Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

TẾT TRUNG THU

 “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi 

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu …”
(Rước đèn tháng tám - Đức Quỳnh, Văn Thành)

Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)

Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
 
 Phá cỗ trung thu

Đây còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Tết Trung Thu cũng là ngày tết truyền thống của một số quốc gia ở Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.

Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.

CON GÌ THẾ ?

Nhân ngày lễ vu lan, mời xem video clip rồi đọc bài thơ,hoặc đọc bài thơ xong xin xem video clip . Nhiều người đã biết và tôi cũng đọc, xem nhiều lần , nhưng vẫn thấy cảm động. 

--------- XIN MỜI--------

CON GÌ THẾ ?

Trên băng ghế người thanh niên đọc báo
Cạnh cha già dưới bóng mát cây xanh
Chú sẻ con bay đến hót trên cành
Cha liền hỏi đó là con gì thế ?

Con vội đáp "ấy là con chim sẻ"
Nhìn chú chim, cha lại hỏi người con
Nén bực mình, âm giọng khó chịu hơn
"Tôi đã bảo với cha là chim sẻ !"

Nghe tiếng động, chim bay cao thật lẹ
Hướng theo chim, tay che mắt nhìn xa
Giọng trầm trầm cha lại hỏi lần ba
Cũng như trước "đó là con gì thế ?"

"Con chim sẻ, Cha à, con chim sẻ !"
Nhìn cha già, với đôi mắt đứng tròng
Và tuông ra những bực bội trong lòng
Dằn từng chữ, hét to "con... chim... sẻ"

Cha lại hỏi lần thứ tư "gì thế ?"
Con hét lên nghe lớn tiếng nặng lời
"Ông đang làm gì vậy? hả Ông ơi !"
"Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi nhé"

"Là chim sẻ, đó là con chim sẻ"
"Có biết không? sao cứ muốn hỏi hoài?"
Cha đứng lên ra dấu chờ chút thôi!
rồi cất bước. Con hỏi: "đi đâu thế?"

Vào nhà lấy đem ra trang nhật ký
Trao vào tay, bảo đọc lớn nghe con!
Nghe lời cha, cất giọng đọc trầm buồn
Từng câu chữ từng cảm thương vời vợi !

"Vài ngày nữa con trai đầy ba tuổi
Hai cha con ngồi ghế đá công viên
Một chú chim đang nhảy nhót cạnh bên
Con lên tiếng hỏi tôi "con gì thế?"

Nghe con hỏi, tôi trả lời "chim sẻ"
Hăm mốt lần, con vẫn hỏi một câu
Hăm mốt lần, "là chim sẻ" giống nhau
Tôi ôm nó mỗi lần nghe con hỏi

Cứ như thế, bên trả lời bên hỏi
Cứ lập đi lập lại mãi không ngừng
Niềm yêu thương thay vì phải nổi khùng
Với đứa bé đầy vô tư tuổi nhỏ. "

Tình phụ tử vẫn cao như thế đó
Mới biết đời nước mắt vẫn chảy xuôi
Trả cho cha, cao lắm bốn lần thôi
Lòng hậm hực, đã buông lời bất mãn

Công nuôi dưỡng, cha cho con vô hạn
Hăm mốt lần, lòng tràn ngập thương yêu
Cho thì nhiều, khi nhận chẳng bao nhiêu
Cũng vui vẻ! Ôi lòng cha cao quý!

Vòng tay siết, ôm cha mắt ngấn lệ
Đôi môi này xin gửi một nụ hôn
Trong thâm tâm lòng cảm xúc vô vàn
Nay đã hiểu lòng cha như núi Thái.

Con xin nguyện nhớ ơn cha mãi mãi !

Theo cnb

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Là trăng là sao treo chơi vơi
Là cỏ bâng khuâng cạnh bên đời
Là kinh là tịnh riêng một cõi
Là tâm tĩnh lặng giữa cuộc chơi

Là mây là gió là thế thôi
Là phấn là son hồng nét môi
Là sâu cuộn mãi trong chiếc lá
Là hoa là nhụy ngọt nguyên khôi

Là chim là bướm chắp cánh bay
Là tơ là lụa mỏng manh thay
Là mưa là bụi từng hạt nhỏ
Là sóng là cát giữa vòng tay

THẰNG CUỘI !


TRUNG THU !


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Bài dự thi được giải

Trường tôi là ngôi trường nhỏ nằm trên tuyến đường Nguyễn Minh Châu của Thành phố Phan Thiết. Tuy trường nhỏ nhưng tôi rất tự hào về trường. “Lê Hồng Phong” chính là trường của tôi.

Đối diện của trường là Trường Tiểu học Mũi Né 1. Ngày ngày chúng tôi được cắp sách đến trường, được gặp bè bạn để trò chuyện, trao đổi về học tập. Những ngày nghỉ tôi lại thèm được nghe thầy cô giáo giảng bài, ôi nhớ lắm. Thầy cô không những dạy cho chúng tôi về kiến thức, học tập mà còn dạy rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Trường tôi xây dựng cách đây rất lâu nên đã cũ. Tuy vậy, tôi lúc nào cũng tự hào về trường. Trường gồm hai dãy trệt và một dãy lầu. Trong sân trường có những cây to xanh mát và dưới những tàn lá xanh kia là hàng ghế đá cho chúng tôi ôn bài. Trường tôi nằm ở ngoại thành Thành phố Phan Thiết nên rất khó khăn về vật chất. Tuy nhiên thầy cô nơi đây luôn tìm phương pháp giảng bài cho chúng tôi một cách hiệu quả nhất. “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đó là khẩu hiệu của trường chúng tôi. Quả thật vậy tôi luôn xem trường là ngôi nhà thứ hai của mình, thầy cô là cha mẹ dạy những điều hay trong cuộc sống, dạy về đạo lý làm người. Hiện nay có nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình nên phải nghỉ học. Tuy nhiên trường luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt để các bạn quay lại trường làm chúng tôi thêm sâu sắc câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Không những thế trường còn phát động phong trào “Tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ bạn nghèo vượt khó”.

Trường tôi mộc mạc đơn sơ
Dù mưa dù nắng ngẩn ngơ giữa trời
Trường tôi nghèo lắm ai ơi
Tuy nghèo vật chất nhưng giàu tình thương
Đi xa vẫn nhớ về trường
Với bao kỷ niệm vui buồn thiết tha
Trò Cô tình nghĩa đậm đà
Mười năm xa cách vẫn còn luyến lưu

Đây là những câu thơ tôi làm khi nói về trường của mình.
Tôi rất yêu trường của mình, tôi mong các bạn hãy luôn yêu thương và luôn tự hào về trường của mình. Mong mọi người luôn biết ơn và kính trọng thầy cô – Những người lái đò đưa chúng ta cập bến bờ cuộc đời không ngại khó khăn gian khổ./.

NGUYỄN THỊ THẢO Lớp 9A6 – Trường THCS Lê Hồng Phong
Giải khuyến khích (khối lớp 9)

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Hỏi

Hỏi người có nhớ ta chăng ?

Ta về ta nhớ lông măng mượt mà

Hỏi người có nhớ vườn cà ?

Ra về nhớ lắm hiên nhà giậu thưa

Hỏi người có nhớ ta chưa ?

Ta về nhớ những giọt mưa ngọt ngào

Hỏi người có nhớ vườn đào ?

Ra về nhớ mãi cổng vào ngõ hoa


Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC TRONG TUỔI GIÀ !

Gởi ai đã và sắp đến tuổi già.

Bí Quyết của Tuổi Già
Trước tuổi trung niên - Đừng sợ hãi !
Sau tuổi trung niên - Đừng tiếc nuối !
Hãy tận hưởng cuộc đời lúc nào có thể
Đừng đợi đến khi chân hết lết nổi, rồi mới tiếc nuối.
Khi nào thể lực còn cho phép, hãy đến thăm những nơi mình thích.
 Khi có cơ hội, hãy họp mặt với các Ông, Bà bạn già.  
Họp mặt không chỉ để ăn uống; mà để tận dụng khoảng thời-gian-chẳng-còn-lại-bao-nhiêu.
Tiền gởi trong Ngân hàng chưa hẳn là của bạn. Khi có dịp cần tiêu, thì cứ tiêu, & hãy đối xử tốt với chính mình vì mình đang mỗi ngày một già đi. 
Thích ăn gì, cứ ăn! Điều quan trọng là bạn cảm thấy hạnh phúc.

 
 
Thực phẩm tốt cho sức khỏe - ăn thường xuyên và nhiều - nhưng không hẳn chỉ ăn có thế.
Thực phẩm không tốt cho sức khỏe - thỉnh thỏang ăn một chút - không nhất thiết phải tuyệt đối kiêng những thực phẩm này.
Hãy chữa bệnh bằng sự lạc quan. Dù bạn giàu hay nghèo. 

Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử . 
Không có ngoại lệ, đời là thế.
Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh .
Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵn sàng ra đi không nuối tiếc .
Hãy để các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình, để Thượng Đế chăm sóc cuộc đời và yêu thương mình, nhưng chính mình phải làm chủ tâm trạng mình.
Nếu sự lo âu có thể chữa khỏi bệnh cho bạn, thì bạn cứ lo âu đi!
Nếu sự lo âu có thể giúp bạn sống lâu, thì bạn cứ lo âu đi!
Nếu lo âu có thể đem đổi lấy hạnh phúc, thì bạn cứ lo âu đi!

Con cái sẽ tự gây dựng nên gia sản của chúng.

Hãy lo gìn giữ Bốn Báu Vật của mình

1- Thân thể mình - cần chú ý hơn đến sức khỏe, chỉ mình biết sức mình hơn ai hết.








 

2- Quỹ hưu trí - tiền do bạn làm ra, nên giữ cho chính mình là tốt nhất.

3- Người bạn đời - hãy trân quý từng giây phút sống bên nửa-kia-của-mình; rồi một trong hai nửa sẽ ra đi trước.
TÌNH YÊU LÝ TƯỞNG
4- Các bạn già - hãy nắm lấy mọi cơ hội để gặp nhau. Cơ hội sẽ hiếm hoi dần với thời gian.
CÙNG BẠN BÈ, MỖI NGÀY TA HÃY CƯỜI VANG, NHẢY NHÓT 
VÀ VUI VẺ VỚI NHAU !!!
Dòng nước không bao giờ chảy ngược lại.
Dòng đời cũng vậy, hãy vui sống !

HÃY TẬN HƯỞNG MỖI GIÂY PHÚT TRONG ĐỜI MÌNH




VU LAN - MÙA BÁO HIẾU


TÂM SỰ MÙA VU LAN !


BÔNG HỒNG CÀI ÁO


14 ĐIỀU PHẬT DẠY

MẸ LÀ PHẬT


Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Đánh ghen

Cùng chung một xã, cùng học một trường, cùng lớn lên ở một vùng quê nghèo cách huyện lỵ trên 10 cây số. Hết lớp 9, không đủ điều kiện kinh tế về trường huyện tiếp tục học, anh chị ở nhà phụ gia đình việc nương rẫy ruộng vườn.
Năm anh 22, chị cũng vừa tròn 21 tuổi, qua quen biết và mai mối giữa 2 gia đình, họ thành vợ chồng trong niềm vui của dòng họ, bạn bè, người thân, láng giềng. Ra ở riêng với vài đám ruộng và 3 sào đất do cha mẹ hai bên cho. Mùa mưa, anh chăm sóc ruộng đồng, nương rẫy; mùa khô nông nhàn, ai kêu gì làm nấy; do sáng ý nên từ việc sửa cái ghế gảy chân, cái cửa mối mọt ăn bung bản lề đến xây chuồng heo, làm cái sân phơi…thứ gì anh cũng làm được. Lại thêm có khiếu ăn nói, tính tình vui vẻ được bà con làng xóm thương mến nên quanh năm suốt tháng không mấy khi không có việc làm. Còn chị, mở một quán nhỏ, chủ yếu bán bánh kẹo và một ít đồ dùng sinh hoạt gia đình, buổi sáng còn tranh thủ bán thêm bánh mì, bánh canh…Cuộc sống ổn định, gia đình đầm ấm. Hạnh phúc được nhân lên gấp bội khi hai cháu một gái một trai lần lượt ra đời. Đúng là một mẫu gia đình lý tưởng và cũng là hình ảnh mà nhiều anh chị thanh niên vùng nông thôn chuẩn bị lập gia đình mơ ước.
Mấy năm gần đây, phong trào trồng cây thanh long phát triển rầm rộ, anh chị cóp nhặt toàn bộ số tiền dành dụm cũng đầu tư trồng thanh long. Lợi nhuận thu được đã biến ngôi nhà tôn vách đất của anh chị thành ngôi nhà xây, tiện nghi sinh hoạt: tivi, tủ lạnh, quạt máy, bếp gaz…được sắm sửa. Chưa dừng lại ở 3 sào thanh long, ngày ngày anh trên chiếc xe Dream mới mua, tới các vườn làm môi giới mua bán cho các chủ vựa thanh long; ban đầu chỉ quanh quẩn trong xã, sau đó mở rộng ra các vùng lân cận. Thu nhập ngày càng cao, cuộc sống gia đình ngày trở nên sung túc, chị nghỉ bán quán, hàng ngày chăm lo con cái và chăm sóc vườn thanh long. Còn anh, việc đi lại mua bán nhiều nơi nên ra khỏi nhà từ mờ sáng đến chiều tối mới về…Có hôm, chị còn nhận được điện thoại nói là phải “xã giao” với khách mua bán, có rượu bia đi xe về không an toàn nên ngủ lại. Thương chồng vất vả chăm lo làm ăn, chị tin. Mà đúng thật, tai nạn giao thông ngày càng nhiều, chị cũng muốn nếu có say xỉn thì không nên chạy xe về. Mấy tuần nay, việc “xã giao” phải ngủ lại xảy ra thường xuyên hơn, cách vài ba hôm lại ngủ lại một đêm. Thỏa mãn với những thứ hiện có: nhà cửa to đẹp, con cái ngoan ngoãn học hành, tiện nghi vật chất trong nhà đầy đủ, tiền bạc anh đưa về đều đặn…chị chẳng nghi ngờ gì việc anh đi về thất thường…
Trời chạng vạng tối, người em dâu hớt ha hớt hải tới báo cho chị cái tin “kinh thiên động địa” là người ta thường gặp anh ấy hay lui tới nhà của chị X ở xã bên, trước đây cũng đã có chồng nhưng ly dị từ lâu, không con cái gì cả, có sạp bán rau hành ngoài chợ, người em dâu đã hỏi tường tận biết rõ nhà cửa; người ta còn nói thỉnh thoảng thấy sáng sớm anh ấy từ nhà chị X đi ra. Quá sốc, mặt chị tái mét, tay chân run bắn; giờ này anh cũng chưa về, trời thì mây đen vần vũ chuẩn bị cơn mưa lớn ập đến. Đêm đó, lòng như lửa đốt, không thể nào ngủ được. Mới mờ sáng chị cùng người em dâu tức tốc đến nhà chị X, đứng trước sân nhà đối diện nhìn vào, cửa đóng im lìm, một lát sau cánh cửa hé mở, anh từ trong nhà dắt xe ra, thấy chị và người em dâu, một thoáng hốt hoảng rồi trấn tỉnh ngay, xem như không thấy gì, anh rồ ga phóng thẳng. Còn chị X, phát hiện có hai người phụ nữ sáng sớm đã đứng trước cổng nhà mình, trong đó có chị vợ anh ấy, chẳng xa lạ gì vì từ khi “già nhân ngãi, non vợ chồng” với anh, chị X đã tìm hiểu, biết mặt; đã có lần đến mua rau hành của chị, chị ghét cay ghét đắng từ dạo ấy. Những người đi đường hiếu kỳ dừng lại xem chuyện gì mỗi lúc một đông. Cánh cửa đóng rầm thật mạnh, hai chị em đứng như trời trồng một lát rồi ra về.
Tới nhà, đã thấy anh với khuôn mặt vừa lo, vừa sợ, vừa hối lỗi như mình vừa phạm một tội tày đình không thể sửa chữa được. Chị chẳng nói chẳng rằng, đi một mạch vào bếp. Không khí trong nhà căng thẳng nặng nề như chờ bom nổ chậm, chỉ cần đến thời điểm ấn định là vỡ toang. Cuối cùng thì anh lên tiếng trước “tự thú trước bình minh” và tuyên bố chấm dứt, không đi lại với chị X và cũng không mua thanh long ở khu vực nhà chị X nữa. Kể từ hôm ấy sáng đi trưa về, trưa đi chiều về, không còn tình trạng “xã giao” đi đứng tuồng luông như dạo trước. Còn chị, đàng nào cũng đã sống với nhau mấy chục năm, có con cái, nhà cửa công việc ổn định nên chị cũng bỏ qua không nhắc đến nữa…
Lại nói về chị X, sau cái buổi sáng đáng ghét ấy, không còn thấy anh tới lui, thế là mọi chuyện do vợ anh ấy mà ra cả, càng nghĩ càng tức, máu ghen trong người nổi lên, đến lúc không thể chịu đựng được nữa bèn rũ thêm 2 bạn hàng cùng buôn bán ngoài chợ bàn mưu tính kế, phải cho con này một mẻ cho nó biết mặt, phải làm cho khuôn mặt xinh đẹp của nó xấu đi, chồng nó chán rồi trước sau cũng sẽ bỏ…Đúng rồi, tạt ắc-xít, mà đàn bà mua ắc-xít chỉ có đi đánh ghen chứ để làm gì, người ta có chịu bán không chớ…Sau mấy ngày tính tới tính lui, ba người thống nhất đi đánh ghen “kiểu mới”, tạt bằng nước sôi.
Mới sáng sớm, trước nhà anh chị đã nghe tiếng ồn ào náo động, cả xóm chẳng hiểu chuyện gì chạy ra xem, thấy 3 chị phụ nữ khuơ chân múa tay “khiêu chiến” chưởi bới om sòm. Chị nghe tiếng ồn ào không biết chuyện gì cũng chạy ra xem, vừa ra khỏi cổng, thấy chị X, chị biết có chuyện chẳng lành vội quay lưng bỏ chạy, còn chị X liền mở nắp bình thủy trong chứa đầy nước sôi, không biết do tức giận hay do mệt nãy giờ gào rống hay “chưa có kinh nghiệm” đi đánh ghen, tay run lật bật, vặn tới vặn lui mới mở được nắp bình thủy, với tới tạt liền, vì ở tư thể chồm tới nên tạt theo hướng từ dưới lên trên và vòng ra sau, do miệng bình thủy nhỏ, nước không kịp văng ra phía trước mà lại văng lên trên và tung tóe ra chung quanh trúng cả chị và hai người bạn. Cuối cùng “địch” chạy thoát, không sao cả, còn “ta” tức là phe đánh ghen bị bỏng nước sôi, phải đến trạm y tế xã băng bó, bôi thuốc mỡ, cũng may chỉ bị nhẹ. Cả xóm chứng kiến cười một bữa no cả bụng, có người cười chảy cả nước mắt, có bà cụ già miệng nhai bỏm bẻm đứng xem phì cười văng cả miếng trầu dính áo người bên cạnh.
Cả tháng sau, mỗi khi nhàn rỗi, chuyện đánh ghen “kiểu mới” còn được chị em tụm năm tụm ba nhắc tới, cũng lại mỗi người thêm một tí làm câu chuyện thêm hấp dẫn, ai nghe cũng phải cười nôn cả ruột. Có người nói: đúng là đánh ghen “kiểu mới”, gậy ông đập lưng ông, người ta không sao, còn mình thì bị thương tích; có chị thêm vào: anh đó tính tình hiền lành vui vẻ thế mà “ghê” thật, có vợ con rồi mà còn trăng hoa, may mà “chưa gây hậu quả nghiêm trọng” chứ nếu có gì xảy ra biết giải quyết thế nào đây. Còn Bà Tư ù bán chuối chiên thì buột miệng: Đời thuở ngày nay lại có kiểu đánh ghen lộn ngược, bạn tình mà lại đánh ghen vợ người ta mới chết chứ!...Hết.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Bài dự thi được giải

Phường Mũi Né chỉ có một ngôi trường THCS đó là Trường THCS Lê Hồng Phong. Em đã học trường này trong 3 năm. Ngôi trường có rất nhiều kỷ niệm đẹp, bạn bè thân thiết, thầy cô những người lái đò đưa thế hệ trẻ sang tương lai, họ luôn sát cánh bên chúng tôi. Rất tiếc cho những người không được cắp sách đến trường, sẽ không biết ngôi trường Lê Hồng Phong như thế nào. Vì vậy tôi muốn khuyên các bạn đang đi học và đang ở ngôi trường này hãy biết trân trọng nó, tự hào vì mình đã được học ở trường này.
Từ lúc còn học cấp I, em đã nhiều lần đi qua ngôi trường này, đứng từ ngoài nhìn vào, trong lòng tôi nghĩ rằng “Ngôi trường rộng và thật đẹp, ước gì tôi cũng được học ở đây. Nếu không được học ở trường, tôi rất buồn và tự nhủ với mình là sau này sẽ có ngày mình sẽ được học ở nơi này”. Tôi đã cố gắng học thật giỏi trong những năm ấy và tôi đã được học sinh giỏi. Lễ kết thúc năm học cũng đến giống như kỳ nghĩ hè của tôi được bắt đầu, tôi mong sao kỳ nghĩ này trôi qua mau để mình được khai giảng trong ngôi trường mới vừa xa vừa lạ lẫm này. Cuối cùng ngày đó cũng đã đến, hôm ấy trời thu trong sáng, bầu trời cao trong xanh, từng đám mây trắng xốp nhẹ như bông lơ lửng trôi, gió thổi nhẹ những tà áo dài của các anh chị lớp trên. Đó là lần đầu tiên tôi đặt chân đến ngôi trường này. Chúng tôi đang đứng, bỗng một thầy trẻ tuổi xuất hiện và đưa chúng tôi vào trường học, thấy lạ nên chúng tôi vừa đi vừa quan sát thật kỹ chung quanh. Ngôi trường gồm hai mặt: mặt trước và mặt sau. Mặt trước gồm 11 phòng học và 1 dãy phòng, trong đó gồm phòng thí nghiệm, phòng giáo viên, phòng thầy hiệu trưởng, văn phòng và thư viện nơi này là nơi cung cấp thêm kiến thức và để thư giản, cuối cùng là 2 phòng học. 10 phòng học dùng cho các học sinh, suất sáng là khối lớp 9, suất chiều là khối lớp 8. Trước là cổng có ghi dòng chữ “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, bên phải là nơi cất xe của giáo viên, gần phòng 8 có nơi giữ xe của học sinh. Có các cây Dương cao, to che bóng mát. Mặt sau gồm 9 phòng học tương ứng 3 lầu, suất sáng khối lớp 6, suất chiều khối lớp 7, có 1 cây Phượng to che bóng mát. Vì Phường Mũi Né chỉ có 1 trường THCS nên học sinh từ các nơi thuộc Phường Mũi Né đều vào đó học nên số lượng học sinh rất đông. Vì học sinh đông nên cần thầy cô giáo nhiều, thầy cô dạy trong Phan Thiết ra dạy trường này. Tuy nhà xa nhưng thầy cô vẫn đến lớp dạy thường xuyên và đúng giờ. Học 3 năm lớp sáu, bảy, tám tôi đều gặp những cô giáo chủ nhiệm thật dễ thương, đáng mến. Luôn lo lắng, quan tâm từng ly từng tí những học trò của mình. Mỗi năm, tôi lại có thêm bạn mới, thầy cô mới…Trường nào cũng có một người đảm đang, gương mẫu, hiểu nhiều đạo lý, lẽ phải được chọn lên làm thầy Hiệu trưởng. Thầy Hiệu trưởng rất nghiêm nhưng thầy luôn lo lắng cho học sinh, phân biệt lẽ phải, lớp nào ngoan thầy sẽ khen và ngược lại lớp nào quậy phá hoặc không nghe lời thầy sẽ phạt. Tôi học lớp 6A1, tôi rất tự hào vì chỉ có lớp tôi là được thầy Hiệu trưởng dạy môn Sinh học. Thầy giảng bài rất hay nên chúng tôi đều chăm chú nghe giảng. Còn một người trong trường tốt cũng không kém gì thầy Hiệu trưởng đó là thầy Tổng phụ trách. Thầy lo chu đáo mọi việc của trường. Còn có cô Hiệu phó cũng nghiêm nhưng cô dạy Toán rất giỏi ai cũng khen. Trường mình đã tham gia nhiều cuộc thi ở Phan Thiết như thi Búp măng non, thi nghi thức và thi rước đèn Trung thu…đều nhận được giải thưởng đem về trường.

Em xin chân thành cảm ơn “Cựu học sinh” đã mở cuộc thi cho chúng em vừa học, vùa nêu lên cảm nghĩ của mình về ngôi trường bấy lâu nay mình đã học. Chỉ còn một năm nữa là chúng em sẽ tạm biệt ngôi trường này bước vào ngôi trường mới. Chúng em sẽ không bao giờ quên ngôi trường này và các thầy cô tốt bụng, dễ mến đã cung cấp không biết bao nhiêu kiến thức cho chúng em./.

HUỲNH THỊ LÊNLớp 8A6 – Trường THCS Lê Hồng PhongGiải nhất (khối lớp 8)

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

Windows vs. Ford

For all of us who feel only the deepest love and affection for the way computers have enhanced our lives, read on. At a recent computer expo (COMDEX), Bill Gates reportedly compared the computer industry with the auto industry and stated, 'If Ford had kept up with technology like the computer industry has, we would all be driving $25 cars that got 1,000 miles to the gallon.'

In response to Bill's comments, Ford issued a press release stating: If Ford had developed technology like Microsoft, we would all be driving cars with the following characteristics (and I just love this part):

> 1. For no reason whatsoever, your car would crash.........Twice a day.

> 2. Every time they repainted the lines in the road, you would have to buy a new car.

> 3. Occasionally your car would die on the freeway for no reason. You would have to pull to the side of the road, close all of the windows, shut off the car, restart it, and reopen the windows before you could continue. For some reason you would simply accept this.

> 4. Occasionally, executing a maneuver such as a left turn would cause your car to shut down and refuse to restart, in which case you would have to reinstall the engine.

> 5. Macintosh would make a car that was powered by the sun, was reliable, five times as fast and twice as easy to drive - but would run on only five percent of the roads.

> 6. The oil, water temperature, and alternator warning lights would all be replaced by a single 'This Car Has Performed An Illegal Operation' warning light.

> I love the next one!!!

> 7. The airbag system would ask 'Are you sure?' before deploying.

> 8. Occasionally, for no reason whatsoever, your car would lock you out and refuse to let you in until you simultaneously lifted the door handle, turned the key and grabbed hold of the radio antenna.

> 9. Every time a new car was introduced car buyers would have to learn how to drive all over again because none of the controls would operate in the same manner as the old car.

> 10. You'd have to press the 'Start' button to turn the engine off.

> PS - I 'd like to add that when all else fails, you could call 'customer service' in some foreign country and be instructed in some foreign language how to fix your car yourself!!!!

Please share this with your friends who love - but sometimes hate - their computer!

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Ngớ ngẩn

Buổi sáng có công việc gấp, dắt chiếc xe đạp ra khỏi nhà, bánh xe xẹp lép. Lạ nhỉ, mới đi về hồi hôm vẫn bình thường mà. Lục lọi một hồi mới tìm ra cái bơm bỏ trong góc nhà từ lâu, bụi và màng nhện bám đầy. Bắt đầu bơm, cái bơm để quá lâu không sử dụng hư hồi nào chẳng hay. Lại tìm cái kềm hì hục sửa cái bơm, van da khô cứng, vênh qua một bên. Nghĩ mãi mới nhớ chiếc dép da đứt quai quăng bên hồi nhà, lấy cái kéo rỉ sét vất trong đống sắt vụn, “cò cưa” một hồi cũng cắt được một miếng làm cái van da, cuối cùng mọi chuyện đều ổn, cái bơm hơi hám đầy đủ.
Gắn vòi vào bánh xe, bắt đầu bơm, hơi vào tới đâu xì ra tới đó, ruột xe bị lủng cái lổ quá to. Bó tay. Dắt ra tiệm sửa xe thì vừa mệt vừa lâu mà lại có công việc cần đi gấp. À! Có cách rồi. Qua nhà hàng xóm, mượn chiếc xe đạp khác, chở chiếc xe đạp xẹp lốp ra tiệm vá ruột, khỏi phải dắt bộ, vừa khỏe vừa nhanh. Nghĩ thấy mình cũng thông minh đấy chứ! Gật gật cái đầu, mĩm cười một mình…
Vào hóc bếp, tìm được sợi dây “ba ga” tương đối tốt, chỉ nối một vài đoạn, hì hục ràng thật chặt chiếc xe đạp xẹp lốp theo chiều dọc chiếc xe đạp mượn người hàng xóm, lắc qua lắc lại, đẩy tới đẩy lui, thế là quá chắc chắn, ra sau rửa tay sạch sẽ. Ôi! Ràng kiểu này thì ngồi chỗ nào mà đạp vì cái yên bị chiếc xe đạp xẹp lốp đè lên rồi. Lại tháo ra ràng theo chiều ngang ở ba ga sau, kiểu này là quá bảo đảm. Ngồi lên đạp, xe chòng chành, lúc thì ngã bên này, lúc thì ngã bên kia; Đạp được vài ba mét rồi thì không tài nào đi được nữa. Thôi thì dắt bộ ra tiệm sửa xe cho chắc ăn. Vừa dắt vừa đỡ chiếc xe đạp xẹp lốp nằm trên ba ga lại vừa chồm tới đè cái ghi đông thật mạnh nếu không xe hổng bánh trước…
Đến nơi, người đầm đìa mồ hôi. Cậu sửa xe đạp chạy ra. Xe bị hư gì hả chú. Cậu vá dùm tôi cái bánh xe. Xe nào hả chú. Thì chiếc xe đạp xẹp lốp ràng trên chiếc xe này này. Sao chú không dắt chiếc xe xẹp lốp thôi vừa nhẹ nhàng vừa đỡ vất vả mà phải dắt chiếc xe này chở chiếc xe kia cho nó mệt.
À!...Sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ? Ngớ ngẩn thật./.