Từ
ngày du lịch phát triển Mũi Né đã có những đổi thay đáng kể. Những vùng đất
hoang vu đã trở thanh vô giá dưới mắt những nhà đầu tư khai thác ngành du lịch.
Bà con ngư dân có thu nhập tốt hơn vì hải sản khai thác rộng đường tiêu thụ và
giá cả tăng từng ngày.
Nhiều gia đình nông dân trước ở nhà tranh vách lá, du lịch phát triển bán đi những vùng đất ven biển đã có tiền xây nhà và mua sắm những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống tốt hơn. Lực lượng lao động đã có những công việc mới. Không thể phủ nhận ngành du lịch đã góp phần rất lớn làm Mũi Né thay da đổi thịt từng ngày. Những cư dân vùng Hòn Rơm trước đây khi về chợ Mũi Né phải mất hàng tiếng đồng hồ và phương tiện đi lại là đôi chân mỏi mòn, đôi vai trĩu nặng quang gánh để lưng ngày càng còng theo năm tháng.
Cuộc sống của họ giờ tiện nghi tốt hơn. Đi chợ có xe chạy vèo năm bảy phút là tới. Đôi vai cũng đã đươc giải phóng. Nhưng cái được nào cũng có cái mất miễn là sự đánh đổi sao cho có lợi nhất cho người dân. Môi trường sống ít nhiều cũng đã bị đánh đổi. Trong đó vì nhu cầu cuộc sống, những cư dân hiền lành nhất cũng đã biết cách tráo trở hơn trong mua bán… Trở lại vấn đề phát triển du lịch. Những vùng đất ven biển đã được khai thác triệt để và lợi ích như thế nào vẫn cần có một tổng kết đánh giá đúng mức trong việc khai thác, đầu tư giữa các nhóm lợi ích. Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng con đường 706 B chạy xẻ nửa động cát đã làm cảnh quan động cát thay đổi toàn bộ. Động cát ngày trước giống như những cô gái đỏng đảnh tạo dáng theo gió mùa Tây Nam hay gió mùa Đông Bắc có vẻ đẹp thật say đắm lòng người. Bởi vẻ đẹp như huyển, như hoặc đó mà trước năm 1975 nhiếp ảnh gia Đình Cường đã có những tác phẩm vô giá được đánh giá cao ở những cuộc thi nhiếp ảnh. Động cát Mũi Né xưa có những bờ dốc dựng đứng cao đến 30, 40 mét.
Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy lấy những bẹ dừa khô làm xe ngồi trên bẹ dừa chạy từ đầu dốc xuống đến chân dốc và sau đó phải bò lên. Những chiều Hè tiết trời nóng có khi là 5, 7 đứa có khi vài ba đứa lên chọn những đồi cát cao nhất vừa có khí trời mát mẻ, vừa có thể ngắm mặt trời đỏ rực từ từ lặn ở chân trời thật xa. Hoặc cũng có thể ngắm trăng lên từ cuối chân trời xa thẳm. Mỗi một mùa gió động cát có mỗi kiểu dáng khác nhau. Bởi nó có tên là cồn cát di động nên luôn thay hình đổi dạng. Ai từng sống ở nơi này sẽ thấy rất rõ những thay đổi đến không ngờ của động cát ngày trước với ngày nay.
Ngày trước động cát như cô gái mới lớn hay làm duyên, làm dáng thay hình đổi dạng và thật tinh khôi. Động cát ngày nay bị xẻ dọc chia hai và hàng ngàn dấu chân liên tục dẫm đạp quanh năm và cũng không đủ sức tạo dáng vì nó đã như cô gái về già thiếu sức sống và cam chịu. Giá như con đường 706 B không xẻ chia hai nửa động cát mà chạy dọc từ Mộ Cô dựa theo chân đồi 115 thì du khách có thể nhìn tổng thể Mũi Né để thấy làng xóm được biển ôm quanh và sau lưng là động cát điểm chia ranh giới của biển là hàng dừa xanh ven biển sẽ sinh động và quyến rũ hơn nhiều và khi ấy động cát vẫn còn nguyên vẹn. Mỗi khi gió mùa về tạo hình dợn sóng được pha lẫn bụi màu đen để chứng tỏ sự có mặt của quặng Titan dưới lòng đất. Một người con Mũi Né đã từng xúc cảm vẻ đẹp của quê hương mà sáng tác bài hát (Mũi né quê hương tôi vòng tay ôm biển rộng, hàng dừa xanh ngát dọc đại dương…) Mũi Né cũng có mùa gió Đông Bắc, mùa của nhớ thương và mùa cưới. Gió bấc về đã từng làm người con của Mũi Né sống xa quê nhớ về tình yêu của mình khi gió bấc về với bài thơ có đoạn
Mũi Né ơi, người xưa đã xa.
Người ơi, gió bấc nhớ không ngờ
Năm
nay người có về ăn tết.Nhiều gia đình nông dân trước ở nhà tranh vách lá, du lịch phát triển bán đi những vùng đất ven biển đã có tiền xây nhà và mua sắm những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống tốt hơn. Lực lượng lao động đã có những công việc mới. Không thể phủ nhận ngành du lịch đã góp phần rất lớn làm Mũi Né thay da đổi thịt từng ngày. Những cư dân vùng Hòn Rơm trước đây khi về chợ Mũi Né phải mất hàng tiếng đồng hồ và phương tiện đi lại là đôi chân mỏi mòn, đôi vai trĩu nặng quang gánh để lưng ngày càng còng theo năm tháng.
Cuộc sống của họ giờ tiện nghi tốt hơn. Đi chợ có xe chạy vèo năm bảy phút là tới. Đôi vai cũng đã đươc giải phóng. Nhưng cái được nào cũng có cái mất miễn là sự đánh đổi sao cho có lợi nhất cho người dân. Môi trường sống ít nhiều cũng đã bị đánh đổi. Trong đó vì nhu cầu cuộc sống, những cư dân hiền lành nhất cũng đã biết cách tráo trở hơn trong mua bán… Trở lại vấn đề phát triển du lịch. Những vùng đất ven biển đã được khai thác triệt để và lợi ích như thế nào vẫn cần có một tổng kết đánh giá đúng mức trong việc khai thác, đầu tư giữa các nhóm lợi ích. Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng con đường 706 B chạy xẻ nửa động cát đã làm cảnh quan động cát thay đổi toàn bộ. Động cát ngày trước giống như những cô gái đỏng đảnh tạo dáng theo gió mùa Tây Nam hay gió mùa Đông Bắc có vẻ đẹp thật say đắm lòng người. Bởi vẻ đẹp như huyển, như hoặc đó mà trước năm 1975 nhiếp ảnh gia Đình Cường đã có những tác phẩm vô giá được đánh giá cao ở những cuộc thi nhiếp ảnh. Động cát Mũi Né xưa có những bờ dốc dựng đứng cao đến 30, 40 mét.
Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy lấy những bẹ dừa khô làm xe ngồi trên bẹ dừa chạy từ đầu dốc xuống đến chân dốc và sau đó phải bò lên. Những chiều Hè tiết trời nóng có khi là 5, 7 đứa có khi vài ba đứa lên chọn những đồi cát cao nhất vừa có khí trời mát mẻ, vừa có thể ngắm mặt trời đỏ rực từ từ lặn ở chân trời thật xa. Hoặc cũng có thể ngắm trăng lên từ cuối chân trời xa thẳm. Mỗi một mùa gió động cát có mỗi kiểu dáng khác nhau. Bởi nó có tên là cồn cát di động nên luôn thay hình đổi dạng. Ai từng sống ở nơi này sẽ thấy rất rõ những thay đổi đến không ngờ của động cát ngày trước với ngày nay.
Ngày trước động cát như cô gái mới lớn hay làm duyên, làm dáng thay hình đổi dạng và thật tinh khôi. Động cát ngày nay bị xẻ dọc chia hai và hàng ngàn dấu chân liên tục dẫm đạp quanh năm và cũng không đủ sức tạo dáng vì nó đã như cô gái về già thiếu sức sống và cam chịu. Giá như con đường 706 B không xẻ chia hai nửa động cát mà chạy dọc từ Mộ Cô dựa theo chân đồi 115 thì du khách có thể nhìn tổng thể Mũi Né để thấy làng xóm được biển ôm quanh và sau lưng là động cát điểm chia ranh giới của biển là hàng dừa xanh ven biển sẽ sinh động và quyến rũ hơn nhiều và khi ấy động cát vẫn còn nguyên vẹn. Mỗi khi gió mùa về tạo hình dợn sóng được pha lẫn bụi màu đen để chứng tỏ sự có mặt của quặng Titan dưới lòng đất. Một người con Mũi Né đã từng xúc cảm vẻ đẹp của quê hương mà sáng tác bài hát (Mũi né quê hương tôi vòng tay ôm biển rộng, hàng dừa xanh ngát dọc đại dương…) Mũi Né cũng có mùa gió Đông Bắc, mùa của nhớ thương và mùa cưới. Gió bấc về đã từng làm người con của Mũi Né sống xa quê nhớ về tình yêu của mình khi gió bấc về với bài thơ có đoạn
Mũi Né ơi, người xưa đã xa.
Người ơi, gió bấc nhớ không ngờ
Có ngậm ngùi nghe chút ấu
thơ
Nguyễn Hữu Trực
Nguyễn Hữu Trực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét