đang lẹt đẹt ở nhóm dưới của thế giới hay
chưa? Phải chăng chúng ta có thông minh, nhưng cũng chỉ ở một vài mặt và cũng
không phải là quá xuất chúng.
Ngược dòng lịch sử,
chữ viết của chúng ta từ chữ Hán Nôm, đến chữ quốc ngữ, cũng là đi mượn, hoặc
do người ta sáng tạo ra cho chúng ta dùng. Chúng ta có chăm chỉ, cần cù, nhưng
chưa đủ rộng khắp toàn xã hội.
Nếu muốn học tính cần cù, hãy quay sang học người Nhật và
người Hàn Quốc trước khi tự khen mình. Nếu chúng ta muốn học tính nguyên tắc, kỷ
luật, ý chí thì hãy học người Đức. Học về lý trí, thực tế thì hãy học người Mỹ.
Suốt cả chiều dài lịch sử đất nước, chúng ta chưa bao giờ từng
là một quốc gia văn minh giàu mạnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn chưa thể
chứng minh bằng kết quả.
Tôi thấy người Việt hiện giờ đang tự sướng với rất nhiều đức
tính tuyệt hảo do tự mình khoác lên và sẽ rất khó chịu nếu bị bóc mẽ. Thực ra,
người Việt có những đức tính tốt đó, nhưng chúng không đủ mạnh, đủ rộng để kéo
bật dân tộc lên trong quá trình phát triển.
Mặt khác, khi các đức
tính đó phát triển sang một thái cực khác nó sẽ trở thành có hại. Thí dụ như, vị
tha biến thành vô nguyên tắc. Thân thiện trở thành dễ dãi. Thông minh trở thành
khôn lỏi. Dũng cảm trở thành lì lợm. Chăm chỉ đến mức không còn sáng tạo.
Có thời kỳ đi đâu
cũng nghe thấy tự sướng là được người nước ngoài khen người Việt thân thiện, nụ
cười luôn trên môi. Tôi đã gặp nhiều người Việt quá dễ cười, không có gì đáng
cười cũng cười, đúng là nụ cười luôn trên môi. Trong số đó có rất nhiều những nụ
cười ngờ nghệch. Có gì đáng tự hào đâu?
Chúng ta hãy nhìn sang các nước phát triển có người dân nước
nào thân thiện luôn nở nụ cười trên môi chưa? Nếu bạn làm vậy nhiều người ta sẽ tưởng bạn có vấn đề về thần
kinh.
Tôi đã từng sống một
thời gian ở London, New York, đã từng qua Tokyo, Seoul, Bắc Kinh và hầu hết
Đông Nam Á. Tôi cũng đã nhiều lần đi dọc đất nước mình từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Không có dân nước nào mà lại cười nhiều như ở ta.
Đã đến lúc chúng ta
phải giật mình xem lại một cách nghiêm túc. Hãy bớt huyễn hoặc, hãy thực tế hơn
và học hỏi những đức tính tốt của các dân tộc khác. Có như vậy mới có thể tăng
tốc phát triển đất nước, còn nếu không thì sẽ chỉ lẹt đẹt mãi ở nhóm cuối của
thế giới mà thôi. ( Hùng - VNEXPRESS)
Xét từng hoàn cảnh riêng mỗi một con người có nhiều hoàn cảnh cần phải được cảm thông.Tuy nhiên luật pháp dựa trên những nguyên tắc đạo đức chung có tính phổ quát và nói cho cùng cũng để bảo vệ quyền lợi cho nhiều cái riêng khác nên không thể khoan nhượng được.Mọi người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật đó cũng là cách thể hiện đao đức của mình sau khi có hành vi sai phạm.
Trả lờiXóaĐọc bài này nhớ ngày xưa ở trung học có học qua về bài viết Gì Cũng Cười của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên tạp chí Đông Dương.
Trả lờiXóa