Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Hãy dừng lại một chút...Tình Yêu!



TRI TÚC HỮU TÚC. . .

   Vừa nghe nhạc vừa học bài, vừa coi ti vi vừa lau nhà... Chúng ta có thể làm nhiều việc cùng lúc, nhưng dành toàn bộ tâm huyết của mình để làm một việc, đó chính là bí quyết thành công.
   Tuổi trẻ tham lam, tôi từng đi làm trước cả khi vào đại học. Hồi đó, năm đầu tôi thi trượt đại học, không như đa phần các bạn là ôn thi lại, ngày đi ôn trên trường, rồi đi ôn riêng ở nhà thầy cô hoặc có gia sư kèm, tôi đi làm công nhân, vừa tự ôn. Thi đại học lần thứ 2, vì quá tin vào khả năng của mình, tôi lại rớt nguyện vọng 1. Tôi phải học nguyện vọng 2 ở trường đại học hạng thường xa tít tận miền Nam, nghành học tôi chẳng hứng thú mấy.
   Thời sinh viên tôi cũng tham lam, học cũng muốn học bổng, lại tranh thủ đi làm thêm mọi lúc. Có hôm đi học, môn học đó thường nghỉ do giảng viên sức khỏe không tốt, nên tôi cố tình mặc đồ rộng, thoải mái mang thêm con dao Thái, bao tay trong cặp sách. Không phài có ý đồ đen tối đến mức đó đâu, chỉ là tôi lo xa, lỡ lớp lại nghỉ học thì tôi đi qua công ty chế biến nông sản cạnh trường làm việc luôn, vì ăn theo sản phẩm nên sinh viên đi làm ở đó giờ nào cũng được. Tối về tôi đi làm gia sư. Tuổi 20 sung sức, mấy cái cảm vặt tôi khinh thường, chẳng may mùa đông năm đó, có hôm đi dạy kèm về tôi bị mắc mưa, rồi ốm liệt giường, bỏ mất mấy môn thi. Rốt cục học kỳ đó tôi không những không được học bổng, lại còn về quê ăn Tết muộn do ở lại thi lại. Buồn! Cái giá của sự tham lam,ôm đồm không ai có thể trả thay mình.
   Khi ra trường đi làm tôi vẫn tham lam. Tôi vừa làm giáo viên, vừa cộng tác cho một văn phòng dịch thuật và thỉnh thoảng còn làm thông dịch cho một công ty du lịch. Đôi khi, công việc hổ trợ nhau rất nhiều, việc tay trái lại mang về nguồn thu nhập đáng kể. Tôi còn ham thích những thứ khác, lại theo đuổi việc học như một cuộc chạy đua. Tôi muốn biến mình thành một mẫu phụ nữ giỏi giang hiện đại, vừa giỏi cái này vừa giỏi cái kia, kiểu người đa năng, thích nghi. Tôi muốn mình trở thành một người ai hỏi cái gì cũng trả lời được. Tôi thật ngốc, tôi chẳng nhận ra mình chỉ là kẻ tham lam, đúng ra là quá tham lam.
   May sao, khi tôi đổi tiết nhiều ở trường để đi thông dịch theo tour, khiến học sinh các lớp của tôi bị xáo trộn vì không theo được phong cách dạy của giáo viên khác tôi mới nhận ra cái giá phải trả của việc ôm đồm đó. Rồi tôi thôi vị trí tổ trưởng bộ môn. Tôi buộc phải "hy sinh" sở thích du lịch bằng việc làm thông dịch viên để trở về với đam mê dạy học của mình với sự chuyên tâm.
   Đến cả ước mơ tôi cũng tham lam. Tôi mơ ước thật nhiều, về một tổ ấm thế này,người chồng thế kia. Tôi mơ ước có một ngôi nhà riêng, có rồi tôi lại ước khoảng sân rộng hơn để con cún con được chạy nhảy thoải mái. Rồi tôi ước chiếc xích đu sơn trắng và giàn hoa ti gôn màu hồng. Tôi thật là đứa trẻ to xác. Tôi đâu biết rằng mọi thứ đều có giới hạn. Ước mơ tham lam khiến tôi luôn vùi đầu vào làm việc, làm việc và làm việc để thực hiện những mong muốn vô hạn đó. Tại sao cứ phải cần những thứ đó, hạnh phúc đôi khi là bỏ ham muốn đi. Ham muốn đành rằng là động lực để lao động và thành công. Nhưng đồng thời nó cũng ngốn của ta nhiều thứ, sự tự tại trong tâm hồn chẳng hạn.
   Đã đến lúc tôi thôi biến mình thành đầu tàu cứ lao về phía trước theo lịch trình sẳn. Đã đến lúc tôi cần lựa chọn cho mình một bờ vai để chung sức xây dựng mái ấm, nơi đó mới chính là trạm dừng chân của mình. Vừa muốn làm phụ nữ đa năng, hiện đại, lại vừa muốn làm mẫu phụ nữ của gia đình, được chăng? Đôi khi cần hy sinh một chút. 30 tuổi, nếu được chọn giữa mẫu phụ nữ của xã hội hay gia đình, tôi cũng không tham lam nữa. Tôi vẫn muốn mình là người phụ nữ của gia đình. Và tôi cũng chỉ dành tâm huyết của mình cho riêng nghề sư phạm./.

TRẦN THỊ THANH

HỌC BÀI HỌC CHẤP NHẬN .

   Trong cuộc sống hàng ngày có vô vàn câu chuyện sinh động minh chứng cho những bi kịch nhân sinh. Không ngày nào trên báo chí không có những tin tức tiêu cực mang tính nhân tai diễn ra nơi này nơi kia: giết người cướp của, lừa đảo tình - tiền, quan hệ bất chính hay những số phận bi đát tự gây nên của con người.
   Có một kết cuộc chung cho tất cả những người gây ra điều đó: ai cũng khổ đau, bất hạnh. Đấy là bởi, những bi kịch đó đều khởi phát từ lòng tham đắm và được thực hiện bởi những quyết định, bước đi sai lầm. Mà nguyên nhân của những quyết định, bước đi sai lầm này bắt nguồn từ chính sự thiếu sáng suốt và không biết chấp nhận hoàn cảnh thực tại bản thân của những người tạo nên bi kịch. Một người trở thành kẻ giết người cướp của bởi anh ta đã không chấp nhận hoàn cảnh nghèo khó của mình để vươn lên bằng những công việc lương thiện, phù hợp khả năng; ngược lại, chỉ muốn ngay lập tức "đổi đời" để có được cuộc sống giàu sang như ý. Và tất nhiên, giải pháp duy nhất để anh ta hiện thực hóa ước mơ: đi trộm cướp.
   Một điều hiển nhiên như mặt trời mọc mỗi ngày mà ông cha ta đã đúc kết: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Mỗi con người sinh ra đều có một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai. Chắc chắn tất cả chúng ta trong quá trình lớn lên đều không ít lần đặt ra cho mình những câu hỏi: Ta là ai? Ta từ đâu đến? Ta sinh ra trên cõi đời này để làm gì? Tại sao ta lại khổ đau, bất hạnh?..
   Đã sinh ra trong cuộc đời là bắt đầu những chuỗi tháng ngày với những điều không như ý. Cho dù có ai đó có sinh ra trong nhung lụa, cuộc sống giàu sang phú quý, hạnh phúc đủ đầy đến mấy thì cũng sẽ đến lúc phải thốt lên những lời than thân trách phận: Tại sao ta yêu người mà người không yêu ta? Tại sao ta bệnh tật? Tại sao ta không thể trường sinh bất lão?... Tất cả những điều "tại sao" ấy là bởi chúng ta đang sống trong thế giới vật chất. Mà thế giới vật chất là thế giới của sự hữu hạn, thế giới của tính hai mặt đối lập, của mâu thuẫn xung đột. Nó khác hoàn toàn với thế giới của... trí tưởng tượng.
   Nhưng cũng chính vì "đời không như là mơ" mà thế giới vật chất được xem như là môi trường tốt nhất để chúng ta trải nghiệm những bài học tiến hóa. Thông qua những bài học khắc nghiệt của sự giới hạn tận cùng đó mà chúng ta hiểu ra được những giá trị vô cùng lớn lao từ cuộc sống: có trải qua khổ đau cùng cực chúng ta mới biết trân quý những phút giây hạnh phúc; có trải qua thất bại nặng nề chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa của sự thành công; có bị áp lực tột cùng chúng ta mới thấy được thế nào là giá trị của tự do...
   Chấp nhận, nghĩa là nhìn nhận hoàn cảnh thực tế của ta đúng như cái mà nó là, không bi quan, cũng không ảo tưởng. Chỉ khi chấp nhận hoàn cảnh thực tế, chúng ta mới có được sự đánh giá khách quan , toàn diện về bản thân để từ đó có giải pháp thực tiễn, chắc chắn, phù hợp, giúp cuộc sống của chùng ta vượt lên một cách bền vững và có ý nghĩa nhất. Và cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể mở ra cánh cửa để đặt chân đến cuộc sống an vui, hạnh phúc thực sự. Ngược lại, khi không chấp nhận hoàn cảnh thực tế của chính mình, hoặc bi quan hay ảo tưởng, chắc chắn sẽ mở ra những chuỗi bước đi sai lầm, và kết cuộc, chúng ta sẽ kết thúc cuộc sống của mình trong đau khổ, u minh./.

BẠCH LIÊN HOA
 

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

ƯỚT MI

Lần  đầu  tiên  xa  nhà  ra  Phố 
Cô  học  trò  Quận  Lỵ  ngô  nghê  
Áo  bà  ba  guốc  mộc  chân  quê  
Tiếng  lộp  cộp  mỗi  lần  cô  bước 

Đi   gánh  nước ,  ngang  qua  Quán  Nước  
Anh  nhìn  ra  cười  nhẹ  mắt  thật  vui  
Cô  bâng  khuâng  cúi  mặt  mỉm  môi  cười 
Người  chi  lạ  ...rình  người  ta  mãi  thế   ! 

Rồi  cứ  thế   , mỗi  lần  như  thế  
Cô  lén  xem  ...coi   có  Họ  nhìn  không  ?
Anh  kia  rồi  đôi  mắt  ngóng  trông  
Cô  nhẹ  bước  bềnh  bồng  như  bay  bổng  

Một   buổi  sáng  ra  sân  đứng  hóng  
Cô  chợt  nhìn  thấy  bức  thư  rơi 
Cúi  nhặt  nhìn  thư  của  Họ  đây  rồi  
Gởi  cho  cô ,  anh  lên  đường  nhập  ngũ
Lời  trong  thư  nhẹ  nhàng  như  nhắn  nhủ 
Đợi  anh  về  , đừng  nhận  lời  ai  !
Cô  chợt  buồn  ,  lạnh  buốt  bờ  vai 
Đây  có  phải  là  lời  hò  hẹn  ?

Nhưng  tình  đầu   chẳng  tròn  ước  hẹn  
Anh  đi  hoài  không  tin  tức  cho  cô
Sáng  tinh  mơ  ,  đến  tối  cô  ngóng  chờ 
Dáng  bơ  phờ  , ngẩn  ngơ  đến  tội  
.......Khó  chi  đâu  vài  dòng  thư  viết  vội   ! !  

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Tiếng sóng

  • Người vợ của Bùi Giáng

    | Vũ Đức Sao Biển - Văn chương
Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viển mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).

Bà nhớ lại Bùi Giáng được cha mẹ cưới vợ cho năm 1945, khi ông vừa 19 tuổi. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt. Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền - cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.

Tất cả thành viên trong gia đình đều quý yêu bà chị dâu trẻ. Ông Bùi Luân - em ruột Bùi Giáng - tỏ lòng quý mến của mình với người chị dâu trong tập thơ Chớp biển của Bùi Giáng in tại Canada năm 1996: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”.

Vợ chồng Bùi Giáng được cha mẹ cho một khu vườn đẹp ở làng Trung Phước để lập nghiệp. Trung Phước là thung lũng trù phú ven sông Thu, kế cận mỏ than huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Làng Trung Phước cách Thanh Châu trên dưới ba chục cây số. Có lẽ cuộc hôn nhân của lứa đôi trẻ trung này giữa miền đất Trung Phước không được êm ấm cho lắm. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ: Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!

Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh mình gieo xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.

“Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười và trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…”. Thì ra, Bùi Giáng đã… đi trước thời đại chúng ta về chủ trương… ăn chay. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho cô vợ ăn rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn gà, bò - hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.

Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng - anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”.

Bùi Giáng yêu vợ nhưng vẫn muốn… bỏ nhà đi chơi. Cũng bình thường như bao nhiêu người đàn ông Quảng Nam lãng mạn khi xa vợ, Bùi Giáng có thể gặp gỡ, giao lưu với những người phụ nữ khác và nhận ra họ vượt trội vợ ông về một vài phương diện nào đó. Thế nhưng, tình yêu và nỗi xót xa dành cho người vợ ở quê nhà thì rất đỗi mặn mà, vô cùng tha thiết:
“Mình ơi, tôi gọi bằng nhà
Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”.
Hai năm sau cái chết của người vợ trẻ, ông dẫn một bầy dê lên Nông Sơn chăn thả, ngao du qua những đồi núi, suối khe mơ màng để nhớ thương vợ. Hai năm sau đó nữa, ông gửi bầy dê lại cho… chuồn chuồn và châu chấu, bỏ quê nhà đi chơi tiếp. Ở đâu, ông cũng phục hiện những hình ảnh yêu dấu xưa. Bài thơ nhớ vợ có một không khí rất đỗi bi ai, tràn đầy hoài cảm:
“Em chết bên bờ lúa.
Để lại trên lối mòn.
Một dấu chân bước của.
Một bàn chân bé con!
Anh qua trời cao nguyên.
Nhìn mây buồn bữa nọ.
Gió cuồng mưa khóc điên.
Trăng cuồng khuya trốn gió.
Mười năm sau xuống ruộng.
Đếm lại lúa bờ liền.
Máu trong mình mòn ruỗng.
Xương trong mình rả riêng.
Anh đi về đô hội.
Ngắm phố thị mơ màng.
Anh vùi thân trong tội lỗi.
Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.
Bùi Giáng bỏ cố quận ra đi biền biệt. Ra đi nhưng ông vẫn nhớ, đến tha thiết não nùng. Nhớ nhưng ông không dám trở về bởi nơi nào ở cố quận cũng nhắc ông nghĩ đến tình yêu của người vợ khổ.

Ông gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên, bà được gọi là “gái trần gian”. Ông có thể gặp gỡ, cười đùa, tán tỉnh cả trăm người phụ nữ khác nhưng lòng ông chỉ yêu và chỉ nhớ mỗi mình bà, đặc biệt những khi ông còn lại một mình, đối mặt với chính tâm thức cô đơn của mình:
“Đùa với Tuyết, giỡn với Vân.
Một mình nhớ mãi gái trần gian xa.
Sương buổi sớm, nắng chiều tà.
Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?”.
Thứ hai, ông gọi bà là “con mọi nhỏ”. Người Duy Xuyên có lệ thương yêu ai thì gọi người ấy là “con mọi”, “thằng mọi”. Tôi lấy làm tiếc khi có vài người nghiên cứu văn học hiểu nhầm chữ “mọi” trong thơ Bùi Giáng:
“Mọi em là mọi sương xuân.
Ban sơ núi đỏ chào mừng non xanh”.
Thơ ông viết cho “con mọi nhỏ” của mình tràn đầy nỗi thương xót và tình yêu dấu:
“Giờ ly biệt, ta xin em đừng khóc.
Nào phải không?
Lệ chảy có vui gì?
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc.
Nước xuôi dòng, ngàn thu hận ra đi”.
Ông phong tặng người vợ của mình - con mọi nhỏ, lên thành mẹ của giang san:
“Em thành Mẹ của giang san.
Em là thần nữ đoạn trường chở che”.
Thơ ông viết cho vợ càng lúc càng trang trọng. Tất cả cái mẫu tính dịu dàng, hồn nhiên, tươi đẹp, đôn hậu toát lên từ con người của bà Bùi Giáng khiến ông cảm phục vợ. Từ một con người cụ thể, mảnh mai, bà vụt trở thành hình tượng cao quý nhất trong lòng ông, trong thơ ông:
“Em thuyền quyên ban mưa móc xum xuê.
Em rắc gieo khắp xứ sở bốn bề.
Suốt địa hạt tình quê hương ba ngõ.
Anh quỳ xuống gọi em: Em mọi nhỏ”.
Lắm khi ở phương xa, ông nhớ cố quận. Qua mấy mươi năm, hình ảnh người vợ trẻ, hiền ngoan ấy vẫn sống trong lòng ông. Ông uống trà giữa Sài Gòn mà hình ảnh của bà ngày xưa ở Quảng Nam như hiển hiện trước mắt:
“Trung niên thi sĩ uống trà.
Thưa em mọi nhỏ, em đà uống chưa?”.
Một nửa cuộc đời ông, một nửa trái tim ông dành để nhớ bà.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

7 BÀI HỌC SUỐT ĐỜI _ Dalai Lama



1.Thứ nhất, “học nhận lỗi”.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2. Thứ hai, “học nhu hòa”.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

3.Thứ ba, " học nhẫn nhục”.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4.Thứ tư, “học thấu hiểu”.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.
Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Thứ năm, “học buông bỏ”.
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6.Thứ sáu, “học cảm động”.
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

ĐạtLai LạtMa

Đọc báo cuối tuần.


Kiều Tấn từ anh lơ xe đến nhà nghiên cứu nhạc dân tộc

Nghệ sĩ Kiều Tấn.
Nghệ sĩ Kiều Tấn.
Anh tâm sự: “Trước đây, dù đi bất kỳ đâu, làm nghề gì, tôi cũng cặp kè cây guitar phím lõm để vừa luyện tập, vừa giải khuây trong những phút giải lao. Sống cực khổ như vậy khiến tôi càng quyết tâm phải làm được nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống”.
- Anh đến với âm nhạc như thế nào?
- Đó là cả một chặng đường gian khổ nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Chuyện thi tú tài của tôi cũng ngộ, trước hôm thi, ông chủ xe hàng đưa tôi tới nhà một người bạn gửi gắm: “Ông cho thằng này ngủ nhờ một đêm để ngày mai nó đi thi, nó đờn hay lắm đó!”. Ai dè, hôm đó, nhà ông ta tổ chức nhậu kèm đờn ca suốt đêm và tôi trở thành nàng Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến. Gần sáng, tôi phải giả say để được về phòng ôn bài. Thế mà năm đó tôi cũng đỗ, tên được đăng trên báo mà cứ tưởng như trong mơ. Năm 1973, tôi lên Sài Gòn học Đại học Luật và được giới thiệu với nhạc sĩ Trúc Giang, trở thành người giảng dạy và biên tập tài liệu cho lớp nhạc Trúc Giang... Sau này, để nghiên cứu âm nhạc, tôi thi vào Nhạc viện TP HCM khoa Lý luận. Để viết được rõ ràng, mạch lạc, tôi vào học Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP HCM. Sau này, để phục vụ cho công tác làm truyền hình, tôi theo học Báo chí.
- Anh có bao nhiêu công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc được công bố?
- Tác phẩm đầu tay của tôi là Tự học đàn và ca 6 câu vọng cổ, ấn hành năm 1975. Trong thời gian công tác tại Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam, tôi thực hiện các công trình Phương pháp ký âm cho nhạc tài tử và cải lương, bước đầu tìm hiểu âm nhạc dân gian dân tộc Mạ ở Lâm Đồng. Riêng công trình Tìm hiểu cây guitar phím lõm, được công bố vào năm 1985, và sau đó tôi nâng cao thành luận văn tốt nghiệp Nhạc viện TP HCM. Tôi vừa hoàn tất công trình 20 bài bản tổ nhạc tài tử Nam Bộ.
- Anh có thể kể về thời thơ ấu gian khó của mình?
- Tôi sinh năm 1954 ở Long An. Cha tôi là người gốc Bắc nhưng rất mê đờn ca tài tử. Ông gia trưởng đến độ mẹ tôi không chịu nổi đã đưa tôi lúc đó mới 6 tuổi trốn ra Bình Định. Tôi sống lay lắt bằng gánh hàng rong của mẹ và trở thành trợ thủ đắc lực trong việc mang vác hàng, xách đèn cho mẹ bán đêm. Ở chợ Bình Định, nhiều lần tôi đứng chôn chân bên những chiếc xe sơn đông mãi võ lưu động, có loa phóng thanh phát ra những câu vọng cổ. Một thời gian sau, mẹ con tôi về Sa Đéc và đón ông anh ra sống chung. Anh tôi có giọng ca khá hay nên gia đình rước một thày đờn mù về dạy và tôi có cơ hội được học lỏm. Tôi học rất nhanh và chính thày cũng phải ngạc nhiên về điều đó. 12 tuổi, tôi được mời đi diễn ở các bữa tiệc, đám cưới, 14 tuổi, tôi lập ban nhạc Hoa Tím của trường Trung học Sa Đéc...
(Theo Thanh Niên)